intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường đại học Potsdam

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào tạo giáo viên ở Đức theo định hướng năng lực và chuẩn năng lực nghề nghiệp. Chương trình đào tạo giáo viên theo mô hình nối tiếp hai bậc cử nhân và thạc sĩ. Tuy nhiên ngay từ bậc cử nhân, chương trình đào tạo đã có nội dung khoa học giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông ở trường đại học Potsdam

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0249<br /> Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 3-12<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở ĐỨC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO<br /> GIÁO VIÊN KĨ THUẬT PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC POTSDAM<br /> <br /> Nguyễn Văn Cường<br /> Trường Đại học Potsdam, Cộng hòa Liên bang Đức<br /> <br /> Tóm tắt. Đào tạo giáo viên ở Đức theo định hướng năng lực và chuẩn năng lực nghề nghiệp.<br /> Chương trình đào tạo giáo viên theo mô hình nối tiếp hai bậc cử nhân và thạc sĩ. Tuy nhiên<br /> ngay từ bậc cử nhân, chương trình đào tạo đã có nội dung khoa học giáo dục. Mô hình đào<br /> tạo giáo viên Potsdam đặc biệt chú trọng định hướng nghề dạy học, tăng cường mối quan<br /> hệ lí thuyết - thực tiễn và trang bị năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên ở tất cả các<br /> cấp. Mô hình đào tạo giáo viên kĩ thuật ở Trường Đại học Potsdam là mô hình tích hợp<br /> Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật. Chương trình đào tạo mô đun hóa và sử dụng hệ thống tín<br /> chỉ châu Âu.<br /> Từ khóa: Chương trình đào tạo, đào tạo giáo viên, giáo viên kĩ thuật, mô hình đào tạo.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Trong phạm vi quốc tế có nhiều mô hình đào tạo giáo viên khác nhau. Khảo sát các các mô<br /> hình đào tạo giáo viên trong bối cảnh quốc tế nhằm rút ra những kinh nghiệm cho việc đổi mới<br /> mô hình đào tạo giáo viên trong nước. Việc khảo sát các chương trình đào tạo giáo viên cho các<br /> chuyên ngành cụ thể cần được đặt trong bối cảnh các điều kiện khung của đào tạo giáo viên. Bài<br /> viết này giới thiệu những nét cơ bản về chuẩn đào tạo giáo viên, phân tích những đặc điểm chung<br /> của mô hình đào tạo giáo viên ở Đức và những đặc thù của mô hình đào tạo giáo viên của Trường<br /> Đại học Potsdam. Trên cơ sở đó giới thiệu cấu trúc và những đặc điểm cơ bản của mô hình đào tạo<br /> giáo viên kĩ thuật ở Trường Đại học Postdam.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Chuẩn đào tạo giáo viên- Các khoa học giáo dục<br /> Ngày 16.12.2004 Hội nghị các bộ trưởng giáo dục (KMK) đã kí quyết định “Chuẩn đào tạo<br /> giáo viên - Các khoa học giáo dục”. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bao gồm<br /> cả phần đào tạo thực tiễn và đào tạo giáo viên tập sự ở các bang. Chuẩn đào tạo giáo viên cũng có<br /> thể sử dụng làm cơ sở cho bồi dưỡng giáo viên.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 5/8/2015. Ngày nhận đăng: 25/10/2015.<br /> Liên hệ: Nguyễn Văn Cường, e-mail: vancuong@uni-potsdam.de.<br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> Nguyễn Văn Cường<br /> <br /> <br /> “Chuẩn đào tạo giáo viên - Các khoa học giáo dục” quy định những trọng tâm nội dung và<br /> phương pháp dạy học các môn khoa học giáo dục trong đào tạo giáo viên, mô tả các chuẩn năng<br /> lực nghề nghiệp cho việc đào tạo giáo viên. “Chuẩn đào tạo giáo viên - các khoa học giáo dục”<br /> được xây dựng dựa trên mô hình năng lực nghề nghiệp giáo viên, trong đó bao gồm bốn lĩnh vực<br /> năng lực sau đây (KMK, 2014):<br /> Lĩnh vực năng lực dạy học.<br /> Lĩnh vực năng lực giáo dục.<br /> Lĩnh vực năng lực đánh giá.<br /> Lĩnh vực năng lực đổi mới và phát triển.<br /> Mỗi lĩnh vực năng lực bao gồm một số năng lực. Những năng lực này được cụ thể hóa trong<br /> các chuẩn, trong đó bao gồm chuẩn cho giai đoạn đào tạo lí thuyết và chuẩn cho giai đoạn đào tạo<br /> thực tiễn. Sau đây là những năng lực tương ứng với các lĩnh vực năng lực nêu trên.<br /> Lĩnh vực năng lực dạy học: Giáo viên là các chuyên gia về dạy và học.<br /> - Năng lực 1: Giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp với chuyên môn và công việc, tiến<br /> hành nó một cách khách quan và cụ thể về chuyên môn.<br /> - Năng lực 2: Giáo viên hỗ trợ việc học của học sinh qua việc tổ chức các tình huống học<br /> tập. Họ động viên học sinh và tạo cho chúng có năng lực thiết lập các mối liên hệ và vận dụng kiến<br /> thức đã học.<br /> - Năng lực 3: Giáo viên khuyến khích các khả năng học và làm việc tự lực của học sinh.<br /> Lĩnh vực năng lực giáo dục: Giáo viên thực thi nhiệm vụ giáo dục của mình.<br /> - Năng lực 4: Giáo viên biết các điều kiện sống về xã hội và văn hóa của học sinh và tác<br /> động đến phát triển cá nhân của họ trong khuôn khổ nhà trường.<br /> - Năng lực 5: Giáo viên truyền đạt các giá trị và chuẩn mực, hỗ trợ việc đánh giá và hành<br /> động tự quyết của học sinh.<br /> - Năng lực 6: Giáo viên tìm ra các giải pháp tiếp cận cho những khó khăn và xung đột trong<br /> nhà trường và giờ học.<br /> Lĩnh vực năng lực đánh giá: Giáo viên thực thi nhiệm vụ đánh giá của mình một cách công<br /> bằng và có ý thức trách nhiệm.<br /> - Năng lực 7: Giáo viên chẩn đoán các tiền đề và quá trình học tập của các học sinh; khuyến<br /> khích học sinh có mục đích, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh.<br /> - Năng lực 8: Giáo viên xác định các thành tích của học sinh trên cơ sở các thước đo đánh<br /> giá minh bạch.<br /> Lĩnh vực năng lực đổi mới: Giáo viên liên tục phát triển tiếp các năng lực của mình.<br /> - Năng lực 9: Giáo viên ý thức được các yêu cầu đặc biệt của nghề giáo viên. Họ hiểu nghề<br /> của mình là một viên chức công với trách nhiệm và nghĩa vụ đặc biệt.<br /> - Năng lực 10: Giáo viên hiểu nghề của mình như là nhiệm vụ học thường xuyên.<br /> - Năng lực 11: Giáo viên tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai các dự án, dự định<br /> của nhà trường.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> Mô hình đào tạo giáo viên ở đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông...<br /> <br /> <br /> 2.2. Các yêu cầu chung về nội dung đào các khoa học chuyên ngành và lí luận<br /> dạy học chuyên ngành trong đào tạo giáo viên<br /> Năm 2008 Hội nghị các bộ trưởng giáo dục đã kí quyết định “Các yêu cầu chung cho các<br /> tiểu bang về nội dung đối với các môn khoa học chuyên ngành và lí luận dạy học chuyên ngành<br /> trong đào tạo giáo viên”. Quyết định này được bổ sung năm vào 2014. Trong thỏa thuận khung<br /> này bao gồm 21 ngành đào tạo giáo viên. Đối với mỗi ngành đào tạo, thỏa thuận khung này quy<br /> định về:<br /> Mô tả năng lực đặc trưng cho chuyên ngành.<br /> Nội dung dạy học chuyên ngành.<br /> Nội dung lí luận dạy học chuyên ngành.<br /> Trên cơ sở khung nội dung đã thỏa thuận này, các bang và các trường đại học có thể tự quy<br /> định các trọng tâm và các khác biệt, đồng thời cũng có thể quy định các yêu cầu bổ sung trong việc<br /> xây dựng chương trình đào tạo giáo viên phần khoa học chuyên ngành và lí luận dạy học chuyên<br /> ngành.<br /> Trong tài liệu này, nội dung đào tạo kĩ thuật và lí luận dạy học kĩ thuật được mô tả trong<br /> nhóm chuyên môn Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật dành cho chương trình đào tạo giáo viên bậc<br /> Trung học cơ sở. Nhóm chuyên môn này bao gồm các lĩnh vực nội dung đào tạo sau đây (KMK,<br /> 2014): Lao động và nghề nghiệp; Kinh tế gia đình và dinh dưỡng; Kĩ thuật; May mặc; Kinh tế;<br /> Trọng tâm của nội dung của lĩnh vực kĩ thuật là: Kĩ thuật - Xã hội - Tự nhiên; Các phương<br /> pháp và quy trình kĩ thuật; Các hệ thống biến đổi vât liệu; Các hệ thống biến đổi năng lượng; Các<br /> hệ thống biến đổi thông tin; Thực tiễn chuyên ngành; Lí luận dạy học chuyên ngành.<br /> <br /> 2.3. Mô hình đào tạo giáo viên ở Đức<br /> Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở Đức được chia thành 3 giai đoạn:<br /> - Giai đoạn 1: Đào tạo trong trường đại học (cử nhân và thạc sĩ).<br /> - Giai đoạn 2: Đào tạo giáo viên tập sự (12-18 tháng tại các cơ sở đào tạo giáo viên tập sự<br /> và tại trường học).<br /> - Giai đoạn 3: Bồi dưỡng giáo viên (bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề và bồi dưỡng thường<br /> xuyên).<br /> Sau đây chỉ đề cập đến giai đoạn đào tạo giáo viên trong trường đại học từ sau năm 2000.<br /> Sự thay đổi cơ bản về mô hình đào tạo giáo viên trong cuộc cải cách từ năm 2000 là sự<br /> thực hiện cải cách giáo dục đại học theo thỏa thuận chung của các nước châu Âu nhằm đảm bảo<br /> chất lượng và sự thống nhất trong không gian châu Âu về giáo dục đại học, được gọi là quá trình<br /> Bologna. Đào tạo đại học theo hai bậc nối tiếp cử nhân và thạc sĩ, mô đun hóa chương trình đào<br /> tạo và sử dụng hệ thống tín chỉ châu Âu (ECTS) là nội dung cơ bản của thỏa thuận này. Trong đó,<br /> bậc cử nhân có thời gian đào tạo từ 6-8 học kì, tương ứng 180-240 tín chỉ, mỗi học kì tương ứng 30<br /> tín chỉ, mỗi tín chỉ tương đương 30 giờ làm việc, bao gồm cả giờ lên lớp và giờ tự học. Bậc thạc sĩ<br /> bao gồm từ 2-4 học kì, tương đương 60-120 tín chỉ. Tổng thời gian đào tạo cả hai bậc để đạt trình<br /> độ thạc sĩ là 10 học kì, tương ứng 300 tín chỉ.<br /> Dựa trên quy định khung này của châu Âu, đào tạo giáo viên ở Đức đã chuyển đổi hệ thống<br /> <br /> 5<br /> Nguyễn Văn Cường<br /> <br /> <br /> phân bậc hai bậc. Trong đó chương trình đào tạo giáo viên bậc cử nhân bao gồm 6 học kì (180 tín<br /> chỉ) và bậc thạc sĩ là 4 học kì (120 tín chỉ), phù hợp với quy định khung của quá trình Bologna. Ở<br /> đây cần lưu ý rằng theo mô hình đào tạo mới này, giáo viên cần có trình độ thạc sĩ thì mới được<br /> đăng kí vào giai đoạn đào tạo giáo viên tập sự. Đặc điểm của chương trình đào tạo cử nhân là tính<br /> đa giá trị của bằng cử nhân, có nghĩa là người tốt nghiệp không bị ràng buộc duy nhất vào hướng<br /> học lên bậc thạc sĩ theo chương trình đào tạo giáo viên mà có thể học tiếp thạc sĩ chuyên ngành<br /> hoặc tìm việc làm ở thị trường lao động theo các hướng khoa học chuyên ngành mà họ đã học. Tuy<br /> nhiên, nét đặc thù của mô hình đào tạo giáo viên ở Đức theo mô hình phân 2 bậc nối tiếp này là<br /> ngay trong bậc cử nhân đã có nội dung về khoa học giáo dục và thực tiễn phổ thông, mức độ khác<br /> nhau tùy theo từng trường.<br /> Theo quy định của KMK (2005), tên gọi bằng tốt nghiệp đối với các khoá đào tạo cử nhân<br /> và thạc sĩ trong đào tạo giáo viên thống nhất đối với các bang như sau:<br /> Cử nhân giáo dục - Bachelor of Education (B.Ed.)<br /> Thạc sĩ giáo dục - Master of Education (M.Ed.)<br /> KMK (2013) đã xác định các loại hình giáo viên sau đây:<br /> Giáo viên tiểu học.<br /> Giáo viên liên cấp tiểu học và trung học cơ sở (cho tất cả hay từng loại trường riêng của bậc<br /> trung học cơ sở).<br /> Giáo viên trung học cơ sở (cho tất cả hay từng loại trường riêng của bậc trung học sơ sở).<br /> Giáo viên trung học phổ thông (các môn phổ thông).<br /> Giáo viên cho trường dạy nghề.<br /> Giáo viên sư phạm đặc biệt.<br /> Giáo viên ở Đức được đào tạo để dạy hai chuyên môn. Việc chọn tổ hợp các môn đào<br /> tạo do người học tự chọn. Ở một số ngành, trường đại học có thể khuyến nghị một số khả năng<br /> ghép môn phù hợp. Giáo viên ở Đức chủ yếu được đào tạo trong các trường đại học đa ngành<br /> (Universit¨at). Chỉ có 4 bang đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở trong trường Đại học sự<br /> phạm (P¨adagogische Hochschule). Các trung tâm đào tạo giáo viên là cơ quan đầu mối cho việc<br /> đào tạo giáo viên của các trường đại học đa ngành.<br /> <br /> 2.4. Mô hình đào tạo giáo viên tại trường ĐHTH Potsdam<br /> Ở Trường Đại học Potsdam (Universit¨at Potsdam) đào tạo các loại hình giáo viên sau đây:<br /> Giáo viên tiểu học.<br /> Giáo viên tiểu học với trọng tâm giáo dục hòa nhập.<br /> Giáo viên phổ thông trung học (ở bậc thạc sĩ phân hóa theo trọng tâm giáo viên trung học<br /> cơ sở hoặc trung học phổ thông).<br /> Mô hình đào tạo giáo viên Potsdam được đặc trưng bởi các đặc điểm cơ bản sau:<br /> Đào tạo giáo viên định hướng nghề dạy học: Ngay từ bậc đào tạo cử nhân, thành phần khoa<br /> học giáo dục, lí luận dạy học và thực tiễn phổ thông đã được đưa vào chương trình dạy học với tỉ<br /> trọng khá cao. Chú trọng sự kết hợp giữa khoa học chuyên ngành, lí luận dạy học chuyên ngành<br /> và khoa học giáo dục. Chương trình đào tạo xuất phát từ mô hình năng lực và chuẩn năng lực của<br /> <br /> <br /> 6<br /> Mô hình đào tạo giáo viên ở đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông...<br /> <br /> <br /> giáo viên. Trung tâm đào tạo giáo viên và nghiên cứu khoa học trực thuộc trường là tổ chức đầu<br /> mối, có nhiệm vụ cùng các khoa chịu trách nhiệm tổng thể về việc đào tạo giáo viên và nghiên cứu<br /> khoa học giáo dục. Bộ Test xác định sự phù hợp nghề được sử dụng trước và trong quá trình đào<br /> tạo, không nhằm mục đích tuyển chọn mà giúp sinh viên tự xác định và hoàn thiện khả năng phù<br /> hợp nghề. Trong chương trình đào tạo giáo viên, chú ý đào tạo những kĩ năng đặc thù nghề nghiệp<br /> như kĩ năng sử dụng phương tiện mới trong dạy học, giáo dục kĩ năng nói cho sinh viên.<br /> <br /> Bảng 1: Cấu trúc chương trình đào tạo giáo viên tiểu học<br /> Giáo viên tiểu học Giáo viên tiểu học<br /> Chương trình cử nhân 180 Tín chỉ (TC) Trọng tâm Sư phạm hòa nhập<br /> Chương trình cử nhân 180 Tín chỉ (TC)<br /> Môn 1: Chọn 1 trong các môn Tiếng<br /> 33 TC Môn 1: Tiếng Đức 36 TC<br /> Đức, Toán, Tiếng Anh<br /> Môn 2: Chọn 1 trong các môn Tiếng<br /> Đức, Toán, Tiếng Anh, Môn hoc<br /> 33 TC Môn 2: Toán 36 TC<br /> thực tế (Sachunterricht), Âm nhạc,<br /> Thể thao<br /> Giáo dục tiểu học 87 TC Giáo dục hòa nhập 75 TC<br /> Các khoa học giáo dục Các khoa học giáo dục<br /> (Bao gồm cả cơ sở giáo dục hòa 18 TC (Bao gồm cả cơ sở giáo dục và lí 24 TC<br /> nhập và lí luận dạy học) luận dạy học tiểu học đại cương)<br /> Luận văn cử nhân 9 TC Luận văn cử nhân 9 TC<br /> Tốt nghiệp: Cử nhân Giáo dục<br /> Chương trình thạc sĩ 120 Tín chỉ (TC) Chương trình thạc sĩ 120 Tín chỉ (TC)<br /> Môn 1: (học tiếp môn học ở bậc cử<br /> 24 TC Môn 1: Tiếng Đức 21 TC<br /> nhân)<br /> Môn 2: (học tiếp môn học ở bậc cử<br /> 24 TC Môn 2: Toán 21 TC<br /> nhân)<br /> Giáo dục tiểu học 12 TC Giáo dục hòa nhập 24 TC<br /> Các khoa học giáo dục<br /> (Bao gồm cả cơ sở giáo dục hòa 18 TC Các khoa học giáo dục 12 TC<br /> nhập và lí luận dạy học)<br /> Thực tập trường học 24 TC Thực tập trường học 24 TC<br /> Luận văn thạc sĩ 18 TC Luận văn thạc sĩ 18 TC<br /> Tốt nghiệp: Thạc sĩ Giáo dục<br /> Nguồn:Universit¨at Potsdam, 2015<br /> <br /> <br /> Chú trọng sự kết hợp giữa đào tạo lí thuyết và đào tạo thực tiễn, tăng cường thành phần thực<br /> tập. Trong toàn bộ chương trình đào tạo có 5 đợt thực tế, thực tập trường học:<br /> <br /> <br /> 7<br /> Nguyễn Văn Cường<br /> <br /> <br /> Giai đoạn cử nhân:<br /> Thực tập định hướng (dành cho các ngành giáo viên trung học): bao gồm 2 tuần dự giờ, 1<br /> tuần đánh giá.<br /> Thực tập nhập môn tích hợp (dành cho ngành giáo viên tiểu học): Sinh viên dự giờ suốt 1<br /> học kì, mỗi tuần 1 lần tại trường phổ thông, quan sát và kiến giải các tình huống sư phạm.<br /> Thực tập Tâm lí - Giáo dục học: Sinh viên cần thực hiện 30 giờ hoạt động thực tiễn sư phạm<br /> ngoài giờ học.<br /> Thực tập ngày về lí luận dạy học chuyên ngành: Sinh viên xuống trường phổ thông 1 ngày<br /> mỗi tuần trong suốt một học kì, dự giờ, lập kế hoạch dạy học và tổ chức giờ dạy đầu tiên.<br /> Giai đoạn thạc sĩ:<br /> Thực tập chẩn đoán Tâm lí học (1 tuần): chẩn đoán và đánh giá thành tích học tập và hành<br /> vi của học sinh, quan sát và khảo sát nhân cách học sinh.<br /> Thực tập giảng dạy (học kì thực tập trường học): 14 tuần thực tập tại trường phổ thông, dự<br /> giờ và dạy học có hướng dẫn và dạy học độc lập. Mỗi sinh viên cần dạy 30 tiết mỗi môn chuyên<br /> môn trong ngành đào tạo.<br /> Chú trọng giáo dục hòa nhập: Giáo dục hòa nhập là một trọng tâm mới trong mô hình đào<br /> tạo giáo viên Potsdam. Tất cả các ngành đào tạo giáo viên được học mô đun về giáo dục hòa nhập<br /> đại cương. Ngoài ra có ngành đào tạo giáo dục tiểu học với trọng tâm Sư phạm hòa nhập.<br /> <br /> Bảng 2: Cấu trúc chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông<br /> Giáo viên phổ thông trung học<br /> Chương trình Cử nhân 180 Tín chỉ (TC)<br /> Môn 1 69 TC<br /> Môn 2 69 TC<br /> Các khoa học giáo dục 30 TC<br /> (Bao gồm cả cơ sở giáo dục hòa nhập và lí luận dạy học)<br /> Các năng lực hàn lâm cơ bản 3 TC<br /> Luận văn cử nhân 9 TC<br /> Tốt nghiệp: Cử nhân Giáo dục<br /> Chương trình Thạc sĩ 120 TC<br /> Trọng tâm Trung học cơ sở Trọng tâm Trung học phổ thông<br /> Môn 1 21 TC Môn 1 30 TC<br /> Môn 2 21 TC Môn 2 30 TC<br /> Các khoa học giáo dục 36 TC Các khoa học giáo dục 18 TC<br /> Thực tập trường học 24 TC Thực tập trường học 24 TC<br /> Luận văn thạc sĩ 18 TC Luận văn thạc sĩ 18 TC<br /> Tốt nghiệp: Thạc sĩ Giáo dục<br /> Nguồn:Universit¨at Potsdam, 2015<br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Mô hình đào tạo giáo viên ở đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông...<br /> <br /> <br /> Ở bậc trung học, có 19 ngành đào tạo giáo viên theo các môn học sau: Sinh vật, Hóa học,<br /> Tiếng Đức, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Địa lí, Lịch sử, Tin học, Tiếng La tinh, Môn học Cuộc sống -<br /> Đạo đức - Các tôn giáo, Toán học, Âm nhạc, Vật lí, Giáo dục chính trị, Tiếng Ba Lan, Tiếng Nga,<br /> Tiếng Tây Ban Nha, Thể thao, Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật. Sinh viên tự chọn hai môn chuyên<br /> ngành trong các môn nêu trên.<br /> <br /> 2.5. Chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật ở Trường Đại học Potsdam<br /> Giáo dục kĩ thuật phổ thông ở Đức được thực hiện theo hai mô hình cơ bản là: kĩ thuật với<br /> tư cách một môn học độc lập (có mối liên kết với các môn học kinh tế gia đình, kinh tế phổ thông)<br /> hoặc kĩ thuật là một nội dung trong môn học tích hợp Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật.<br /> Ở Bang Brandenburg, giáo dục kĩ thuật ở bậc tiểu học được tích hợp trong Môn học thực<br /> tế (Sachunterricht) từ lớp 1 đến lớp 4. Đó là môn học tích hợp các kiến thức tự nhiên, xã hội và<br /> kĩ thuật. Ở lớp 5 và lớp 6 bậc tiểu học có môn học tích hợp Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật. Ở bậc<br /> trung học cơ sở (lớp 7 dến lớp 10) môn học Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật là môn học bắt buộc cho<br /> các trường trung học cơ sở theo định hướng thực tiễn. Đây là môn học tích hợp các nội dung kinh<br /> tế gia đình, kinh tế phổ thông, kĩ thuật và hướng nghiệp. Ở bậc phổ thông trung học, Kĩ thuật là<br /> một môn học độc lập trong chương trình tự chọn.<br /> Phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông, trong đào tạo giáo viên ở Trường Đại học<br /> Potsdam, chương trình đào tạo ngành giáo viên tiểu học có mô đun Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật<br /> với 9 tín chỉ ở bậc cử nhân và 15 tín chỉ ở bậc thạc sĩ. Sinh viên có thể chọn mô đun này làm cơ sở<br /> cho việc dạy Môn học thực tế (Sachunterricht) ở lớp 1-4 và môn học Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật<br /> lớp 5-6.<br /> Đối với bậc trung học, giáo viên Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật là một chuyên ngành đào tạo,<br /> với trọng tâm là giáo viên Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật trung học cơ sở hoặc giáo viên Kĩ thuật ở<br /> trường trung học phổ thông.<br /> Quy chế đào tạo và thi cử của một ngành đào tạo được cấu trúc như sau:<br /> 1. Phạm vi hiệu lực<br /> 2. Mục tiêu đào tạo<br /> 3. Các mô đun và cấu trúc chương trình đào tạo<br /> 4. Ngày có hiệu lực<br /> 5. Phụ lục: Mô tả chi tiết các mô đun<br /> <br /> Bảng 3: Cấu trúc chương trình đào tạo ngành giáo viên Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật<br /> với trọng tâm là giáo viên trung học cơ sở<br /> Giáo viên Kinh tế - Lao động - Kĩ thuật<br /> Chương trình cử nhân<br /> Tên mô đun Tín chỉ<br /> Các mô đun khoa học chuyên ngành (bắt buộc)<br /> Nhập môn lí thuyết kinh tế xí nghiệp dành cho giáo viên 9<br /> Cơ sở các hệ thống kinh tế xã hội 9<br /> <br /> <br /> 9<br /> Nguyễn Văn Cường<br /> <br /> <br /> <br /> Cơ sở kĩ thuật – khoa học tự nhiên của các hệ thống kĩ thuật 6<br /> Cơ sở các hệ thống sản xuất 12<br /> Các mô đun lí luận dạy học chuyên ngành (bắt buộc)<br /> Lí luận dạy học hướng nghiệp 9<br /> Lí luận dạy học chuyên ngành (giáo dục kinh tế và kĩ thuật) 6<br /> Các mô đun khoa học chuyên ngành (tự chọn bắt buộc)<br /> Cần chọn 3 trong các mô đun với tổng số 18 tín chỉ<br /> Tư duy và thành lập doanh nghiệp 6<br /> Thành lập doanh nghiệp 6<br /> Quản lí quá trình kinh doanh 6<br /> Nhập môn tin học kinh tế 6<br /> Nhập môn tổ chức và lãnh đạo nhân sự 6<br /> Nhập môn nghiên cứu thị trường đối với sinh viên ngành giáo viên 6<br /> Tổng số tín chỉ 69<br /> Chương trình thạc sĩ<br /> Tên mô đun Tín chỉ<br /> Các mô đun LLDH chuyên ngành và khoa học chuyên ngành (bắt buộc)<br /> Phân tích lí luận dạy học và lập kế hoạch các chủ đề dạy học kinh tế và kĩ<br /> 9<br /> thuật lựa chọn<br /> Các hệ thống kĩ thuật 9<br /> Các mô đun LLDH chuyên ngành và khoa học chuyên ngành (tự chọn bắt buộc)<br /> Cần chọn 1 trong các mô đun với 6 tín chỉ<br /> Các mô hình giáo dục kĩ thuật và kinh tế 6<br /> Công nghệ và đổi mới 6<br /> Học theo dự án: Hành động trong các hệ thống kinh tế xã hội và kĩ thuật xã<br /> 6<br /> hội mô phỏng<br /> Tổng số tín chỉ 21<br /> Nguồn:Universit¨at Potsdam, 2013<br /> <br /> <br /> Các mô đun trong chương trình đào tạo được mô tả chi tiết trong tài liệu sổ tay mô đun, là<br /> một tài liệu phụ lục của chương trình đào tạo.<br /> <br /> Bảng 4. Mô tả mô đun lí luận dạy học chuyên ngành trong chương trình cử nhân<br /> Tên mô đun: Lí luận dạy học chuyên ngành (Giáo dục kinh tế và kĩ thuật)<br /> Kí hiệu mô đun: BM_WAT_F_B<br /> Số tín chỉ: 6 TC<br /> Loại mô đun Bắt buộc<br /> <br /> <br /> 10<br /> Mô hình đào tạo giáo viên ở đức và chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật phổ thông...<br /> <br /> <br /> <br /> Sinh viên có những năng lực lí luận dạy học chuyên ngành cơ bản để mô<br /> tả những quá trình dạy và học trong những mối quan hệ cấu trúc cơ bản<br /> của chúng và phân tích một cách hệ thống các giờ học cũng như chuẩn<br /> bị, thực hiện và đánh giá chúng như một nhiệm vụ.<br /> Về chi tiết, sinh viên phát triển khả năng và sự sẵn sàng của họ để:<br /> - Hiểu, đánh giá các lí thuyết và quan điểm khoa học, đặc biệt là các<br /> mô hình định hướng xã hội, định hướng chuyên môn và định hướng tình<br /> huống cũng như liên hệ chúng với thực tiễn trường học và ngoài trường<br /> học;<br /> Nội dung và mục<br /> - Liên hệ những mô hình và tiêu chí của việc xác định và đánh giá tình<br /> tiêu đào tạo của mô<br /> trạng học tập vào việc học chuyên môn;<br /> đun<br /> - Phân tích và đánh giá các quá trình học tập chuyên môn cũng như kinh<br /> nghiệm dạy học riêng;<br /> - Vận dụng những phương pháp đặc thù chuyên ngành như học trong<br /> thực tiễn, nhiệm vụ thiết kế, phân tích sản phẩm, học theo dự án, thực<br /> nghiệm, mô phỏng, tham quan;<br /> - Giao tiếp các chủ đề chuyên môn và vượt ngoài chuyên môn, thực hiện<br /> các quá trình giao tiếp với sự chú ý đến ngôn ngữ chuyên môn;<br /> - Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các giờ học định hướng năng lực<br /> thử nghiệm.<br /> Thi mô đun (số<br /> lượng, hình thức, 1 kì thi nói (30 phút)<br /> thời lượng)<br /> Thời gian tự học<br /> 90 h<br /> (giờ)<br /> Thời gian Thành tích bổ sung cho kì thi Thi mô đun thành<br /> Các hình thức tiếp xúc Cho việc kết Điều kiện cho phần (số lượng, hình<br /> dạy học (ĐVHT) thức, thời lượng)<br /> thúc mô đun phép thi<br /> Hồ sơ tự học với<br /> Xê mi na 2 không 10 nhiệm vụ học không<br /> tập đã giải quyết<br /> Bài giảng 2 không không không<br /> Thực tập ngày Dự giờ và<br /> Hồ sơ dự giờ và<br /> về lí luận dạy 2 thử nghiệm không<br /> giờ dạy<br /> học dạy học<br /> Bài giảng học kì mùa đông, Xê mi na học kì mùa hè,<br /> Tính thường xuyên của mô đun<br /> thực tập ở tất cả các học kì<br /> Điều kiện tham gia mô đun Không<br /> Đơn vị đào tạo Kinh tế - Lao động – Kĩ thuật<br /> Nguồn:Universit¨at Potsdam, 2013<br /> <br /> <br /> 11<br /> Nguyễn Văn Cường<br /> <br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Đào tạo giáo viên định hướng năng lực và định hướng nghề nghiệp là xu hướng đào tạo<br /> giáo viên hiện đại. Việc định hướng sớm về nghề dạy học cũng như tăng cường mối liên kết giữa<br /> đào tạo lí thuyết và thực tiễn trường học có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo giáo viên. Mô hình<br /> đào tạo giáo viên Potsdam với thành phần khoa học giáo dục và thực tiễn khá cao từ bậc cử nhân<br /> đã làm thay đổi quan niệm truyền thống về mô hình nối tiếp trong đào tạo giáo viên. Năng lực dạy<br /> học các chủ đề tích hợp, dạy học phân hóa, giáo dục hòa nhập là những nội dung của đào tạo giáo<br /> viên hiện nay.<br /> Giáo dục kĩ thuật cũng như đào tạo giáo viên kĩ thuật cần được xem xét trong mối quan hệ<br /> tự nhiên - kĩ thuật - xã hội cũng như mối quan hệ kinh tế - lao động - kĩ thuật. Công nghệ học đại<br /> cương và các hệ thống kĩ thuật là cơ sở khoa học chuyên ngành trong đào tạo giáo viên kĩ thuật.<br /> Mô đun trong chương trình đào tạo cần mang tính phức hợp, là tổ hợp của một số môn học hay<br /> tiểu mô đun, nhằm đảm bảo cấu trúc rõ ràng của chương trình và định hướng năng lực.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1] Kultusministerkonferenz (KMK), 2004. Standards f¨ur die Lehrerbildung:<br /> Bildungswissenschaften.<br /> [2] Kultusministerkonferenz (KMK), 2014. L¨andergemeinsame inhaltliche Anforderungen f¨ur<br /> die Fachwissenschaften und Fachdidaktiken in der Lehrerbildung.<br /> [3] Universit¨at Potsdam, 2015. Der Weg ins Lehramt im Land Brandenburg.<br /> [4] Universit¨at Potsdam, 2013. Fachspezifische Studien- und Pr¨ufungs-ordnung f¨ur das<br /> Bachelor- und Master-studium im Fach Wirtschaft-Arbeit-Technik f¨ur Lehramt f¨ur die<br /> Sekundar-stufen I und II (allgemeinbildende F¨acher) mit einer Schwerpunktbildung auf die<br /> Sekundarstufe I an der Universit¨at Potsdam.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> <br /> Teacher training in Germany and teacher the training program<br /> for general technology at the University of Potsdam<br /> <br /> Teacher training in Germany is competency and standardsoriented. In the teacher education<br /> program, the masters degree level is a step up from the bachelor degree level. The subject of<br /> educational science is included in the bachelor degree program. The Potsdam teacher education<br /> model focuses particularly on the career orientation and it enhances the relationship between<br /> theory and practice and prepares teachers of all levels of inclusive education. The technical teacher<br /> education program at Potsdam University includes courses in Economics, Labor and Technology.<br /> Teacher Training programs are modularized and use the European Credit Transfer System.<br /> Keywords: Teacher training, technology teacher, training model, training program<br /> <br /> <br /> <br /> 12<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2