intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

111
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, đầu năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, cầm quyền trị nước, bỏ danh hiệu tiết độ sứ, dứt khoát cắt đứt quan hệ lệ thuộc các vương quyền phương Bắc. Ngô Quyền lập triều đình, đặt trăm quan (không rõ niên hiệu, tên hiệu là gì), sau này sách sử ghi là Ngô Vương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP

  1. Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP I- NGOẠI GIAO THỜI NGÔ - ĐINH Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, đầu năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, cầm quyền trị nước, bỏ danh hiệu tiết độ sứ, dứt khoát cắt đứt quan hệ lệ thuộc các vương quyền phương Bắc. Ngô Quyền lập triều đình, đặt trăm quan (không rõ niên hiệu, tên hiệu là gì), sau này sách sử ghi là Ngô Vương. Về đối ngoại, Ngô Quyền không giao thiệp với Nam Hán mà ông vừa đánh cho đại bại và cũng không liên hệ với nước nào trong "Ngũ đại thập quốc" lúc ấy. Nhưng ông cho phép những người Trung Quốc chạy loạn được sang sinh cơ lập nghiệp ở lãnh thổ do mình cai
  2. quản. Ngô Quyền cũng tiếp nhận những tướng sĩ Trung Quốc bị thất bại trong nội chiến xin sang trú ngụ ở nước ta. Một số tướng sĩ Trung Quốc được Ngô Quyền thu dung cho làm việc tại triều hoặc tại các địa phương. Ngô Quyền làm vua được 6 năm thì mất. Đáng lẽ con Ngô Quyền lên nối ngôi cha. Nhưng em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi vua. Một số quan lại, tướng sĩ của Ngô Quyền không chịu, nổi lên chống lại Dương Tam Kha, mỗi người cầm quân chiếm giữ một địa phương, lập thành giang sơn riêng, gây nên tình trạng cát cứ, trước còn ít, sau lên tới 12 sứ quân. Dương Tam Kha làm vua được 6 năm. Tới năm 950, con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn cùng một số tướng cũ của Ngô Quyền nổi lên đánh úp, bắt được Dương Tam Kha. Năm sau (951), Ngô Xương Văn
  3. lên ngôi vua lấy hiệu là Nam Tấn Vương. Nhưng nạn sứ quân cát cứ các địa phương vẫn không xóa bỏ được mà ngày càng tăng. Trước tình hình trong nước rối ren, sợ nước ngoài xâm lược, năm 954 Ngô Xương Văn cho sứ sang giao hảo với Nam Hán . Vua Nam Hán lúc ấy là Lưu Thanh cho ngay sứ sang nhận ta là phiên thần, lại phong chức tiết độ sứ cho Ngô Xương Văn, âm mưu kiếm cớ xâm nhập tiến tới chiếm đóng nước ta. Được tin ấy, Ngô Văn Xương cho ngay người đi sang chặn sứ Nam Hán lại trước khi tới biên giới, và dọa sứ Nam Hán rằng: giặc biển đương làm loạn, đường đi rất khó, đừng sang mà chết! (Đại việt sử ký toàn thư). Sứ Nam Hán hoảng sợ quay về. Mộng bành trướng của Nam Hán tới đây thật sự chấm dứt. Ở ta, tình trạng sứ quân cát cứ kéo dài hơn 20 năm. Một trong thủ lĩnh 12 sứ quân là Đinh Bộ Lĩnh đánh tan các sứ quân khác, thống nhất được đất nước. Đinh
  4. Bộ Lĩnh là con của Đinh Công Trứ - một người bạn chiến đấu của Ngô Quyền, từ thời hai người còn là tướng thân cận của Dương Đình Nghệ. Năm 968, nạn cát cứ đã chấm dứt, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua. Khác với Ngô Quyền, ông lập hẳn một triều đại, lên ngôi hoàng đế, xưng là Minh Hoàng đế , đặt mình ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc, sử sách gọi ông là Đinh Tiên Hoàng (tức Đinh Tiên Hoàng đế) là gọi theo niên hiệu Tiên Hoàng đế mà người ta đặt cho ông khi ông đã mất. Về quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì từ thời Ngô đã không có. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng chưa đặt ra ngay, vì Trung Quốc chưa chấm dứt được nạn “Ngũ đại thập quốc". Ở ta, trong khi Đinh Bộ Lĩnh tiến hành thống nhất đất nước thì Triệu Khuông Dận ở Trung Quốc cũng nổi lên dẹp loạn "Ngũ đại thập
  5. quốc". Năm 960, Triệu Khuông Dận diệt được nhà Hậu Chu - một triều đại cuối cùng của "Ngũ đại", nhưng còn "thập quốc". Triệu Khuông Dận lập nên triều Tống và tiếp tục thanh toán "thập quốc”. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua được 2 năm thì năm 970 ở Trung Quốc, Tống Thái Tổ (tức Triệu Khuông Dận) tiến quân xuống phía nam đánh Nam Hán. Năm 971, Nam Hán bị diệt. Từ đấy biên giới Tống sát với nước ta. Tống đặt quan hệ giao hảo với ta, chưa có ý đồ gì khác, vì Trung Quốc chưa thống nhất, Tống còn phải lo đối phó với một số nước "thập quốc” ở phía bắc và phía đông. Cho nên quan hệ buổi đầu giữa hai nước là hòa bình hữu nghị. Có điều đặc biệt trong đường lối, phong cách ngoại giao của Đinh Tiên Hoàng là ông vẫn làm vua, vẫn cầm quyền trị nước, nhưng trong các văn bản quan hệ ngoại giao thì ông lại cho con trai là Đinh Liễn đứng tên, tức là ông cho con ông ra mặt giao thiệp với hoàng đế nhà Tống.
  6. Thái độ đó của Đinh Tiên Hoàng, có thể triều Tống không bằng lòng, nhưng nhà Tống chưa làm gì được. Tới năm 979, nhà Tống diệt được nước cuối cùng trong “thập quốc" là nhà Bắc Hán ở phía bắc, thống nhất được Trung Quốc rộng lớn. Do đấy, nhà Tống lúc này quân đông thế mạnh. Trong khi đó ở ta, cũng năm 979 vua Đinh Tiên Hoàng và con lớn là Đinh Liễn đều bị cận thần sát hại. Con nhỏ là Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, vua Tống tính ngay chuyện xâm lược nước ta. Thế là quan hệ ngoại giao giữa ta và Tống trở thành xấu. Khoảng những tháng đầu năm 980, viên quan Tống coi Ung Châu (tức miền Quảng Tây bây giờ) báo cáo về triều đình Tống rằng: "An Nam quận vương và con là Liễn đều bị giết, nước đã gần mất, có thể nhân lúc này đem quân địa
  7. phương đánh lấy được, nếu bỏ lúc này không mưu sự sợ mất cơ hội...” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tống triều vội nắm lấy cơ hội. Ngay tháng 7 năm 980, Tống triều quyết định "xuất kỳ bất ý đem quân đánh úp. . . như sét đánh không kịp bưng tai " (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhà Tống bắt đầu họp quân, tuyển tướng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2