intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Quản lý trang trại

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

155
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Quản lý trang trại trình bày về mục tiêu đào tạo, thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, danh mục mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian học tập, chương trình và giáo trình mô đun đào tạo, chương trình mô đun nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Quản lý trang trại

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: QUẢN LÝ TRANG TRẠI (Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014
  2. 2 BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)       Tên nghề: Quản lý trang trại Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ trung học cơ sở trở lên và có nhu cầu học nghề. Số lượng mô đun đào tạo: 06 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Nêu được nội dung của việc xác định nhu cầu của thị trường và lựa chọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường; + Trình bày được nội dung của kế hoạch sản xuất kinh doanh; các công việc cần thực hiện để tổ chức sản xuất trong hoạt động của trang trại; + Mô tả được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản một số loại nông sản phổ biến; + Liệt kê được các bước công việc cần làm để tiêu thụ sản phẩm; các bước của quy trình tổ chức bán sản phẩm; + Giải thích được các nội dung của khoản mục chi phí, doanh thu; tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại. - Kỹ năng: + Lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện của trang trại; + Lập được bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại; + Áp dụng được quy trình sản xuất, xây dựng được định mức kỹ thuật cho hoạt động sản xuất cụ thể; + Chuẩn bị nhà xưởng, chuồng trại, mặt bằng sản xuất, máy móc, vật tư sản xuất, vốn và lao động đúng yêu cầu kỹ thuật và đam bao thực hiên được ̉ ̉ ̣
  3. 3 kế hoach san xuât kinh doanh; ̣ ̉ ́ + Thực hiện được các công việc thu hoạch, sơ chế, bảo quản nông sản và sản phẩm vật nuôi đạt yêu cầu kỹ thuật; + Xây dựng được phương án tiêu thụ nhằm định hướng, lập kế hoạch, xác định các cách thức để tiêu thụ được sản phẩm; + Tính toán được chi phí, doanh thu và lợi nhuận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. - Thái độ: + Nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp; + Lịch sự khi giao tiếp với khách hàng; + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc; + Yêu nghề, có ý thức quan tâm đến cộng đồng, có tinh th ần trách nhiệm, không ngại khó khăn; + Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc; + Luôn có ý thức châp hanh tôt cac quy đinh cua nhà nước và đia phương ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̣ về thuê, quy định về hoạt động kinh doanh, sử dung đât đai, tai nguyên và quan ́ ̣ ́ ̀ ̉ lý lao đông; ̣ + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn v ệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp ngh ề Quản lý trang tr ại, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng tài nguyên của trang trại triển khai các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản phù hợp với thời tiết, điều kiện th ổ nhưỡng, nguồn lực của trang trại, hoặc là người làm thuê với vai trò quản lý trang trại ở qui mô vừa và nhỏ. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học : 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ). 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu
  4. 4 - Thời gian học tập: 480 giờ. - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 108 giờ. + Thời gian học thực hành: 332 giờ. III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Mã Tên mô đun đào tạo nghề Thời gian đào tạo (giờ) MĐ Tổn Trong đó g số Lý Thự Kiểm thuyế c tra * t hành MĐ 01 Định hướng sản xuất 84 20 56 8 MĐ 02 Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 84 20 56 8 MĐ 03 Tổ chức sản xuất 80 20 52 8 MĐ 04 Tổ chức thu hoạch và bảo quản 100 20 72 8 sản phẩm MĐ 05 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm 68 16 44 8 MĐ 06 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh 48 12 28 8 doanh Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 0 0 16 Tổng cộng 480 108 308 64 * Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (6 4 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào thời gian học th ực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra k ết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết tại các chương trình mô đun kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Quản lý trang trại” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghê. Khi người học ̀
  5. 5 học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đ ạt k ết qu ả trung bình tr ở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, người sử dụng lao động, cơ sở dạy nghề có thể chọn dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun Định hướng sản xuất, Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, Tổ chức s ản xu ất, T ổ ch ức thu hoạch và bảo quản sản phẩm, Tổ chức tiêu thụ sản phẩm, Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và cấp giấy chứng nhận học ngh ề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học. Chương trình dạy nghề “Quản lý trang trại” bao gồm 6 mô đun với các nội dung như sau: - Mô đun 01: “Định hướng sản xuất” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 gi ờ ki ểm tra. Mô đun này đ ảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái đ ộ ngh ề nghiệp để thực hiện được các công việc: xác định nhu cầu th ị trường; xây dựng các phương án sản xuất; phân tích khả năng đáp ứng và l ựa ch ọn phương án sản xuất phù h ợp; quy hoạch sản xuất cho trang trại. - Mô đun 02: “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh” có thời gian học tập là 84 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các ki ến th ức, k ỹ năng, thái độ nghề nghiệp để thực hiện được các công việc: lập kế hoạch sản xuất; lập kế hoạch lao động; lập kế hoạch tiêu thụ; lập kế hoạch tài chính; dự kiến hiệu quả kinh tế và hoàn thiện bản kế hoạch đạt yêu cầu và có tính khả thi. - Mô đun 03: “Tổ chức sản xuất” có thời gian học tập là 80 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để thực hiện được các công việc: xây dựng quy trình sản xuất; xây dựng định mức kỹ thuật; chuẩn bị các điều kiện cần thi ết ph ục vụ s ản xu ất; tổ chức sản xuất theo kế hoạch; quản lý rủi ro trong hoạt động s ản xu ất c ủa trang trại để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. - Mô đun 04: “Tổ chức thu hoạch và bảo quản sản phẩm” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để thực hiện được các công việc: xác định thời điểm thu hoạch; xây dựng phương án thu hoạch và bảo qu ản s ản ph ẩm; chuẩn bị nhân lực, địa điểm, phương tiện thu hoạch và nhà kho; tổ chức thu hoạch nông sản và sản phẩm vật nuôi; tổ chức sơ chế nông sản và sản phẩm vật nuôi; tổ chức bảo quản nông sản và sản phẩm vật nuôi nhằm đảm bảo chất lượng và làm tăng giá trị sản phẩm. - Mô đun 05: “Tổ chức tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 08 giờ ki ểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ
  6. 6 nghề nghiệp để thực hiện được các công việc: tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ; xây dựng phương án tiêu thụ; quảng bá giới thiệu sản phẩm; tổ chức bán sản phẩm. - Mô đun 06: “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh” có thời gian học tập là 48 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 28 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, k ỹ năng, thái độ nghề nghiệp để thực hiện được các công việc: tính toán chi phí và giá thành sản phẩm; tính toán doanh thu và lợi nhuận; đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qu ả kinh t ế của trang trại. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra h ết mô đun và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học Số TT Nội dung kiểm Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra tra Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề 1 Kiến thức nghề Vân đap/Trắc ́ ́ Không quá 60 phút nghiệm 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ Không quá 8 giờ năng nghề 3. Các chú ý khác Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm bắt đầu chu kỳ sản xuất, chương trình xây dựng trong th ời gian 3 tháng nh ưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các trang trại hoạt động hiệu quả có uy tín hay đã áp d ụng ti ến b ộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, th ể thao khác khi có đủ điều kiện.
  7. 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Định hướng sản xuất Mã số mô đun: MĐ01 Nghề: Quản lý trang trại
  8. 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT Mã số mô đun: MĐ01 Thời gian mô đun: 84 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 60 giờ; Kiểm tra hết mô đun 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun 01 “Định hướng sản xuất” được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề “Quản lý trang trại”. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng th ực hành định hướng sản xuất, nên tổ chức giảng dạy tại địa phương. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: - Nêu được cách phân loại và các tiêu chí xác định kinh tế trang trại; - Mô tả được các phương pháp xác định nhu cầu thị trường; các nội dung c ủa một phương án sản xuất; phương pháp phân tích kh ả năng đáp ứng của trang trại; - Liệt kê được và cập nhật kịp thời các chính sách phát triển trang trại của Nhà nước và địa phương; - Liệt kê được các nội dung trong quy hoạch sản xuất. - Kỹ năng: - Thực hiện được việc tìm hiểu nhu cầu thị trường nông sản; - Xây dựng được các phương án sản xuất có thể cho trang trại; - Phân tích được các khả năng đáp ứng của trang trại; - Lựa chọn ưu tiên và ra quyết định phương án sản xuất phù h ợp với trang trại, điều kiện sản xuất của địa phương và nhu cầu thị trường; - Thực hiện được việc quy hoạch khu vực sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hệ thống phục vụ sản xuất. - Thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng sản xuất; - Có tầm nhin xa, sang tao, nhay ben với thời cơ; ̀ ́ ̣ ̣ ́ - Luôn có thái độ nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm, cẩn th ận, trung th ực, linh hoạt; - Trong giao tiếp để lấy thông tin phải kiên nhẫn, hòa nhã, mềm dẻo, hợp tác. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
  9. 9 Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Giới thiệu về trang trại và quản lý 8 4 4 0 trang trại 2 Xác định nhu cầu thị trường 20 4 14 2 3 Xây dựng các phương án sản xuất 18 4 13 1 4 Phân tích khả năng đáp ứng và lựa 20 4 15 1 chọn phương án sản xuất phù hợp 5 Quy hoạch sản xuất 14 4 10 0 Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4 Cộng 84 20 56 8 Ghi chú: *Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 01. Giới thiệu về trang trại và quản lý trang trại Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Nắm được các cách phân loại trang trại, các thành tựu và t ồn tại c ủa kinh t ế trang trại; - Trình bày được các tiêu chí xác định kinh tế trang trại; - Liệt kê được các chính sách phát triển trang trại của Nhà nước hiện nay. Nội dung của bài: 1. Khái niệm trang trại và quản lý trang trại 1.1. Khái niệm trang trại 1.2. Khái niệm quản lý trang trại 2. Phân loại trang trại 3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 4. Các thành tựu và tồn tại của kinh tế trang trại
  10. 10 4.1. Thành tựu 4.2. Tồn tại 5. Các chính sách phát triển trang trại của Nhà nước Bài 02. Xác định nhu cầu thị trường Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập được thông tin đó; - Thu thập thông tin chính xác và cập nhật; - Xác định được đối tượng khách hàng và nhu cầu của khách hàng; - Phân tích được các đối thủ cạnh tranh; - Nhận định được những rủi ro có thể xảy ra; - Có thái độ kiên nhẫn, hòa nhã, mềm dẻo, trung thực khi thu thập thông tin. Nội dung của bài: 1. Khái quát chung về thị trường 1.1. Thị trường là gì? 1.2. Ý nghĩa của hoạt động tìm hiểu nhu cầu thị trường 2. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 2.1. Tìm hiểu về các loại sản phẩm 2.2. Tìm hiểu nhu c ầu c ủa khách hàng 2.3. Phân tích thông tin v ề các đ ối th ủ c ạnh tranh 3. Phương pháp thu thập thông tin thị trường 3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp 3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp 4. Thực hiện thu thập 5. Đánh giá nhu c ầu th ị trường Bài 03. Xây dựng các phương án sản xuất Thời gian: 18 giờ
  11. 11 Mục tiêu: - Lựa chọn được loại và số lượng sản phẩm cần sản xuất; - Xác định được các tiêu chuẩn cho từng sản phẩm và phù hợp với trang trại; - Liệt kê được các yếu tố đầu vào cho từng sản phẩm; - Tính toán được chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận cho từng sản phẩm; - Lập được các phương án sản xuất cho từng sản phẩm; - Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ. Nội dung của bài: 1. Ý nghĩa của việc xây dựng dựng các phương án sản xuất 2. Nội dung của một phương án sản xuất 2.1. Xác định loại và số lượng sản phẩm cần sản xuất 2.2. Tiêu chuẩn sản phẩm cần sản xuất 2.3. Xác định các yếu tố đầu vào cho từng sản phẩm 2.4. Ước tính chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận cho từng sản phẩm 2.5. Hoàn thiện phương án sản xuất cho từng sản phẩm Bài 04. Phân tích khả năng đáp ứng và lựa chọn Thời gian: 20 giờ phương án sản xuất phù hợp Mục tiêu: - Phân tích được khả năng đáp ứng của trang trại về nhân lực, tài chính , đất sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công ngh ệ và phương tiện sản xuất; - Phân tích và so sánh được khả năng đáp ứng của nhà cung cấp các y ếu t ố đầu vào; - Ra quyết định được phương án sản xuất tối ưu; - Có tầm nhin xa, sang tao, nhay ben với thời cơ. ̀ ́ ̣ ̣ ́ Nội dung của bài: 1. Phân tích khả năng đáp ứng về nhân lực
  12. 12 2. Phân tích khả năng đáp ứng về đất sản xuất và cơ sở h ạ t ầng ph ục vụ s ản xuất nông nghiệp 2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp 3. Phân tích khả năng đáp ứng về công nghệ, phương tiện sản xuất 4. Phân tích khả năng đáp ứng về tài chính 4.1. Nguồn vốn tự có 4.2. Nguồn vốn huy động 5. Phân tích khả năng đáp ứng của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào 6. Lựa chọn phương án sản xuất Bài 05. Quy hoạch sản xuất Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các nội dung trong quy hoạch sản xuất; - Thực hiện được việc thiết kế, phân chia mặt bằng s ản xu ất cho tr ồng tr ọt, chăn nuôi, thủy sản; hệ thống phục vụ sản xuất nh ư tưới tiêu, khu v ực x ử lý chất thải, nhà xưởng, kho; - Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường trang trại. Nội dung của bài: 1. Quy hoạch sản xuất là gì? 2. Mục đích quy hoạch sản xuất 3. Nguyên tắc của quy hoạch sản xuất 4. Nội dung quy hoạch sản xuất 4.1. Quy hoạch các vùng sản xuất 4.2. Thiết kế, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất 4.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy
  13. 13 - Giáo trình dạy nghề mô đun “Định hướng sản xuất” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Quản lý trang trại”. - Tài liệu phát tay cho học viên. - Văn bản chính sách, quy định, chương trình của Nhà nước, của địa phương liên quan đến trang trại. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, giấy màu, giấy A4, A0, bút dạ, bút bi. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người - Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi ̀ ̀ tính, man hinh. 4. Điều kiện khác - Các trang trại, địa điểm tiêu thụ nông sản như chợ, siêu thị, cửa hàng.... V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi đánh giá thái đ ộ th ực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: kiểm tra theo l ớp, v ới các bài tích h ợp trong chương trình mô đun. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp các ph ương pháp thu thập thông tin; Các chính sách phát triển trang trại của Nhà nước và địa phương; các bước xây dựng phương án sản xuất và nội dung quy hoạch sản xuất. - Kỹ năng: các bài thực hành : xác định nhu cầu thị trường; xây dựng các phương án sản xuất; phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng của trang trại và lựa chọn phương án sản xuất; quy hoạch khu vực sản xuất và biện pháp bảo vệ môi trường. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Định hướng sản xuất” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
  14. 14 - Chương trình mô đun “ Định hướng sản xuất” có th ể s ử d ụng d ạy đ ộc lập hoặc cùng một số mô đun khác, cho các khóa tập huấn ho ặc d ạy ngh ề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao ki ến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp giữa lý thuy ết và th ực hành đòi h ỏi c ẩn th ận, trung thực, chính xác, tránh các trường hợp tính toán, phân tích nhầm lẫn hay sai sót. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp gi ảng d ạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nh ớ và ti ếp thu bài h ọc tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nh ưng chú tr ọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS), làm việc theo nhóm……. để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan nh ư: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, ... để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện các bài thực hành theo tình huống, mời các học viên khác nhận xét, trên c ơ s ở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành, xử lý tình huống của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi th ực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Phương pháp thu thập thông tin, xác định nhu cầu thị trường; các bước xây dựng phương án sản xuất; phương pháp phân tích khả năng đáp ứng của trang trại và nội dung quy hoạch sản xuất. - Phần thực hành: Thu thập thông tin thị trường; x ác định nhu cầu thị trường; xây dựng các phương án sản xuất; phân tích và đánh giá khả năng đáp ứng của trang trại; quy hoạch khu vực sản xuất; và biện pháp bảo vệ môi
  15. 15 trường. 4. Tài liệu cần tham khảo [1]. Nguyễn Thị Song An (2001), Quản trị nông trại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. [2]. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tài liệu khởi sự doanh nghi ệp, Cơ quan xuất bản ILO. [3]. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Khởi tạo ý tưởng kinh doanh, Cơ quan xuất bản ILO.
  16. 16 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Mã số mô đun: MĐ02 Nghề: Quản lý trang trại
  17. 17 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Mã số mô đun: MĐ02 Thời gian mô đun: 84 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 60 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun 02: “Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh” được bố trí học sau mô đun “Định hướng sản xuất” và học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề “Quản lý trang trại”. Mô đun cũng có thể học độc lập hoặc song hành với các mô đun khác. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng th ực hành nghề nghiệp, là mô đun có vai trò định hướng và quyết định chi ti ết các công việc tiếp theo, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các trang trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp của nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Giải thích được các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất, các nội dung của kế hoạch sản xuất ở trang trại; + Liệt kê được các chỉ tiêu của một kế hoạch tài chính; nội dung của một kế hoạch tiêu thụ cho trang trại; trình tự lập kế hoạch lao động; + Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động trong nông nghiệp; + Nêu được công thức tính doanh thu và lợi nhuận. - Kỹ năng: + Sắp xếp các hoạt động sản xuất theo trình tự thời gian; + Tính toán được nhu cầu lao động, vật tư cần thiết, các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng vốn cần vay thêm cho hoạt động của trang trại; + Đánh giá được thị trường tiêu thụ nông sản của trang trại; + Viết được bản kế hoạch sản xuất kinh doanh hoàn thiện. - Thái độ: + Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch sản xu ất kinh doanh; + Có thái độ nghiêm túc, tích cực, nhiệt tình trong quá trình th ực hi ện các công việc tại trang trại. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
  18. 18 Thời gian (giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Lập kế hoạch sản xuất 20 4 15 1 2 Lập kế hoạch lao động 16 4 12 0 3 Lập kế hoạch tiêu thụ 16 4 11 1 4 Lập kế hoạch tài chính 16 4 11 1 5 Dự kiến hiệu quả kinh tế 12 4 7 1 và hoàn thiện bản kế hoạch Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4 Cộng 84 20 56 8 Ghi chú: *Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 01. Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các nội dung của kế hoạch sản xuất; - Lập được bản kế hoạch sản xuất có tính khả thi; - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch sản xuất cho trang trại. Nội dung của bài: 1. Giới thiệu về kế hoạch sản xuất 1.1. Lợi ích của việc lập kế hoạch sản xuất 1.2. Các loại kế hoạch sản xuất của trang trại 2. Xác định các căn cứ lập kế hoạch sản xuất 2.1. Nhu cầu thị trường 2.2. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng cơ sở sản xuất
  19. 19 2.3. Căn cứ vào nguồn lực của cơ sở sản xuất 3. Lập kế hoạch sản xuất cho trồng trọt 4. Lập kế hoạch sản xuất cho chăn nuôi 5. Lập kế hoạch tiến độ sản xuất Bài 02. Lập kế hoạch lao động Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Tính toán được nhu cầu lao động cho trang trại; - Lâp được ban kế hoach lao đông; ̣ ̉ ̣ ̣ - Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Đặc điểm của lao động trong nông nghiệp 2. Lập kế hoạch lao động 2.1. Phân tích nguồn lao động của trang trại 2.2. Xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động 2.3. Xác định khả năng hiện có và cân đối lao động Bài 03. Lập kế hoạch tiêu thụ Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Lập được kế hoạch tiêu thụ; - Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Đánh giá thị trường tiêu thụ 2. Lập kế hoạch tiếp thị 2.1. Sản phẩm 2.2. Giá bán 2.3. Nơi bán
  20. 20 2.4. Hỗ trợ bán hàng 3. Xây dựng nguồn ngân sách cho kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 4. Lập bảng tổng hợp kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bài 04. Lập kế hoạch tài chính Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Lập được bản kế hoạch tài chính cho trang trại; - Xác định được nhu cầu vốn cần huy động thêm cho trang trại; - Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Các loại kế hoạch tài chính của trang trại 1.1. Kế hoạch tài chính dài hạn 1.2. Kế hoạch tài chính hàng năm 1.3. Các loại kế hoạch tài chính hàng vụ, hàng quý và hàng tháng 2. Lập kế hoạch về vốn 2.1. Ước tính tổng vốn đầu tư 2.2. Cân đối tài chính và xác định nguồn vốn cần huy động 3. Lập kế hoạch thu chi 4. Lập kế hoạch huy động vốn và hoàn trả vốn Bài 05. Dự kiến hiệu quả kinh tế và hoàn thiện Thời gian: 12 giờ bản kế hoạch Mục tiêu: - Trình bày được bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đầy đủ, khoa học, rõ ràng; - Dự kiến được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh; - Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, trách nhiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2