intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ cơ khí - ĐH Công nghệ Thực phẩm

Chia sẻ: Tieppham Tieppham | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ cơ khí của trường ĐH Công nghệ Thực phẩm để nắm bắt thông tin chi tiết về chương trình đào tạo với nội dung đề cập các vấn đề như: Mô tả chương trình, mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức toàn khóa, đối tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo, thang điểm, điều kiện tốt nghiệp, nội dung chương trình.  Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệpCông nghệ cơ khí

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Công nghệ cơ khí - ĐH Công nghệ Thực phẩm

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Tên chương trình : Công nghệ cơ khí Trình độ đào tạo : Trung cấp chuyên nghiệp Loại hình đào tạo : Chính qui Ngành đào tạo : Công nghệ cơ khí Tên tiếng Anh : Mechanical Technology Chuyên ngành : Cơ khí chế tạo Mã ngành : 03 (Ban hành theo Quyết định số: …………, ngày ……./……/ 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh) 1. Mô tả chương trình Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế − xã hội. Chương trình bao gồm những nội dung cơ bản về vẽ kỹ thuật, vẽ và thiết kế trên máy tính, an toàn lao động, vật liệu cơ khí, cơ học, sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép và đo lường, kỹ thuật điện tử, nguyên lý máy, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, máy công cụ, công nghệ khí nén − thủy lực và kỹ thuật sửa chữa cơ khí. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng − an ninh. Kết thúc khóa học người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp người học có thể trở thành kỹ thuật viên công nghệ cơ khí trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện được nhiệm vụ như: vận hành được các thiết bị cơ khí; thiết kế chế tạo chi tiết máy ở mức độ đơn giản; đảm nhiệm được các chế độ bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị cơ khí; có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế tạo, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ khí. 2. Mục tiêu đào tạo Sau khi học xong chương trình người học có khả năng: 2.1. Về kiến thức − Trình bày và phân tích được những nội dung cơ bản về: kỹ thuật an toàn lao Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 1
  2. động, tổ chức sản xuất, vẽ kỹ thuật, vật liệu cơ khí, sức bền vật liệu, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện, nguyên lý máy, chi tiết máy, máy công cụ, công nghệ chế tạo máy, công nghệ CNC. − Lập được quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa các chi tiết cơ khí. − Áp dụng được những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn đã học để phân tích, đánh giá, thực hiện các công việc liên quan tới Công nghệ cơ khí. 2.2. Về kỹ năng Kỹ thuật viên Công nghệ cơ khí trình độ trung cấp chuyên nghiệp có khả năng: − Vận hành được các thiết bị cơ khí, thiết kế, chế tạo chi tiết máy ở mức độ đơn giản. − Đảm nhiệm được các công việc về bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị cơ khí. − Tổ chức lập kế hoạch quản lý một tổ, đội sản xuất. − Cập nhật kiến thức nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc. − Làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, sửa chữa, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí. 2.3. Về thái độ − Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí có tác phong công nghiệp, có tinh thần kỷ luật lao động cao, yêu ngành yêu nghề, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp. − Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào ngành Công nghệ cơ khí, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Thời gian đào tạo: 2 năm 4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 71 tín chỉ 5. Đối tượng tuyển sinh: Hoàn thành chương trình đào tạo Trung học phổ thông hoặc tương đương 6. Quy trình đào tạo: Theo hệ thống tín chỉ 7. Thang điểm: Theo Qui chế Đào tạo tín chỉ 8. Điều kiện tốt nghiệp: Theo Qui chế Đào tạo tín chỉ 9. Nội dung chương trình Học phần: Mã Số học trước (a), STT Tên học phần học phần tín chỉ tiên quyết (b), song hành (c) 9.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 16 Phần bắt buộc 14 17400002 Giáo dục quốc phòng – an ninh 1 1 45 tiết Military Education Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 2
  3. 17401003 Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 2 30 tiết Military Education Chính trị 3 19400001 3(2,1,5) Political Giáo dục thể chất 4 17401001 2(1,1,3) Constitution Education Tin học 5 01401004 2(0,2,2) Basic Informatics Anh văn 6 21400001 3(2,1,5) English Giáo dục pháp luật 7 19400002 2(2,0,4) General Law Phần tự chọn 2 (Học sinh được chọn một trong hai học phần sau) Kỹ năng giao tiếp 1 .13400023 2(2,0,4) Skill of Contact Sử dụng năng lượng tiết kiệm và 2 02400024 2(2,0,4) hiệu quả 9.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 39 (Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành) 9.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 26 Phần bắt buộc 24 Vẽ kỹ thuật 1 03400001 2(2,0,4) Technical Drawings Vẽ cơ khí 2 03400002 2(2,0,4) 03400001(a) Engineering Drawings Tin học ứng dụng (AutoCAD ) 3 03400003 2(1,1,3) 03400002(a) AutoCAD Cơ lý thuyết 4 03400004 2(2,0,4) 03400001(c) Theory of Mechanics Dung sai và đo lường kỹ thuật 5 03400005 Tolerance and Measure in 2(2,0,4) 03400001(c) Technique Kỹ thuật điện 6 02400002 2(2,0,4) Electrical Techniques Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 3
  4. Sức bền vật liệu 7 03400006 2(2,0,4) 03400004(a) Strength of Material Chi tiết máy 8 03400007 2(2,0,4) 03400006(a) Machine Elements Vật liệu cơ khí 9 03400008 2(2,0,4) 03400002(c) Engineering Materials Hệ thống khí nén – thủy lực 10 03400009 2(2,0,4) 03400001(a) Pneumatic – Hydraulic Systems An toàn lao động 11 03400010 2(2,0,4) Occupational Safety Tổ chức sản xuất 12 03400013 2(2,0,4) Occupational Safety Phần tự chọn 2 (Học sinh được chọn một trong hai học phần sau) Nguyên lý máy 1 03400011 2(2,0,4) 03400005(c) Machine Mechanism Kỹ thuật nâng chuyển 2 03400012 2(2,0,4) 03400001(c) Transportation Techniques 9.2.2. Kiến thức chuyên ngành 13 Phần bắt buộc 11 Nguyên lý cắt kim loại 1 03400014 2(2,0,4) 03400007(c) Principles of Metal-Cutting Máy cắt kim loại 2 03400015 2(2,0,4) 03400013(c) Machine Tools Công nghệ chế tạo máy 3 03400016 3(3,0,6) 03400001(a) Manufacturing Technology Công nghệ CNC 4 03400017 2(2,0,4) 03400003(a) CNC Technology Kỹ thuật sửa chữa cơ khí 5 03400018 2(2,0,4) 03400007(a) Mechanical Repair Technology Phần tự chọn 2 (Học sinh được chọn một trong hai học phần sau) Tự động hóa quá trình sản xuất 1 03400019 2(2,0,4) 03400015(c) Manufacturing Process Automation 2 03400020 Các phương pháp gia công đặc biệt 2(2,0,4) 03400015(c) Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 4
  5. Nontraditional Machining Processes 9.3. Thực tập tay nghề 11 Thực tập nguội 1 03401001 2(0,2,2) 03400001(a) Practice in Manual Works Thực tập cắt gọt kim loại 2 03401002 2(0,2,2) 03400001(a) Pratice in Turning Machines Thực tập khí nén – thủy lực 3 03401003 1(0,1,1) 03400017(c) Practice in Pneumatic – Hydraulic Thực tập đo lường kỹ thuật 4 03401004 1(0,1,1) 03400005(a) Practice in Measurement Thực tập hàn 5 03401005 2(0,2,2) 03400001(a) Practice in Welding Thực tập sửa chữa cơ khí 6 03401006 1(0,1,1) 03400017(c) Mechanical Repair Practice Thực tập trên máy CNC 7 03401007 1(0,1,1) 03400014(c) Practice in CNC Machine Thực tập điện cơ bản B 8 02404008 1(0,1,1) Electrical Practice – Basic Course 9.4. Thực tập tốt nghiệp 5 Thực tập tốt nghiệp 1 03405001 8 tuần Final Engineering Intership Tổng cộng toàn khóa 71 765/1485 Tỷ lệ giờ thực hành, thực tập/tổng số giờ (tiết) (51,5%) Thi tốt nghiệp Chính trị 1 19400001 Political Lý thuyết tổng hợp 2 03407001 General Theory Thực tập nghề nghiệp 3 03407002 Occupational Practice * Các môn liên quan đến khoa khác 1 03400021 Kỹ thuật nhiệt 2(2,0,4) Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 5
  6. 10. Kế hoạch giảng dạy Học phần: Mã học trước (a), STT Tên môn học Số tín chỉ học phần tiên quyết (b), song hành (c). Học kỳ 1 - 18 tín chỉ Học phần bắt buộc 16 1 17400002 Giáo dục quốc phòng − an ninh 1 45 tiết 2 17401003 Giáo dục quốc phòng − an ninh 2 30 tiết 3 19400001 Chính trị 3(2,1,5) 4 17401001 Giáo dục thể chất 2(1,1,3) 5 01401004 Tin học 2(0,2,2) 6 21400001 Anh văn 3(2,1,5) 7 03400001 Vẽ kỹ thuật 2(2,0,4) 03400004(c) 8 03400004 Cơ lý thuyết 2(2,0,4) 03400001(c) Học phần tự chọn 2 (Học sinh được chọn một trong hai học phần sau) 1 13400023 Kỹ năng giao tiếp 2(2,0,4) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và 2 02400024 2(2,0,4) hiệu quả Học kỳ 2 - 20 tín chỉ Học phần bắt buộc 18 1 19400002 Giáo dục pháp luật 2(0,4,2) 2 03400002 Vẽ cơ khí 2(2,0,4) 03400001(a) 3 03400005 Dung sai và đo lường kỹ thuật 2(2,0,4) 03400001(c) 4 02400002 Kỹ thuật điện 2(2,0,4) 5 03400006 Sức bền vật liệu 2(2,0,4) 03400004(a) 6 03400008 Vật liệu cơ khí 2(2,0,4) 03400002(c) 7 03400010 An toàn lao động 2(2,0,4) 8 03401004 Thực tập đo lường kỹ thuật 1(0,1,1) 03400005(c) 9 03401001 Thực tập nguội 2(0,2,2) 03400001(c) 10 02404008 Thực tập điện cơ bản B 1(0,1,1) Học phần tự chọn 2 (Học sinh chọn một trong hai học phần sau) 1 03400011 Nguyên lý máy 2(2,0,4) 03400005(c) 2 03400012 Kỹ thuật nâng chuyển 2(2,0,4) 03400001(c) Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 6
  7. Học kỳ 3 - 20 tín chỉ Học phần bắt buộc 18 1 03400003 Tin học ứng dụng (AutoCAD) 2(1,1,3) 03400002(c) 2 03400007 Chi tiết máy 2(2,0,4) 03400006(a) 3 03400009 Hệ thống khí nén – thủy lực 2(2,0,4) 03400001(a) 4 03400014 Nguyên lý cắt kim loại 2(2,0,4) 03400007(c) 5 03400015 Máy cắt kim loại 2(2,0,4) 03400013(c) 6 03400016 Công nghệ chế tạo máy 3(3,0,6) 03400001(a) 7 03401002 Thực tập cắt gọt kim loại 2(0,2,2) 03400001(a) 8 03401003 Thực tập khí nén – thủy lực 1(0,1,1) 03400017(a) 9 03401005 Thực tập hàn 2(0,2,2) 03400001(a) Học phần tự chọn 2 (Học sinh chọn một trong hai học phần sau) 1 03400019 Tự động hóa quá trình sản xuất 2(2,0,4) 03400016(c) 2 03400020 Các phương pháp gia công đặc biệt 2(2,0,4) 03400016(c) Học kỳ 4 - 13 tín chỉ Học phần bắt buộc 8 1 03400013 Tổ chức sản xuất 2(2,0,4) 2 03400017 Công nghệ CNC 2(2,0,4) 03400003(a) 3 03400018 Kỹ thuật sửa chữa cơ khí 2(2,0,4) 03400007(a) 3 03401006 Thực tập sửa chữa cơ khí 1(0,1,1) 03400018(c) 4 03401007 Thực tập trên máy CNC 1(0,1,1) 03400017(c) Thực tập tốt nghiệp 5 1 03405001 Thực tập tốt nghiệp Thi tốt nghiệp 1 19400001 Chính trị 2 03407001 Lý thuyết tổng hợp 3 03407002 Thực tập nghề 11. Mô tả tóm tắt học phần 11.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương 11.1.1. Giáo dục quốc phòng – an ninh 1 2 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: Công tác quốc phòng, an ninh Học phần đề cập những nội dung cơ bản nhiệm vụ công tác quốc phòng - an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới, bao gồm: Xây dựng lực lượng dân Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 7
  8. quân, tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kỹ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Học phần còn đề cập một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 11.1.2. Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 2 tín chỉ Chiến thuật và Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK Học phần đề cập một số kỹ năng cơ bản thực hành bắn súng tiểu liên AK và luyện tập bắn súng AK bài 1b; huấn luyện những động tác cơ bản chiến thuật chiến đấu bộ binh: các tư thế vận động trên chiến trường, cách quan sát phát hiện mục tiêu, lợi dụng địa hình, địa vật, hành động của cá nhân trong chiến đấu. 11.1.3. Chính trị 3 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội, con người; những nội dung cơ bản về Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh. 11.1.4. Giáo dục thể chất 2 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: – Điền kinh: giới thiệu về điền kinh, kỹ thuật chạy cự ly ngắn. – Bóng chuyền: giới thiệu về môn bóng chuyền; các kỹ thuật chuyền bóng, đập bóng, chắn bóng, phát bóng, chiến thuật trong bóng chuyền; phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. – Võ thuật: các bài võ thuật cơ bản Teakondo. 11.1.5. Tin học 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Các kiến thức mở đầu, cơ bản, đại cương về tin học, cách sử dụng các dịch vụ Web và Mail của Internet, các thao tác sử dụng hệ điều hành Windows, các thao tác sọan thảo văn bản, trang trí, định dạng văn bản trên phần mềm Microsoft Word và một số kỹ năng cơ bản lập trình bằng ngôn ngữ Pascal để giải một số bài toán thông thường. 11.1.6. Anh văn 3 tín chỉ Học phần này gồm các nội dung sau: Học phần này cung cấp cho SV những kiến thức căn bản về kỹ năng tiếng trong tiếng Anh. SV hiểu và vận dụng các kiến thức ngữ pháp ứng dụng trong các kỹ năng tiếng. SV hiểu và thực hành các hội thoại trong giao tiếp thương mại; làm quen với thư tín thương mại; tiếp xúc với văn hóa giao tiếp thương mại phổ thông. Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 8
  9. 11.1.7. Pháp luật 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Học phần Giáo dục pháp luật cung cấp cho học sinh những kiến thức về nhà nước và pháp luật, việc thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp luật, ý thức pháp luật và kiến thức cơ bản về một số ngành luật, trong đó có các nội dung cụ thể như sau: – Nguồn gốc ra đời của nhà nước; bản chất, những đặc trưng, chức năng của nhà nước nói chung và của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng; cơ cấu của bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay. – Nguồn gốc ra đời, bản chất, đặc trưng và vai trò của pháp luật; hệ thống cấu trúc và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta; khái niệm quan hệ pháp luật và những thành phần cấu tạo nên một quan hệ pháp luật. – Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức để thực hiện pháp luật và việc áp dụng pháp luật trên thực tế; khái niệm vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. – Khái niệm, cơ cấu và phân loại ý thức pháp luật; vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa và những giải pháp để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. – Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và những nội dung cơ bản của Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp) – Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính; khái niệm vi phạm hành chính và các hình thức xử lý vi phạm hành chính. – Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và một số chế định cơ bản của Luật Lao động như: hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động và bảo hiểm xã hội – Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và một số chế định cơ bản của Luật dân sự như: quyền nhân thân, quyền sở hữu, quyền thừa kế và hợp đồng dân sự. – Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và một số chế định cơ bản của Luật Hình sự như: tội phạm, hình phạt, các loại hình phạt, và một số loại tội phạm cụ thể. – Một số vấn đề chung về pháp luật tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng; các thủ tục, các giai đoạn tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính ở nước ta hiện nay. 11.1.8. Kỹ năng giao tiếp 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chung và các kỹ năng thông thường về giao tiếp trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Học phần này bao gồm các nội dung: Những yếu tố cơ bản của quá trình giao tiếp; nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp; cách thức tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc; kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc; kỹ năng viết thư và báo cáo công việc. Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 9
  10. 11.1.9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: – Năng lượng trong sản xuất và đời sống – Sử dụng nhiệt năng tiết kiệm và hiệu quả – Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả – Chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả – Các nguồn năng lượng tái tạo 9.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 11.2.1. Vẽ kỹ thuật 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản về phương pháp hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo để biểu diễn vật thể, nguyên tắc biểu diễn vật thể trên mặt phẳng. Những tiêu chuẩn và những quy ước có liên quan đến bản vẽ chi tiết máy, bản vẽ lắp và các sơ đồ động theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ISO. 11.2.2. Vẽ cơ khí 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức cơ bản về vẽ qui ước các mối ghép và chi tiết máy thông dụng, vẽ qui ước các cơ cấu truyền động cơ khí. Cách trình bày bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ theo các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ISO. 11.2.3. Tin học ứng dụng (AutoCAD) 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Thiết lập bản vẽ hai chiều (2D) theo tiêu chuẩn Việt Nam thông qua các phương pháp biểu diễn vật thể bằng các hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt và mặt cắt, cách bố trí và chú thích bản vẽ. 11.2.4. Cơ lý thuyết 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những kiến thức về quy luật cân bằng, cách giải các bài toán cân bằng của vật rắn và hệ vật rắn, xác định trọng tâm của vật và hệ vật. Chuyển động cơ bản của vật thể trong không gian theo thời gian đối với một hệ quy chiếu đã chọn, các chuyển động phức hợp trong kỹ thuật. Các định lý cơ bản của động lực học, cách giải một số bài toán về động lực học. 11.2.5. Dung sai và đo lường kỹ thuật 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Những nguyên tắc, biện pháp thiết kế để chế tạo những chi tiết và máy có tính đổi lẫn chức năng. − Xác định những tiêu chuẩn dung sai sao cho khi chế tạo những chi tiết đã được thiết kế theo nguyên tắc trên thì những yếu tố về hình học của chúng phù hợp với công nghệ gia công và đem lại hiệu quả kinh tế hợp lý nhất. Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 10
  11. − Cơ sở đo lường kỹ thuật và các loại dụng cụ đo lường kỹ thuật thường dùng trong sản xuất cơ khí. 11.2.6. Kỹ thuật điện 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: − Các vấn đề cơ bản trong các khí cụ điện như: mạch từ; trao đổi năng lượng điện - cơ. − Các quá trình và chế độ nhiệt, các chế độ làm việc. Máy biến áp một pha: sơ đồ mạch thay thế, giản đồ vector và đặc điểm vận hành, các máy biến áp khác. − Các vấn đề cơ bản của máy điện quay. Động cơ không đồng bộ. Máy phát điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Các động cơ đặc biệt công suất nhỏ cùng với các đặc tính vận hành của chúng. 11.2.7. Sức bền vật liệu 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Ứng suất, biến dạng và quan hệ giữa chúng. Các thanh chịu kéo-nén đúng tâm, chịu uốn, chịu xoắn. Các bài toán về thanh chịu tải phức tạp như uốn xiên, uốn cộng kéo-nén, uốn cộng xoắn… Phương pháp tính toán độ bền, độ cứng, độ ổn định của các bộ phận công trình hay chi tiết máy chịu các hình thứ́c biến dạng cơ bản. 11.2.8. Chi tiết máy 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: Những vấn đề cơ bản trong thiết kế các chi tiết máy, các chi tiết máy ghép, các chi tiết máy truyền động, các chi tiết đỡ, nối, các chi tiết máy quay (trục, ổ trục, khớp nối) và lò xo. Phương pháp tính toán, thiết kế các chi tiết theo các chỉ tiêu khả năng làm việc như độ bền, độ cứng, độ chịu mòn, độ chịu nhiệt… 11.2.9. Vật liệu cơ khí 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Cơ sở lý thuyết của vật liệu học, giới thiệu các loại vật liệu như gang và thép, kim loại và hợp kim màu, vật liệu phi kim loại, vật liệu composite, vật liệu bột. Cơ sở lý thuyết, các phương pháp xử lý và bảo vệ vật liệu để đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm. 11.2.10. Hệ thống khí nén – thủy lực 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Kiến thức chung và các ký hiệu của hệ thống khí nén – thủy lực. Nguyên lý làm việc của các phần tử khí nén – thủy lực. Hệ thống phân phối khí nén – thủy lực. Thiết kế mạch điều khiển khí nén – thủy lực. 11.2.11. An toàn lao động 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Những kiến thức chung về các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 11
  12. trong môi trường đặc trưng của ngành cơ khí. Kỹ thuật an toàn trong các xí nghiệp công nghiệp, cùng các biện pháp phòng ngừa, cải thiện môi trường công nghiệp và phòng tránh tai nạn lao động, đặc biệt là trong ngành cơ khí. 11.2.12. Tổ chức sản xuất 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Các kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý quá trình sản xuất trong doanh nghiệp cơ khí bao gồm: khái niệm về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay; hoạch định sản xuất, lập kế hoạch tiến độ sản xuất, các vấn đề chung về định mức kinh tế. 11.2.13. Nguyên lý máy 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung sau: − Nguyên lý cấu tạo, động học và động lực học của các cơ cấu máy. − Phương pháp giải các bài toán về phân tích và tổng hợp cơ cấu. 11.2.14. Kỹ thuật nâng chuyển 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Vấn đề cơ giới hóa quá trình nâng chuyển vật trong các ngành công nghiệp và xây dựng. − Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng, cách lựa chọn, quản lý, cách tính toán, thiết kế các cơ cấu, chi tiết điển hình của các thiết bị nâng chuyển… 11.2.15. Nguyên lý cắt kim loại 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Nguyên lý và các kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại như: quá trình tạo hình, lực và công suất cắt, nhiệt cắt, rung động; các qui luật của quá trình cắt, các thông số cắt gọt, các thông số của dao cắt, cách thiết kế dụng cụ cắt… 11.2.16. Máy cắt kim loại 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Chức năng, nguyên lý làm việc của từng loại máy công cụ như: tiện, phay, bào, khoan, doa… – Sơ đồ động của từng loại máy công cụ, phương pháp dự đoán các loại hư hỏng của máy cắt kim loại. 11.2.17. Công nghệ chế tạo máy 3 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Quá trình sản xuất, quy trình công nghệ, phương pháp tạo phôi và phương pháp gia công chuẩn bị phôi, khái niệm về đồ gá, chuẩn và gá đặt chi tiết, các thành phần của đồ gá. – Những kiến thức cơ bản về lượng dư gia công, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt gia công. Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 12
  13. – Các phương pháp gia công bằng cắt gọt như tiện, phay, bào... và các phương pháp gia công bằng biến dạng dẻo. – Tính kết cấu công nghệ, các bước thiết kế, quy trình công nghệ gia công các chi tiết điển hình, tiêu chuẩn hóa và tối ưu hóa quy trình công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ lắp ráp. 11.2.18. Công nghệ CNC 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Những kiến thức và kỹ năng vẽ các chi tiết máy bằng phần mềm CAD/CAM, chuyển dữ liệu CAD từ phần mềm khác, ý nghĩa của các tham số để tạo đường chạy dao, mô phỏng đường chạy dao, tạo chương trình NC, chỉnh sửa chương trình NC khi cần. – Ứng dụng kỹ thuật điều khiển số vào các máy gia công, cách lập trình gia công trên máy phay và tiện CNC, máy gia công tia lửa điện CNC, cấu tạo các thành phần của máy và cách vận hành máy CNC. 11.2.19. Kỹ thuật sửa chữa cơ khí 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Những hư hỏng thường gặp của các chi tiết máy trong quá trình làm việc, các phương pháp dùng để xác định khuyết tật và các phương pháp phục hồi chi tiết máy. – Tổng quan về các công việc khi chuẩn bị sửa chữa máy. – Công nghệ tháo máy sửa chữa; kỹ thuật sửa chữa các mối ghép cố định, các chi tiết máy, các bộ truyền chuyển động, các cơ cấu máy, các loại bơm và công nghệ lắp máy sau khi sửa chữa. 11.2.20. Tự động hóa quá trình sản xuất 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Các khái niệm cơ bản về tự động hóa trong quá trình sản xuất; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị thường dùng trong hệ thống tự động; hệ thống cấp phôi, kiểm tra tự động thường gặp trong thực tế; các hệ thống tự động hóa quá trình sản xuất và lắp ráp cơ bản thường gặp. Cách viết một số chương trình hay vẽ sơ đồ mạch điều khiển hoạt động của hệ thống. 11.2.21. Các phương pháp gia công đặc biệt 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: – Thực chất của phương pháp gia công bằng các dạng năng lượng khác nhau như cơ, hóa, điện, nhiệt... – Nguyên lý gia công, dụng cụ và thiết bị gia công, chế độ gia công của các phương pháp gia công cơ, hóa, điện, nhiệt... 11.2.22. Thực tập nguội 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: Các kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí bằng các dụng cụ cầm tay Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 13
  14. và một số thiết bị gia công đơn giản như: vạch dấu, đục, giũa, cưa cắt, khoan, khoét, doa, cắt ren… Đo các kích thước bằng các dụng cụ đo, dụng cụ cầm tay như: thước cặp, panme, dưỡng đo ren, calip… 11.2.23. Thực tập cắt gọt kim loại 2 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Các khái niệm và kỹ năng cơ bản về thực tập tiện. − Các phương pháp gia công trên máy tiện. − Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện. − Các khái niệm và kỹ năng cơ bản về thực tập phay và bào. − Các phương pháp gia công trên máy phay và máy bào. − Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy phay và máy bào. 11.2.24. Thực tập khí nén – thủy lực 1 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Các khái niệm cơ bản về điện khí nén. − Cách thao tác, vận hành và điều khiển một số thiết bị khí nén – thủy lực. − Thao tác vận hành một số mạch khí nén – thủy lực thông dụng. − Biện pháp bảo trì và sửa chữa các bộ xử lý khí nén – thủy lực đơn giản. 11.2.25. Thực tập đo lường kỹ thuật 1 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Cách sử dụng dụng cụ đo trong ngành cơ khí như: thước cặp, panme, dưỡng đo ren, calip… − Các sơ đồ đo các sai số về hình dạng và vị trí như: độ thẳng, độ phẳng, độ vuông góc, độ côn, độ đảo hướng tâm và độ đảo mặt đầu... − Phương pháp xác định kích thước và xử lý số liệu đo, phương pháp đo. 11.2.26. Thực tập hàn 2 tín chỉ Nội dung học phần này bao gồm: − Các kiến thức cơ bản về nghề hàn. − Nguyên lý của quá trình hàn và các phương pháp hàn. − Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị hàn điện. − Qui trình hàn và biện pháp thực hiện các bài tập về hàn. 11.2.27. Thực tập sửa chữa cơ khí 1 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Các kỹ năng về thực tập sửa chữa thiết bị cơ khí. − Trình tự tiến hành các công việc sửa chữa cơ khí. − Thực tập sửa chữa các loại máy công cụ như máy khoan, tiện, bào, phay có bậc phức tạp tới 10R. 11.2.28. Thực tập trên máy CNC 1 tín chỉ Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 14
  15. Học phần này bao gồm các nội dung: − Cách sử dụng máy tiện và máy phay CNC. − Thực hiện các lệnh nội suy và lệnh chu trình trên máy tiện và máy phay CNC. − Trình tự thực hiện việc gia công các chi tiết trên máy tiện và máy phay CNC theo yêu cầu của bản vẽ. 11.2.29. Thực tập điện cơ bản 1 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Các kỹ năng cơ bản như: nối dây, hàn dây điện. − Các phương pháp xác định cực tính của các loại động cơ, đấu dây vận hành động cơ. − Các phương pháp xác định cực tính của các loại máy biến áp, đấu dây vận hành máy biến áp. 11.2.30. Thực tập tốt nghiệp 5 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Hoàn tất những kiến thức về thực tế sản xuất. −Thực tập các kỹ năng thực hành, làm công tác kỹ thuật của học sinh tại các đơn vị sản xuất công nghiệp (công ty, xí nghiệp, nhà máy, phân xưởng…) với tính cách là người cán bộ kỹ thuật trong tương lai. − Liên hệ và củng cố kiến thức giữa lý thuyết đã học và thực tế sản xuất, thu thập các quy trình công nghệ và các số liệu cụ thể để làm báo cáo tốt nghiệp và ôn thi tốt nghiệp. 11.2.31. Thi tốt nghiệp (hay đồ án tốt nghiệp) 5 tín chỉ Học phần này bao gồm các nội dung: − Tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức đã học của các môn học đại cương, cơ sở và chuyên môn. − Nội dung của đồ án tốt nghiệp có thể là thiết kế thiết bị, máy móc hoặc dây chuyền sản xuất, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới hoặc đề xuất các giải pháp kỹ thuật tốt hơn, hợp lý hơn, lập qui trình công nghệ gia công sản phẩm cơ khí v.v… 12. Hướng dẫn thực hiện chương trình − Chương trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí được soạn thảo để sử dụng tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh. − Toàn bộ khối lượng chương trình phải được thực hiện, phát huy triệt để khối lượng kiến thức quy định theo từng môn học cụ thể; kiến thức lý thuyết và thực tập phải có tính thống nhất liên tục và bổ trợ cho nhau. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 15
  16. Phạm Khôi Chương trình Trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ cơ khí 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2