YOMEDIA
ADSENSE
CHƯƠNG IV: Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ & Lợi Nhuận
330
lượt xem 62
download
lượt xem 62
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về sản lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG IV: Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ & Lợi Nhuận
- CHƯƠNG IV: Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ & Lợi Nhuận
- VI.1 Phân tích tình hình tiêu thụ: VI.1.1 Phân tích chung tình hình tiêu thụ: Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về sản lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ nhằm thấy khái quát tình hình tiêu th ụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó. Ví dụ: Bảng phân tích chung tình hình tiêu th ụ Tồn kho đầu Sản xuất Tiêu thụ trong Tồn kho cuối kỳ kỳ trong kỳ kỳ Giá bán Sản đơn vị phẩm (trđ) KH TT KH TT KH TT KH TT A 60 44 400 430 420 430 40 44 20 B 100 40 440 460 500 250 40 250 14 C 50 200 720 520 600 720 170 - 8 D 320 350 300 350 20 - 4
- (430 × 20) + (250 × 14) + (720 × 8) + (350 × 4) Tỉ lệ hoàn thành = kế hoạch tiêu thụ (420 × 20) + (500 × 14) + (600 × 8) + (300 × 4) 19.260 trđ × 100% = 90% = 21.400 trđ 19.260 trđ – 21.400 trđ = - 2.140 trđ Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là doanh thu giảm 2.140 trđ, tức là giảm 10%. Đây là khuyết điểm của doanh nghiệp, để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên ta đi phân tích tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm: Sản phẩm A: 430sp – 420sp = +10sp => +2,38% Ta cần kết hợp phân tích tình hình tiêu thụ với tình hình dự trữ và sản xuất sản phẩm A, ta thấy: - Dự trữ sản phẩm A giảm 16sp (44 – 60) không tốt - Sản xuất sản phẩm A tăng 30sp (430 – 400) tốt Như vậy, nói chung tình hình sản xuất và tiêu thụ sp A là tốt.
- Sản phẩm B: 250sp – 500sp = -250sp => -50% - Dự trữ sản phẩm B giảm 60sp (40 – 100) không tốt - Sản xuất sản phẩm B tăng 20sp (460 – 440) tốt Như vậy, tình hình tiêu thụ của sản phẩm B là không tốt, là do công tác tiêu thụ chứ không phải do công tác sản xuất. Sản phẩm C: 720sp – 600sp = +120sp => +20% - Dự trữ sản phẩm C tăng 150sp (200 – 50) tốt - Sản xuất sản phẩm C giảm 200sp (520 – 720) không tốt Như vậy, mặc dù tiêu thụ sản phẩm C tăng 120sp tức là tăng 20%. Nhưng chúng ta vẫn đánh giá là không tốt vì lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ là không có, làm mất cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất & kinh doanh.
- Sản phẩm D: 350sp – 300sp = +50sp => +16,67% - Sản xuất sản phẩm D tăng 30sp (350 – 320) t ốt Như vậy, mặc dù tiêu thụ tăng 50sp nhưng vẫn đánh giá chưa tốt vì sản phẩm tồn kho cuối kỳ không có làm mất cân đối giữa dự trữ , sản xuất và tiêu thụ. IV.1.2 Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể khái quát thành 2 nguyên nhân chính sau: 1. Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp: Những nguyên nhân thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bao gồm: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lý, uy tín của doanh nghiệp…
- 2. Những nguyên nhân thuộc về người mua: Người mua có thể tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các góc độ sau: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn, mức thu nhập, sở thích, tập quán tiêu dùng… IV.1.3 Phân tích sản lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó với khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường doanh nghiệp đạt được doanh thu đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh. Phân tích sản lượng sản phẩm tiêu thụ theo điểm hòa vốn là tính toán khối lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm mà ở đó doanh nghiệp bù đắp được những chi phí sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ tung vào thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 1. Xác định sản lượng tiêu thụ tại điểm hòa vốn: Gọi: TR: doanh thu Q: sản lượng tiêu thụ P: giá bán
- Ta có: TR = P × Q Gọi: TC: tổng chi phí a: tổng chi phí cố định b: chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm Ta có: TC = a + b×Q Để kinh doanh hòa vốn: TR = TC P × Q = a + b×Q P × Q - b×Q = a (P – b)Q = a a Qhv = P–b 2. Xác định doanh thu hòa vốn: a TRhv = P × Qhv = P × P–b a b : Chi phí biến đổi cho 1 đồng TRhv = Với 1– b P doanh thu P
- Ví dụ 1: Một doanh nghiệp có tổng chi phí cố định là a = 5000 trđ, chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm là b = 1trđ, giá bán P = 2trđ. Ta tính được sản lượng hòa vốn là Qhv : a 5000 = 5000sp Qhv = = P–b 2–1 Ví dụ 2: Một doanh nghiệp có tổng chi phí cố định là a = 15.000trđ, chi phí biến đổi tính trên 1 đồng doanh thu là 0,7. Ta có: Doanh thu hòa vốn là: a 15000 = 50000trđ TRhv = = b 1 – 0,7 1– P IV.2 Phân tích tình hình lợi nhuận IV.2.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận: Phân tích chung tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận lợi nhuận nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Ví dụ: Bảng phân tích chung tình hình lợi nhuận Đvt: trđ Chênh lệch Các bộ phận lợi nhuận Kế hoạch Thực tế Mứ c Tỷ trọng 1. Lợi nhuận về hoạt động SXKD. 117.856 186.150 +68.294 +57,94 2. Lợi nhuận khác. 500 +500 Thu nhập khác. - 1.000 +1.000 - Chi phí khác. 500 +500 Tổng Cộng 117.856 186.650 +68.794 +58,4 Nhận xét: 186.150 tr – 117.856 tr = +68.294trđ => +58,4%. Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận, điều này là tốt. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là: - Do lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh: 186.150trđ – 117.856trđ = +68.294trđ => +57,94% (tốt)
- Điều này chứng tỏ công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Do lợi nhuận khác: +500tr Điều này được đánh giá là tốt hoặc không tốt là tùy thuộc vào lợi nhuận khác mang lại là do hoạt động khác nào ? - Nếu do thanh lý tài sản cố định hoặc nợ khó đòi thì được đánh giá là tốt. - Nếu do vi phạm hợp đồng mà có thì được đánh giá là không tốt. VI.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động sản xuất kd: Công thức dùng để tính lợi nhuận của hoạt đông sản xuất kinh doanh là: ∑ L = ∑QtG - ∑QtZ - ∑QtF - ∑QtGT Trong đó: ∑ L : lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qt : sản lượng tiêu thụ của mỗi loại sản phẩm G : giá bán đơn vị của mỗi loại sản phẩm Z : giá thành sản xuất đơn vị của mỗi loại sản phẩm F : chi phí quản lý và bán hàng đơn vị của mỗi loại sản phẩm T : thuế suất
- Ví dụ: Bảng kế hoạch lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh Đvt: trđ Chỉ tiêu Kế hoạch Thuế Tỉ suất lợi Số Lợi Giá Chi phí Giá thành Giá bán nhuận KH KH lượng quản lý toàn bộ nhuận thành KH Sản sản (T0=10 SP và bán KH KH phẩm xuất (cái) hàng KH %) L0×100 KH Qt0 Qt0Z0 Qt0F0 Qt0(Z0+F0) Qt0G0 L0 Qt0G0T0 Qt0(Z0+F0) 2=1×Z0 3=1×F0 5=1×G0 6=5×T0 A 1 4=2 +3 7=5-4-6 8=7/4×100 A 920 405,72 17,48 423,2 506,000 50,600 32,2 7,60 B 4.200 354,78 23,22 378,0 444,444 44,444 22,0 5,82 C 180 95,57 3,42 99,0 120,000 12,000 9,0 9,09 D - - - - - - - Khác 17,60 - 17,6 22,222 2,222 2,4 13,63 Cộng 873,68 44,12 917,8 1092,666 109,266 65,6 7,14
- Bảng lợi nhuận thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh Đvt: trđ Sản lượng tiêu thụ thực tế tính theo Giá thành sản Chi phí quản lý Thuế (T1=10%) xuất và bán hàng Giá bán Tỷ suất Lợi Sản Lợi nhuận Qt1GT nhuận Giá thành Qt1Z Qt1F lượng thực tế thực tế toàn bộ tiêu Tên sản thực tế thụ phẩm thực KH TT KH TT KH TT tế L1×100 L1 Qt1(Z1+F1) Qt1(Z1+F1) Qt1Z0 Qt1Z1 Qt1F0 Qt1F0 Qt1G0 Qt1G1 Qt1G0T0 Qt1G1T0 Qt1G1T1 Qt1 12 = 8 - 13 = 12/6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 6 - 11 ×100 A 840 370,444 380,520 15,960 16,128 396,648 462,000 449,400 46,200 44,940 44,940 7,812 1,96 B 4.000 354,780 344,448 23,220 23,552 368,000 444,000 450,000 44,400 45,000 45,000 37,000 10,05 C 200 106,200 98,320 3,800 3,680 102,000 133,334 130,000 13,333 13,000 13,000 15,000 14,70 D 350 42,587 39,198 1,163 1,052 40,250 62,300 62,300 6,230 6,230 6,230 15,820 39,30 Khác 22,000 24,500 - - 24,500 28,143 28,966 2,814 2,896 2,896 1,570 6,40
- Ta có : ∑ L = ∑QtG - ∑QtZ - ∑QtF - ∑QtGT ∑ L0 = ∑Qt0G0 - ∑Qt0Z0 - ∑Qt0F0 - ∑Qt0G0T0 = 1092,666 – 873,680 – 44,120 – 109,266 = 65,600 trđ (A0) ∑ L1 = ∑Qt1G1 - ∑Qt1Z1 - ∑Qt1F1 - ∑Qt1G1T1 = 1120,666 – 886,986 – 44,412 – 112,066 = 77,202 trđ ∑ L1 - ∑ L0 = 77,202 – 65,600 = +11,602 trđ (tốt) Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: a) Do sản lượng tiêu thụ thay đổi, kết cấu, giá thành, chi phí quản lý bán hàng, giá bán, thuế suất không đổi. Để sản lượng tiêu thụ thay đổi mà kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ không đổi thì chúng ta phải giả định rằng tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ đều phải hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là như nhau, có như vậy thì tỷ trọng của từng loại sản phẩm chiếm trong toàn bộ sản phẩm tiêu thụ không đổi và kết cấu giữ nguyên.
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (K) ∑Qt1G0 K = ∑Qt G × 100 = 103,3964% (+3,3964%) 0 0 ∑ L1/a = ∑Qt1/aG0 - ∑Qt1/aZ0 - ∑Qt1/aF0 - ∑Qt1/aG0T0 ∑ L1/a = ∑Qt0G0 × K - ∑Qt0Z0 × K - ∑Qt0F0 × K - ∑Qt0G0T0 × K = 1092,666×103,3964% - 873,680×103,3964% - 44,120 × 103,3964% - 109,266×103,3964% = 1.129,777 – 903,354 – 45,618 – 112,977 = 67,828 trđ (A1) a = A1 – A0 = 67,828 – 65,600 = +2,228 trđ ( tốt) Vậy do sản lượng tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận tăng 2,228 trđ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã làm tốt công tác tiêu thụ. Ta thấy: tỷ lệ biến động lợi nhuận do sản lượng tiêu thụ thay đổi 67,828 trđ × 100 = 103,3964% (+3,3964%) 65,600 trđ
- Từ đó rút ra kết luận nếu sản lượng tiêu thụ thay đổi, trong khi các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ. Từ kết luận này có thể rút ra phương pháp tính lợi nhuận đạt được do sản lượng thay đổi: ∑ L1/a = ∑ L0 × K = 65,600 × 103,3964% = 67,828 trđ ( A1) a = A1 – A0 = 67,828 – 65,600 = +2,228 trđ ( tốt) b) Do kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi, giá thành, chi phí quản lý bán hàng, giá bán, thuế suất không đổi: ∑ L1/b = ∑Qt1G0 - ∑Qt1Z0 - ∑Qt1F0 - ∑Qt1G0T0 = 1.129,777 – 896,007 – 44,143 – 112,977 = 76,650 trđ (A2) b = A2 – A1 = 76,650 – 67,828 = +8,822 trđ ( tốt ) Vậy do kết cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm cho lợi nhuận tăng là tốt, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.
- c) Do giá thành sản xuất thay đổi, chi phí quản lý bán hàng, giá bán, thuế suất không đổi. ∑ L1/c = ∑Qt1G0 - ∑Qt1Z1 - ∑Qt1F0 - ∑Qt1G0T0 = 1.129,777 – 886,896 – 44,143 – 112,977 = 85,671 trđ (A3) c = A3 – A2 = 85,671 – 76,650 = + 9,021 trđ ( tốt) Vậy do giá thành sản xuất thay đổi đã làm cho lợi nhuận tăng 9,021 trđ, là tốt. Điều này chứng tỏ giá thành sản xuất giảm cho nên lợi nhuận tăng. Chúng ta tìm hiểu nguyên nhân vì sao giá thành sản xuất giảm: - Do trình độ tay nghề công nhân cao. - Do sử dụng nguyên vật liệu chất lượng tốt. - Do sử dụng máy móc thiết bị chất lượng tốt. - Do cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật. - Do cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
- d) Do chi phí quản lý bán hàng thay đổi, giá bán, thuế suất không đổi ∑ L1/d = ∑Qt1G0 - ∑Qt1Z1 - ∑Qt1F1 - ∑Qt1G0T0 = 1.129,777 – 886,896 – 44,412 – 112,977 = 85,402 trđ (A4) d = A4 – A3 = 85,402 – 85,671 = - 0,269 trđ ( không tốt) Như vậy do chi phí bán hàng thay đổi đã làm cho lợi nhuận giảm 0,269 trđ. Điều này chứng tỏ chi phí quản lý bán hàng tăng. Nguyên nhân: - Do thay đổi phương thức vận chuyển. - Do thay đổi địa điểm bán hàng. - Do công tác quản lý bán hàng chưa tốt. - Do công tác bóc dỡ hàng hóa, lưu kho lưu bãi chưa tốt.
- e) Do giá bán thay đổi, thuế suất không đổi ∑ L1/e = ∑Qt1G1 - ∑Qt1Z1 - ∑Qt1F1 - ∑Qt1G1T0 = 1.120,666 – 886,896 – 44,412 – 112,066 = 77,202 trđ (A5) e = A5 – A4 = 77,202 – 85,402 = - 8,200 trđ ( không tốt) Như vậy do giá bán thay đổi làm cho lợi nhuận giảm, điều này chứng tỏ giá bán giảm. Nguyên nhân: - Chất lượng sản phẩm giảm. - Do thị trường cạnh tranh. - Do nhu cầu thị trường giảm. - ...
- f) Do thuế suất không đổi (T0 = 10%, T1 = 10%): ∑ L1/f = ∑Qt1G1 - ∑Qt1Z1 - ∑Qt1F1 - ∑Qt1G1T1 = 1.120,666 – 886,896 – 44,412 – 112,066 = 77,202 trđ (A6) f = A6 – A5 = 77,202 – 77,202 = 0 Như vậy do thuế suất không đổi ( T0 = 10%, T1 = 10% ) làm cho lợi nhuận không đổi. Tổng hợp: a) Do sản lượng thay đổi : +2,228 trđ b) Do kết cấu thay đổi : +8,822 trđ c) Do giá thành sản xuất thay đổi : +9,021 trđ d) Do chi phí quản lý bán hàng thay đổi : -0,269 trđ e) Do giá bán thay đổi : -8,200 trđ Cộng: : +11,602 trđ
- IV.2.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận 1. Phân tích tỷ suất lợi nhuận / giá thành: Để phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/giá thành, ta dùng công thức: ∑L × 100 LZ = ∑QtZ + ∑QtF Trong đó: : tỷ suất lợi nhuận giá thành. LZ ∑L : tổng lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm. ∑QtZ : tổng giá thành sản xuất. ∑QtF : tổng chi phí quản lý và bán hàng. : giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm. Z : chi phí quản lý và bán hàng đơn vị sản phẩm. F : sản lượng tiêu thụ. Qt Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đ chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn