intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến vấn đề chung nhất của nền giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0; sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo, cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0032<br /> Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 146-154<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0<br /> <br /> Hà Thị Lan Hương<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Trong vài năm trở lại đây tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã<br /> làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,… trong<br /> đó có giáo dục. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến giáo dục, làm thay đổi mục<br /> tiêu giáo dục, đặt ra cho giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp<br /> ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Trong đó có một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các<br /> cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng<br /> phải đổi mới mô hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên 4.0 đáp ứng yêu cầu cuộc<br /> cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Bài báo đề cập đến vấn đề chung nhất của nền<br /> giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0;<br /> sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu<br /> cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong<br /> các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào<br /> tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo,<br /> cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực.<br /> Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo, chuẩn đầu<br /> vào, chuẩn đầu ra.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, cùng<br /> với đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và đã tác động đến các<br /> quốc gia, đến các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo [1, 4]. Một trong<br /> những yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn lực con người để<br /> đáp ứng các yêu cầu liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới với những tố chất và<br /> năng lực khác hoàn toàn so với cuộc cách mạng công nghiệp các lần trước. Điều này đã<br /> đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực để đáp ứng<br /> yêu cầu phát triển của đất nước, giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo,<br /> đáp ứng yêu cầu của công dân thế kỉ XXI [1].<br /> Giáo dục 4.0 là một hệ quả từ nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi con<br /> người và công nghệ được liên kết để giúp tạo ra các khả năng mới [4]. Mục tiêu giáo dục<br /> Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn<br /> 146<br /> <br /> Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng…<br /> <br /> 4.0 là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, công nghiệp 4.0 với<br /> các ưu tiên về các năng lực và phẩm chất như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp, công dân<br /> kĩ thuật số, các năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ thực ảo, làm việc trong môi<br /> trường thực ảo, công dân toàn cầu, năng lực tự học, hợp tác và xúc cảm xã hội.<br /> Giáo dục 4.0 đòi hỏi có các chương trình mở, thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu<br /> mới của thị trường lao động và việc làm, chương trình học cho phép người học học trên<br /> các thiết bị di động, lưu trữ và truy cập từ mọi nơi trên các phần mềm điện toán đám mây,<br /> học bằng các trò chơi để hấp dẫn người học. Các nhà giáo dục và lãnh đạo giáo dục nhấn<br /> mạnh một trong những thay đổi quan trọng của giáo dục 4.0 là dạy học tích hợp liên môn<br /> - kết hợp các chuyên ngành, môn học để giúp học sinh phát triển năng lực kết nối các lĩnh<br /> vực; cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mới; đào tạo và nuôi dưỡng<br /> tài năng [5, 7, 9, 10]. Chính những vấn đề này đặt ra cho các trường ĐHSP những thách<br /> thức về đổi mới công tác đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, giáo viên có<br /> thể đảm đương được trách nhiệm giáo dục và dạy học học sinh để có thể học lên hoặc đi<br /> vào cuộc sống lao động với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu<br /> nguồn nhân lực 4.0.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Các giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục dưới sự ảnh hưởng của các<br /> cuộc cách mạng<br /> - Giáo dục 1.0: Muốn học phải đến trường.<br /> Ở giai đoạn này, việc học của người học và việc dạy của giáo viên theo lối truyền thu<br /> một chiều. Giáo viên đọc/giảng và người học chủ yếu là ghi chép; tài liệu học tập của<br /> người học chủ yếu từ bài chép và sách giáo khoa mà rất ít có các nguồn tư liệu khác.<br /> - Giáo dục 2.0: Được đánh dấu bởi việc dùng mạng<br /> Ở giai đoạn này, mạng internet mở rộng không gian đào tạo qua trực tuyến giúp cho<br /> việc dạy và học có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên tăng cường việc sử dụng<br /> các công nghệ cũng như tài liệu giảng dạy có trên mạng. Việc sử dụng thông tin trên<br /> mạng đã giúp bổ sung tài liệu học tập từ giáo viên và sách giáo khoa trở nên bình<br /> thường. Việc học được mở rộng qua sự tương tác giữa người học với nhau chứ không chỉ<br /> từ giáo viên.<br /> - Giáo dục 3.0: (hiện tại) Phục vụ cho nền kinh tế tri thức<br /> Giáo dục 3.0 được đánh dấu bởi sự hình thành các hệ thống MOOC (Massive Open<br /> Online Courses) như Coursera, Udacy, edX, Udemy, Khan Academy,… nên giáo dục<br /> được xã hội hóa toàn cầu, không giới hạn đối tượng. Triết lí về phương pháp dạy và học<br /> cũng có sự thay đổi lớn từ truyền thống qua phương pháp học tập hỗn hợp và lớp học đảo<br /> ngược. Phương pháp học tập hỗn hợp kết hợp hài hòa giữa trực diện và trực tuyến để việc<br /> dạy và học được hiệu quả tối đa về thời gian cũng như không gian. Lớp học đảo ngược<br /> thay đổi toàn diện quy trình đào tạo truyền thống. Người học học kiến thức căn bản ngoài<br /> lớp học từ các tài liệu trên hệ thống trực tuyến của trường, các hệ thống kết nối mở<br /> MOOC, Wikipedia, Youtube,... Trong lớp thì người học học cách ứng dụng kiến thức để<br /> phản biện, giải quyết vấn đề qua trao đổi với giáo viên và với nhóm. Vai trò của giáo viên<br /> 147<br /> <br /> Hà Thị Lan Hương<br /> <br /> cũng thay đổi đáng kể; giáo viên đứng ở vai trò hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học để qua<br /> đó tự chiếm lĩnh kiến thức.<br /> - Giáo dục 4.0: Phục vụ cho nền kinh tế sáng tạo<br /> Giáo dục 4.0 sẽ được đánh dấu bởi thay đổi lớn trong mục tiêu đào tạo, chuyển từ<br /> truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực và động lực)<br /> đồng thời trao quyền sáng tạo (empowering innovation) cho từng cá nhân. Trong khi việc<br /> cá nhân hóa đào tạo ngày càng nâng cao thì sứ mệnh của đào tạo vượt khỏi ranh giới quốc<br /> gia để phục vụ cho nhân loại [4].<br /> <br /> 2.2. Các xu hướng học tập của sinh viên đại học trong nền giáo dục 4.0<br /> Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và ảnh hưởng đến giáo dục làm cho giáo dục<br /> thay đổi để phục vụ cho sự phát triển của cuộc cách mạng này [3]. Trong nền giáo dục 4.0,<br /> có thể kể đến một số xu hướng học tập của sinh viên đại học như sau:<br /> - Học tập có thể được thực hiện bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào. Các công cụ học trực<br /> tuyến mang lại cơ hội tuyệt vời cho việc học tập từ xa, và tự học của sinh viên.<br /> - Việc học sẽ được cá nhân hóa cho từng sinh viên và sinh viên sẽ được giao các<br /> nhiệm vụ khó hơn chỉ sau khi đạt được một mức độ thành thạo nhất định.<br /> - Sinh viên có một sự lựa chọn trong việc xác định cách họ muốn học. Mặc dù kết<br /> quả học tập của khóa học được thiết lập bởi các tổ chức/cơ quan chịu trách nhiệm về tài<br /> liệu giáo khoa nhưng học sinh vẫn được tự do lựa chọn các công cụ hoặc kĩ thuật học tập<br /> mà họ thích.<br /> - Sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều bài học dựa trên dự án. Họ được yêu cầu phải<br /> áp dụng kiến thức và kĩ năng của mình trong việc hoàn thành một vài dự án ngắn hạn.<br /> Bằng cách tham gia vào các dự án, họ thực hành các kĩ năng tổ chức, cộng tác và quản lí<br /> thời gian hữu ích trong sự nghiệp học tập suốt đời trong tương lai của mình.<br /> - Sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực hành nhiều hơn nữa thông qua kinh nghiệm<br /> thực địa như thực tập, các dự án cố vấn và các dự án hợp tác.<br /> - Sinh viên sẽ được tiếp xúc với dữ liệu lớn, trong đó họ được yêu cầu áp dụng kiến<br /> thức lí thuyết của mình để đưa ra những suy luận logic liên quan đến dữ liệu đó; và máy<br /> tính sẽ thực hiện phân tích thống kê, dự đoán các xu hướng trong tương lai được phân tích<br /> rút ra từ tập dữ liệu.<br /> - Sinh viên sẽ được đánh giá theo những tiêu chuẩn khác nhau và việc đánh giá sẽ<br /> vận dụng những tiêu chuẩn mới so với các tiêu chuẩn cũ đang áp dụng. Kiến thức thực tế<br /> của sinh viên có thể được đánh giá trong quá trình học tập, nhưng việc đánh giá năng lực<br /> vận dụng kiến thức của sinh viên có thể được kiểm tra khi họ thực hiện các dự án học tập<br /> trong thực tiễn.<br /> - Ý kiến của sinh viên sẽ được xem xét trong việc thiết kế và cập nhật giáo trình hàng<br /> năm. Việc thiết kế và cập nhật giáo trình còn phụ thuộc đầu vào của sinh viên vì căn cứ<br /> vào chất lượng đầu vào của sinh viên có thể thiết kế nội dung mới, phù hợp với trình độ<br /> của họ hơn cho từng năm học.<br /> - Sinh viên sẽ trở nên độc lập hơn trong việc học tập của chính mình, do đó buộc<br /> giảng viên phải đảm nhận một vai trò mới với tư cách là người hướng dẫn.<br /> 148<br /> <br /> Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng…<br /> <br /> Các xu hướng của giáo dục 4.0 cho thấy sự thay đổi vai trò của cả sinh viên và giảng<br /> viên, trong đó giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn để hỗ trợ quá trình chuyển đổi và<br /> vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu cho rằng đây không phải là mối đe dọa đối với việc<br /> giảng dạy ở đại học mà nó mở ra một trang mới cho giáo dục đại học hướng tới đào tạo<br /> nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 [6, 8].<br /> <br /> 2.3. Sự thay đổi môi trường giáo dục và yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục đại học<br /> đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0<br /> Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0<br /> đã làm thay đổi căn bản môi trường giáo dục trong các trường đại học.<br /> Quá trình thay đổi môi trường giáo dục từ giáo dục 1.0 đến giáo dục 4.0 đã được<br /> Johnson Ong Chee Bin, cố vấn của tổ chức mạng lưới các trường đại học khu vực Đông<br /> Nam Á phân tích đưa ra trong bảng dưới đây:<br /> Bảng 1. Sự thay đổi môi trường giáo dục [2]<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Giáo dục 1.0<br /> <br /> Giáo dục 2.0<br /> <br /> Giáo dục 3.0<br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> Giáo dục<br /> <br /> Khả năng có Kiến thức, sức Đột phá và tạo ra<br /> việc làm<br /> sáng tạo<br /> giá trị<br /> <br /> Chương<br /> trình học<br /> <br /> Đơn ngành<br /> <br /> Đa ngành<br /> <br /> Công nghệ<br /> <br /> Giấy và bút Điện tử viễn Internet và điện Internet vạn vật<br /> chì<br /> thông và máy thoại di động<br /> tính xách tay<br /> <br /> Liên ngành<br /> <br /> Giáo dục 4.0<br /> <br /> Kết hợp nhiều<br /> ngành cùng giải<br /> quyết vấn đề<br /> <br /> như Giống<br /> như Giống<br /> như Công dân kĩ thuật<br /> Mức độ am Giống<br /> người nhập cư người bản xứ<br /> số<br /> hiểu<br /> kĩ người tị nạn<br /> thuật<br /> Một chiều<br /> Hai chiều<br /> Đa chiều<br /> Ở khắp mọi nơi<br /> Dạy học<br /> lượng Chất<br /> lượng Hỏi đáp dựa trên Hỏi đáp dựa trên<br /> Đảm<br /> bảo Chất<br /> đào tạo<br /> những quy tắc những nguyên lí<br /> chất lượng học vấn<br /> sẵn có<br /> sẵn có<br /> dựng Không gian Xây dựng bằng Xây dựng như<br /> Trường học Xây<br /> bằng gạch và vật<br /> lí<br /> và mạng kết nối một hệ sinh thái<br /> vữa<br /> (môi không gian ảo (internet)<br /> (bao gồm rất<br /> trường vật lí)<br /> nhiều thứ)<br /> Đầu ra<br /> <br /> Người<br /> lao Người<br /> lao Người<br /> động có kĩ động có kiến xuất/sáng<br /> năng<br /> thức<br /> kiến thức<br /> <br /> sản Người đột phá,<br /> tạo khởi nghiệp, tự<br /> lập<br /> <br /> Nhìn vào Bảng 1 chúng ta thấy rằng trong thời đại cách mạng 4.0 tất cả các đặc trưng<br /> của môi trường giáo dục đã thay đổi. Trong đó công nghệ và yêu cầu của sản phẩm đầu ra<br /> có thể coi là các yếu tố khách quan mà tất cả các trường đại học bắt buộc phải chấp nhận.<br /> 149<br /> <br /> Hà Thị Lan Hương<br /> <br /> Các đặc điểm còn lại là mục tiêu, chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, cơ sở vật<br /> chất, đội ngũ giảng viên là những yếu tố nội lực mà các trường cần phải thay đổi để<br /> hướng tới việc hoàn thiện và thích ứng.<br /> Vậy nên, các cơ sở giáo dục đại học phải chuyển đổi mô hình đào tạo, xây dựng<br /> chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, phát triển chương trình và tổ<br /> chức quá trình đào tạo hướng tới việc đào tạo ra con người đáp ứng yêu cầu nguồn nhân<br /> lực 4.0, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo môi<br /> trường dạy học hiệu quả.<br /> <br /> 2.4. Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên 4.0 trong các trường đại học sư phạm<br /> Như trên đã phân tích, các trường ĐHSP muốn đào tạo ra đội ngũ giáo viên để có thể<br /> dạy học trong môi trường giáo dục 4.0 phải nhanh chóng thích ứng và chuyển đổi công<br /> tác đào tạo, cụ thể như sau:<br /> 2.4.1. Chuyển đổi mô hình đào tạo giáo viên<br /> Đứng trước xu thế giáo dục 4.0, các trường ĐHSP phải chuyển đổi sang mô hình phát<br /> triển năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, linh hoạt và đa dạng; chuyển từ<br /> phát triển đào tạo chủ yếu theo số lượng sang việc chú trọng cả chất lượng và hiệu quả;<br /> chuyển từ chú trọng giáo dục nhân cách sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy<br /> tiềm năng tối đa của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng mô hình kĩ thuật sư phạm kiểu mới đảm<br /> bảo 4 yếu tố: Hoạt động học tập (chương trình và kế hoạch môn học); Hình thức học tập<br /> (lí thuyết, thực hành, thực nghiệm, thực tập thực ảo,…); Công cụ hỗ trợ (phòng học,<br /> phòng máy tính, phần mềm, bảng tương tác,…); Tư thế học tập (đứng, ngồi, đối diện, bàn<br /> tròn,…).<br /> 2.4.2. Xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm<br /> a) Xây dựng chuẩn đầu vào sinh viên sư phạm<br /> Yếu tố chuẩn đầu vào các trường ĐHSP trước đến giờ chưa được quan tâm đúng mức.<br /> Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới khi tuyển sinh viên đầu vào ngoài việc<br /> kiểm tra kiến thức, kĩ năng còn quan tâm đến đánh giá phẩm chất năng lực người dự<br /> tuyển. Trong bối cảnh cách mạng 4.0, các trường ĐHSP muốn đào tạo đội ngũ giáo viên<br /> 4.0 càng cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào. Nghĩa là muốn trở thành sinh viên sư phạm<br /> ngoài việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng bắt buộc còn phải có các phẩm chất năng lực như:<br /> - Có khả năng chủ động sáng tạo;<br /> - Có kiến thức về công nghệ thông tin và kĩ thuật số;<br /> - Có khả năng giao tiếp;<br /> - Có khả năng làm việc cộng tác;<br /> - Có khả năng thích nghi;<br /> - Có tư duy phân tích phản biện;<br /> - Có khả năng kết nối và tương tác cao;<br /> - Có khả năng làm nhiều việc một lúc;<br /> - Có khả năng học tập suốt đời;<br /> - Công dân toàn cầu;<br /> - Yêu nghề, yêu trẻ, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục…<br /> 150<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2