Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết "Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam" trình bày một số cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Tất Thắng, ThS. Bùi Thị Hải Yến* 1 Tóm tắt: Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp là một trong những đổi mới của nhiều trường đại học nhằm giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động. Bài viết này trình bày một số cơ sở lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học là một trong những lĩnh vực dịch vụ xã hội quan trọng trong việc đào tạo lực lượng lao động trình độ cao cho xã hội. Vì vậy, việc phát triển, cập nhật các nội dung, chương trình đào tạo (CTĐT) được xem là yếu tố cốt lõi để phù hợp với nhu cầu xã hội, đặc điểm lĩnh vực đào tạo và nhu cầu của người học. Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam” (Professional Oriented Higher Education – POHE) được tiến hành dưới sự quản lý và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nguồn vốn tài trợ của chính phủ Hà Lan. Dự án được thực hiện nhằm xây dựng mô hình đào tạo đại học kiểu mới, với mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên (SV), có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đào tạo theo nhu cầu xã hội bằng cách xây dựng các CTĐT gắn liền với thực hành thực tế, SV được làm quen với thực tiễn và hoạt động nghề nghiệp của họ ngay trong quá trình học đại học và các nhà tuyển dụng lao động được mời hợp tác, tham gia vào quá trình đào tạo gọi là Chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (CTĐT POHE). Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã chỉ đạo: “Ưu tiên mở rộng quy mô các chương trình định hướng nghề nghiệp - ứng dụng chiếm khoảng 70 – 80% tổng số SV”, cho thấy đây là CTĐT hiện đại, ưu việt và được ưu tiên mở rộng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. *
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 439 Học viện Nông nghiệp Việt Nam (HVN) là một trong 8 trường đại học trên cả nước tham gia vào Dự án POHE từ năm 2007, với CTĐT POHE đầu tiên được xây dựng là ngành Công nghệ Rau - Hoa quả và Cảnh quan. CTĐT này đã thu được những kết quả rất khả quan từ những số liệu thống kê về SV tốt nghiệp và đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Cho đến nay, HVN đã xây dựng thêm 6 ngành có CTĐT POHE đó là: Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Kế toán, Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp. Hàng năm, các ngành POHE đều có nhiều SV đăng kí học. Bài viết này giới thiệu về quy trình xây dựng và triển khai các CTĐT POHE tại HVN. 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG (POHE) 2.1. Đặc trưng của CTĐT POHE CTĐT POHE có một số đặc điểm đặc trưng sau: - Chương trình đào tạo mở và dựa vào năng lực: Tiếp cận POHE bắt đầu bằng việc tạo lập mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng lao động thông qua điều tra thị trường lao động để xác định nhu cầu về nhân lực cho từng ngành nghề cụ thể. Hồ sơ nghề nghiệp được xây dựng dựa trên kết quả điều tra thị trường lao động, sau đó được chuyển thành hồ sơ năng lực thể hiện các phẩm chất nghề nghiệp cốt yếu mà các nhà tuyển dụng mong muốn SV tốt nghiệp ra trường được trang bị. Dựa vào hồ sơ năng lực, CTĐT POHE được xây dựng. Bên cạnh đó, CTĐT POHE còn có tính mềm dẻo và cởi mở để thích hợp cho việc điều chỉnh chương trình tương thích với những thay đổi của thị trường lao động thông qua Hội đồng công giới (thành viên là nhà tuyển dụng) được thành lập riêng cho từng CTĐT làm cầu nối giữa “thế giới nghề nghiệp” và “thế giới học tập”. Vì thế, SV sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng đảm trách ở các vị trí công việc liên quan tới ngành được đào tạo một cách thành công. - Sự tham gia của thị trường lao động vào quá trình đào tạo POHE: Ngoài việc tham gia phát triển CTĐT như đã đề cập ở trên, thế giới nghề nghiệp còn tham gia vào quá trình đào tạo thông qua các hoạt động như tài trợ kinh phí, tiếp nhận SV thực tập tại cơ sở, tham gia thỉnh giảng, hướng dẫn SV thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, tham gia đánh giá kết quả học tập của SV,… - Phương pháp dạy học POHE: Nhấn mạnh sự tương tác và hợp tác, những phương pháp thuyết trình, hội thảo, đồ án, thảo luận nhóm, thực hành, viết báo cáo, giám sát, tư vấn, tự học,… giúp SV có cơ hội trải nghiệm các tình huống nghề nghiệp, phát triển sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm. - Đánh giá kết quả học tập của SV dựa vào năng lực: Đánh giá SV trong CTĐT POHE bao gồm đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, tiểu luận, đồ án,…) và đánh giá tổng kết (dựa vào sản phẩm). Người đánh giá trong chương trình POHE cũng có
- 440 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP thể là chuyên gia từ thị trường lao động, sinh viên, giảng viên. Cách đánh giá này khuyến khích SV trở thành người quản lí thông thái quá trình học tập của mình, đặc biệt là trong quá trình rèn luyện kĩ năng. - Hoạt động nghiên cứu của POHE tập trung vào các đề tài ứng dụng, chuyển giao công nghệ và cải thiện nghề nghiệp. Các câu hỏi nghiên cứu được hình thành trong mối quan hệ mật thiết với thế giới việc làm. Đồ án tốt nghiệp của SV thường hướng tới giải quyết những vấn đề/ bài toán nảy sinh từ thực tế nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Bảng 1. Điểm khác biệt giữa tiếp cận POHE và tiếp cận truyền thống trong đào tạo đại học ở nước ta Tiêu chí CTĐT POHE CTĐT truyền thống Sự tham gia của Hội đồng công Bắt buộc Không bắt buộc giới vào quá trình đào tạo Dựa vào nhu cầu của thị trường lao động và có Không dựa vào thị trường lao động, Xây dựng CTĐT sự tham gia của Hội đồng công giới không kết nối với Hội đồng công giới Xác định mục tiêu học tập và Dựa vào hồ sơ năng lực là kết quả điều tra thị Do giảng viên xây dựng mà không phân chuẩn đầu ra trường lao động tích nhu cầu của thị trường lao động Dựa vào truyền thụ kiến thức, không có Phương pháp dạy học và đánh Dựa vào năng lực và có sự tham gia thường xuyên sự tham gia thường xuyên của Hội đồng giá kết quả học tập của Hội đồng công giới công giới Cứng nhắc, ít thay đổi, được chuẩn Mở, linh hoạt và luôn được cập nhật với thay đổi của CTĐT hóa thành khung chương trình cho các thị trường lao động nhóm ngành đào tạo Có tính ứng dụng cao, nhằm giải quyết các vấn Nghiên cứu ít gắn kết với nhu cầu của Nghiên cứu của GV và SV đề của thị trường lao động thị trường lao động Đa dạng, chú trọng rèn luyện kỹ năng, tính Chủ yếu tổ chức dạy và học trong điều kiện Môi trường học tập sáng tạo, chủ động của SV và phát triển thái độ nhà trường. nghề nghiệp tại thị trường lao động. (Nguồn: Phạm Thị Hương, Lê Thái Hưng, 2015) Tuy nhiên, CTĐT POHE cũng có những hạn chế nhất định như sau: - Người học khó thích ứng nhanh với thay đổi của công việc trong lao động nghề nghiệp do đào tạo hướng sâu vào một hoặc vài công việc cụ thể; - Phải có điều kiện (trang thiết bị, vật liệu, tài liệu kĩ thuật) và môi trường đào tạo với việc làm trực tiếp; - Tổ chức đào tạo phức tạp do chương trình đào tạo linh hoạt và tính cá nhân hóa cao (Trần Thị Tú, Hà Quang Tiến, 2018).
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 441 2.2. Các bước xây dựng CTĐT POHE Khi phát triển một CTĐT mới hay đổi mới một chương trình đang có theo hướng tiếp cận POHE cần triển khai theo các bước sau: Bước 1. Phân tích nhu cầu thị trường lao động làm cơ sở cho việc xây dựng hồ sơ nghề nghiệp và Hồ sơ năng lực: Điều tra khảo sát các đơn vị sử dụng lao động liên quan đến lĩnh vực đào tạo bao gồm cả khu vực nhà nước và tư nhân, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, liên doanh. Qua đó đưa ra danh mục vị trí công việc cùng với mô tả cụ thể, vai trò, nhiệm vụ của mỗi vị trí công việc mà SV tốt nghiệp có thể đảm nhận; kế hoạch tuyển dụng của thế giới nghề nghiệp trong tương lai; tiêu chí tuyển dụng cụ thể. Bước 2. Xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra: Chỉ ra các kiến thức, kĩ năng, năng lực cốt lõi, mô tả các năng lực cụ thể và phân biệt các mức khác nhau cho mỗi năng lực mà SV cần đạt được ở khi tốt nghiệp. Bước 3. Phân tích hiện trạng đào tạo của nhà trường: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nguồn tuyển sinh, hệ thống quy định hiện hành đối với dạy và học, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo,… Bước 4. Xây dựng nội dung học tập, chủ đề học tập, sắp xếp hệ thống mô - đun/ học phần trong khung CTĐT: Dựa vào mục tiêu học tập được phân bổ để xác định chủ đề học tập cho từng học kì, sau đó xây dựng nội dung học tập cho mô-đun/ học phần cụ thể. Việc phân bổ mục tiêu và nội dung học tập cho cả CTĐT phải đảm bảo rằng mục tiêu và nội dung của các mô-đun/ học phần phải phù hợp với các phần khác và với tất cả chương trình, kết nối với Hồ sơ năng lực và đạt được mục tiêu học tập cuối cùng là hồ sơ tốt nghiệp hoàn chỉnh. Bước 5. Lựa chọn phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy áp dụng khá đa dạng và khác nhau ở các loại mô-đun/ học phần khác nhau (lí thuyết, thực hành, đồ án,…). Phải chỉ ra được phương pháp giảng dạy cụ thể giúp người học đạt được mục tiêu mô-đun/ học phần sau khi kết thúc quá trình học tập. Bước 6. Tổ chức quá trình dạy học: Có hướng dẫn cụ thể cho việc tổ chức dạy học các mô-đun thực hành đặc trưng cho đào tạo POHE (thực tập nghề nghiệp, đồ án, thực tập tốt nghiệp) có sự tham gia hướng dẫn của thế giới nghề nghiệp và được triển khai cả ở thế giới nghề nghiệp. Bước 7. Phát triển hỗ trợ học tập: Bài giảng, giáo trình, học liệu và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy học. Bước 8. Xây dựng quy tắc đánh giá kết quả học tập: Lựa chọn phương pháp, công cụ, xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp cho từng mô-đun/ học phần và các quy định về đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- 442 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Bước 9. Thực hiện cải tiến CTĐT. Bước 10. Phát triển chiến lược đánh giá CTĐT: Thông qua hệ thống phản hồi, cung cấp thông tin từ giảng viên, SV, phụ huynh, chuyên gia đánh giá ngoài. Thu thập thông tin đánh giá bằng các phiếu phỏng vấn và nghiên cứu các kết quả của tiến trình (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). 2.3. Tổ chức và quản lí đào tạo chương trình POHE - Tổ chức đào tạo theo mô-đun: CTĐT POHE được tổ chức giảng dạy theo mô-đun. Mỗi mô-đun bao gồm một hoặc một số học phần phù hợp nhằm phát triển một hoặc một số năng lực cụ thể cho SV. Mô-đun phát triển năng lực ở mức thấp hơn được giảng dạy trước, mô-đun phát triển năng lực ở mức cao hơn được giảng dạy sau. Các học phần trong cùng mô-đun được giảng dạy trong cùng học kì. SV đăng kí học theo mô-đun, được đánh giá theo mô-đun. - Tổ chức các hoạt động thực hành: Các hoạt động thực hành (thí nghiệm, thực hành, thực địa, …) được tổ chức thường xuyên ở hầu hết các học kì. Các hoạt động thực hành có thể bố trí là cấu phần của từng học phần trong một mô-đun, là học phần của mô-đun hoặc là một mô-đun thực hành riêng biệt. Các hoạt động thực hành có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, thực hành, thực địa, dự án/ đồ án tổng hợp,… Hoạt động thực hành có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm hay khu thực địa của nhà trường hoặc ở các cơ sở của thị trường lao động. - Đánh giá dự án/ đồ án: Các dự án, đồ án không những hướng đến các khía cạnh có liên quan đến nội dung của chủ đề mà còn hướng đến nhiều kĩ năng khác như kĩ năng lập luận và giải quyết vấn đề; kĩ năng giao tiếp bằng lời nói và chữ viết; kĩ năng làm việc nhóm và hợp tác; kĩ năng quản lí dự án và kĩ năng định hướng học tập. Việc đánh giá phải tập trung vào mức độ nhận thức và kĩ năng yêu cầu cần thiết là sự độc lập, sáng tạo và khả năng tìm ra các giải pháp cho vấn đề của người học. - Giám sát quá trình thực hiện: theo dõi liên tục hoặc định kì khóa học của CTĐT POHE (quá trình tuyển sinh và lựa chọn SV, giảng viên, quá trình dạy và học, đánh giá kết quả học tập, tài nguyên học tập). - Đánh giá CTĐT: được tiến hành định kì tùy vào cấp độ đánh giá. Đánh giá học phần tiến hành hàng năm. Đánh giá CTĐT tiến hành 4-5 năm 1 lần. Tham gia đánh giá có giảng viên giảng dạy, SV POHE và đại diện thế giới nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). 3. XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC CTĐT POHE TẠI HVN 3.1. Các CTĐT POHE tại HVN HVN xây dựng 7 CTĐT POHE trong từng ngành, số lượng SV đã và đang được đào tạo như sau:
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 443 Bảng 2. Các CTĐT POHE tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngành đào Định hướng và cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp Số lượng sinh tạo POHE viên được đào tạo Chăn nuôi - Vị trí việc làm: cán bộ nghiên cứu, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí; giảng viên; 200 (50SV/khóa) nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; tự kinh doanh, khởi nghiệp. - Nơi việc làm: bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông,…; Các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; Các đơn vị hành chính sự nghiệp; Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế có liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn. Công nghệ sinh học - Vị trí việc làm: nghiên cứu viên, kĩ thuật viên nghề nấm; cán bộ kinh doanh ngành 240 (60SV/khóa) nấm; quản lí doanh nghiệp; cán bộ khuyến nông; giảng viên; tự kinh doanh, khởi nghiệp - Nơi làm việc: doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan đến sản xuất và chế biến nấm; các trường đại học, cao đẳng có liên quan đến công nghệ sinh học. Rau - Hoa quả - Vị trí việc làm: kĩ thuật viên làm việc trong nhà lưới; kĩ sư làm vườn làm việc trong 700 (80SV/khóa) và cảnh quan nhà lưới; kĩ sư làm việc trong nhà máy chế biến; kĩ sư kinh tế và marketing; kĩ sư thiết kế cảnh quan. - Nơi làm việc: cơ sở sản xuất; nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến sản phẩm rau, hoa, quả; doanh nghiệp, công ty thiết kế cảnh quan; trường đại học, cao đẳng có ngành đào tạo liên quan. Kế toán - Vị trí việc làm: kế toán viên; kế toán tổng hợp; kế toán trưởng; cán bộ cơ quan 200 (50SV/khóa) thuế, bảo hiểm, kho bạc; chuyên gia tài chính; kiểm toán viên; giảng viên; nghiên cứu viên. - Nơi làm việc: tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; ngân hàng và đơn vị hành chính sự nghiệp (tài chính, thuế, kho bạc…); công ty kiểm toán. Nông nghiệp - Vị trí việc làm: nghiên cứu viên; cán bộ kinh doanh nông nghiệp, khuyến nông, 200 (50SV/khóa) làm dự án nông nghiệp; cán bộ quản lí nhà nước về nông nghiệp, giáo viên. - Nơi làm việc: các trường đại học, cao đẳng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp; công ty hóa chất, phân bón nông nghiệp; công ty giống, chăm sóc cây trồng; cơ quan về nông nghiệp và phát triển nông thôn; trang trại, hợp tác xã nông nghiệp;… Phát triển - Vị trí việc làm: cán bộ/ chuyên gia về phát triển nông thôn. 200 (50SV/khóa) nông thôn - Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến phát triển nông thôn. Sư phạm kỹ thuật - Vị trí việc làm: giảng viên, giáo viên; cán bộ quản lí giáo dục; cán bộ nghiên cứu; 145 (50SV/khóa) nông nghiệp cán bộ khuyến nông; nhân viên kinh doanh nông nghiệp; tự khởi nghiệp. - Nơi làm việc: cơ sở giáo dục, trung tâm khuyến nông, doanh nghiệp. 3.2. Quy trình xây dựng chương trình POHE tại HVN Việc xây dựng CTĐT POHE cho từng ngành tại HVN tuân theo theo quy trình 10 bước ở trên. Một số minh chứng cho quy trình xây dựng này như sau:
- 444 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Bước 1. Phân tích nhu cầu thị trường lao động làm cơ sở cho việc xây dựng Hồ sơ nghề nghiệp và Hồ sơ năng lực Hình 1. Báo cáo kết quả điều tra công giới ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp POHE Bước 2. Xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng Hồ sơ nghề nghiệp, Hồ sơ năng lực, chuẩn đầu ra Hình 2. Hồ sơ nghề nghiệp và chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ Rau Hoa quả và Cảnh quan POHE
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 445 Bước 3. Phân tích hiện trạng đào tạo của nhà trường Hình 3. Cơ sở vật chất hỗ trợ CTĐT POHE của Học viện Bước 4. Xây dựng nội dung học tập, chủ đề học tập, sắp xếp hệ thống mô-đun/ học phần trong khung chương trình đào tạo Hình 4. Cấu trúc mô-đun trong CTĐT POHE ngành Công nghệ Rau - Hoa quả và Cảnh quan
- 446 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Bước 5. Lựa chọn phương pháp giáo dục cho các học phần/ mô-đun và Bước 8. Xây dựng quy tắc đánh giá kết quả học tập Hình 5. Phương pháp dạy học và quy tắc đánh giá trong học phần/mô-đun Bước 6. Tổ chức quá trình dạy học Hình 6. Tham gia của thế giới nghề nghiệp trong quá trình đào tạo Bước 7. Phát triển hỗ trợ học tập: bài giảng, giáo trình, học liệu và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy học. HVN có kho dữ liệu số các tài liệu tham khảo và được cập nhật thường xuyên, cũng như các ấn phẩm mới nhất (https://infolib.vnua. edu.vn/) phục vụ cho tất cả SV, giảng viên, cán bộ. Bước 9. Thực hiện cải tiến CTĐT . Bước 10. Phát triển chiến lược đánh giá CTĐT thích hợp: Thông qua hệ thống phản hồi, cung cấp thông tin từ giảng viên, SV, phụ huynh, chuyên gia đánh giá ngoài. Thu thập thông tin đánh giá bằng các phiếu phỏng vấn và nghiên cứu các kết quả của
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 447 tiến trình hàng năm hoặc 4-5 năm/1 lần. Hoạt động này do Trung tâm Đảm bảo Chất lượng phụ trách và công bố các báo cáo. 3.3. Minh họa tổ chức và quản lí đào tạo chương trình POHE tại HVN CTĐT POHE tại HVN chú trọng đến các hoạt động thực hành, đồ án nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Đây là hoạt động được diễn ra hàng năm và trong suốt khóa học cho SV. a. SV thực hành trong nhà lưới, b. Doanh nghiệp trao đổi với SV Hình 7. Hoạt động thực hành, thực tập của SV POHE1 Hình 8. Hội chợ sản phẩm đồ án SV POHE2 Hàng năm, HVN đẩy mạnh sự kết nối giữa SV và thế giới nghề nghiệp thông qua các hội chợ việc làm. Hội chợ là cơ hội cho SV tốt nghiệp tìm được việc làm phù hợp với năng lực bản thân và ngành nghề được đào tạo. Đây cũng là cơ hội cho các SV năm thứ 2, thứ 3 được trải nghiệm để có những bước chuẩn bị về kiến thức, kĩ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hình 8. Ngày hội việc làm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam3 1 1,2,3 Hình ảnh tư liệu của tác giả.
- 448 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CTĐT POHE cũng được đánh giá thông qua phản hồi của SV, nhà tuyển dụng lao động bằng: phiếu lấy ý kiến phản hồi từ người học về giảng dạy học phần chương trình POHE; phiếu lấy ý kiến đơn vị thực tập về hoạt động thực tập nghề nghiệp của SV; phiếu lấy ý kiến phản hồi từ SV tốt nghiệp CTĐT. Các CTĐT POHE trong Học viện đều được đánh giá với kết quả cao. - SV hài lòng với hoạt động giảng dạy của giảng viên (70.4%), nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá giúp SV có tiến bộ trong học tập (61.4% - 67.1%), với hoạt động tư vấn học tập, tư vấn hướng nghiệp (63.6%),… (HVN, Tóm lược 10 năm đào tạo chương trình ngành Công nghệ Rau, Hoa, Quả và Cảnh quan, Báo cáo nghiên cứu). - Cựu sinh viên đánh giá cao CTĐT có tính thực tế, kết hợp đan xen lý thuyết và thực hành giúp có thể ứng dụng ngay kiến thức chuyên môn vào thực tế nghề nghiệp. Cụ thể: CTĐT giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc (63.7%). Nội dung CTĐT phù hợp với yêu cầu của thế giới nghề nghiệp (56.9%). Nhờ vậy, học tập trong chương trình POHE giúp SV tốt nghiệp dễ dàng tìm việc làm hơn (56.8%), trong đó nhiều cựu sinh viên POHE của HVN đã có việc làm trước khi tốt nghiệp, SV tốt nghiệp được nhà tuyển dụng chào đón và đánh giá tương đối tốt. - Đơn vị thực tập hài lòng với nội dung thực tập, với ý thức, tinh thần học tập của sinh viên chương trình POHE, sẵn sàng hỗ trợ trong quá trình thực hành thực tập và mong muốn tăng thêm thời gian thực hành tại cơ sở. (HVN, Khảo sát cựu sinh viên POHE năm 2016, Báo cáo nghiên cứu). Ý kiến phản hồi còn là nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy để HVN cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT như: Phân chuyên ngành sớm để SV có thể dành nhiều thời gian học chuyên ngành; Tăng thời lượng thực hành, thực tập mặc dù hiện nay các hoạt động thực hành, thực tập khá phong phú nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thực tế của người học; Giảng viên cần dành thời lượng phù hợp để tư vấn, phản hồi sau mỗi đợt kiểm tra; Tăng cường duy trì mối quan hệ với cựu sinh viên để tận dụng nguồn tri thức và kinh nghiệm của cựu sinh viên thông qua các buổi hỏi - đáp trực tuyến theo chủ đề và để gắn kết sâu hơn với thế giới nghề nghiệp thông qua nguồn lực này;… (HVN, Khảo sát cựu sinh viên POHE năm 2016, Báo cáo nghiên cứu). 4. KẾT LUẬN Vận dụng cơ sở lí thuyết về xây dựng CTĐT POHE, HVN đã chú trọng phát triển các CTĐT POHE để nâng cao kiến thức, kĩ năng cho SV thông qua việc tăng cường thực hành, đồ án, thực tập nghề nghiệp, tạo điều kiện cho SV tiếp xúc với thực tế nghề
- Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 449 nghiệp để hình thành nhận thức đúng đắn về nghề trong tương lai. Ý kiến phản hồi của người học và thế giới nghề nghiệp cho cho thấy quy trình xây dựng, tổ chức và triển khai các CTĐT POHE tại HVN đáp ứng được nhu cầu của người học và nhà tuyển dụng. HVN luôn có sự cải tiến các CTĐT POHE cho phù hợp với thị trường lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng - Tài liệu cơ bản, Dự án Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2. 2 Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2009), Tài liệu xây dựng chương trình đào tạo ngành Công nghệ Rau, Hoa, Quả và Cảnh quan, Website Dự án POHE 2. 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2014), Hồ sơ đăng kí phát triển CTĐT POHE ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 4 Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo nghiên cứu Khảo sát cựu sinh viên POHE năm 2016, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2. 5 Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo nghiên cứu Tóm lược 10 năm đào tạo chương trình ngành Công nghệ Rau, Hoa, Quả và Cảnh quan, Dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) ở Việt Nam giai đoạn 2. 6 Phạm Thị Hương, Lê Thái Hưng (2015), Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 7 Phạm Thị Ly (2014), Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng: Đặc điểm, thách thức và triển vọng ở Việt Nam, Tham luận Diễn đàn Quốc gia các bên liên quan trong giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8 Trần Thị Tú, Hà Quang Tiến (2018), Ưu điểm của chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) so với chương trình truyền thống tại Khoa Thể dục thể thao, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế - Hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho đánh giá ngoài
103 p | 112 | 22
-
Tiếp cận định hướng CDIO trong xây dựng chương trình đào tạo trọng điểm tại khoa công nghệ thông tin trường Đại học Hải Phòng theo định hướng ứng dụng
12 p | 89 | 12
-
Phát triển chương trình đào tạo-vấn đề cấp thiết hiện nay của khoa Ngữ văn ở Trường Đại học Tây Bắc
5 p | 15 | 5
-
Quản lý chương trình đào tạo cơ sở đảm bảo cơ chế tự chủ và chất lượng giáo dục đại học
9 p | 105 | 4
-
Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng tiếp cận năng lực
9 p | 100 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE)
6 p | 41 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO
9 p | 59 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
7 p | 35 | 4
-
Đổi mới chương trình đào tạo đại học ngành Giáo dục thể chất cho các trường đại học sư phạm theo định hướng phát triển năng lực sư phạm
8 p | 58 | 3
-
Xây dựng, rà soát và đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn ABET và AUN-QA cấp chương trình đào tạo
8 p | 3 | 3
-
Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng năng lực - Một cách tiệm cận với yêu cầu của thị trường lao động
11 p | 4 | 2
-
Định hướng nghề nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Anh tại Việt Nam hiện nay
14 p | 27 | 2
-
Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp khi thiết kế chương trình đào tạo
11 p | 32 | 2
-
Tác động của hoạt động đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA: Một nghiên cứu trường hợp ở Việt Nam
5 p | 58 | 2
-
Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường đại học Potsdam
10 p | 37 | 2
-
Đánh giá chuẩn đầu ra chương trình đào tạo phục vụ kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA
7 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu xác định các môn học kiến thức giáo dục đại cương trong Chương trình Đào tạo Đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình xây dựng theo hướng tiếp cận CDIO
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn