YOMEDIA
ADSENSE
Chương I: Động học chất điểm
56
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Chương I - Động học chất điểm được biên soạn với các nội dung: Chuyển động thẳng đều, chuyển đổi thẳng biến đổi đều. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập. Để nắm vững hơn nội dung chi tiết chương I mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương I: Động học chất điểm
Ths Hoa Ngọc San: ĐT 0964 889 884<br />
<br />
CHƢƠNG 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM<br />
DẠNG 1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU<br />
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC CƠ BẢN<br />
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỘNG<br />
1. Chuyển động cơ<br />
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.<br />
2. Chất điể m:<br />
Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi<br />
(hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).<br />
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.<br />
3. Quỹ đạo:<br />
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi<br />
là quỹ đạo của chuyển động.<br />
4. Vật làm mốc và thƣớc đo:<br />
Để xác định chính xác vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi<br />
dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.<br />
- Vật mốc được coi là đứng yên.<br />
- Nếu có vật mốc, ta dùng thước đo chiều dài từ vật làm mốc đến vật .<br />
5. Hệ toạ độ:<br />
Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc đó<br />
để xác định các toạ độ của vật.<br />
Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ<br />
đạo đó.<br />
a) Hệ toạ độ 1 trục:<br />
Sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng:<br />
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = OM<br />
b) Hệ toạ độ 2 trục:<br />
Sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một<br />
mặt phẳng:<br />
x = OM x<br />
<br />
Toạ độ của vật ở vị trí M : <br />
y = OM y<br />
<br />
6. Cách xác định thời gian trong chuyển động :<br />
Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và<br />
dùng đồng hồ để đo thời gian.<br />
a) Mốc thời gian và đồng hồ:<br />
Mốc thời gian là thời điểm bắt đầu tính thời gian và ta dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian trôi đi<br />
kể từ mốc thời gian.<br />
b) Thời điểm và thời gian:<br />
- Thời điểm là số chỉ của kim đồng hồ.<br />
- Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định, còn vật đi từ vị trí<br />
này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.<br />
7. Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu bao gồm:<br />
- Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc,<br />
- Một mốc thời gian và một đồng hồ.<br />
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU<br />
1. Tốc độ trung bình – vận tốc trung bình:<br />
a) Tốc độ trung bình:<br />
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động:<br />
1<br />
<br />
Ths Hoa Ngọc San: ĐT 0964 889 884<br />
s<br />
t<br />
s s s ... v1t1 v2 t 2 ... vn t n<br />
<br />
- Công thức khác: v tb 1 2<br />
t t1 t 2 ...<br />
t1 t 2 ... t n<br />
Trong đó: vtb : là tốc độ trung bình (m/s);<br />
s : là quãng đường đi được (m) ;<br />
t là thời gian chuyển động (s)<br />
b) Vận tốc trung bình:<br />
Là đại lượng được xác định bằng thương số giữa độ dời của vật và khoảng thời gian mà vật chuyển<br />
x<br />
động: v <br />
t<br />
Trong đó: - Độ dời: x x xo .<br />
<br />
- Trường hợp tổng quát: v tb =<br />
<br />
- Khoảng thời gian: t t t0 (Lúc vật bắt đầu CĐ chọn làm gốc 0 tính thì t0 = 0)<br />
2. Chuyển động thẳng đều<br />
a) Định nghĩa:<br />
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như<br />
nhau trên mọi quãng đường.<br />
b) Các công thức của chuyển động thẳng đều:<br />
- Quãng đường đi được: s = v tb .t = v.t<br />
Trong đó: S = S1 + S2 +........; t = t1 + t2 +.....<br />
Trong chuyển động thẳng đều quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.<br />
- Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x 0 + s = x 0 + v.(t - t 0 )<br />
3. Đồ thị tọa độ - thời gian:<br />
a) Bảng số liệu về thời gian và toạ độ<br />
t (h)<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
x (km)<br />
<br />
5<br />
<br />
15<br />
<br />
25<br />
<br />
35<br />
<br />
45<br />
<br />
55<br />
<br />
6<br />
65<br />
<br />
b) Đồ thị:<br />
<br />
c) Tổng quát: Đồ thị tọa độ - thời gian là một đường thẳng xiên góc, xuất phát từ điểm (xo ; 0).<br />
x<br />
<br />
x<br />
xo<br />
<br />
xo<br />
t<br />
O<br />
Chuyển động thẳng đều cùng chiều dương<br />
<br />
t<br />
O<br />
Chuyển động thẳng đều ngược chiều dương<br />
<br />
2<br />
<br />
Ths Hoa Ngọc San: ĐT 0964 889 884<br />
4. Đồ thị vận tốc - thời gian: là một đường thẳng song song với trục thời gian.<br />
v<br />
vo<br />
t<br />
O<br />
t<br />
5. Một số bài toán thƣờng gặp<br />
Bài toán 1: Lập phương trình chuyển động:<br />
Bước 1: Chọn t rục tọa độ Ox (thường trùng với quỹ đạo chuyển động)<br />
Bước 2: Chọn gốc tọa độ O (thường trùng với vị trí ban đầu để xác định được x0 )<br />
Bước 3: Chọn chiều dương (thường trùng với chiều chuyển động của vật để xác định dấu<br />
<br />
x 0 ; x; v<br />
<br />
Bước 4: Gốc thời gian t0 = 0 (thường là lúc bắt đầu khảo sát chuyển động) thì<br />
<br />
x = x 0 + v.t<br />
Chú ý: Ta cần vẽ hình để xác định dấu của x 0 ; x; v được<br />
chính xác:<br />
- Chiều (+) trùng chiều chuyển động.<br />
- Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều<br />
dương v < 0.<br />
- Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của<br />
trục tọa độ x < 0.<br />
x0 : là tọa độ ban đầu, là khoảng cách khi v ật bắt đầ u chuy ển động tới gố c to ̣a đô ̣ O (m);<br />
x0 > 0 Nếu tại thời điểm ban đầu chất điểm ở vị trí thuộc phần dương trên trục 0x<br />
x0 < 0 Nếu tại thời điểm ban đầu, chất điểm ở vị trí thuộc phần âm trên trục 0x.<br />
x0 = 0 Nếu tại thời điểm ban đầu chất điểm ở gốc toạ độ O.<br />
x : là tọa độ tại thời điểm t (m).<br />
Bài toán 2: Thời điểm, vị trí hai chất điểm (hai xe) gặp nhau:<br />
Hai chất điểm gặp nhau:<br />
<br />
x1 = x 01 + v1.(t - t 01 ) (1)<br />
<br />
x 2 = x 02 + v 2 .(t - t 02 ) (2)<br />
<br />
<br />
- Xác định phương trình chuyển động của chất điểm 1 và 2: <br />
- Hai xe gặp nhau khi chúng có cùng tọa độ: x1 = x 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
- Thay (1 ) và (2) vào (3) ta tìm được thời gian t.<br />
- Sau đó thay t vào (1) hoặc (2) sẽ xác định được vị trí gặp nhau x = ?<br />
Khoảng cách giữa hai chất điểm tại thời điểm t: Δx = x1 - x 2<br />
Bài toán 3: Vật chuyển động trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất<br />
khoảng thời gian t. Vận tốc của vật trong nửa đầu của khoảng thời gian này là v1 , trong nửa cuối là<br />
v2 . Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB:<br />
v v2<br />
v tb 1<br />
2<br />
Bài toán 4: Một vật chuyển động thẳng đều, đi một nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 , nửa quãng<br />
đường còn lại với vận tốc v2 . Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:<br />
2v1v 2<br />
v<br />
v1 v 2<br />
Bài toán 5: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng 1 đường thẳng với các vận tốc không đổi v1 ; v2 .<br />
- Nếu đi ngược chiều nhau, sau thời gian t khoảng cách giữa 2 xe giảm một lượng a.<br />
- Nếu đi cùng chiều nhau, sau thời gian t khoảng cách giữa 2 xe giảm một lượng b.<br />
Tìm vận tốc mỗi xe?<br />
<br />
3<br />
<br />
Ths Hoa Ngọc San: ĐT 0964 889 884<br />
Giải hệ phương trình:<br />
<br />
(v1 v 2 ).t a<br />
ab<br />
ab<br />
; v2 <br />
v1 <br />
<br />
2.t<br />
2.t<br />
(v 2 v1 ).t b<br />
<br />
II. BÀI TẬP<br />
1. Tìm vận tốc trung bình và quãng đường mà vật đi được<br />
Câu 1: Một người đi xe máy xuất phát từ điểm M lúc 8h để tới điểm N cách M một khoảng 180km.<br />
Hỏi người đi xe máy phải đi với vận tốc là bao nhiêu để có thể tới N lúc 12h? Coi chuyển động của xe<br />
máy là thẳng đều.<br />
ĐS: v = 45 km/h<br />
Câu 2: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ<br />
trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.<br />
ĐS: v = 48 km/h<br />
Câu 3: Một xe ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng. Trong 10 giây đầu xe chạy được quãng đường<br />
150m, trong 5 giây tiếp theo xe chạy được quãng đường 100m. Tính vận tốc trung bình của xe ôtô<br />
trong khoảng thời gian trên?<br />
ĐS: v = 16,7 m/s<br />
Câu 4: Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A lúc 5giờ sáng và tới B lúc 7giờ 30 phút, AB<br />
= 150km.<br />
a) Tính vận tốc của xe.<br />
b) Tới B xe dừng lại 45 phút rồi đi về A với v = 50km/h. Hỏi xe tới A lúc mấy giờ.<br />
ĐS: a) v = 60 km/h ; b) t = 11h15’<br />
Câu 5: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn:<br />
Giai đoạn 1 : chuyển động thẳng đều với v1 = 12km/h trong 2km đầu tiên;<br />
Giai đoạn 2 : chuyển động với v2 = 20km/h trong 30 phút;<br />
Giai đoạn 3 : chuyển động trên 4km trong 10 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.<br />
ĐS: v = 19,2 km/h<br />
Câu 6: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 6km/h thì ôtô đến B<br />
sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự định để đi quãng đường đó.<br />
ĐS: s = 270 km ; t = 5h<br />
Câu 7: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu giảm vận tốc đi 9km/h thì ôtô đến B trễ<br />
hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.<br />
ĐS: s = 202,5 km ; t = 3,75h<br />
Câu 8: Hai xe cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiều thì cứ 30 phút<br />
khoảng cách của chúng giảm 40km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 20 phút khoảng cách giữa<br />
chúng giảm 8km. Tính vận tốc mỗi xe.<br />
ĐS: v1 = 52km/h ; v2 = 28km/h<br />
Câu 9: Một ôtô chạy trên một đường thẳng, ở nửa đầu của đường đi ôtô chạy với vận tốc không đổi<br />
30km/h. Ở nửa sau của đường đi ôtô chạy với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trê n cả<br />
quãng đường.<br />
ĐS: v = 40 km/h<br />
Câu 10: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 12km/h và nửa đoạn đường sau<br />
với tốc độ trung bình v2 = 20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.<br />
ĐS: v = 15 km/h<br />
Câu 11: Xe máy đi từ A đến B mất 4 giờ, xe thứ 2 đi từ B đến A mất 3 giờ. Nếu 2 xe khởi hành cùng<br />
một lúc từ A và B để đến gần nhau thì sau 1,5 giờ 2 xe cách nhau 15km. Hỏi quãng đường AB dài bao<br />
nhiêu.<br />
ĐS: S = 120km.<br />
Câu 12: Một ôtô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ôtô chạy với tốc độ không đổi 30km/h,<br />
nửa sau của quãng đường ôtô chạy với tốc độ không đổi 50km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên<br />
cả quãng đường.<br />
ĐS: 37,5 km/h<br />
Câu 13: Một xe chạy trong 3h, 2h đầu xe chạy với tốc độ 50km/h, một giờ sau xe chạy với tốc độ<br />
80km/h. Tìm tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.<br />
A. 50km/h<br />
B. 60 km/h<br />
C. 100 km/h<br />
D. 80 km/h<br />
4<br />
<br />
Ths Hoa Ngọc San: ĐT 0964 889 884<br />
Câu 14: Một xe chạy trong 5h; 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc<br />
độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.<br />
A. 48km/h.<br />
B. 50km/h.<br />
C. 58km/h.<br />
D. 54km/h.<br />
Câu 15: Một xe ôtô đi hết đoạn đường AB với tốc độ trung bình 40km/h trong thời gian 5h. Muốn<br />
quay trở lại A trong thời gian 2h thì xe đó phải chuyển động với tốc độ trung bình bằng:<br />
A. 50km/h.<br />
B. 60km/h.<br />
C. 70km/h.<br />
D. 100km/h.<br />
Câu 16: Một vật đi một phần đường trong thời gian t1 = 2s với tốc độ v1 = 5m/s, đi phần đường còn lại<br />
trong thời gian t2 = 4s với tốc độ v2 = 6,5m/s. Tính tốc độ trung bình của vật trên cả đoạn đường:<br />
A. 6m/s.<br />
B. 5,75m/s.<br />
C. 6,5m/s.<br />
D. 3m/s<br />
Câu 17: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường<br />
đầu vật đi hết thời gian t1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t2 = 2s. Tốc độ trung bình trên<br />
cả quãng đường là:<br />
A. 7m/s<br />
B. 5,71m/s<br />
C. 2,85m/s<br />
D. 0,7m/s<br />
Câu 18: Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng<br />
thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là<br />
40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB.<br />
A. 50km/h<br />
B. 20 km/h<br />
C. 100 km/h<br />
D. 80 km/h<br />
Câu 19: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với tốc độ<br />
12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với tốc độ 18km/h. Tốc độ trung bình trong suốt thời gian đi<br />
là:<br />
A. 15km/h.<br />
B. 14,5km/h.<br />
C. 7,25km/h.<br />
D. 26km/h.<br />
Câu 20: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của<br />
xe trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h và trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ tr ung bình<br />
của xe trên cả đoạn đường AB.<br />
A. 15 km/h<br />
B. 30 km/h<br />
C. 14,4 km/h<br />
D. 6 km/h<br />
Câu 21: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường<br />
đầu với tốc độ v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với tốc độ v2 = 5m/s. Tốc độ trung bình trên cả<br />
quãng đường là:<br />
A. 12,5m/s<br />
B. 8m/s<br />
C. 4m/s<br />
D. 0,2m/s<br />
Câu 22: Một ôtô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong nửa đoạn đường đầu xe chuyển động với tốc độ<br />
40km/h. Trong nửa đoạn đường sau, xe chuyển động với tốc độ 60km/h. Hỏi tốc độ trung bình vtb của<br />
ôtô trên đoạn đường AB bằng bao nhiêu?<br />
A. vtb = 24km/h<br />
B. vtb = 48km/h<br />
C. vtb = 50km/h<br />
D. vtb = 40km/h<br />
Câu 23: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi ôtô chạy với tốc độ không đổi<br />
bằng 50km/h. Trên nửa sau của đường đi ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung<br />
bình của ôtô trên cả quãng đường là:<br />
A. 55,0km/h<br />
B. 50,0km/h<br />
C. 60,0km/h<br />
D. 54,5km/h<br />
Câu 24: Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn<br />
đường sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường<br />
là:<br />
A. 12km/h<br />
B. 15km/h<br />
C. 17km/h<br />
D. 13,3km/h<br />
1<br />
Câu 25: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên<br />
đoạn<br />
4<br />
3<br />
đường đầu và 40km/h trên<br />
đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là:<br />
4<br />
A. 30km/h<br />
B. 32km/h<br />
C. 128km/h<br />
D. 40km/h<br />
Câu 26: Hai xe chuyể n đô ̣ng đề u khởi hành cùng lúc ở hai điể m cách nhau<br />
40km. Nế u chúng đi ngược<br />
chiề u thì sau 24 phút thì gặp nhau . Nế u chúng đi cùng chiề u thì sau<br />
2 giờ đuổ i kip nhau . Tìm vận tốc<br />
̣<br />
của mỗi xe ?<br />
A. v1 = 50km/h và v2 = 40km/h<br />
B. v1 = 60km/h và v2 = 40km/h<br />
C. v1 = 55km/h và v2 = 40km/h<br />
D. v1 = 65km/h và v2 = 40km/h<br />
Câu 27: Hai vật xuất phát cùng một lúc chuyển động trên một đường thẳng với các vận tốc không đổi<br />
v1 = 15m/s và v2 = 24m/s theo hai hướng ngược nhau đi đến để gặp nhau. Khi gặp nhau, quãng đường<br />
vật thứ nhất đi được là s1 = 90m. Xác định khoảng cách ban đầu giữa hai vật.<br />
A. S = 243 m<br />
B. S = 234 m<br />
C. S = 24,3 m<br />
D. S = 23,4 m<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn