Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương bảy: NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
lượt xem 16
download
Nhà Lê trị vì được một trăm năm thì tháng bảy năm 1527, một quan võ là Mạc Đăng Dung cướp ngôi, tự lập làm vua, mở đầu một triều đại mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương bảy: NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
- Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảy NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC – phần 1 Nhà Lê trị vì được một trăm năm thì tháng bảy năm 1527, một quan võ là Mạc Đăng Dung cướp ngôi, tự lập làm vua, mở đầu một triều đại mới: nhà Mạc. Năm 1529, hai cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngang, Trịnh Ngung sang Trung Quốc yêu cầu nhà Minh cho quân sang đánh Mạc. Nhà Minh không nhận lời. "Hai người đều chết già ở đất Trung Hoa”(Lê Quý Đôn: Đại việt thông sử) Cũng năm này, một tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim đem gia quyến chạy sang Ai Lao, mưu đồ khôi
- phục vương quyền nhà Lê. Năm 1533, một người trong hoàng tộc nhà Lê là Lê Duy Ninh được Nguyễn Kim và một số cựu thần nhà Lê lánh nạn ở Sầm Nưa (đất Lào) đưa lên ngôi vua, tức Lê Trang Tông nhà Lê Trung hưng từ đây. Nguyễn Kim và Lê Trang Tông đưa quân về nước, chiếm lại Thanh Hóa, thu phục dần phần lãnh thổ từ Thanh Hóa trở vào Nam. Đất nước có hai triều đình kể từ đây. Nhà Lê Trung hưng cầm quyền cai trị từ Thanh Hóa trở vào. Từ Thanh Hóa trở ra vẫn thuộc quyền thống trị của nhà Mạc. I. NGOẠI GIAO CỦA NHÀ MẠC Sau khi lên ngôi vua, muốn tránh nạn nước lớn Trung Quốc mượn cớ giúp Lê đem quân xâm lược, Mạc Đăng Dung cho sứ sang Trung Quốc, nói với triều đình nhà Minh rằng: "Con cháu nhà Lê không còn ai
- thừa tự, nên di chúc cho đại thần họ Mạc tạm quản việc nước để yên nhân dân".(Lê Quý Đôn: Đại việt thông sử) Nhà Minh biết là không phải như vậy nên thường vặn hỏi, hạch sách, đe dọa. Mạc Đăng Dung đem vàng bạc cho các tướng nhà Minh ở vùng biên giới để ngăn chặn những hành động quấy rối của chúng. Năm 1533, nhà Lê Trung hưng chưa thu phục được Bắc Hà đã cho tả đô đốc Trịnh Duy Liệu theo đường biển đi sứ Trung Quốc cầu khẩn nhà Minh đem quân sang nước ta đánh Mạc. Nhà Minh chưa quyết. Năm 1536 nhà Lê Trung hưng lại cho sứ sang Trung Quốc, một lần nữa xin Minh ra quân đánh Mạc . Năm 1538, nhà Mạc cho sứ sang Trung Quốc xin quy thuận. Nhà Minh nắm lấy cơ hội, tổ chức một đạo quân giao cho Mao Bá Ôn lên đường chuẩn bị tiến
- sang nước ta. Thấy đạo quân Minh xâm lược của Mao Bá Ôn tới biên giới, Mạc Đăng Dung cử một đoàn hơn 40 người đến quân doanh Mao Bá Ôn xin dâng đất sáu động ở Vĩnh An (thuộc vùng Quảng Ninh bây giờ). Tướng Minh ra lệnh buộc Mạc Đăng Dung phải bỏ đế hiệu và đích thân đến cửa trại quân Minh nộp đất đựng mốc. Mạc Đăng Dung tuân theo, làm điều nhục nhã đó. Nhà Mạc cứ thế, ngày càng suy yếu. Nối ngôi Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh. Tiếp theo Mạc Đăng Doanh là Mạc Phúc Hải. Khi Mạc Phúc Hải chết, nội bộ nhà Mạc chia rẽ, tách thành hai phái. Một phái ủng hộ con Phúc Hải còn nhỏ tuổi là Mạc Phúc Nguyên lên làm vua. Một phái ủng hộ Mạc Chính Trung là con thứ Mạc Đăng Dung, em ruột
- Mạc Phúc Hải lên ngôi (vì Mạc Chính Trung đã lớn tuổi, nhiều lần ra trận). Hai phái đánh phá lẫn nhau. Năm 1547, Mạc Chính Trung thất thế, đem gia quyến và những người thân cận, tất cả hơn 100 người chạy sang Khâm Châu xin cư trú. Nhà Minh lại có cơ hội đe dọa nhà Mạc, đưa văn thư hạch sách Mạc Phúc Nguyên không phải là dòng dõi Mạc Đăng Dung. Triều thần nhà Mạc phải đưa Mạc Phúc Nguyên lên cửa quan biên giới trình diện và làm tờ trạng cam kết không giả dối. Năm 1548, nhà Mạc cho sứ là Lê Quang Bí sang nộp cống nhà Minh, bị quan lại nhà Minh không cho lên Bắc Kinh, giữ lại ở Nam Ninh, đến năm 1563 mới được đưa lên Bắc Kinh. Lê Quang Bí phải ở Trung Quốc 18 năm mới trở về nước. Sử viết: "Lúc ra đi tóc mây xanh mướt, khi trở về râu tuyết bạc phơ! Người Minh ví ông như Tô Vũ đi sứ khi xưa đến lúc bạc đầu mới được trở về (Tô Vũ làm chức Trung lang tướng
- thời Hán Vũ đế (Trung Quốc) đi sứ sang Hung Nô, bị Hung Nô giữ lại phải đi chăn dê 19 năm mới được trở về nước.). Khi Quang Bí trở về tới Đông Kinh, Phúc Nguyên tỏ lời an ủi, thấy việc đi sứ của ông giống hệt Tô Vũ, bèn phong cho tước Tô quận công” (Lê Quý Đôn; Đại Việt thông sử.). Đầu năm 1581, nhà Mạc cho bốn đoàn sứ giả sang Minh "nộp bổ túc cống phẩm còn thiếu trong mấy năm qua" (Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử(trong Lê Quý Đôn, Toàn tập ) Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978, tr.327) Năm 1582, nhà Minh đòi xét lại biên giới ở Lạng Sơn. Năm 1584, nhà Mạc cho người đi sứ nộp cống. Lúc này, nhà Mạc đã suy yếu lắm, bị quân của nhà Lê Trung hưng tiến công liên tiếp. Vua cuối cùng của nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp bị quân Lê Trung hưng bắt ngày 13 tháng 1 năm 1593.
- Một số tướng Mạc cố đưa một vài người trong họ Mạc lên ngôi vua. Mạc Kính Chỉ được đưa lên ngôi vua ở Chí Linh (Hải Dương) nhưng chỉ hơn một tháng sau khi Mạc Mậu Hợp bị bắt thì Mạc Kính Chỉ cũng bị bắt. Một người khác là Mạc Kính Cung được một tướng giỏi của nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn đưa lên làm vua vào khoảng tháng 4 năm 1592. Đến tháng 6 năm 1594, quân của Mạc Kính Cung, Mạc Ngọc Liễn bị đánh tan. Mạc Ngọc Liễn chạy ra châu Vạn Ninh, vùng ven biển (khu vực Quảng Ninh ngày nay). Mạc Kính Cung chạy sang Long Châu, Trung Quốc, đưa quân Minh ở Long Châu về đánh cướp Lạng Sơn, nhưng bị quân Lê đánh đuổi, Mạc Kính Cung chạy sang Long Châu lần nữa. Tháng 8 năm 1594, Mạc Ngọc Liễn ốm chết ở Vạn Ninh. Trước khi chết, ông đưa thư khuyên Mạc Kính Cung:
- "Nay nhà Mạc khí vận đã hết, họ Lê phục hưng, đó là số trời vậy. Dân ta vô tội mà khiến phải chịu nạn binh đao, ai nỡ lòng nào. Chúng ta nên lánh ra ở nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi thời; chờ khi nhờ mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không thể lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ cùng tranh nhau, tất nhiên có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân của đối phương tới đây, chúng ta nên tránh đi, cẩn thận chớ có đánh nhau với họ, cốt phải phòng thủ cẩn thận làm chính, lại chớ nên mời người Minh vào nước ta, để cho dân phải lầm than, đó là cái tội không gì lớn hơn"(Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử, bản dịch, tr.368 - 369) Vua tôi nhà Mạc nhờ nhà Minh Trung Quốc can thiệp với nhà Lê, được tạm giữ một khu đất ở Cao Bằng làm nơi trú chân; cho tới năm 1677 thì chính quyền
- của nhà Mạc bị đánh đổ hẳn. Đất Cao Bằng thuộc quyền thống trị của nhà Lê Trung hưng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 324 | 78
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảyNGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
6 p | 236 | 56
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương chín: NGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Thế kỷ XVIII)
5 p | 188 | 54
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương năm: NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
5 p | 198 | 43
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN
10 p | 170 | 36
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 148 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương sáu: NGOẠI GIAO THỜI LÊ
9 p | 166 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương mười NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN (Thế kỷ XIX)
6 p | 155 | 29
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
7 p | 112 | 25
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
7 p | 112 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn