CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH I – KHÁI NIỆM VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LịCH
lượt xem 210
download
1. Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH I – KHÁI NIỆM VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LịCH
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm CHƯƠNG I (05 tiết) NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH I – KHÁI NIỆM VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LịCH 1. Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. - Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999). 2. Vai trò của tài nguyên du lịch + Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động du lịch. + Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch + Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch + Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. II - ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1. Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch · Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó có nhi ều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. · Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có những giá trị vô hình (tạo cảm xúc thẩm mỹ văn hoá của khách). · Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau, tạo nên tính mùa vụ du lịch · Tài nguyên du lịch được khai thác tại chổ để tạo ra sản phẩm du lịch, nên có sức hút cơ sở hạ tầng và khách du lịch tới nơi tập trung các tài nguyên đó. · Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần, nếu sử dụng kết hợp với bảo vệ · Tài nguyên du lịch đời hỏi được bảo vệ ở mức cao nhất 2. Phân loại tài nguyên du lịch A – TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN 1. Khái niệm Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên thực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch. 2. Phân loại a. Các thành phần của tự nhiên Ø Địa hình Đối với du lịch, địa hình còn tạo nên phong cảnh…Địa hình miễn núi có không khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch như s uối, thác, hang động, sinh vật và các dân tộc ít người. Ở nước ta gồm các dạng và kiểu địa hình sau: * Các vùng núi có phong cảnh đẹp: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì…. * Các hang động: Phong Nha, Hương Tích, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), các hang động của Vịnh Hạ Long… of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm * Các di tích tự nhiên như: núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái, hòn Đá Chông, giếng Giải Oan, hồ Ba Bể, hồ Tơ Nưng… Ø Khí hậu + Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người Khí hậu là sự thay đổi thao chu kỳ của thời tiết. Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. Ảnh hưởng của khi hậu đối với du lịch được thể hiện: · Người sống ở nơi khi hậu khắc nghiệt thường thích đi du lịch ở nơi có khí hậu thích hợp hơn · Các nước phương bắc thường thích đi du lịch xuống phương nam · Khách ở các đới xứ nóng muốn đi nghỉ biển hoặc ở nơi núi cao Theo sự nghiên cứu của một nhà khoa học Ấn Độ, khí hậu thích hợp đối với hoạt động du lịch thể hiện ở bảng sau: T0 trung bình T0 trung bình Hạng Ý nghĩa Biên độ năm Lượng mưa 0 năm (mm) năm (0C) tháng nóng của T trung nhất (0C) bình (0C) 1. Thích nghi 18 - 24 24 - 27 2550 4. Rất nóng 29 - 32 32 - 35 14 - 19 < 1250 Không 5. > 32 > 35 > 19 < 650 thích nghi Đa số khách ưa thích khí hậu ôn hoà, còn khí hậu lạnh, nóng, ẩm hoặc quá khô hanh và nhiều gió thì không được ưa thích. Đối với khách đi du lịch biển thì thời tiết được coi là thuận lợi khi: · Số ngày mưa tương đối ít vào thời gian du lịch · Số giờ nắng trung bình/ngày cao (từ 10 – 12 giờ). Nhiệ t độ nước biển khoảng 18 – 200C. + Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng + Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, giải trí. Các lạoi hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồn…rất cần có các điều kiện khí hậu thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù. + Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch. · Mùa du lịch cả năm đối với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng · Mùa du lịch vào mùa đông như du lịch trượt tuyết trên núi, du lịch tham quan các tài nguyên du lịch nhân văn. · of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm Mùa du lịch vào mùa hè như du lịch leo núi, du lịch tắm biển và các loại hình du lịch ngoài trời. Tóm lại, tài nguyên khí hậu tác động lớn đến sức khoẻ con người, đến loại hình du lịch phục vụ chữa bệnh an dưỡng và việc triển khai các loại hình du lịch. Ø Thuỷ văn Các bãi biển hoặc bãi ven hồ sử dụng để tắm mát, dạo chơi, hoạt động thể thao như bơi lội, du thuyền, lướt ván. Là mặt thoáng tạo nên phong cảnh đẹp yên bình Các dòn song lớn cùng với núi non, rừng cây, mây trời, ánh nắng, công trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình Các điểm nước khoáng, suối nước nóng phục vụ loại hình du lịch tắm nước nóng, đắp bùn, chữa bệnh. Công dụng: chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa: mỏ Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng). Ø Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật ở nước ta gồm Ø Các vườn quốc gia Hiện nay nước ta có 10 vườn quốc gia đã được nhà nước công nhận, gồm: STT Tên khu rừng Địa điểm Diện tích Thành lập 1 Ba Bể Cao Bằng 1977 2 Ba Vì Hà Tây 1977 3 Bạch Mã Thừa Thiên -Huế 1986 4 Bến Én Thanh Hoá 1986 5 Cát Tiên Đồng Nai 1978 6 Cát Bà Hải Phòng 1986 7 Côn Đảo Bà Rịa – Vũng Tàu 1984 8 Cúc Phương Ninh Bình – Hoà Bình – 1962 Thanh Hoá 9 Tam Đảo Vĩnh Phú - Bắc Thái – 1977 Tuyên Quang 10 Yok Đôn Đăk Lăk 1991 Ø Các khu bảo tồn thiên nhiên Đến năm 1997, Việt Nam có 61 khu bảo tồn thiên nhiên Ø Các khu rừng di tích văn hoá lịch sử Việt nam có 34 khu rừng văn hoá lịch sử. Trong đó nổi bật là Hương Sơn (Hà Tây); Côn Sơn (Kiếp Bạc - Hải Dương); Đền Hùng; Hoa Lư (Ninh Bình); Sầm Sơn ( Thanh Hoá); Rừng Thông (Đà Lạt); Núi Bà Đen (Tây – Ninh). Ø Một số hệ sinh thái đặc biệt: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long Hệ sinh thái rạn sạn hô ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ø Các điểm tham quan sinh vật · Các vườn thú, vườn bách thảo · Công viên vui chơi, giải trí of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm · Viện bảo tang sinh vật (Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang) · Sân chim, vườn chim, vườn hoa trái (Đồng bằng song Cửu Long) · Cơ sở thuần dưỡng voi (Buôn Đôn – Đăk Lăk) · Cơ sở nuôi khỉ (đảo Rều - Quảng Ninh) · Nuôi trăn, rắn cá sấu ở đồng bằng song Cửu Long Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học b. Các cảnh quan du lịch tự nhiên * Điểm du lịch tự nhiên: Nơi có dạng tài nguyên du lịch tự nhiên hấo dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch và giới hạn trong một không gian không lớn lắm. * Khu du lịch tự nhiên: Là nơi có nhiều điểm du lịch tự nhiên, có phạm vi không gian rộng lớn, ví dụ: Hạ Long – Cát Bà c. Các di sản thiên nhiên thế giới Vình Hạ Long; động Phong Nha Việt Nam đang đề nghị tổ chức UNESCO công nhận thắng cảnh Hương Sơn, Hồ Ba Bể, bãi đá cổ Sa Pa là di sản thiên nhiên thế giới. d. Các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt: có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch như sự xuất hiện của sao Chổi, hiên tượng nhật thực, hiện tượng núi lửa phun, hiện tượng cực quan hoặc mưa sao. B. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1. Khái niệm Đó là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng quá trình phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sang tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 2. Đặc điểm * Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí. * Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi thăm quan nhiều đối tượng tài nguyên. * Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng. * Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự nhiên * Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng * Sở thích của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí thức của họ. ( Điều 13, chương II. Luật du lịch Việt Nam số 44/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005). 3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn a. Các di tích lịch sử văn hoá Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra bởi tập thể hoặc cá nhân con người trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá. Văn hoá bao gồm: văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. Ở Việt Nam theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, công bố ngày 4 tháng 4 năm 1984 được quy định: “ Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như văn hoá khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, qua trình phát triển văn hoá – xã hội”. “ Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên hoặ c có những công trình cổ nổi tiếng”. Do đó: · Chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá. · Cần đánh giá đúng giá trị của các di tích · Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia và cấp địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới. - Các di tích lịch sử văn hoá thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương + Các di tích khảo cổ (hay còn gọi là “Di chỉ khảo cổ”) là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hoá nghệ thuật về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự, vào thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. + Các di tích lịch sử: · Di tích ghi dấu về dân tộc học, ăn, ở của các dân tộc ít người · Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định hướng phát triển của đất nước, địa phương. · Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược · Di tích ghi dấu kỉ niệm · Di tích ghi dấu vinh quang trong lao động · Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến Ví dụ: Thành Cổ Loa, nhà sàn Bác Hồ, hang Pắc Bó, Ải Chi Lăng, Khu Tân Trào, bãi cọc Bặch Đằng… + Các di tích văn hoá nghệ thuật: Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần. Ví dụ: Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình), toà thánh Tây Ninh. + Các danh lam thắng cảnh Nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng. Tại đây không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Danh thắng thường chứa đựng giá trị nhiều loại di tích lịch sử văn hoá. + Các bảo tàng: bảo tàng là nơi lưu giữ các tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri thức chấn hưng tinh hoa truyền thống. b. Các lễ hội Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân tộc. · Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước hoặc liện quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Do vậy, lệ hội có tính of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm chất cao đối với du khách Việt Nam. c. Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống - Thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động - Thể hiện những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người - Nước ta là nước có nhiều nghề thủ công truyền thống: chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre đan, nghề dệt… mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và khá độc đáo. (1). Nghề chạm khắc đá + Là một trong những nghề có lịch sử lâu đời nhất thế giới + Thời kỳ đồ đá, con người đã chế tác ra những vòng đeo tay, hạt chuỗi, khuyên tai, tượng bằng đá. + Tại Việt Nam đã tìm thấy di chỉ xưởng chế tác đá Bái Tự (Bắc Ninh), Tràng Kênh (Hải Phòng), Bái Tê (Thanh Hoá), Kinh Chủ (Hải Dương), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi khác như Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Biên Hoà. (2). Nghề đúc đồng Nghề đúc đồng của nước ta xuất hiện rất sớm - từ thời kỳ dựng nước. Những sản phẩm được đúc từ đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn như trống đồng đã chứng tỏ một trình độ kỹ thuật điêu luyện, một tư duy nghệ thuật phong phú. Hiện còn lưu giữ “tứ đại khí” của nước ta thời xưa, đó là; + Tượng đồng cao 20m ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều ( Quảng Ninh). + Chuông Quy Điền ở chùa Diên Hựu ( Chùa Một Cột). + Vạc chùa Phổ Minh (Nam Định), sâu 4 thước, rộng 10 thước, nặng 6150kg. “Tứ đại khí” này sau bị nhà Minh phá huỷ. Nghề đúc đồng phát triển nôit tiếng nhất là ở làng Ngũ Xá (Hà Nội ), làng Trà Đúc ( Thanh Hoá) và làng Điện Phương (Quảng Nam). (3) Nghề kim hoàn (còn gọi là nghề mỹ nghệ vàng bạc) Nước ta có nhiều làng làm nghề kim hoàn, như làng Đình Công (Thanh Trì – Hà Nội) là ông tổ của nghề này. (4) Nghề gốm Nước ta là một trong những bơi có kỹ nghệ gồm phát triển sớm nhất ở châu Á. Nhiều địa phương đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước về kỹ thuật làm gốm thủ công thô sơ rất sơ rất đọc đáo có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách như: Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà ( Bắc Ninh), Lò Chum ( Thanh Hoá), Phương Tích (Huế), Biên Hoà (Đồng Nai). (5) Nghề mộc Nghề mộc dựng đình chùa, đền miếu, nổi tiếng có thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc tỉnh Hải Dương. Nghề chạm trổ, khắc gỗ có rất nhiều nơi nổi tiếng: làng Đồng Giao xã Hương Điền tỉnh Hải Dương, làng Chàng Thôn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây; làng Giáp thuộc Tứ Xã, huyện Lâm Thao - Phú Thọ, La Xuyên huyện Yên Ninh tỉnh Nam Định; Phù Khê và Kim Thiều thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh… Vùng Thuận Hoá (Huế) là kinh đô của cả nước, nơi tập trung nhiều nghệ nhân nghề mộc và chạm trổ. (6) Nghề dệt thiêu ren truyền thống Theo truyền thuyết thì công chúa Thiều Hoa, con gái thứ sáu của vua Hùng Vương thứ nhất, chính là người tìm ra con tằm và phát minh ra nghề dệt lụa. Những địa danh gắn of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm với truyền thuyết đó ở nước ta có rất nhiều như: Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô (Hà Nội), Trinh Tiết, Kiều Trúc, La Khê (Hà Tây). (7) Nghề sơn mài và điêu khắc Nghề sơn mài ở Việt Nam có từ đời Lê Hiến Tông, có ông tiến sĩ Trần Lưu tên thật là Lương (1470) ở làng Bình Vọng, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ năm 1502, là ông tổ của nghề sơn Việt Nam. Kế thừa và phát huy nghề truyền thống đó, năm 1925 ở nước ta, trường CĐ Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập. Những hoạ sĩ nổi tiếng về sơn mài là Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn. (8) Nghề khảm trai, khảm xà cừ Theo truyền thuyết do ông Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa, Thanh Hoá thành lập. Về sau ở làng Chuôn huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây.( thời Lê Hiển Tông 1740-1786). Sau đó ra Thăng Long, lập nên phố hàng Khay và lập đền thờ ông Kim. Ngày nay, nổi tiếng nhất của Việt Nam là Hà Tây, Hà Nội và Nam Định. d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học - Là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá phong tục tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc. - Những tập tục riêng về cư trú, về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, trang phục và ẩm thực, về ca múa nhạc… c. Các đối tượng văn hoá thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện - Các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng… - Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải trí thể thao lớn, các cuộc triển lãm những thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim ảnh quốc, ca nhạc quốc tế, dân tộc, các lễ hội điển hình. III – PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THIÊN NHIÊN 1. Khái niệm và mục đích ý nghĩa của đánh giá tài nguyên du lịch 1.1. Khái niệm Đánh giá tài nguyên du lịch là một việc xem xét tài nguyên theo những tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích du lịch. 1.2. Các kiểu đánh giá Có ba kiểu chính: - Kiểu tâm lý thẩm mỹ Kiểu này nhằm đánh giá mức độ cảm xúc, phản ứng tâm lý, thẩm mỹ của khách du lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch. Để đánh giá theo kiểu này cần dựa vào số liệu thống kê của các kết quả điều tra xã hội học. - Kiểu sinh khí hậu (hoặc y học) Kiểu đánh giá này dùng để đánh giá các dạng tài nguyên du lịch khí hậu và thời gian thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người. Để thực hiện phương pháp này, người ta dựa vào các chỉ số khí hậu đo được thông qua thực nghiệm. - Kiểu kỹ thuật Thông qua các chỉ tiêu có tính chất kỹ thuật để xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch hoặc làm cơ sở để xây dựng điểm du lịch, khu du lịch. of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm 2. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 2.1. Phương pháp đánh giá theo từng nguồn tài nguyên du lịch Để đánh giá một nguồn tài nguyên du lịch, người ta có thể dùng 1 kỹ thuật rất đơn giản: 1 phiếu xác định tài nguyên trong đó có ghi những nội dung sau: + Tên và vị trí của nguồn tài nguyên + Quan hệ của nó với các tài nguyên khác + Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật + Mùa vụ khai thác + Mức độ sử dụng + Chủ sở hữu và tổ chức quản lý Ngoài ra, để đánh giá từng loại tài nguyên cần có những tiêu chí riêng 2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch địa hình Tài nguyên này được đánh giá bằng sự thống kê, mô tả về đặc điểm hình dạng địa hình, các kiểu địa hình đặc biệt, mức độ tương phản của các kiểu địa hình. 2.3. Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ mục đích du lịch - Dựa vào các chỉ số và các điều kiện thích hợp với sức khoẻ con người, đối với các loại hình hoạt động du lịch. - Các điều kiện thích hợp nhất đối với các loại hình hoạt động chung của du lịch. 2.4. Đánh giá thuỷ văn - Tiểu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt - Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho tắm mát, thể thao nước. - Tiêu chuẩn sóng, thuỷ triều dòng biển để phục vụ thể t hao, vui chơi giải trí trên biển. - Các chỉ tiêu về nước khoáng phục vụ chữa bệnh, ăn uống, giải khát. 2.5. Đánh giá tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch Dựa vào quy định và tiêu chuẩn đối với các vườn quốc gia, các rừng bảo tồn thiên nhiên, các rừng di tích, lịch sử văn hoá, dựa vào các chỉ tiêu cụ thể để phát triển từng loại hình du lịch. Sau đây là 1 số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên sinh vật để phục vụ cho từng mục đích khác nhau. - Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch Yêu cầu: - Thảm thực vật phong phú độc đáo và điểm hình - Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới và trong nước (có 1 số động vật thú chim, bò sát côn trùng, cá) phong phú hoặc điển hình cho vùng. - Có các loại đặc sản - Thực động vật có màu sắc hấp dẫn vui mắt - Đường sã thuận lợi cho việc tham quan vui chơi của khách - Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao Yêu cầu: - Loài được săn bắn không ảnh hưởng đến số lượng quỹ gen động vật - Loài động vật hoạt động nhanh nhẹn có địa hình dễ hoạt động - Xa khu dân cư, quân đội và cơ quan of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm - Diện tích khu vực tương đối rộng để bảo đảm tầm bay của đạn - An toàn tuyệt đối cho khách du lịch - Cấm dùng súng quân sự, mìn, chất nổ nguy hiểm - Chỉ tiêu đới với mục đích nghiên cứu khoa học Yêu cầu: - Nơi có hệ động thực vật phong phú đa dạng - Nơi có tồn tại loài quý hiếm - Nơi có thể đi lại, quan sát, chụp ảnh - Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý Sau khi đánh giá riêng lẻ từng nguồn tài nguyên, cần đ ánh giá kết hợp nhiều yếu tố tự nhiên để chọn sản phẩm du lịch phù hợp. 2.6. Phương pháp đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du l ịch - mục đích đánh giá: nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của tài nguyên đối với hoạt động du lịch nói chung hay từng loại hình du lịch. - Các bước tiến hành: - Bước 1: Xây dựng thang đánh giá - Bước 2: Chọn các yếu tố đánh giá - Bước 3: Xác định các bậc của từng yếu tố - Bước 4: Xác định điểm của mỗi bậc và hệ số các yếu tố - Bước 5: Tính điểm mỗi yếu tố - Nhận xét và xếp loại kết quả đánh giá. 2.7. Tiêu chuẩn xếp hạng các di sản thiên nhiên thế giới Theo UNESCO, 1 địa điểm trên trái đất được xem xét và công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới phải đáp ứng ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn và các điều kiện về tính toàn vẹn sau: a. Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho những gia đoạn tiến hoá của địa chất b. Là những mẫu hết sức tiêu biểu cho quá trình địa chất đang diễn biến cho thấy sự tiến hoá sinh học và tác động qua lại giữa con người và môi trường thiên nhiên. Loại mẫu này khác biệt với loại thuộc các thời kì lịch sử của trái đất và liên quan đến quá trình tiến hoá đang diễn ra của thực vật, các dạng địa hình, các miền biển và miền nước ngọt. c. Có những hiện tượng tạo thành hoặc đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật như những mẫu tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái quan trọng nhất, những phong cảnh tuyệt đẹp, hoặc những trường hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên và văn hoá. d. Bao gồm những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất trong đó còn sống sót những loại thực vật và động vật bị đe doạ và có giá trị toàn cầu, đặc biệt về mặt khoa học và bảo tồn. IV – PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1. Các tổ chức đánh giá Để đánh giá 1 công trình có giá trị lịch sử, người ta dùng 1 số các tổ chức sau: + Thời đại của công trình xây dựng + Kiểu kiến trúc + Giá trị về mặt kến trúc of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm + Giá trị nghệ thuật + Trạng thái được bảo tồn + Lĩnh vực sử dụng + Mật độ di tích: số lượng/đơn vị diện tích. Mật độ di tích càng cao thì điều kiện phát triển du lịch càng lớn + Số lượng di tích: chỉ tiêu này thể thiện số lượng tuyệt đối di tích có trên 1 lãnh thổ. Trên lãnh thổ nếu số lượng di tích nhiều mà phân bố rải rác thì hạn chế phát triển du lịch. Nếu số lượng ít mà phân bố tập trung thì giá trị đối với phát triển du lịch lớn hơn. + Số di tích được xếp hạng + Số di tích đặc biệt quan trọng + Các di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh cấp quốc gia + Các danh lam thắng cảnh phải có giá trị nổi tiếng 2. Tiêu chuẩn xếp hạng di sản văn hoá thế giới Để được công nhận là di sản văn hoá thế giới, cần phải đạt 6 tiêu chuẩn sau: 1. Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. 2. Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. 3. Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. 4. Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử, có ý nghĩa. 5. Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được 1 nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được. 6. Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. 3. Tiêu chuẩn xếp hạng di sản văn hoá Việt Nam - Là những động sản và bất động sản có giá trị văn hoá lịch sử, khoa học, nghệ thuật, và những công trình mang tính chất sáng tạo trên nhiều lĩnh vực của xã hội từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần. - Phải là chứng tích cho nền văn minh riêng biệt - Phải là những công trình vật dụng, có giá trị xuất sắc mang tính chất tiêu biểu hoặc là đỉnh cao của từng mặt sinh hoạt, xã hội của một thời đại - Những di tích có liên quan đến những sự kiện lịch sử và quá trình phát triển văn hoá xã hội. - Là chiến tích các mốc lịch sử, chiến công hiển hách, những thành tích lớn có tác dụng chuyển biến 1 giai đoạn lịch sử, cách mạng hay 1 hình thái xã hội. Tóm lại, việc đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở khoa học để xây dựng sơ đồ vùng du lịch, qui hoạch để phát triển du lịch và bảo vệ cảnh quan, một trường du lịch. 0 of 11 4/10/2008 8:47 AM
- CHƯƠNG I (05 tiết) http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/174/CHUONG_I.htm 1 of 11 4/10/2008 8:47 AM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy hoạch du lịch: Phần 1 - Bùi Thị Hải Yến
217 p | 895 | 172
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
97 p | 70 | 14
-
Giáo trình Tâm lý và kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
119 p | 41 | 10
-
Phát triển du lịch giáo dục ở Thừa Thiên Huế
12 p | 108 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn