Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
lượt xem 487
download
Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam
- Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam Câu 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN. Trả lời: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: - Mục tiêu chung: Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu của người là một, đó là độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Là giải phóng con người, giải phóng tiềm năng của con người, tạo điều kiện về mọi mặt cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là mục tiệu tổng quát theo cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh hiểu mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lỗi con đường lực chọn và bản chất thực tế xã hội mà chúng ta xây dựng. Người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ”…. Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội. Nhưng quan niệm cao nhất của người về chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhân dân, đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm xã hội chủ nghĩa. Như vậy, Hồ Chí Minh đã xác định rõ các mục tiệu củ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. • Mục tiêu chính trị: Chủ nghĩa xã hội là chế độ do lao động nhân dân làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan Nhà nước, thực hiện quyền kiểm soát đối với đại biểu mình. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ chủ yếu bằng Nhà nước, dưới sự lãnh
- đạo của Đảng. Ở đó có sự thống nhất giữa quyền làm chủ và nghĩa vụ, tính năng động của người làm chủ. • Mục tiêu kinh tế: Đó là nền kinh tế phát triển cao, không còn quan hệ người bóc lột người, đời sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện. Xây dựng nền kinh tế là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại. Nền kinh tế phải được xây dựng trên cở sở chế độ công hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ. Nền kinh tế phải phát triển toàn diện các nghành chủ yếu là công nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó công nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nhà nước. Chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế. • Mục tiêu văn hóa - xã hội: Về văn hóa là mục tiêu cơ bản của cách mạng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người. Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa vì con người, phục vụ cho con người. Đó là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâu sắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Về xã hội là cần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ. Mọi chế độ, chính sách xã hội phải là chế độ, chính sách về con người, vì con người, cho con người. Xã hội có đạo đức, lối sống lành mạnh. Động lực của chủ nghĩa xã hội: - Để đạt được các mục tiêu cần phải nhận thức và phát huy tất cả các động lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, động lực là tất cả những yếu tố, điều kiện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động con người. Mặt khác cần triệt tiêu các trợ lực kìm hãm sự hoạt động của con người, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội. Động lực xã hội chủ nghĩa là một hệ thống rất phong phú trong đó quan trong nhất là động lực con người. Động
- lực con người được xét trên hai phương diện: Cộng đồng và cá nhân. Từ đó các động lực có biểu hiện cụ thể như sau: • Động lực 1: Động lực con người: phát huy sức mạnh con người với tư cách cá nhân người lao động trong bồi cảnh cộng đồng sức mạnh của dân tộc • Động lực 2: Động lực vật chất: đó là nhu cầu và lợi ích của con người, của xã hội, coi trọng động lực từ các đoàn bẩy kinh tế. • Động lực 3: Chính trị tinh thần: Đó là việc phát huy quyền làm chủ và ý thức quyền làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xã hội; thực sự điều chỉnh các yếu tố tinh thần khác: chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật. • Động lực 4: Khoa học kỹ thuật và yếu tố quốc tế - Điểm mấu chốt để phát huy động lực của CNXH là phải khơi dậy, phát huy động lực con người trên cả hai phương diện cá nhân và cộng đồng: + Phương diện cộng đồng: ồ Củng cố và tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp. ệ Tạo lập môi trường thuận lợi để các tổ chức tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội. ộ Tạo điều kiện giúp đỡ các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa cùng phát trển. + Trên phương diện cá nhân: ệ Phải giải quyết hài hòa, đúng đắn vấn đề lợi ích trước hết là mối quan hệ giữa 3 lợi ích: lợi ích cá nhân người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Đẩy lùi, xóa bỏ trở lực. Bên việc phát huy các động lực, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra sự cần thiết phải đấu tranh khắc phục những trợ lực của chủ nghĩa xã hội. Người đã chỉ ra các trợ lực sau: - Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc: đây là kẻ địch to lớn. - Các phong tục tập quán không tốt. - Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. - Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.
- - Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới,v.v.. - Chủ nghĩa cá nhân: đây là đồng minh của hai kẻ thù kia, là bệnh mẹ đẻ ra vô số bệnh con, đe dọa sự mất còn của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần chí công vô tư cho cán bộ đảng viên và nhân dân nhằm khơi dậy và phát huy động lực con người vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. - Trong hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cũng như vai trò của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Câu 2: Trình bày những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”, là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, “là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do, là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta dược hoàn toàn tự do,…. Đặc trưng tổng quát của CNXH ở VIỆT NAM , theo HỒ CHÍ MINH ,cũng trên cơ sở của lý luận Mac- Lênin ,nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh tế ,văn hoá , xã hội .Còn về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau: -Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ . Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, theo mô hình xã hội cũ, nhân dân lao động thường được hiểu đơn giản là hai giai cấp công nhân và nông dân, nghĩa là gần như chỉ đề cập đến lực lượng chân tay.Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hình thức lao động khác như lao động trí óc, lao động nghệ thuật. Tại sao phải “do nhân dân lao động làm chủ” ? + Bản chất của CNXH là giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, đem quyền lực về tay nhân dân (trong đó chủ yếu là nhân dân lao động).Vì thế xã hội
- XHCN “do nhân dân lao động làm chủ”, được xem là đặc trưng cơ bản, hiển nhiên của mọi chế độ XHCN. + Việc trao quyền làm chủ xã hội cho nhân dân sẽ giúp phát huy được nguồn lực to lớn của lực lượng này trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp cho xã hội ngày một phát triển hơn. “Do nhân dân lao động làm chủ” như thế nào? + Việc trước hết cần làm đó là phải thực hiện dân chủ. Đây là một quá trình lâu dài và khó khăn. Trong đó, tự nhân dân phải phát huy quyền làm chủ (thông qua bầu cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…) còn Đảng và Nhà nước phải đảm bảo về pháp luật, các cơ chế nhằm đảm bảo nhân dân có khả năng phát huy quyền làm chủ của mình. + Đảng là lực lượng lãnh đạo nhưng xuất phát từ nhân dân và phải luôn đăc quyền lợi của nhân lên trên hết. Mọi chủ trương chính sách phải xuất phát từ quyền lợi thực tế của người dân và phải loại trừ mọi tư tưởng độc đoán, lạm quyền, chủ quan, duy ý chí. Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc và của nhân dân. Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân .Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ XHCN. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. CNXH chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân. -Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật . Đây là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học – kỹ thuật của nhân loại .
- Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xoá bỏ nguồn gốc của chế độ người bóc lột người, con người được giải phóng có đều kiện phát triển toàn diện dẫn dến sự bình đẳng phát triển trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại, gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Nền kinh tế phát triển cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. - Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người . Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
- Việc giành chính quyền, độc lập, tự do, dân chủ - giải phóng con người về chính trị suy cho cùng cũng là để giải phóng con người về kinh tế, về đời sống vật chất và tinh thần. Dù lúc đầu mới có chính quyền, trình độ kinh tế, mức sống vật chất của nhân dân còn thấp, nhưng đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội là đã không còn chế độ tư hữu, áp bức bất công với tư cách một chế độ xã hội. Đây là những tiền đề chính trị, kinh tế khác về bản chất so với các chế độ cũ để từng bước thực hiện việc giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Không có những tiền đề cơ bản đó không thể giải phóng con người, không thực hiện được công bằng, bình đẳng, tiến bộ và văn minh xã hội... Nói bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội, là nói trong điều kiện, giai đoạn xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước, trước hết bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh (dù họ ở thành phần kinh tế nào...) trước pháp luật chung của nhà nước; bình đẳng nam - nữ, bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết toàn dân tộc, … Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Trong quá trình lao động cụ thể, mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung cho xã hội. Nguyên tắc phân phối này là phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này. -Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức . Kế thừa và phát huy những thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ trí thức,
- đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngay càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa tiến bộ, trái với với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. + Về văn hoá: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hoài hoà trong phát triển của xã hội và tự nhiên. Nền văn hoá mà nước ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng và sắc thái của 54 thành phần dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Văn hoá là một mặt trận: xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.Phương châm xây dựng nền văn hoá mới XHCN là dân tộc, khoa học, đại chúng.Phong trào văn hoá phải có bề rộng và bề sâu, trong khi đáp ứng mặt giải trí không được xem nhẹ nâng cao trí thức của quần chúng, Người nhắc văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất. Về đời sống vật chất và văn hoá: nhân dân có cuộc sống no đủ, có mức hưởng thụ văn hoá khá, có điều kiện học hành, chữa bệnh. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh. + Về đạo đức:
- Hồ Chí Minh luôn nhắc đến trách nhiệm đào tạo con người: “Muốn có con người XHCN phải có tư tưởng XHCN”, Người nhấn mạnh phải trao dồi đạo đức cách mạng, tạo điều kiện để rèn luyện tài năng, mang tài năng cống hiến cho xã hội. Cơ sở để Mac – Lênin đưa ra những đặc trưng cơ bản về CNXH: - Kinh tế: xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử. Đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kiềm hãm… của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công… đối với đa số nhân dân. - Chính trị: trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thõa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và lợi ích của nhân dân - Về tư tưởng văn hóa: lấy hệ tư tưởng Mac – Lênin – Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng chủ đạo với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Đồng thời kế thừa phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hóa văm minh tiến bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở các quốc gia dân tộc. - Xoá bỏ từng bước chế độ tư hữu TBCN, thành lập chế độ sở hữu công hữu để giải phóng sức sản xuất xã hội.Có một nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại có khả năng tạo ra năng suất lao động cao. Sản xuất hàng hoá do giai cấp công nhân tổ chức. - Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự cân bằng bình đẳng về lao động và hưởng thụ. - Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và chân tay. - Giải phóng con người khỏi mọi áp bức bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát triển. Tóm lại, theo quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng cơ bản của CNXH ngoài sự kế thừa của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh còn có những quan điểm tiến bộ hơn như là:
- + CNXH là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. + Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
12 p | 9244 | 1432
-
CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
12 p | 4551 | 1312
-
CHƯƠNG III - TƯ TƯỞNG HCM VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
12 p | 839 | 235
-
Tóm tắt chương I,II,III môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam
10 p | 1748 | 187
-
Chương 3 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
16 p | 615 | 173
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: CHƯƠNG III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
9 p | 451 | 162
-
Chương III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
18 p | 979 | 129
-
Chương III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
29 p | 356 | 95
-
Chương III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT
14 p | 331 | 92
-
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Bài thu hoạch TÓM TẮT CHƯƠNG II, III, IV
28 p | 857 | 60
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương III - ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy
8 p | 182 | 38
-
Nhà nước và pháp luật - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2
28 p | 212 | 32
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương III - Lê Văn Bát
51 p | 134 | 24
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người: Phần 2 - TS. Lại Thị Thanh Bình
105 p | 28 | 13
-
Chương III ( đọc thêm ) TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ
9 p | 121 | 12
-
Vận dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Phần 2
89 p | 29 | 11
-
Học tập đạo đức Bác Hồ: Phần 1
60 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn