YOMEDIA
ADSENSE
Chương iv: Hệ thống tiền tệ quốc tế và tỷ giá hối đoái
531
lượt xem 171
download
lượt xem 171
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giới thiệu về hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niệm, các loại hệ thống tiền tệ quốc tế đã tồn tại trong lịch sử.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương iv: Hệ thống tiền tệ quốc tế và tỷ giá hối đoái
- CHƯƠNG IV HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Mục đích - Giới thiệu về hệ thống tiền tệ quốc tế: khái niệm, các loại hệ thống ti ền t ệ qu ốc tế đã tồn tại trong lịch sử - Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về tỷ giá hối đoái: khái niệm, các phương pháp yết tỷ giá, các nhân tố ảnh hưởng và các phương pháp đi ều ch ỉnh t ỷ giá h ối đoái 1. Hệ thống tiền tệ quốc tế (HTTTQT) 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống tiền tệ quốc tế 1.1.1. Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế Mỗi một quốc gia có một đồng tiền riêng biệt. Để giúp các n ước trên thế gi ới có thể tiến hành trao đổi buôn bán với nhau, cần có m ột hệ thống ti ền t ệ t ạo đi ều ki ện cho việc chuyển đổi sức mua giữa các đồng tiền khác nhau của các nước khác nhau. - Hệ thống tiền tệ quốc tế: HTTTQT là tập hợp các quy tắc, thể lệ và các tổ chức nhằm tác động tới các quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. - Hệ thống tiền tệ quốc tế: HTTTQT là một hệ thống các thủ tục nhằm thực hi ện các giao dịch thanh toán quốc tế giữa các nước dựa trên những nguyên tắc nhất đ ịnh đ ược các nước chấp nhận và được đảm bảo bằng các hiệp định được ký kết chính thức. - Mục đích hoạt động của HTTTQT: điều chỉnh các mối quan hệ tiền tệ quốc tế, bảo đảm sự ổn định cho các mối quan hệ đó, từ đó tạo c ơ sở cho các quan h ệ kinh t ế qu ốc tế nói chung phát triển. - Hai yếu tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển của một HTTTQT (2 yếu tố đặc trưng phân biệt 1 HTTTQT này với một HTTTQT khác) + Chế độ tỷ giá hối đoái: • Chế độ TGHĐ cố định VD: Dưới chế độ bản vị vàng TGHĐ được quy định cố định căn c ứ vào hàm lượng vàng chứa trong tiền tệ hoặc khả năng chuyển đổi đồng tiền thành vàng. 4GBP = 1 ounce 132
- 35USD = 1ounce tức là 1ounce=4GBP=35USD hay TGHĐ giữa GBP và USD là 1GBP = 8,75 USD. Chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý • Chế độ TGHĐ thả nổi Chế độ TGHĐ thả nổi hoàn toàn (thả nổi tự do) Chế độ TGHĐ thả nổi tự do: là chế độ mà trong đó TGHĐ hoàn toàn do cung c ầu thị trường tiền tệ quyết định, không có sự can thiệp của chính phủ. VD: Người Mỹ muốn mua nhiều hàng của nước Đức, nhưng người Đức lại không có nhiều nhu cầu mua hàng hoá của Mỹ, như vậy lượng DEM có c ầu nhi ều h ơn nên tăng giá, ngược lại lượng cung USD nhiều hơn nên giảm giá. Chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý: là chế độ mà trong đó TGHĐ tuy vẫn do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định nhưng chính phủ có những bi ện pháp can thi ệp đ ể đảm bảo sức mua của đồng tiền trong nước khỏi bị mất giá hoặc lên giá theo m ức “t ỷ giá mục tiêu” của đất nước. Chính phủ can thiệp bằng cách mua bán các đồng tiền để điều chỉnh mức cung cầu tiền tệ, tăng giảm lãi suất chiết khấu… + Các phương tiện dự trữ tiền tệ quốc tế Vàng hay một đồng tiền nào đó có chức năng là phương tiện dự trữ quốc tế. 1.1.2. Các đặc trưng của một hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả - HTTTQT hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu + Tối đa hoá sản lượng và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất của thế giới + Phân phối công bằng các lợi ích kinh tế gi ữa các qu ốc gia cũng nh ư các t ầng l ớp xã hội trong mỗi quốc gia tham gia vào HTTTQT. - 3 tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động + Khả năng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế để duy trì ho ặc tái l ập s ự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế (khi điều chỉnh hạn chế tối đa thời gian và cái giá ph ải trả). + Dự trự tiền tệ quốc tế: ở quy mô thích hợp + Độ tin cậy của HTTTQT • Không để xảy ra khủng hoảng về độ tin cậy của hệ thống • Hoạt động suôn sẻ 133
- • Tạo khả năng cho các đồng tiền trong hệ thống dễ dàng chuyển đ ổi v ới nhau 134
- 1.2. Các hệ thống tiền tệ quốc tế 1.2.1. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất – Chế độ bản vị vàng (Gold Standard System) - Ra đời và phát triển trong thời kỳ 1867 - 1914 - Vàng được thừa nhận là tiền tệ thế giới (world currrency), được trao đổi tự do trên thế giới, được dùng như là tiền tệ thanh toán duy nhất (cuối cùng) gi ữa các quốc gia và là phương tiện dự trữ quốc tế chính thức. - Chế độ TGHĐ cố định + Mỗi quốc gia sẽ phát hành tiền giấy của nước mình và đồng ti ền đó được bảo đảm bằng vàng. + Mỗi quốc gia sẽ công bố giá trị của đồng tiền nước mình qua hàm lượng vàng VD: GBP có giá trị như sau: 7,3GBP = 1 ounce USD có giá trị như sau: 35USD = 1 ounce Nghĩa là 7,3 bảng Anh sẽ đổi được 1 ounce vàng và 1 ounce vàng có thể đổi lấy 35USD. + Tương quan giữa hàm lượng vàng của 2 đồng tiền được gọi là TGHĐ + Do hàm lượng vàng của mỗi đồng tiền là c ố định (do giá tr ị c ủa đ ồng ti ền đ ược tính bằng một lượng vàng cố định) nên TGHĐ cũng cố đ ịnh trong khuôn kh ổ ch ế đ ộ b ản v ị vàng cũng mang tính chất cố định. VD: 1ounce = 7,3 GBP(Ê) 1 ounce = 35 USD ($) TGHĐ giữa GBP và USD là 1GBP = 35/7,3 = 4,8$ - Phương tiện dự trữ: Vàng - Với việc sử dụng vàng làm tiền tệ thế giới đã làm cho ho ạt động buôn bán hàng hoá gắn với việc vận chuyển vàng từ nước này sang nước khác (như ví d ụ trên thì Anh phải vận chuyển vàng sang Mỹ để bán đổi lấy USD). Khi CTTG2 bùng n ổ làm cho vi ệc vận chuyển vàng trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn. Vì vậy, đến cu ối năm 1914, các qu ốc gia đã ngừng chuyển đổi đồng tiền của mình ra vàng, áp đặt việc c ấm xu ất khẩu vàng đ ể duy trì nguồn vàng dự trữ của mình. Điều này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng. 1.2.2. Hệ thống tiền tệ quốc tế thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến: từ 1918 đến 1939 - HTTTQT giữa 2 cuộc thế chiến mang tính chất hỗn loạn - 1919 - 1922: áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi hoàn toàn, không tồn tại HTTTQT 135
- - 1922 - 1931: khôi phục chế độ bản vị vàng và cải tổ lại thành chế độ b ản v ị vàng hối đoái, được gọi là Hệ thống Giơnoa (HTTTQT thứ hai) + Năm 1922: một nhóm các nước gồm Anh, Pháp, ý, Nhật đã họp tại Gi ơnoa (ý) kêu gọi các nước quay lại chế độ bản vị vàng. Hội nghị đã thống nhất kế ho ạch hình thành ch ế độ bản vị vàng hối đoái. + Chế độ bản vị vàng hối đoái • Phương tiện dự trữ quốc tế: vàng và ngoại tệ vàng Ngoại tệ vàng: một số đồng tiền chủ chốt như GBP, USD có thể được đổi ra vàng theo mức giá quy định trước CTTG2. Còn các đồng ti ền khác thì ch ỉ đ ược chuyển đ ổi ra một trong số các ngoại tệ vàng chứ không được đổi ra vàng nữa. • Chế độ TGHĐ thả nổi + Tuy nhiên, HTTTQT Giơnoa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi và k ết thúc vào năm 1931. - 1931 - 1940: Chế độ TGHĐ thả nổi hoàn toàn, không có m ột HTTTQT nào. USD và GBP được coi là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế. + Anh tuyên bố ngừng đổi GBP ra vàng, phá giá GBP và thủ tiêu chế độ bản v ị vàng hối đoái vào năm 1931. + Tiếp theo hành động của Anh, các n ước khác cũng lần lượt phá giá đ ồng ti ền c ủa mình và tuyên bố thủ tiêu chế độ bản vị vàng hối đoái. Đức: 1931, Mỹ: 1933 và Pháp: 1936. Nguyên nhân sụp đổ: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, do lạm phát ở các nước cao nhưng giá vàng vẫn được duy trì một cách bất hợp lý ở các mức giá áp d ụng trong thời gian trước chiến tranh. Như vậy, thời kỳ giữa 2 cuộc thế chiến, HTTTQT mang tính chất h ỗn lo ạn. Khi CTTG 2 nổ ra thì thế giới không có một HTTTQT nào. Sự thất bại c ủa HTTTQT trong th ời kỳ này đã đem lại bài học cho các quốc gia. Bài h ọc n ổi c ộm: m ột ch ế đ ộ TGHĐ th ả n ổi hoàn toàn là lời mời chào cho sự hỗn loạn và lạm phát (invitation to chaos and inflation). 1.2.3. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ 3 - Hệ thống Bretton Wood - Tồn tại trong thời kỳ 1945 – 1973 - Ngay trước khi CTTG 2 kết thúc, đại diện của 44 quốc gia đã nhóm họp tại Bretton Wood, một vùng của New Hanmsphire (Mỹ) bàn về việc xây dựng m ột HTTTQT 136
- mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và TMQT. Kết quả của cuộc họp này là sự ra đ ời của IMF và WB, hình thành HTTTQT mới với tên gọi là hệ thống Bretton Woods. - Chế độ TGHĐ cố định + USD được coi là đồng tiền quốc tế, được đổi ra vàng theo hàm l ượng vàng do chính phủ Mỹ tuyên bố ở mức cố định là 1ounce = 35USD (1 ounce vàng = 3,035 gram vàng nguyên chất). + Các quốc gia phải xác định giá trị đồng tiền nước mình trên cơ sở vàng và USD. Chú ý rằng: khi 2 đồng tiền được xác định giá tr ị theo USD thì ta có th ể tính đ ược TGHĐ giữa 2 đồng tiền đó. VD: 2,5DEM = 1USD 240Ơ = 1USD Ta có thể tính được TGHĐ giữa DEM và Ơ là: 96Ơ=1DEM + TGHĐ được xác định trên cơ sở so sánh với USD hoặc so sánh hàm lượng vàng + Các nước hội viên IMF phải duy trì giá trị ti ền tệ của họ trong m ức giá tr ị dao động ± 1% so với mức TGHĐ cố định. Nếu có sự thay đổi về tỷ giá trên 1% thì phải được sự đồng ý của IMF. Các quốc gia có thể thay đ ổi giá tr ị đ ồng ti ền c ủa n ước h ọ so v ới USD và vàng nhưng giá trị của USD phải được giữ cố định. - Phương tiện dự trữ: vàng và USD nên còn được gọi là chế độ bản vị vàng- USD. - Cuối những năm 60, nợ của chính phủ Mỹ tăng cao, vượt quá số d ự tr ữ vàng, l ạm phát tăng, thâm hụt tăng… Các quốc gia khác ti ến hành phá giá đ ồng ti ền c ủa mình so v ới USD, làm cho thâm hụt trong cán cân thanh toán và sự thất thoát d ự tr ữ vàng c ủa M ỹ càng căng thẳng hơn. Vào 12/1971, Mỹ tuyên bố phá giá USD lần thứ nhất 8% so với vàng lên mức 38USD/ounce. Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/1973, chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá USD lần thứ hai xuống mức 42,22 USD/ounce [16; 523]. Từ đó, USD bị m ất tín nhi ệm, HTTTQT chao đảo vì phụ thuộc vào USD. Dự trữ của các ngân hàng bằng USD bị mất giá. Hệ th ống Bretton Wood sụp đổ hoàn toàn vào 1973. 1.2.4. Hệ thống tiền tệ quốc tế thứ 4 - Hệ thống Giamaica (1978 - nay) - 1973 - 1978: thế giới chuyển sang áp dụng chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý. Đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp đặc biệt vì chế độ TGHĐ thả nổi có qu ản lý ch ưa đ ược quốc tế công nhận chính thức. 137
- - 1978: HTTTQT Giamaica ra đời tại hội nghị nhóm họp ở Giamaica - Các đặc điểm cơ bản của HTTTQT Giamaica +Bãi bỏ lấy vàng làm phương tiện trực tiếp trong thanh toán quốc tế + Phương tiện dự trữ: các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, GBP, FRF, DM, Yên + Chế độ TGHĐ Các nước được tự do lựa chọn TGHĐ phù hợp với mục tiêu của mình. Có th ể là chế độ thả nổi (gồm thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có quản lý) hoặc cố định. + Cho phép các nước thuộc IMF được phép liên kết để thành l ập h ệ th ống ti ền t ệ khu vực 2. Tỷ giá hối đoái 2.1. Khái niệm - TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng m ột số đ ơn v ị tiền tệ của một nước khác hay TGHĐ là quan hệ so sánh giữa 2 đồng ti ền c ủa 2 n ước v ới nhau. - Các phương pháp yết giá (quotation) + Phương pháp yết giá trực tiếp (certaion quotation) • Là phương pháp yết giá mà nhìn vào tỷ giá có thể biết trực tiếp giá của một đơn vị ngoại tệ là bao nhiêu, nó biểu thị có bao nhiêu lượng ti ền t ệ trong n ước b ằng m ột đ ơn v ị ngoại tệ. • VD: Tại ngân hàng Paris công bố USD/FRF = 5,8605/5,8675 GBP/FRF = 8,2415/8,2475 Người Pháp có thể biết trực tiếp giá của 1USD là bao nhiêu, 1GBP là bao nhiêu so với FRF. Tại Ngân hàng công thương Việt Nam công bố USD/VND=15260/15300 + Phương pháp yết giá gián tiếp • Là phương pháp yết giá mà nhìn vào tỷ giá không thể bi ết tr ực tiếp giá c ủa m ột đơn vị ngoại tệ là bao nhiêu, nó biểu thị có bao nhiêu lượng ngo ại t ệ bằng m ột đ ơn v ị ti ền tệ trong nước. • VD: Tại ngân hàng London công bố GBP/DEM = 1,4275 138
- GBP/FRF= 4,8595 Với cách yết giá này, người Anh chưa trực tiếp bi ết đ ược giá c ủa 1 đ ơn v ị ngo ại t ệ DEM, FRF là bao nhiêu mà chỉ biết DEM thể hiện trên thị trường London là 1,4725DEM = 1GBP, nghĩa là mới thể hiện gián tiếp. Muốn tìm giá tr ị 1DEM, ta ph ải làm phép chia 1DEM = 1/1,4275 = 0,7005GBP. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Quy ước trong bài giảng sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp 2.2.1. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia - Trong điều kiện cạnh tranh, thông thường mức độ lạm phát c ủa 2 n ước n ếu nh ư khác nhau sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá ở cả 2 nước có sự bi ến động khác nhau, làm ngang giá sức mua của 2 đồng tiền đó bị phá vỡ, tức là làm thay đổi TGHĐ. 2.2.2. Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế - CCTTQT của một nước trong một thời kỳ nhất định cho th ấy m ột cách t ổng h ợp kết quả của các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước đó. - CCTTQT có thể cân bằng, thặng dư (thu>chi) hay thâm hụt (thu thu > chi => dẫn đếnk khả năng cung ngo ại h ối > c ầu ngoại hối => giá trị đồng ngoại tệ giảm và nội tệ tăng =>TGHĐ giảm - Nếu CCTTQT thâm hụt => tức là phản ánh nguồn chi ngo ại h ối c ủa cán cân thanh toán lớn hơn nguồn thu của nó => dẫn đến khả năng cung ngo ại h ối giá trị đồng ngoại tệ tăng, giá trị đồng nội tệ giảm => TGHĐ tăng 2.2.3. Mức chênh lệch lãi suất - Khi mức lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với các n ước khác (trong điều kiện bình thường) thì sẽ thu hút được các nguồn vốn ngắn hạn c ủa n ước ngoài chảy vào (vì lúc này giá trị của đồng nội tệ tăng, gửi ti ền ti ết ki ệm sẽ có l ợi h ơn tr ước), làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngo ại hối gi ảm đi (lượng ngo ại t ệ ch ảy vào Vi ệt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn) =>TGHĐ giảm xuống (giá trị của đ ồng n ội t ệ tăng lên). 139
- - Ngược lại, khi lãi suất của một nước giảm một cách tương đối so với n ước khác => TGHĐ tăng lên (giá trị đồng nội tệ giảm xuống). Chú ý: - TGHĐ do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan h ệ này l ại do tình hình của cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay thiếu hụt quyết định. - Biến động của lãi suất không nhất định đưa đến sự biến động của TGHĐ Giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. 2.3. Tác động của TGHĐ đến các quan hệ kinh tế quốc tế - “TGHĐ như một cánh cửa nối nền kinh tế trong nước với ngoài nước” - TGHĐ là phương tiện so sánh về mặt giá trị các chi phí sản xu ất c ủa m ột doanh nghiệp nào đó với giá cả thị trường thế giới. Nó tạo khả năng biểu thị và đối chiếu về mặt số lượng kết quả của các giao dịch kinh tế đối ngoại. - Tác động của TGHĐ đến thương mại quốc tế + Khi TGHĐ tăng nghĩa là giá trị đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, số l ượng đ ồng nội tệ phải bỏ ra để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng lên, còn gọi là đồng nội tệ mất giá. Trong trường hợp này có lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho nhập khẩu. Hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn, giúp cho hàng sản xuất trong nước dễ dàng hơn trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu thu về được một lượng tiền lớn hơn + Khi TGHĐ giảm xuống, đồng ngoại tệ giảm giá, đồng nội tệ lên giá, số l ượng đồng nội tệ phải bỏ ra để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ giảm, hay còn gọi là đồng nội tệ lên giá. Trong trường hợp này có lợi cho nhập khẩu và bất lợi cho xu ất khẩu. Giá hàng nhập khẩu rẻ đi, hàng sản xuất trong nước đắt hơn, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu. - Tác động của TGHĐ đến đầu tư quốc tế + Khi TGHĐ tăng lên: • Làm hạn chế bớt các khoản nợ thực tế bằng tiền n ội tệ nhưng l ại tăng gánh n ặng nợ nước ngoài bằng ngoại tệ. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không có l ợi n ếu chuy ển ra nước ngoài các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở n ước sở tại nên các khoản lợi nhuận này thường được dùng để tái đầu t ư ho ặc mua hàng hoá trong nước giành cho lần xuất khẩu sắp tới. • khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 140
- • khuyến khích khách nước ngoài vào tham quan du lịch + Khi TGHĐ giảm xuống: • Các khoản nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ mất giá, tăng khả năng tr ả n ợ n ước ngoài. • Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có lợi nếu chuyển lợi nhuận ra nước ngoài • Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) • Khuyến khích du lịch ra nước ngoài VD: Nhật Bản là nước luôn linh hoạt trong xử lý n ền kinh tế tr ước sự thay đ ổi c ủa TGHĐ. Với sức ép của Mỹ, Ơ lên giá so với USD. 1970: 1USD = 360Ơ 1980: 1USD = 240Ơ 1990: 1USD = 120Ơ Khi Ơ lên giá sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản, trong khi vào nh ững năm 1970-1990: nền kinh tế của Nhật Bản phát triển rất mạnh, hàng hoá được sản xu ất ra nhiều, nhu cầu xuất khẩu lớn. Vậy Nhật Bản đã làm thế nào để hạn chế được ảnh hưởng xấu của sự lên giá c ủa Ơ đối với hoạt động xuất khẩu? Nhật Bản đã thúc đẩy đầu tư sang Mỹ, từ đó giải quyết được tình trạng nền kinh tế quá nóng. 2.4. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái Trong nền sản xuất hàng hoá, TGHĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Nhà n ước có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh TGHĐ, gi ữ cho TGHĐ ở mức phù h ợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đắt nước và làm gi ảm những ảnh h ưởng xấu c ủa TGHĐ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các biện pháp thường dùng để điều chỉnh TGHĐ là chính sách chi ết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ. 2.4.1. Chính sách chiết khấu (Discount Policy) 141
- - Chính sách chiết khấu là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đ ổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cung và cầu vốn trên thị trường ngoại hối, từ đó tác động đến TGHĐ. - Ngân hàng trung ương thực hiện như sau +Khi TGHĐ lên cao đến mức nguy hiểm Ngân hàng Trung ương sẽ nâng tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất (cho vay) trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế gi ới sẽ ch ạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ làm cho cung ngo ại h ối tăng lên, góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó TGHĐ có xu hướng hạ xuống. + Khi TGHĐ giảm xuống đến mức quá thấp, gây tổn hại đ ến xu ất khẩu (cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối) Ngân hàng Trung ương sẽ hạ tỷ suất chiết khấu xuống làm lãi suất giảm, vốn trong nước sẽ chạy ra nước ngoài, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài tăng làm tăng c ầu ngo ại h ối =>TGHĐ sẽ có xu hướng tăng lên. - Thông thường các nước thực hiện chính sách 1 (giải thích về tỷ suất chiết khấu, chiết khấu hối phiếu => liên quan đến nghi ệp vụ hối phiếu) 2.4.2. Chính sách hối đoái - Còn được gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị trường - Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào TGHĐ bằng cách ngân hàng Trung ương hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước trực tiếp tham gia mua bán ngoại h ối trên th ị trường tự do để điều chỉnh TGHĐ. - Biện pháp này được thực hiện như sau: + Khi TGHĐ lên cao, Ngân hàng TW và các c ơ quan ngo ại h ối c ủa Nhà n ước s ẽ tung ngoại hối ra bán (theo tỷ giá thấp hơn tỷ giá hi ện hành) nhằm kéo TGHĐ t ụt xu ống đến mức có lợi cho nền kinh tế + Khi TGHĐ xuống thấp, Ngân hàng TW và các cơ quan ngoại hối của Nhà nước sẽ dùng nội tệ mua ngoại hối vào (theo tỷ giá cao hơn TGHĐ hi ện hành) nhằm nâng TGHĐ đến mức có lợi cho nền kinh tế. - Để thực hiện chính sách hối đoai, đòi hỏi Ngân hàng TW phải có d ự tr ữ ngo ại h ối thường xuyên và đủ lớn để can thiệp vào thị trường khi cần thiết 142
- - Chính sách hối đoái thường được dùng nhi ều hơn và hi ệu qu ả cao h ơn so v ới chính sách chiết khấu vì nó có nhiều lợi thế hơn + Với chính sách chiết khấu, ngân hàng thường ở thế bị động vì muốn tăng hay giảm tỷ suất chiết khấu không phải lúc nào cũng thực hiện được. Với chính sách hối đoái, ngân hàng ở thế chủ động hơn. Việc mua và bán ph ụ thu ộc vào yêu cầu và mức điều chỉnh TGHĐ. + Chính sách chiết khấu: không thể vận dụng một cách liên tục, thường xuyên. Chính sách hối đoái: linh hoạt hơn, có thể thay đổi giá mua và giá bán theo th ị trường. 2.4.3. Phá giá tiền tệ (Devaluation) - Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tề hay là sự nâng cao chính thức chính thức TGHĐ của một đơn vị ngoại tệ. - Phá giá tiền tệ là một việc làm bất đắc dĩ, khi mức độ mất giá c ủa đ ồng ti ền quá cao. - Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là : + Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó giúp khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thương mại (ngoại thương), góp phần cải thi ện cán cân thanh toán quốc tế. Chú ý: Tuy nhiên, không phải lúc nào chính sách này cũng khuyến khích xu ất kh ẩu. Vì vậy, khi đã điều chỉnh được TGHĐ đến mức chấp nhận được thì phải ngừng phá giá. Một số nước nhiều hàng hoá thì chấp nhận phá giá để xuất khẩu hàng hoá ồ ạt. Nhưng với Việt Nam hàng hoá còn ít=> không nên. + Khuyến khích đầu tư vào trong nước (khuyến khích nhập khẩu vốn), h ạn chế đầu tư ra nước ngoài (hạn chế nhập khẩu vốn), từ đó làm tăng kh ả năng cung ngo ại h ối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó TGHĐ sẽ giảm xuống. + Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra n ước ngoài, vì v ậy quan hệ cung – cầu ngoại hối bớt căng thẳng. 2.4.4. Nâng giá tiền tệ (Revaluation) - Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đ ơn v ị ti ền t ệ n ước mình so v ới ngo ại tệ, tức là TGHĐ của một đơn vị ngoại tệ so với đồng nội tệ sẽ sụt xuống. - ảnh hưởng của chính sách trên (ngược với phá giá tiền tệ) 143
- + Đẩy mạnh nhập khẩu hàng hoá, hạn chế xuất khẩu hàng hoá + Đẩy mạnh xuất khẩu vốn, hạn chế nhập khẩu vốn + Khuyến khích du lịch ra nước ngoài, hạn chế du lịch vào trong nước - Chỉ những nước có nền kinh tế phát triển hay vì một lý do nào đó m ới có th ể th ực hiện được biện pháp này. 144
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn