YOMEDIA
ADSENSE
Chương III: Các lý thuyết Công tác Xã hội
715
lượt xem 99
download
lượt xem 99
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Chương III: Các lý thuyết Công tác Xã hội" cung cấp cho các bạn những lý thuyết thường được sử dụng trong Công tác Xã hội như: thuyết Năng động tâm lý thuộc trường phái Phân tâm học, thuyết Hành vi, thuyết Nhận thức, thuyết Hệ thống cảm xúc gia đình,... Những kiến thức đưa ra trong tài liệu này chính là cơ sở để các bạn chuyên ngành Công tác Xã hội áp dụng trong thực tế làm việc với thân chủ của mình.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương III: Các lý thuyết Công tác Xã hội
CHƯƠNG 3<br />
<br />
CÁC LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI<br />
1. Thuyết Năng động tâm lý/ trường phái phân tâm học<br />
1.1 Nội dung chính của thuyết<br />
<br />
1.1.1 Bản năng – Bản ngã và siêu ngã Bản chất của con người bao gồm 3 hệ thống: id (bản năng), ego (bản ngã) và siêu ngã. Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Đây là phần chúng ta có chung với loài vật. Bản năng họat động trên nguyên tắc khoái lạc, thỏa mãn tức thời. Bản năng quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh học như đói ăn, khát uống… Bản năng phát triển quá mạnh sẽ làm cho con người trở nên dã man, thú tính. Hệ thống căn bản khởi thủy của nhân cách Mù quáng, chỉ biết đòi hỏi, trái với đạo đức Giải tỏa căng thẳng tức thì để trở về trạng thái cân bằng Tránh nỗi đau, tìm lạc thú Chỉ biết ước muốn và hành động Chủ yếu là phần vô thức, hoặc ngoài tầm ý thức Có thể ví như đứa con nít Siêu ngã (cái Thiện): đối nghịch với bản năng, siêu ngã là phần cao cấp. Nơi siêu ngã, những giá trị của cá nhân, những nguyên tắc đạo đức được hình thành giúp con người phân biệt phải trái. Phần siêu ngã ở mỗi cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào những giá trị của xã hội, nền giáo dục của gia đình. Cha mẹ có siêu ngã mạnh và phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành một siêu ngã mạnh nơi con cái, giúp trẻ có cảm thức về tội lỗi. Tiếng nói của lương tâm Tìm sự hoàn thiện Ngăn cấm những xung động của bản năng Phần thưởng của siêu ngã: cảm giác tự hào và quý trọng mình Hình phạt của siêu ngã: mặc cảm tội lỗi và tự ti Có thể ví như bậc cha mẹ Bản ngã (cái Tôi): là cái biểu hiện ra bên ngoài mọi người đều thấy. Bản ngã duy trì sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã liên quan đến những đòi hỏi của con người. Khi một người đói, bản năng sẽ yêu cầu con người thỏa mãn cơn đói bằng mọi cách (kể cả ăn cắp), siêu ngã chống lại bản năng bằng cách đưa ra những quy tắc đạo đức, giá trị bản thân (lòng tự trọng) và bản ngã sẽ giúp con người chọn thỏa mãn cái đói bằng cách thức xã hội chấp nhận được. Như vậy, bản ngã họat động trên nguyên tắc thực tế. Bản ngã giúp chế ngự những ham muốn bất chính, chống lại sự thất vọng, kiểm sóat căng thẳng, phân tích tổng hợp tình hình thực tế….<br />
<br />
cách <br />
<br />
Tiếp xúc với thế giới thực tại bên ngoài, bộ phận “điều hành” của nhân Trung gian giữa siêu ngã và bản năng Hoạt động theo quy luật thực tế Có thể ví như người trường thành<br />
<br />
