Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
lượt xem 18
download
Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lược sử ngoại giao VN các thời trước: Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC
- Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC I. TỪ TRUYỀN THỐNG HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VỚI CÁC DÂN TỘC ĐẾN LIÊN MINH ĐỐI NGOẠI CHỐNG NGOẠI XÂM Dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từ thuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm. Vì nước ta đã có những thời kỳ bị giặc ngoài xâm lược liên tục hàng nghìn năm. Không mấy thế kỷ là không có ngoại xâm. Chiến tranh liên miên, sử sách, dấu tích, kỷ vật gần như không còn. Nghiên cứu đời sống của Tổ tiên ta trước Công nguyên và những thế kỷ đầu Công nguyên là cực khó. Tìm hiểu lịch sử ngoại giao của Tổ tiên ta ở những thời kỳ đó lại càng khó. Nhưng qua truyền thuyết và những tư liệu thành văn của nước ngoài, chúng ta cũng biết được đôi điều về hoạt động đối ngoại của Tổ tiên ta thời Hùng Vương và thời An Dương Vương. Vào thời kỳ đó người Hán cũng thành lập Nhà nước Trung Quốc đầu tiên ở vùng Sơn Tây, Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách nhau bởi nhiều lãnh thổ, nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vậy mà người Việt Nam thời bấy giờ đã có những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với người Trung Quốc nơi xa xôi đó. Sử sách Trung Quốc ghi nhận: năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêu ở Trung Quốc) theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Theo sử Trung Quốc thì sứ bộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc. Điều đó cho thấy sứ bộ ta đã tiếp xúc ngoại giao với nhiều dân tộc khác trên con đường tới Trung Quốc. Trong điều kiện đường đất xa xôi, cách trở như vậy, mà sứ bộ của ta đã kỳ công đem tặng vua Nghiêu (Trung Quốc) một con rùa rất lớn. Theo sử Trung Quốc thì con rùa này đã sống một nghìn năm, trên mai rùa có khắc chữ, ghi sự việc từ khi trời đất mới mở mang. Ở phương Đông, từ thời cổ, rùa là biểu tượng của sự sống trường tồn hàng nghìn, vạn năm. Về ngoại giao, Nhà nước ta thời vua Hùng tặng Nhà nước Trung Quốc thời vua Nghiêu con rùa quý này với một ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn cho quan hệ thân thiện giữa hai nước được bền vững, dài lâu. Hơn một nghìn năm sau, Việt Nam và Trung Quốc vẫn xa nhau hàng vạn dặm, nhưng một sứ bộ ngoại giao của ta lại sang thăm Trung Quốc lần thứ hai (vào năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu) tức năm 1110 trước Công nguyên. Theo sử Trung Quốc, qua ba lần thông dịch, sứ bộ của ta mới tới kinh đô nhà Chu ở vùng Cam Túc. Sứ bộ ngoại giao ta đem tặng vua nhà Chu Trung Quốc chim trĩ trắng là loại chim quý nhất ở phương Nam thời ấy. Nhà Chu Trung Quốc trân trọng đáp lại, cho làm năm cỗ xe có kim chỉ nam để
- đưa sứ bộ ngoại giao ta về nước (Những tư liệu về ngoại giao này đều có ghi chép trong các sử sách của Trung Quốc thời trước, như: Sử ký Tư Mã Thiên, Thượng thư đại truyện, Hậu Hán thư, Thiếu vi thống gián, Phương dư kỉ yếu, Việt kiệu thư, Cương mục tiền biên, Ngự phê thông giám tập lãm. Dựa theo truyền thuyết và theo sử sách của Trung Quốc, các sử gia Việt Nam cũng ñaõ ghi lại những sự kiện trên trong: Lĩnh nam trích quái, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử thông giám khảo lược) Những sự tiếp xúc đối ngoại của dân tộc ta mà sử sách Trung Quốc ghi lại được chứng minh rằng dân tộc ta đã dựng nước sớm, tiến hành ngoại giao cũng sớm và rất chủ động trong ngoại giao. Với những dân tộc ở xa như Trung Quốc thời ấy, dân tộc ta cũng chủ động cho sứ tới giao thiệp, không ngo ài mục đích tỏ tình thân thiện giữa hai dân tộc. Phong cách ngoại giao của ta thời Hùng Vương còn cho thấy dân tộc ta là một dân tộc sớm có văn hiến, hiểu biết được những biểu tượng cao đẹp của tình cảm con người với con người, của dân tộc này với dân tộc khác và biết sử dụng những biểu tượng đó làm quà tặng trong giao tiếp đối ngoại. Từ thời bấy giờ, dân tộc ta đã có ý thức đoàn kết, hữu nghị trong sáng, nhiệt tình và chân thành với tất cả các dân tộc, dù ở xa ta hàng vạn dặm. Đường lối, chính sách và phong cách ngoại giao vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc đã trở thành truyền thống đối ngoại của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển lịch sử, mối quan hệ của dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳng lặng, yên t ĩnh; trái lại, ta cũng luôn luôn bị dân tộc này, dân tộc khác gây xung đột bằng vũ lực, nhiều khi rất quyết liệt, t àn khốc. Nhưng khi xung đột chấm dứt, ta lại chủ động giao hảo với những dân tộc thù địch để thiết lập lại quan hệ hòa bình hữu nghị, xóa bỏ những hận thù dân tộc, có hại cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Trong các thời đại xã hội có giai cấp, nhất là thời phong kiến, quan hệ đối ngoại giữa các nước phổ biến là một thứ quan hệ bất bình đẳng "cá lớn nuốt cá bé", nước lớn xâm lược nước nhỏ, xâm lược chưa được thì bắt nước nhỏ phải làm chư hầu, phiên thuộc, phải nộp cống, phục dịch nước lớn. Nước lớn muốn gì, nước nhỏ phải cung phụng không dám trái: vàng bạc, châu báu, những thú vật quý hiếm, kể cả bắt người làm nô lệ . . . đủ thứ. Giữa các nước nhỏ với nhau, quan hệ tuy không căng thẳng lắm, nhưng cũng không tránh khỏi diễn ra cảnh khiêu khích, xung đột, lấn chiếm lẫn nhau. Quan hệ đối ngoại của nước ta đối với các nước khác cũng không sao tránh được các thông lệ đó của thời đại. Đối với Trung Quốc, nước ta thời Hùng Vương đặt quan hệ thân thiện trong một thời gian dài như thế là hiếm có. Nhưng rồi thời thế đổi thay, mối quan hệ giữa hai nước cũng đổi khác. Từ khi dựng nước ở vùng Cam Túc xa xôi, hẻo lánh, người Hán ngày càng mở rộng biên giới, chiếm đoạt lãnh thổ của nhiều nước, xóa bỏ nhiều quốc gia lân cận, bành trướng rất mạnh xuống phía Nam, và Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nước rộng lớn bậc nhất ở châu Á từ mấy thế kỷ trước Công nguyên. Tới cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, biên giới Trung Quốc đã mở rộng tới sát biên giới ta. Lúc này, dù nước ta muốn giao hảo thì các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng không chịu dừng bước bành trướng xâm lược. Nhà Hán bắt đầu xâm lược, đánh phá nước ta liên tiếp trong nhiều thế kỷ. Cũng từ đó quan hệ đối ngoạ i của ta với các triều đại phong kiến Trung Quốc không còn là hòa bình hữu nghị như trước. Dân tộc ta đã phải
- tiến hành một cuộn đấu tranh vũ trang trường kỳ chống các đạo quân phong kiến Trung Quốc xâm lược diễn ra liên tục trong hơn mười thế kỷ. Cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, ông vua bạo ngược Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc đã cho 50 vạn quân chia 5 đường đánh vào vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta. Tổ tiên chúng ta cùng các dân tộc anh em từ phía nam sông Trường Giang trở xuống đã đánh trả rất quyết liệt. Quân Tần bị thất bại liên tiếp "Thây phơi, huyết chảy hàng mấy chục vạn người" (Sử kí Tư Mã Thiên). Chủ tướng giặc là Đồ Thư bị giết tại trận. Sau đó nhà Tần nhiều lần đưa thêm quân sang, tiếp tục xâm lược nước ta cho bằng được. Sau hơn 10 năm đánh phá dã man, ác liệt, nhà Tần đã chiếm được một vùng đất đai rộng lớn ở phía Bắc nước ta, chia đặt thành ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng (tức miền Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay). Sang hai thế kỉ cuối trước Công nguyên, các đế chế Tần, Hán tiếp tục xâm lược và đặt ách đô hộ lên toàn bộ nước ta. Quân đô hộ chia vùng mới thôn tính thành bảy quận, gồm bốn quận ở phía bắc, là Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố (tức là hai t ỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) và ba quận ở phía nam là quận Giao Chi (tức khu vực Bắc Bộ nước ta ngày nay), quận Cửu Chân là miền Thanh - Nghệ - Tĩnh và quận Nhật Nam là từ dãy Hoành Sơn trở vào. Ngay từ khi quân nước ngoài bắt đầu xâm lược nước ta tới khi chúng đặt ách đô hộ, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy chống lại ách đô hộ của chúng khiến quân giặc phải tổn thất nặng nề. Chúng phải luôn luôn đưa quân sang đàn áp các phong trào cứu nước của ta. Sánh của Trung Quốc thời bấy giờ phải ghi nhận rằng “Quân lính miền Kinh Sở phải mệt mỏi vì Âu Lạc” (Viên Khoan: Diêm thiết luận). Âu Lạc là tên nước ta thời An Dương Vương (từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên). Kinh Sở là miền Hồ Bắc, Hồ Nam của Trung Quốc ngày nay. Từ những thế kỷ đâu Công nguyên, phong trào chống ngoại xâm, cứu nước của nhân dân ta ngày càng sôi nổi. Các hoạt động vũ trang chống ngoại xâm, cứu nước diễn ra khắp nơi. Có phong trào ở miền ngược, có phong trào ở miền xuôi, có phong trào do nam cầm đầu, có phong trào do nữ lãnh đạo. Những năm đầu Công nguyên, hai vị nữ anh hùng dân tộc là Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) đã liên kết được phong trào yêu nước của nhiều địa phương, tạo thành một phong trào cứu nước rộng lớn, đánh đuổi quân thù, giành được chủ quyền dân tộc trong một thời gian. Thế kỷ thứ II sau Công nguyên, phong trào cứu nước càng sâu rộng. Các thế lực đô hộ Trung Quốc đã xóa bỏ chế độ lại tướng ở nước ta, nhưng chúng phải thừa nhận rằng “Những thủ lĩnh người Việt vẫn hùng cứ nông thôn". Nhân dân bảy quận luôn luôn khởi nghĩa. Có những phong trào tương đối lớn: của Chu Đạt ở Cửu Chân, của Chu Bá ở Giao Chỉ. Có phong trào mở rộng ở cả bốn quận miền Bắc, quân số hàng vạn người, liên kết được với một số quan lại người Trung Quốc cùng chống lại chính quyền đô hộ. Đặc biệt là phong trào cứu nước của nhân dân ta ở vùng huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam.
- Nước ta, từ thượng cổ đã có nhiều dân tộc. Nhân dân huyện Tượng Lâm, gồm có người Việt, người Chàm và nhiều dân tộc khác ở dọc dải Hoành Sơn, người Chàm là đông hơn cả. Huyện Tượng Lâm và cả quận Nhật Nam đều ở xa thủ phủ đô hộ của giặc đặt tại vùng lưu vực sông Hồng, do vậy lực lượng chiếm đóng của giặc ở vùng Nhật Nam, Tượng Lâm không nhiều, nhân dân Nhật Nam có điều kiện khởi nghĩa liên tục. Trong thế kỷ thứ II, nhân dân Tượng Lâm năm lần tiến hành khởi nghĩa. Từ cuộc khởi nghĩa lần thứ hai trở đi, lần nào cũng có nhân dân và binh sĩ người Việt và các dân tộc anh em ở hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa lần cuối vào năm 190 do một thủ lĩnh người Chàm lãnh đạo đã giải phóng hoàn toàn huyện Tượng Lâm, lập thành một vương quốc nhỏ ở miền Nam nước ta, lấy tên là Lâm Ấp . Trong hai thế kỷ thử III, thứ IV, phong trào đánh giặc cứu nước vẫn diễn ra liên tục khắp nơi. Lớn hơn cả là phong trào ở Thanh Hóa do Bà Triệu lãnh đạo. Sang thế kỷ thứ V, thứ VI, phong trào chống giặc càng lớn mạnh. Giữa thế kỷ thứ V, người anh hùng cứu nước là Lý Trường Nhân đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn trên khắp nước. Trong vòng ba tháng, Lý Trường Nhân và nghĩa quân giết bọn quan lại, tướng sĩ đô hộ, giải phóng hoàn toàn Tổ quốc và thành lập chính quyền độc lập của dân tộc, chính quyền này tồn tại trong gần 20 năm. Giữa thế kỷ thứ VI, một phong trào khởi nghĩa lớn do hai vị anh hùng Lý Bí (tức Lý Nam Đế) và Triệu Quang Phục (tức Triệu Việt Vương) đã giành được quyền độc lập cho nước nhà, lập nên triều Tiền Lý tồn tại trong hơn nửa thế kỉ. Sang thế kỷ thứ VII, thứ VIII, cuộc chiến đấu giữa nhân dân ta và các thế lực phong kiến Trung Quốc đô hộ càng quyết liệt hơn. Bọn đô hộ lúc ấy là tập đoàn thống trị nhà Đường - một trong những tập đoàn bành trướng hiếu chiến bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chúng phát động chiến tranh xâm lược liên miên, đánh chiếm đất đai của hầu hết các dân tộc láng giềng ở khắp bốn phía. Phía đông, chúng đánh chiếm nước Triều Tiên, gọi Triều Tiên là An Đông đô hộ phủ. Phía tây, chúng đánh chiếm Tây Tạng, gọi Tây Tạng là An Tây đô hộ phủ. Phía bắc, chúng đánh chiếm lãnh thổ của các dân tộc Mông Cổ, Đột Quyết, Uy Gua, lập thành An Bắc đô hộ phủ. Phía nam, bọn vua chúa hiếu chiến nhà Đường đánh chiếm nước ta và gọi ta là An Nam đô hộ phủ. "An" có nghĩa "dẹp yên". An Nam, An Đông, An Tây, An Bắc, có nghĩa là dẹp yên phía Nam, phía Đông, phía Tây, phía Bắc. Tên “An Nam” mà người nước ngoài trước đây dùng gọi có từ khi nhà Đường xâm lược, thôn tính nước ta. Chống lại một tập đoàn thống trị bành trướng, hiếu chiến cuồng bạo là rất khó khăn. Vậy mà nhân dân ta vẫn luôn luôn khởi nghĩa. Trong thế kỷ thứ VII có các phong trào khởi nghĩa do Lý Tự Tiên, Đinh Kiến lãnh đạo. Sang thế kỷ thứ VIII xuất hiện một phong trào cứu nước lớn mạnh do Mai Thúc Loan lãnh đạo. Mai Thúc Loan là người anh hùng xuất thân cùng khổ, nhưng anh dũng kiên cường và rất mực thông minh, tài trí. Đường lối, phương châm tổ chức và lãnh đạo chiến đấu của Mai Thúc Loan có nhiều điểm khác với các phong trào đã có từ trước. Nhân dân vùng Hoan - Diễn (tức vùng Nghệ - Tĩnh) là quê hương Mai Thúc Loan đã có thơ ca ngợi người anh hùng họ Mai là:
- "Anh hùng độc đáo Thiên cổ lạ kỳ Ngàn năm ít thấy Vạn đại vẫn còn...” Nhân dân đã nhận định rất đúng. Ở người anh hùng áo vải Mai Thúc Loan có rất nhiều điểm độc đáo. Trước khi phất cờ khởi nghĩa, ông tập hợp một số bạn chiến đấu, cùng họ lo xây dựng căn cứ địa, dựng thành đắp lũy và truyền hịch cứu nước đi khắp vùng Hoan - Diễn. Người yêu nước ơû khắp nơi theo về ngày càng đông. Theo sách sử Trung Quốc và truyền thuyết của ta thì mùa hè năm Quý Sửu (năm 713) (Tân Đường thư (sách sử Trung Quốc), q.207, Dương Tư Húc truyện) Mai Thúc Loan bắt đầu ra quân đánh địch và thu phục ngay được Châu Hoan (tức vùng Nghệ - T ĩnh ngày nay). __________________ Trước thắng lợi rực rỡ ban đầu, các tướng lĩnh và toàn thể nghĩa quân yêu cầu vị anh hùng trẻ tuổi Mai Thúc Loan lên ngôi Hoàng đế và họ tôn lên là Mai Đại Đế (tức ông vua lớn họ Mai). Sau này, sử sách ghi ông là Mai Hắc Đế, tức ông vua đen họ Mai (vì da ông). Khi đã lên ngôi vua, Mai Thúc Loan đề ra đường lối đối nội, đối ngoại rất rõ ràng, cụ thể và thật sáng suốt. Về đối nội, ông cho người đi các châu huyện báo tin thắng trận và kêu gọi nhân dân 32 châu trong cả nước cùng nổi dậy phối hợp chiến đấu. Tinh thần đại đo àn kết của ông được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Ông đã tập hợp được quân của cả 32 châu để cùng đánh giặc. Sử Trung Quốc ghi chép rằng: "Mai Thúc Loan đã dấy quân 32 châư” (Tân Đường thư (sách sử Trung quốc), q.207, Dương Tư Húc truyện) để đánh chúng. Về đối ngoại, ông tiến hành vận động liên minh quân sự với nước ngoài để cùng đánh giặc. Đây là nét độc đáo trong kế sách đối ngoại của Mai Thúc Loan. Sử Trung Quốc ghi rằng ông đã liên minh được với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp (tức Cam-pu-chia ngày nay) và Kim Lân (tức Ma-lai-xi-a ngày nay) (Tân Đường thư (sách sử Trung quốc), q.207, Dương Tư Húc truyện). Truyền thuyết của ta kể lại cụ thể: Mai Đại Đế khởi nghĩa năm Quý Sửu (713) thì năm sau là năm Giáp Dần (714) , cử một tướng là Tiết Anh làm Lâm Ấp thông vấn sứ và một tướng là Hoắc Đam làm Chân Lạp cáo dự sứ. Hai tướng chính thức đi sứ sang hai nước Lâm Ấp, Chân Lạp để thông báo chiến thắng và đề nghị hai nước liên minh quân sự cùng đánh giặc. Với hai nước láng giềng phía nam này thì ngay từ khi chuẩn bị khởi nghĩa, Mai Thúc Loan đã cho một tướng là Ba Đội Hầu sang liên hệ. Theo truyền thuyết thì hai nước Chân Lạp và Lâm Ấp đều nhiệt liệt hưởng ứng liên minh. Vua Chân Lạp là Hồ A Khiêm cho tướng Tham Ninh Na và vua Lâm Ấp là Phạm Hồ Dĩnh cho tướng Chư Hương An thống lĩnh quân đội, mỗi nước 10 vạn người sang Việt Nam chiến đấu dưới lá cờ đại nghĩa của Đại đế Mai Thúc Loan (Chư Cát Thị: Tân đính hiệu bình Việt điện U linh tập). Đoàn kết với các nước láng giềng, liên minh quân sự với các nước bạn để cùng chiến đấu chống xâm lược là một sự phát triển mới trong đường lối đối ngoại và đường lối chiến
- tranh chống xâm lược của dân tộc ta cách đây hơn một nghìn năm. Đó cũng là điểm rất cao quý trong tài năng chỉ đạo chiến tranh của Mai Thúc Loan, người anh hùng dân tộc trẻ tuổi của dân tộc ta, tuy xuất thân từ lớp người cùng khổ, lam lũ, nhưng tầm mắt chính trị , quân sự và ngoại giao sâu rộng hơn người, biết kết hợp chặt chẽ chính trị, quân sự với ngoại giao để đánh thắng giặc. Do chỗ tập hợp được quân dân 32 châu và quân đội của hai nước láng giềng nên lực lượng quân sự của Mai Đại Đế rất lớn mạnh. Sử nhà Đường ghi rằng quân ta lúc ấy có tới 40 vạn người. Lực lượng nghĩa quân hùng hậu như vậy đã nhanh chóng quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất nước. Mai Đại Đế thiết lập chính quyền độc lập của ta được trên 10 năm thì ông bị bệnh chết. Đây là một thiệt thòi lớn cho công cuộc chống ngoại xâm của đất nước ta lúc bấy giờ. Mặc dầu Mai Thúc Loan mất, nhưng phong trào đánh giặc cứu nước của ta không giảm sút. Quân nhà Đường lại sang đô hộ thì một tướng của Mai Đại Đế là Phùng Hạp Khanh tiếp tục sự nghiệp cứu nước của những anh hùng đi trước. Phùng Hạp Khanh về quê nhà ở Đường Lâm (thuộc ngoại thành Hà Nội ngày nay) xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa. Ông chưa kịp ra quân thì chết. Ba con trai ông, đứng đầu là Phùng Hưng cùng nối chí cha. Năm 769, người Côn Lôn, tức người bán đảo Mã Lai và người Chà Và, tức người đảo Ja- va thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay, cùng đưa quân vào đánh lực lượng đô hộ nhà Đường trên đất nước ta. Họ đánh vào tới sào huyệt của bọn đô hộ tại Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay). Được sự giúp sức cùng chiến đấu của hai đạo quân nước ngoài, nghĩa quân Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, chiếm giữ châu Đường Lâm và các châu huyện xung quanh (gồm vùng Hà Nội bây giờ), xóa bỏ chính quyền địch xây dựng chính quyền độc lập của ta, lập căn cứ tiến tới thành lập khu giải phóng, bước đầu dựng nền độc lập trên một phần đất nước. Trước tình hình chính quyền đô hộ có nguy cơ bị sụp đổ, vua chúa nhà Đường phải cho quân sang cứu viện. Lúc này quân đội của người Côn Lôn và người Chà Và đã rút về nhưng binh tướng nhà Đường không sao tiến quân vào khu giải phóng của nghĩa quân Đường Lâm. Tuy vậy, Phùng Hưng và các tướng lĩnh nghĩa quân cũng biết sức giặc còn mạnh, chưa thể một lúc đánh thắng ngay được. Phùng Hưng chủ trương trường kỳ chiến đấu chống giặc, đưa chiến tranh giải phóng tiến lên từng bước vững chắc. Đây là một cống hiến mới của vị anh hùng trẻ tuổi Phùng Hưng vào đường lối chiến tranh giải phóng dân tộc của ta. Đường lối đó là: bước đầu xây dựng căn cứ địa, từ căn cứ địa phát triển thành khu giải phóng ngày càng mở rộng ra nhiều vùng, tới khi so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi, thế và lực của ta mạnh hơn địch, thì tiến hành một cuộc tổng công kích để giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Trong 25 năm liền, nghĩa quân Phùng Hưng kiên tr ì đánh giặc theo đường lối đó, càng đánh càng mạnh. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng khác trước. Tới cuối năm 791, nghĩa quân Phùng Hưng có thế mạnh hoàn toàn áp đảo địch. Mùa hè năm ấy, Phùng Hưng quyết định mở trận tổng công kích. Quân giặc thất bại ho àn toàn. Cuộc tổng công kích thành công nhanh chóng. Chính quyền độc lập trên cả nước được thành lập Phùng
- Hưng lên ngôi vua, giữ nước một thời gian. Nhân dân suy tôn ông làm Bố Cái Đại Vương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 323 | 78
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảyNGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
6 p | 236 | 56
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương chín: NGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Thế kỷ XVIII)
5 p | 188 | 54
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương năm: NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
5 p | 198 | 43
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN
10 p | 170 | 36
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 148 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương sáu: NGOẠI GIAO THỜI LÊ
9 p | 165 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương mười NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN (Thế kỷ XIX)
6 p | 155 | 29
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP
7 p | 110 | 25
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương bảy: NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
9 p | 115 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn