intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình chống virus miễn phí có đủ sức bảo vệ

Chia sẻ: Huỳnh Phước Lộc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

187
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ch ng trình ch ng virus mi n phí có đ s c b ươ ố ễ ủ ứ ảo vệ? Bên cạnh các phần mềm chống virus, worm, malware trả phí, một số công ty còn hỗ trợ người dùng máy tính các phần mềm chống virus miễn phí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình chống virus miễn phí có đủ sức bảo vệ

  1. Chương trình chống virus miễn phí có đủ sức bảo vệ? Bên cạnh các phần mềm chống virus, worm, malware trả phí, một số công ty còn hỗ trợ người dùng máy tính các phần mềm chống virus miễn phí. Với phần mềm chống virus miễn phí, các công ty sẽ có cơ hội quảng bá, “lôi kéo” thêm nhiều khách hàng sử dụng bản trả phí, khi mà họ thấy khả năng bảo vệ hiệu quả từ bản “cho không” này. Về phía người dùng, họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc bảo vệ máy tính của mình. Nhóm thử nghiệm PC World Mỹ đã phối hợp cùng AV-Test.org của Đức (gọi tắt là NTN) để tiến hành thử nghiệm, đánh giá một số phần mềm chống virus miễn phí Avira, Alwil (Avast), AVG, Microsoft Security Essential, PCTools, Comodo. AV-Test.org đã cho từng chương trình đương đầu với “zoo” - tập dữ liệu có hàng trăm ngàn virus, trojan horse, bot và các dạng malware khác đã được nhận dạng – để đánh giá khả năng phát hiện virus và tốc độ quét, dò tìm (scan). Ngoài ra, NTN còn dùng dữ liệu nhận dạng chưa được cập nhật cách 2-4 tuần so với thời điểm tiến hành thử nghiệm để kiểm tra khả năng phát hiện, ngăn chặn malware mới, chưa biết thông qua khả năng phỏng đoán (heuristic detection) dựa trên việc xem xét, phân tích hành vi, những điểm chung với các malware đã được nhận dạng trước đó. Bạn có thể xem thêm định nghĩa về virus, worm, malware, trojan horse, rootkit tại ID: A0908_149, thông tin về heuristic detection và một số phần mềm chống virus có phí tại ID: A0706_110. Ngoài các phần mềm chống virus trên, NTN còn tiến hành kiểm tra đánh giá - nhưng không xếp hạng - các chương trình chống virus khác như: Panda Cloud Antivirus, ClamWin và tính năng bổ sung thêm PC Tools Threatfire. Avira AntiVir Personal Avira AntiVir Personal xuất sắc trong việc phát hiện (detection), loại bỏ malware (disinfection) và có tốc Avira AntiVir Personal là người bảo vệ tuyệt vời, nhưng giao diện độ quét đứng hàng đầu. Tuy nhiên, không được thân thiện. giao diện chương trình còn có thể cải tiến tốt hơn và bạn phải chiụ đựng các quảng cáo “pop-up”. Kết quả kiểm tra cho thấy, khả năng phát hiện malware tổng quát của AntiVir đạt 98,8%, đây là kết quả tốt nhất so với các phần mềm khác trong bảng so sánh (chương trình Panda không nằm trong bảng đánh giá này). AntiVir cũng đứng đầu trong các bài kiểm tra về khả năng phòng chống tích cực (proactive – protection) khi dùng dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, phát hiện malware mới, chưa biết đạt tương ứng là 52,7% và 45,5%.
  2. Khả năng loại bỏ malware hoạt động rất tốt. AntiVir tìm và đánh bật tất cả rootkit và các loại malware lây nhiễm khác, nhưng (cũng như các phần mềm miễn phí khác) nó hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra, chẳng hạn các thay đổi Registry vô hại. Avira là công cụ quét malware không những triệt để nhất mà còn nhanh nhất. Tốc độ quét của nó tỏa sáng ở cả 2 chế độ quét theo yêu cầu (on-demand scan) và quét theo truy cập (on-access scan). Trong đó, On-demand scan: chương trình quét theo lịch biểu hoặc bạn chủ động nhấn nút “start” để yêu cầu chương trình thực hiện việc quét; On-access scan: khi bạn sao chép tập tin, chương trình sẽ tự động chạy và quét tập tin mà bạn sao chép. Nếu giao diện của AntiVir tương xứng với khả năng chống malware của nó thì không còn gì bằng. Các quảng cáo về khả năng chống cướp ID trả phí của Avira làm người dùng khó chịu, và giao diện của nó dường như phù hợp hơn cho người dùng am hiểu kỹ thuật. Tương tự, tính năng thông báo dạng bật cửa sổ (pop-up) của Avira đưa ra quá nhiều lựa chọn và thường khó hiểu đối với người dùng bình thường. Một trong những tùy chọn mặc định của nó là “từ chối truy cập” nhưng tùy chọn này có thể để lại malware đã phát hiện trong máy tính của bạn. Bạn sẽ luôn nhận các cảnh báo cho đến khi bạn xóa hoặc cô lập (quarantine) các malware này (bạn có thể đổi tên hay bỏ qua tập tin). Tuy Avira có giao diện không thân thiện nhưng nó lại là lựa chọn tốt cho người dùng am hiểu kỹ thuật. Nếu bạn sẵn lòng chấp nhận vài vấn đề khó chịu về giao diện và các pop-up quảng cáo lặp lại, thì đây là một chương trình chống malware miễn phí tốt nhất. Alwil Avast Antivirus Home Edition Avast Antivirus Home Edition, được phát triển tại cộng hòa Czech, có khả năng phát hiện malware và tốc độ quét nhanh, hai tính năng này đã giúp chương trình được xếp vào vị Giao diện của Avast như một chương trình chơi nhạc. trí thứ 2. Tuy nhiên giao diện có dáng vẻ “cục mịch” của nó cần được cải thiện thêm. Trong bài kiểm tra phát hiện malware của AV-Test.org, chương trình đã chặn thành công gần ½ triệu tập tin trong tập dữ liệu “zoo”, đạt 98,2%. Tuy nhiên điều này chưa đủ để Avast đứng đầu bảng trên Avira và so với chương trình không được xếp hạng như Panda Cloud Antivirus, nhưng Avast vẫn là một trong những chương trình chống malware tốt. Avast thực thi không tốt lắm và chỉ đứng thứ 4 trong bài kiểm tra proactive-detection, đạt 46,1% (với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần) và 41% (cho dữ liệu nhận dạng cách 4 tuần).
  3. Chương trình hoạt động khá nhanh ở cả 2 chế độ quét on-demand và on- access, được xếp thứ 2 về khả năng quét; nó chỉ bị một lỗi sai khi gán nhãn phần mềm vô hại là phần mềm độc hại. Khả năng loại bỏ malware của Avast tương đương với các chương trình đứng đầu ở cùng tính năng này (Avira và Microsoft), nó loại bỏ đến 90% rootkit trong thử nghiệm. Tuy nhiên, cả 3 ứng dụng đều hay bỏ sót “rác” trong Registry và không thể khôi phục toàn bộ các thay đổi do malware gây ra. Tuy tính năng chặn và loại bỏ malware khá tốt nhưng giao diện của Avast lại yếu về khả năng tương tác với người dùng. Vẻ ngoài khá lỗi thời, mỗi tính năng (quét, kiểm tra tình trạng, thiết lập thông số…) là một giao diện; giao diện quét trông như một chương trình chơi nhạc. Để sử dụng Avast miễn phí thì trong vòng 60 ngày kể từ khi cài đặt, bạn phải đăng ký để nhận khóa bản quyền. Avast là một trong những chương trình có tính năng quét luồng dữ liệu truy cập web để phát hiện malware và quét luồng email khá tốt (AVG Link Scanner có khả năng quét luồng web để phát hiện tấn công do malware chứ không phải quét malware). Avast đủ tốt để bảo vệ máy tính, nếu bạn sẵn lòng chấp nhận giao diện nghèo nàn của nó (và một ít quảng cáo), nếu không, bạn có thể chọn chương trình đứng đầu Avira. Panda Cloud Antivirusdò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây” Panda Cloud Antivirus được NTN đánh giá là ứng dụng tốt nhất trong việc chặn các malware đã được nhận diện, nhưng tốc độ scan lại trái ngược. Tại thời điểm viết bài này, việc cài đặt ứng dụng khá dễ dàng, tuy nhiên Panda vẫn cần bổ sung thêm các tính năng, cũng như “vá” một số lỗi. Bằng việc tận dụng sức mạnh xử lý của máy tính, cùng kỹ thuật dò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây”, Panda gửi dữ liệu các malware tiềm ẩn đến máy chủ của nó để phân tích. Qua cuộc thử nghiệm, Panda tạo ấn tượng khá tốt với khả năng phát hiện malware đạt 99,4%. Tuy nhiên, ứng dụng dụng không đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra pro-active, cũng tương tự với các bài kiểm tra quét on- access. Panda cho thấy một số vấn đề cần khắc phục chẳng hạn chỉ để khóa truy cập và scan tức thì (immediate scan) các chương trình chuẩn bị chạy, Panda Cloud Antivirus đã phải dùng đến kỹ thuật dò tìm đa lớp (multitiered scanning) hay với các tập tin tải về, Panda Cloud Antivirus không thực hiện khóa tập tin trước khi scan. Ở chế độ quét on-demand, tốc độ đạt trung bình, ứng dụng chỉ được xếp hạng 4. Panda Cloud Antivirus loại bỏ tốt các malware đang hiện diện và phát hiện được tất cả 10 mẫu kiểm tra, nhưng ứng dụng để lọt một malware lây nhiễm và thất bại trong việc loại bỏ các tàn dư của malware trong Registry
  4. Tuy vậy, với khả năng phát hiện malware tốt, ứng dụng xứng đáng cho bạn để mắt đến. Ứng dụng của Panda đứng vị trí đầu trong việc chặn malware. AVG 8.5 Free AVG 8.5 Free có giao diện đơn giản, đẹp mắt nhưng khả năng phát hiện malware và trình diễn không ổn định đã kéo nó xuống hạng 3. Khả năng phát hiện malware trong bài kiểm tra với tập dữ liệu “zoo” đạt 95,8%. Kết quả này cũng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các chương AVG 805 Free có giao diện đơn giản, thân thiện. trình đứng đầu về khả năng này như Avira, Panda. Điều cản trở AVG có vị trí cao hơn là khả năng phát hiện “Trojan horse” của nó chỉ đạt 95,3%; với các loại malware thông dụng khác, chẳng hạn phát hiện spyware cướp mật khẩu tài khoản, AVG cũng chỉ đạt mức khiêm tốn 88,8%. Tính năng pro-active detection của AVG và tốc độ quét chỉ đạt mức trung bình. Phần mềm đứng thứ 3 trong bài kiểm tra khả năng chặn malware mới và chưa biết. Nó cũng có cùng thứ hạng như vậy trong bài đánh giá tốc độ quét on- access, nếu lập sẵn lịch quét thì bạn không cần quan tâm về tốc độ quét on- demand. Trong một thử nghiệm, AVG phát hiện và loại bỏ tất cả 10 malware lây nhiễm. Nó cũng hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra chẳng hạn các thay đổi trong Registry, truy cập Task Manager, nhưng đây đều là khiếm khuyết chung của tất cả các phần mềm chống virus miễn phí. AVG cũng chỉ bị một lỗi đánh nhãn sai. Tính năng LinkScanner sẽ cố phát hiện và chặn tấn công khi bạn lướt web và nó cung cấp cho bạn thông tin an toàn về trang web trên kết quả tìm kiếm (bạn có thể tải tính năng LinkScanner tại find.pcworld.com/63505). Chương trình cũng có thể quét email, vốn chỉ có trong Avast và ClamWin. AVG cung cấp thêm cho bạn thanh công cụ (toolbar) với các tùy chọn tìm kiếm,
  5. nhưng tính năng này không có thêm tác dụng bảo vệ nào cả, bạn có thể bỏ qua thanh công cụ này trong quá trình cài đặt. Các thiết lập mặc định của chương trình đủ bảo vệ bạn, ngoại trừ tính năng quét hằng ngày vào buổi trưa. Bạn có thể chọn thời gian khác trong quá trình cài đặt, thông qua trình hỗ trợ cài đặt installation wizard, nhưng để thay đổi lịch quét theo tuần bạn sẽ phải tùy chỉnh thiết lập này sau khi cài đặt. Bên dưới cửa sổ chính của chương trình là một thông tin quảng cáo về sản phẩm trả phí của AVG, đôi khi cũng xuất hiện một pop-up quảng cáo. Giao diện gọn gàng, đơn giản đủ để bạn sử dụng hằng ngày. AVG 8.5 Free tổng thể là một chương trình chống virus tốt, nhưng chỉ đứng thứ 2 về khả năng phát hiện malware nên có thể làm bạn nghĩ đến chương trình chống malware tốt hơn. ClamWin – Mã nguồn mở ClamWin không chỉ là chương trình chống virus miễn phí mà còn là chương trình mã nguồn mở. Nhưng khả năng chặn malware của ClamWin không được tốt. ClamWin không có khả năng bảo vệ thời gian thực cũng như kiểm tra tập tin dạng on- access. Chương trình chỉ có khả năng on- demand scan. ClamWin bỏ sót hơn nửa số mẫu “zoo” trong bài thử nghiệm của AV- Test.org. Với những malware ăn cắp mật khẩu ngân hàng trực tuyến (online-banking password), ClamWin gần như bất lực. Kiểm tra với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần, ClamWin cũng không làm NTN hài lòng. ClamWin bỏ sót một số malware. Ngoài ra, chương trình còn vấp phải vô số lỗi false position (xác định sai phần mềm vô hại). Tốc độ scan chậm và khả năng loại bỏ tập tin nhiễm virus khá kém, trong 10 tập tin đã nhiễm, ClamWin chỉ phát hiện 6 tập tin và chỉ loại bỏ được 5. Chương trình phát hiện khá tốt tất cả 10 rootkit hoạt động – nhưng chỉ có thể loại bỏ được 4. ClamWin thêm tùy chọn nhấn phải chuột để quét một tập tin cụ thể - nhưng khá chậm. Qua cuộc kiểm tra, NTN khuyên bạn tốt hơn nên sử dụng chương trình scan virus trực tuyến trên mạng như BitDefender, F-Secure, và tránh dùng các chương trình chống virus nguồn mở như ClamWin.
  6. Microsoft Security Essentials NTN tiến hành thử nghiệm bản Microsoft Security Essentials beta. Kết quả cho thấy chương trình phát hiện malware, phòng chống proactive khá tốt. Điểm hạn chế chính của công cụ là Microsoft Security Essentials bảo vệ hiệu quả và dễ dùng. tốc độ quét chậm. Vì Microsoft cho biết công cụ này có các tính năng hoàn chỉnh và chỉ còn một số thay đổi nhỏ, NTN đã quyết định kiểm tra và đánh giá nó cùng với các ứng dụng khác, mặc dù nó sẽ có những thay đổi trước khi phiên bản chính thức ra mắt vào cuối năm nay. NTN hy vọng sẽ có những thay đổi liên quan đến tốc độ quét. Trong bài kiểm tra quét on-access, Microsoft Security Essentials beta quét chậm nhất so với các chương trình khác. Tính năng Dynamic Signature Service có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi Microsoft Security Essentials phát hiện tập tin nghi ngờ, không nằm trong danh sách malware đã nhận dạng, nó sẽ liên hệ với các máy chủ Microsoft để phân tích sâu hơn. Tính năng này tuy giúp việc bảo vệ hiệu quả hơn, nhưng nó dễ làm trì hoãn hệ thống nếu như Microsoft Security Essentials chờ thông tin phản hồi từ các máy chủ. Khả năng phát hiện và chặn malware của Microsoft Security Essentials không tốt cũng không kém. Mức phát hiện tổng quát đạt 97,8%, xếp thứ 4. Trong khi đó khả năng phòng chống pro-active khá tốt, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, đạt 52% và 43,8%, chỉ xếp thứ 2 sau Avira. Chương trình của Microsoft không bị lỗi nhận dạng sai, và nó ghi điểm gần như tuyệt đối ở khả năng phát hiện và loại bỏ rootkit và malware lây nhiễm. Nó phát hiện và loại bỏ các lây nhiễm, tuy vẫn bỏ sót tàn dư do malware tạo ra trong Registry và những khu vực khác (khiếm khuyết chung của các phần mềm chống virus miễn phí). Microsoft Security Essentials beta có giao diện thân thiện, đơn giản dễ dùng và có các thiết lập mặc định hợp lý. Các pop-up của nó đưa ra cho bạn kết quả nhanh chóng, thông tin chi tiết. Nếu Microsoft có thể cải thiện khả năng phát hiện và tốc độ quét trước khi ra mắt phiên bản hoàn chỉnh, thì Microsoft Security Essentials có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường phần mềm chống virus. Không phải mọi thứ đều miễn phí Tuy các chương trình chống virus cho bạn một số lợi ích, nhưng chúng không có đầy đủ tính năng, sự hỗ trợ như một chương trình chống virus trả phí. Khi có sự cố, hỏng hóc, phá hủy do virus gây ra, bạn sẽ không thể gọi ai để hỗ trợ. Hầu hết các ứng dụng miễn phí chỉ hỗ trợ trên các forum trực tuyến, mặc dù
  7. Avast hỗ trợ qua email (và Microsoft cũng có kế hoạch hỗ trợ tương tự Avast khi Security Essentials phát hành) nhưng người dùng cũng phải đăng ký thẻ hỗ trợ trực tuyến. AVG thì cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trả phí, nhưng với mức phí 50USD (900,000đ)/cuộc gọi thì tính ra mắc hơn cả chương trình chống virus trả phí. Nếu bạn có khả năng tự nghiên cứu và khắc phục sự cố, hãy thử truy cập vào các trang như Wilders Security Forums (www.wilderssecurity.com), nhưng cũng đừng mong đợi sẽ gặp được ai đó để trao đổi, giúp đỡ khắc phục sự cố cho chương trình chống virus miễn phí. Ngoài Microsoft và Panda tools cho phép kiểm tra cơ sở dữ liệu virus trực tuyến, thì các chương trình miễn phí khác ít cập nhật thường xuyên dữ liệu nhận dạng virus hơn so với phiên bản trả phí. Tuy là sản phẩm của một công ty, nhưng tiện ích miễn phí thường có ít tuỳ chọn hơn so với tiện ích trả phí. Ví dụ, chương trình chống virus trả phí của Avira có thể scan lưu lượng http (http traffic) để bắt malware web trước khi chúng tấn công vào đĩa cứng, nhưng với bản miễn phí thì không có tính năng này. Cuối cùng, một số chương trình miễn phí cho bạn các tính năng không cần thiết. Chương trình AVG và Comodo cài đặt thanh công cụ lên trình duyệt web (bạn có thể tùy chọn bỏ việc cài đặt thanh công cụ này), và nhiều chương trình miễn phí thường xuất hiện các quảng cáo thúc giục bạn mua bản trả phí. Mặc dù vậy, chương trình chống virus miễn phí cũng đủ sức bảo vệ bạn và có thể giúp bạn tiết kiệm được tối thiểu 30USD (540.000 đ)/năm. PC Tool Antivirus Free Edition PC Tool Antivirus Free Edition khá kém trong việc đảm bảo an toàn cho máy tính chủ yếu vì nó vẫn theo cách phân loại lạc hậu giữa spyware và các dạng khác nhau của malware. PC Tool Antivirus Free Edition không đạt trong cuộc thử nghiệm Trong thời kỳ mà những nguy cơ bảo mật hết sức đa dạng, nguy hiểm thì hầu hết các nhà cung cấp giải pháp bảo mật đều cho rằng việc gán nhãn như trojan horse, spyware không quan trọng bằng ý
  8. tưởng phải ngăn những thứ hiểu độc khỏi máy tính cá nhân... Mặc khác, ngày nay, tất cả các chương trình nguy hiểm đều được xếp chung là malware. Tuy nhiên, PC Tools nói rằng chương trình miễn phí này sẽ không phát hiện những thứ được xem là spyware (một điểm quan trọng như vậy lại không được nhấn mạnh trên trang web của hãng). Và giới hạn này cũng là nguyên nhân lý giải vì sao kết quả chặn và phát hiện malware khá tệ. Ứng dụng để lọt lưới hơn nửa số malware trong bài kiểm tra. Mặc dù mục đích của ứng dụng là bảo vệ chống Trojan horse, loại malware khá thông dụng, nhưng nó cũng chỉ đạt 46% trong bài kiểm tra của AV-Test.org. Khả năng phát hiện sâu có tốt hơn, đạt 83% nhưng vẫn không thể so sánh với Avira. Sẽ không quá ngạc nhiên khi PC Tools thực thi kém trong bài kiểm tra heuristic, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, kết quả chỉ đạt 33% và 36%. Khả năng phát hiện và loại bỏ lây nhiễm cho kết quả tốt, bỏ sót 1 trên 10 số mẫu kiểm tra nhưng hầu hết ứng dụng khác loại bỏ hoàn toàn. Việc cài đặt chương trình khá trơn tru, PC Tools không có lịch quét mặc định cũng như không có tính năng tự động cập nhật. Phần miền sẽ thông báo một lần/ngày khi có bản cập nhật malware mới, để nó có thể cập nhật, bạn sẽ cần bật tính năng Smart Update. Tóm lại, không có lý do gì để bạn chọn PC Tools Antivirus trong khi các ứng dụng miễn phí khác đảm bảo an toàn PC cho bạn hơn. May mắn thay, vớt vát cho sự kém cỏi của chương trình Antivirus, hãng có tiện ích Threat-fire phân tích theo hành vi khá hay. PC Tools Threatfire – phân tích theo hành vi PC Tools Threatfire không phải là một chương trình chống virus độc lập. Nó cung cấp mức độ an toàn cho máy tính của bạn qua sự hoạt động hiệu quả của quá trình phân tích hành vi (behavioral analysis) – có thể chặn malware dựa trên các tập tin hoạt động đáng ngờ trên máy tính. PC Tools Threatfire có kỹ thuật heuristic (hay behavioral) tương tự như các chương trình chống virus khác nhưng hướng tiếp cận phân tích theo hành vi của ứng dụng này có vẻ hơi “ăn gian” khi có khuynh hướng “giết lầm hơn bỏ sót” những phần mềm vô hại. Trong bài kiểm tra kỹ thuật phân tích hành vi của AV-Test.org, hầu hết các chương trình chống virus chỉ đạt 30%-60% về khả năng phát hiện. Trong khi đó, Threatfire đạt 100% khi đưa ra các cảnh báo chính xác và chặn 14 trong số 15 mẫu thử của NTN. Threatfire mặc định được thiết lập hoạt động ở độ nhạy cao, nhưng NTN đề
  9. nghị bạn bật chức năng “điểm khôi phục hệ thống tự động” trong phần Setting.Quarantine trước khi Threatfire “kiểm dịch” mọi thứ. Thêm nữa, Threatfire còn cung cấp cho người dùng giao diện giám sát hoạt động khá chi tiết về các chương trình đang chạy và toàn cảnh malware bùng nổ trên toàn cầu. Threatfire có thể cho thấy toàn cảnh sự bùng nổ của malware. Trong quá trình thử nghiệm, NTN không thấy Threatfire xung đột với bất kỳ chương trình nào (như đã từng xung đột với AVG thử nghiệm trước đây). NTN khuyến nghị người dùng nên dùng Threatfire như lớp phòng vệ thêm. Comodo Internet Security Comodo Internet Secrutiy gồm chương trình chống virus và tường lửa miễn phí. Trong cuộc kiểm tra này, NTN không đánh giá tính năng tường lửa của Comodo. PC Tool Antivirus và ClamWin là 2 trong số các chương trình kiểm tra đạt thấp hơn Comodo về khả năng phát hiện malware, Comodo đạt 74,6%. Comodo Comodo Internet Security xếp sau các phần mềm phát hiện malware. không chỉ để bỏ sót khoảng 25% những kẻ xâm nhập mà còn để lọt lướt vài mẫu kiểm tra có trong danh sách đã nhận dạng (WildList), trong khi hầu hết các ứng dụng chống virus khác không để thoát bất kỳ malware nào có trong danh sách. Tệ hơn nữa là Comodo mắc rất nhiều lỗi “false positive” - đánh dấu 62 mẫu phần mềm vô hại là phần mểm nguy hiểm. Ứng dụng cũng kém tương tự là ClamWin, bị 6 lỗi cảnh báo. Quá trình cài đặt Comodo để lại ấn tượng không tốt. Mặc định Comodo sẽ cài đặt thanh công cụ Hopsurf lên trình duyệt, thay đổi bộ máy tìm kiếm đến Ask.com và trang chủ của người dùng thành Hopsurf.com. Một điều gây khó chịu nữa là lớp Defense của chương trình, NTN cảm giác như bị ném về thời xa xưa khi công cụ liên tục lặp lại thông báo bạn đã quyết định chắc chắn hành động của mình hay chưa.
  10. Khả năng bảo vệ có thể hiệu quả nếu bạn sẵn lòng xử lý vô số gián đoạn và mạo hiểm với các quyết định đưa ra trong việc chống malware kém cỏi của chương trình, nhưng bạn sẽ hoàn toàn có thể chấm dứt sự “mệt mỏi” này nếu thay thế bằng chương trình chống malware khác. Các ứng dụng miễn phí khác thì tốt hơn nhiều. Phần mềm chống virus miễn phí của Việt Nam Hiện nay, 2 phần mềm chống virus miễn phí của Việt Nam là BkavHome và CMC Antivirus được khá nhiều người dùng máy tính tin dùng, đánh giá cao. BkavHome là phiên bản miễn phí của Bkav, hỗ trợ ngăn chặn và tự cảnh báo virus trên các hệ điều hành Windows (9X, 2K, XP, Vista). Ngoài ra, với tính năng tự bảo vệ, BkavHome sẽ tự động phát hiện và “xử lý” virus xuất hiện khi người dùng tải file, nhận email… Phiên bản miễn phí không có tính năng cập nhật danh sách virus tự động, vì mục đích chính của bản BkavHome là bảo vệ máy tính cá nhân của người dùng không tiếp xúc thường xuyên với Internet. Nếu cần cập nhật, người dùng phải tải về bản BkavHome mới (tại http://www.bkav.com.vn/home/Download.aspx). Quá trình cài đặt đơn giản, nhanh chóng. CMC Antivirus là chương trình chống virus miễn phí của CMC với các tính năng bảo vệ người dùng duyệt Web, kiểm tra email, chạy ứng dụng, đọc ghi tập tin. CMC Antivirus có khả năng cập nhật danh sách virus tự động, tự cập nhật các bản vá lỗi. Ngoài ra, chương trình còn có chế độ cập nhật ít ảnh hưởng băng thông, cập nhật 5 phút một lần. Việc cài đặt khá dễ dàng nhanh chóng. Bạn có thể tải về tại http://cmcinfosec.com/download.php Cả BkavHome và CMC Antivirus đều cho phép người dùng đặt lịch, chọn nhiều ổ đĩa, thư mục để quét virus. Giao diện của hai chưong trình khá rõ ràng và thân thiện. Người dùng có thể tùy chọn thể hiện tiếng Việt hay tiếng Anh. Theo PC World Mỹ 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2