Chính bản ngã và siêu ngã làm cho con người khác với loài vật. Tuy nhiên cần có sự kết hợp hài hòa giữa siêu ngã và bản ngã để những cảm giác có tội sinh ra từ siêu ngã được bản ngã xử lý có hiệu quả và hợp lý tạo điều kiện cho con người phát triển quân bình và lành mạnh. Nếu siêu ngã quá khắt khe, cảm giác tội lỗi sẽ áp đảo và ảnh hưởng đến tòan bộ nhân cách. Trong nhiều trường hợp tự tử, người ta thấy nguyên do đến từ cảm giác tội lỗi quá lệch lạc của đương sự. Trong ba thành phần cấu tạo nên bản chất con người, bản ngã là thành phần quan trọng nhất. Nó không ngừng đối phó với những lực nội tại cũng như ngoại lai và trưởng thành lên theo thời gian. 1.1.2 Chức năng chính của bản ngã Theo Schammes (1996), bản ngã có một số chức năng ý thức và vô thức sau đây: ý thức môi trường bên ngoài: bản ngã định hướng chính xác về thế giới bên ngoài. Nó xác định thời gian, không gian, con người và phân biệt ảo giác, ảo tưởng và các mối liên kết hời hợt phán đoán: khả năng phán đoán của bản ngã giúp ta chọn lựa hành vi phù hợp trong những hoàn cảnh khác nhau để đạt mục tiêu khả năng nhận thức: đây là khả năng tạo ra những giới hạn tâm lý phù hợp (than mật hay giữ khoảng cách) trong tương quan với người khác kiểm sóat xung lực: bản ngã phân biệt các lọai xung lực, kiểm sóat hành vi thái độ và tình cảm ở mức độ sao cho phù hợp với các quy tắc xã hội điều tiết quá trình tư duy: đây là khả năng ghi nhớ, tập trung và đánh giá tình hình của bản ngã để đưa ra những hành vi và cảm xúc phù hợp tạo tương quan: bản ngã có khả năng quản lý các mối tương quan nhằm đạt mục tiêu cá nhân và khả năng nhìn nhận mỗi người là một cá thể độc đáo tạo cơ chế tự vệ: bản ngã giúp ta giảm thiểu lo lắng điều tiết các tác nhân kích thích: đây là khả năng sàng lọc và chọn lựa các tác nhân kích thích bên ngòai để duy trì, tập trung vào điểm trọng tâm của đời người, giúp ta tránh hời hợt/buông thả hay kiệt lực tự trị: đây là khả năng duy trì sự chú ý, tập trung, trí nhớ, trí hiểu duy lý hóa: tránh những cảm xúc không thể chấp nhận được bằng cách nghĩ đến hay nói về những cảm xúc này một cách vô cảm (một người nói với tư vấn viên là cô ta rất buồn nhưng không biểu lộ cảm xúc buồn bã). Điều này làm cho đương sự không hiểu được vấn đề tác động lên cuộc sống của mình thế nào<br />
<br />
1.1.3 Cơ chế phòng vệ Nhân viên xã hội ứng dụng thuyết năng động tâm lý cần phải nhạy bén với cơ chế phòng vệ mà thân chủ sử dụng bởi vì cơ chế này tác động rất nhiều đến khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ. Phòng vệ là sự đáp trả vô thức, tự động giúp ta giảm thiểu những nguy cơ, đối phó với lo lắng. Người ta có thể sử dụng những cách phòng vệ lành mạnh hoặc có hại. Đây là điều nhân viên xã hội cần biết. chối từ hay phủ nhận : không nhìn nhận thực tế vì nó có hại cho sự an toàn của tôi. Bóp méo những suy nghĩ và cảm nhận của mình trong một hoàn cảnh bi đát nào đó. Nhắm mắt trước những thực tế đáng lo sợ vì những thực tế này quá đau đớn không thể chấp nhận được (không chấp nhận mình quá ốm hay quá mập mà cho rằng mình coi được, không tin vào chẩn đoán của bác sĩ). Tiếp nhận: lấy suy nghĩ của người khác làm của mình để tránh xung đột trực tiếp (người vợ bị đánh cho rằng mọi sự là lỗi của mình vì đã bị ông chồng “nhét” vào đầu tư tưởng chị là người không biết cách chăm sóc chồng) Dời chỗ/ Hóan đổi – giận cá chém thớt: chuyển những cảm xúc tiêu cực về một ai đó hay một sự việc nào đó lên người khác. Giải tỏa ức chế bằng cách chuyển từ đối tượng nguy hiểm qua đối tượng an toàn hơn (giận chồng mà không đánh chồng được nên đánh con) Phóng chiếu: quy kết những cảm nghĩ, tình cảm của mình cho người khác. Gán cho người khác những ước muốn và những xung động bất ổn mà chính mình có, để khỏi phải đối diện với vấn đề của mình (anh thanh niên không muốn giận bạn gái, vì thế khi anh ta có bất đồng với cô ấy thì anh cho rằng cô giận anh) Thóai lui/ co về quá khứ: quay lại những hành vi thiếu chín chắn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Trở về hình thái trước đây của mình trong những giai đoạn phát triển đã qua. Để đối phó với những tình huống quá căng thẳng, con người thường bám vào những hành vi thiếu trưởng thành mà thuở nhỏ mình vẫn làm vì thời đó là thời người ta cảm thấy an toàn trong tay mẹ (em bé 8 tuổi đái dầm sau khi biết kết quả thi ở trường tệ). Viện lý/lý sự: tìm lý do để biện minh hành động không được xã hội chấp nhận (ăn cắp viện lý do giúp người nghèo). Đưa ra những lý do để biện hộ cho những hành vi và bản ngã bị tổn thương của mình (VD: xin việc nhưng bị từ chối… Nhập nội: Cho vào , «nuốt vào» những giá trị và những chuẩn mực của người khác. Chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Thí dụ: người bố luôn luôn mắng chửi đứa con là “đồ ngu”, đứa con chấp nhận điều đó (vì không thể cãi lại bố) và càng ngày càng học kém vì mất tự tin và ý chí học hỏi. Dồn nén: Đây là cơ chế thông thường mà con người hay dùng, giúp đối phó với sự lo lắng và cứu con người khỏi bị choáng ngợp vì lo. Những ý nghĩ và cảm xúc đáng sợ bị đẩy ra khỏi ý thức một cách tự động. Đa số những kinh nghiệm đau đớn của tuổi thơ (1-5 tuổi) đều bị đẩy ra khỏi ý thức, nhưng vẫn ảnh hưởng đến hành vi con người sau này<br />
<br />
Cao thượng hóa: Tái định hướng những xung động về tính dục và gây hấn vào những hoạt động có ích và được xã hội chấp nhận Bù trừ: Che đậy những yếu điểm của mình bằng cách hình thành một số nét trội nào đó để bù trừ cho những giới hạn của mình (là học sinh giỏi nhất không được thì tìm cách là học sinh phá nhất) 1.1.4 Các giai đoạn phát triển Theo Erikson (1968), sự trưởng thành của con người chia ra 8 giai đoạn; mỗi giai đoạn có một giá trị riêng, và khi vượt qua từng giai đoạn, con người phải trải qua những khủng hoảng và mâu thuẫn do hai lực: lực đẩy do điều kiện sinh lý của bản thân và lực kéo của môi trường văn hóa xã hội của giai đoạn đó, và tùy theo mức độ thành công hay thất bại, sẽ đạt được nhiều hay ít giá trị của giai đoạn đó. Mức độ giá trị đạt được này có ảnh hưởng rất lớn đến bản ngã của con người trưởng thành.<br />
<br />
Giai đoạn cuộc đời Sơ sinh<br />
<br />
Thách đố về mặt tâm lý Hy vọng Tin tưởng >< nghi ngờ Tập đi Ý chí Tự chủ >< xấu hổ, rụt rè Mẫu giáo Có chủ Chủ động >< cảm đích giác tội lỗi Nhi đồng Năng Năng nổ, hiệu quả lực >< tự ti Vị thành Trung Khẳng định bản niên thực thân, biết mình >< mơ hồ về căn tính của mình, phân tán nhân cách Thanh Yêu Thân thiết, gần niên thương gũi >< tách biệt, cô độc Tráng niên Chăm Năng động, tác sóc tạo >< tự đủ, trì trệ Lão niên Trí tuệ Mãn nguyện >< căm ghét, thất vọng<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Tác nhân quan trọng Người mẹ Bố mẹ Gia đình Lối xóm Nhóm Đồng đẳng<br />
<br />
Bạn phái<br />
<br />
khác<br />
<br />
Gia đình riêng Nhân sinh<br />
<br />
1.2 Đánh giá và can thiệp CTXH 1.2.1 Đánh giá Nhân viên xã hội đánh giá điểm mạnh và những giới hạn về chức năng bản ngã của từng thân chủ bằng cách hỏi trực tiếp thân chủ hoặc hỏi những người khác hoặc xem xét các nguồn dữ liệu sẵn có như bệnh án, hồ sơ cảnh sát… để tìm ra những khiếm khuyết về mặt thể lý ảnh hưởng đến chức năng bản ngã, những yếu tố kích thích và khả năng tự trị của thân chủ. Việc đánh giá quá trình phát triển tâm lý của thân chủ đòi hỏi phải xem lại những kinh nghiệm quan trọng trong quá khứ vì theo tâm lý bản ngã, mọi giai đoạn phát triển được xây dựng trên nền tảng các giai đoạn trước đó và mọi trục trặc trong giai đoạn phát triển có thể gây ra sự bộc phát các hành vi bất thường. Việc thu thập thông tin sẽ giúp nhân viên xã hội tác định những kỹ năng cần thiết cho thân chủ trong quá trình phát triển 1.2.2 Can thiệp Phẩm chất mối tương quan giữa thân chủ và nhân viên xã hội vô cùng quan trọng, quyết định kết quả can thiệp. Ban đầu, nhân viên xã hội phải làm sao tạo được những tương quan cảm xúc tích cực nơi thân chủ qua việc cùng hợp tác, thỏa thuận mục tiêu can thiệp và làm cho đôi bên có cảm giác thỏai mái khi làm việc với nhau. Muốn vậy, nhân viên xã hội phải có kỹ năng thấu cảm (nhạy cảm và nhận thức đúng mọi cảm xúc của thân chủ, tỏ ra hiểu thân chủ) và lòng chân thực (thái độ tự nhiên và thành thật). Có hai hướng can thiệp ứng dụng thuyết năng động tâm lý: duy trì bản ngã nếu khám phá ra rằng chức năng bản ngã của thân chủ không bị tổn hại. Phương pháp này giúp thân chủ hiểu rõ hơn về những động cơ và hành vi của mình và vận dụng những điểm mạnh của bản thân để giải quyết vấn đề. Với phương cách này, thân chủ được (a) khuyến khích phát triển và duy trì những tương quan tích cực, (b) khám phá, diễn tả và giải tỏa những cảm xúc để có cái nhìn khách quan về những khó khăn hiện tại (c) phản ánh tình hình và con người, tìm ra những giải pháp cho vấn đề hiện thời. Nhân viên xã hội có thể chỉ cho thân chủ các nguồn tài nguyên sẵn có hay tác động trực tiếp lên thân chủ, đặc biệt khi thân chủ đang gặp khủng hỏang và không thể phán đóan tốt được. thay đổi bản ngã: kỹ thuật này được sử dụng khi nhân viên xã hội khám phá ra rằng trong quá khứ, thân chủ có lúc đã trải qua những giai đoạn thích nghi không tốt trong quá trình phát triển. nhân viên xã hội tạo điều kiện để thân chủ tự ý thức bằng cách (a) khám phá ra các kiểu hành vi bất thường của thân chủ, (b) cho giải thích mới về các kiểu tương quan (c) đối phó với những cơ chế tự vệ lệch lạc (d) sửa chữa những lỗ hổng trong quá trình phát triển và (e) hướng dẫn thân chủ đi vào những tương quan đúng đắn<br />
<br />
2. Thuyết hành vi<br />
Bản chất của con người theo thuyết hành vi: con người là cái mà họ làm.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn