CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG<br />
THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING)<br />
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI HỌC<br />
BẢO KHÂM<br />
CÁI NGỌC DUY ANH - NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN<br />
HUỲNH THỊ LONG HÀ - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN<br />
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá chương trình tiếng Anh thí<br />
điểm theo phương thức học kết hợp dành cho sinh viên năm ngành thuộc các<br />
trường thành viên của Đại học Huế thông qua ý kiến phản hồi của họ. Các ý<br />
kiến đánh giá của sinh viên được thu thập liên quan đến các khía cạnh như<br />
thiết kế trang web, nội dung chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và<br />
kết quả đạt được. Kết quả cho thấy chương trình học kết hợp trực tuyến và<br />
trực tiếp nhận được các phản hồi tích cực từ sinh viên về 4 khía cạnh như trên,<br />
mặc dù còn nhiều hạn chế bất cập có liên quan đến hiệu quả của chương trình.<br />
Từ khóa: học kết hợp, đánh giá chương trình<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Máy tính kết nối mạng đã và đang làm thay đổi việc dạy học một cách sâu sắc bởi vì nó<br />
có thể được sử dụng để cá nhân hóa việc học. Cùng với sự phát triển của mạng internet,<br />
quá trình học vi tính hóa dựa trên mạng internet, được biết đến với tên gọi e-learning, đã<br />
thu hút sự chú ý của nhiều nhà giáo dục. E-learning được định nghĩa là việc sử dụng các<br />
công nghệ đa phương tiện mới có nối mạng để nâng cao chất lượng việc học bằng cách hỗ<br />
trợ truy cập vào các ngồn ngữ liệu và dịch vụ cũng như việc hợp tác và trao đổi từ xa [1].<br />
Tuy nhiên, thực tiễn ứng dụng e-learning cho thấy khả năng tự tiếp cận nguồn học liệu<br />
với sự hỗ trợ của công nghệ giáo dục có kết nối mạng của người học không tốt như nhiều<br />
người đã lạc quan lầm tưởng. Means,Yoyama, Murphy, Bakia, và Jones (2010) [3] xuất<br />
bản nghiên cứu trên cơ sở khảo sát hơn 1000 nghiên cứu khác nhau về phương thức học<br />
trực tuyến và trực tiếp trong giai đoạn 1996 đến 2006 đi đến kết luận là học kết hợp trực<br />
tuyến và trực tiếp, chứ không phải phương thức trực tuyến, rất hiệu quả trong việc nâng<br />
cao kết quả đầu ra. Phương thức học này giúp cho sinh viên vừa tham gia vào các lớp học<br />
trực tiếp vừa có thể sử dụng công nghệ để tối đa hóa việc học của mình.<br />
Học kết hợp còn tương đối mới tại Việt Nam nhưng phương thức này đang dần trở<br />
thành một xu thế mạnh mẽ, hoà nhập với thời đại số hoá.<br />
2. KHÁI NIỆM HỌC KẾT HỢP VÀ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG HỌC KẾT HỢP<br />
XÉT DƯỚI GÓC ĐỘ NGƯỜI HỌC<br />
2.1. Định nghĩa<br />
Khái niệm học kết hợp có phạm vi khá rộng. Sharma (2010) [11] cho thấy khái niệm<br />
học kết hợp bao phủ ba hình thức khác nhau. Thứ nhất, học kết hợp có nghĩa là sự phối<br />
hợp giữa hình thức học trực tuyến và học trực tiếp trên lớp học; thứ hai, học kết hợp<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 110-119<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP...<br />
<br />
111<br />
<br />
cũng có nghĩa là sự phối kết nhiều hình thức đa phương tiện và công cụ trong môi<br />
trường học điện tử; các khoá học này chủ yếu là các khoá trực tuyến hoàn toàn và việc<br />
giao tiếp diễn ra thông qua thư điện tử hay điện thoại qua mạng (internet phone); thứ ba,<br />
học kết hợp còn có nghĩa là sự phối hợp nhiều phương pháp sư phạm khác nhau, bất kể<br />
sử dụng loại kỹ thuật gì; ví dụ, kết hợp đường hướng truyền thụ (transmission) và kiến<br />
tạo (constructivist) trong cùng khoá học. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, các tác giả<br />
chỉ tập trung vào hình thức học kết hợp theo định nghĩa thứ nhất. Học kết hợp là<br />
phương thức phối kết giữa cách dạy và học truyền thống trong đó người dạy và người<br />
học mặt đối mặt với việc người học tự học trên máy tính.<br />
2.2. Các xu hướng nghiên cứu về ứng dụng học kết hợp trên bình diện tác động<br />
đến người học<br />
Các nghiên cứu về ứng dụng học kết hợp đứng trên góc độ người học tập chú trọng vào<br />
những chủ đề khác nhau. Chủ đề phổ biến là những ưu thế và thách thức của học kết<br />
hợp so với các hình thức học khác. Nghiên cứu của Lim, Morris và Kupiz (2007) [2] so<br />
sánh học kết hợp với học trực tuyến, cho thấy người học tham gia các khoá học kết hợp<br />
ít cảm thấy quá tải, cảm nhận được nhiều sự hỗ trợ và tiếp nhận hướng dẫn rõ ràng<br />
nhiều hơn người học tham gia khoá học hoàn toàn trực tuyến nhờ các yếu tố như sự<br />
cộng tác với người học khác và sự hiện diện của giáo viên. Nghiên cứu của PardoGonzalez (2013) [9] cho các kết quả ủng hộ các nghiên cứu của Lim, Moris và Kupiz và<br />
cho thấy ưu thế của học kết hợp trên ba khía cạnh khác nữa, đó là (1) tạo cho người học<br />
sự linh hoạt trong môi trường học tập, (2) cơ hội có được các nhận xét phản hồi mang<br />
tính cá thể hoá cao từ người dạy, và (3) giúp người học thấy được giá trị của tương tác<br />
trực tiếp. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2016a) [7] , khi điều tra phong cách học<br />
tập của người học Việt Nam tham gia học trực tuyến, chỉ rõ nhiều người học bày tỏ sự<br />
không thoải mái khi không có các tương tác trực tiếp vì đã quá quen với hình thức học<br />
truyền thống, cũng như không cảm thấy tự tin vào chất lượng của việc học trực tuyến<br />
hoàn toàn. Dữ kiện này được củng cố thông qua nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ<br />
(2016b) [8] về mức độ sẵn sàng cho hình thức học ngôn ngữ thông qua thiết bị di động.<br />
Hơn nữa, khảo sát này cũng khẳng định khó khăn của người học gây ra do người học đã<br />
quá quen với lối học truyền thống và do các vấn đề các trở ngại về kỹ thuật mà người<br />
học gặp phải. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Vịnh (2013) [6] cho thấy ưu thế của học<br />
kết hợp là tạo ra môi trường học trong đó người học có thể chủ động thời gian, có cơ hội<br />
tiếp gắn kết với các bạn cùng khoá học nhiều hơn và vì vậy mà kết quả học tập cũng tốt<br />
hơn. Tuy nhiên, khảo sát này cũng lại khẳng định thách thức kỹ thuật mà người học gặp<br />
phải và đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của người học xét về năng lực CNTT<br />
và mức độ sẵn sàng và mong muốn của người học có ảnh hưởng đến mức độ tham gia<br />
và chất lượng học tập của họ.<br />
Nhóm các nghiên cứu khác tập trung vào chủ đề tham gia học trực tuyến góp phần phát<br />
triển các khả năng ở người học cũng như tự học của người học. Nghiên cứu của Nguyễn<br />
Văn Long (2013) [4] cho thấy các đặc tính sư phạm của giao tiếp thông qua công nghệ<br />
tác động đối với người học Việt Nam. Những tác động đó bao gồm (1) tăng động cơ học<br />
<br />
112<br />
<br />
BẢO KHÂM và cs.<br />
<br />
tập của người học, (2) hỗ trợ cho người học phương pháp học tập tích cực trong đó<br />
người học chủ động khám phá và xử lý thông tin, (3) khuyến khích kỹ năng suy ngẫm,<br />
(4) khích lệ phương thức học nhóm. Nghiên cứu đánh giá về khoá trực tuyến Dyned của<br />
Nguyễn Văn Long và Phạm Thị Tố Như (2014) [5] cho thấy lợi ích của việc học theo<br />
phần mềm này đối với sinh viên đại học không chuyên ngữ. Những lợi ích này biểu hiện<br />
ở nhiều mặt khác nhau, bao gồm các kỹ năng nghe hiểu, nói, phát âm, cũng như kiến<br />
thức ngôn ngữ như ngữ pháp, từ vựng cho đến khả năng ứng dụng kiến thức đã học,<br />
thói quen luyện tập và khả năng nhận ra lỗi của bản thân sinh viên.<br />
3. BỐI CẢNH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Dựa vào kế hoạch triển khai dự án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo<br />
dục quốc dân thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2012,<br />
trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế được Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 giao<br />
nhiệm vụ triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường thông qua cung cấp miễn phí tài<br />
khoản trực tuyến cho sinh viên và triển khai chương trình bổ sung kiến thức và kỹ năng.<br />
Sinh viên tại ba trường đại học thành viên và một khoa trực thuộc đại học Huế nói chung<br />
và sinh viên tại năm ngành Quản Trị Kinh Doanh, Kế Toán Tài Chính (thuộc trường Đại<br />
Học Kinh Tế), ngành Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch (thuộc khoa Du Lịch), ngành Công<br />
Nghệ Thông Tin (thuộc trường Đại Học Khoa Học) và ngành Toán học (thuộc trường Đại<br />
Học Sư Phạm) nói riêng được học tiếng Anh theo ba học phần gồm có Anh văn cơ bản<br />
01, Anh văn cơ bản 02, và Anh văn cơ bản 03 với bảy tín chỉ (gồm 105 tiết lên lớp).<br />
Chương trình này được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra mà sinh viên phải đạt được khi<br />
kết thúc các học phần Tiếng Anh, đó là bậc 3 theo Khung năng lực 6 bậc dành cho Việt<br />
Nam (tương đương cấp độ B1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu). Theo đó, 150<br />
sinh viên của 5 ngành kể trên sẽ tham gia vào một khóa học trực tuyến trên tài khoản<br />
Livemocha được cấp miễn phí kết hợp với việc học theo chương trình tại lớp. Mỗi hai<br />
tuần, sinh viên sẽ được gặp trực tiếp với giáo viên phụ trách (tutor) và các sinh viên<br />
khác trong lớp để học theo nhóm nhằm rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, viết. Khóa học<br />
sẽ kéo dài trong 15 tuần. Sau đó sinh viên sẽ tham gia vào kỳ thi đầu ra để xác định cấp<br />
độ mà mình đạt được.<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Dữ liệu thu thập được thực hiện trên cơ sở tham khảo khuôn khổ lý thuyết của<br />
Raspopovic, Jankulovic, Runic và Lucic (2014) [10] vì tập trung nhiều vào yếu tố người<br />
học hơn các khung lý thuyết khác, chú ý đến những nhân tố khác trong môi trường đại<br />
học (xem tài liệu Quality on the line: Benchmarks for success in internet-based dítance<br />
education của Institute for Higher Education Policy xuất bản năm 2000). Khung lý<br />
thuyết của nhóm tác giả có liên quan đến xác định các nhân tố thành công tác động đến<br />
người học, bao gồm 3 nhân tố có liên quan đến hệ thống học trực tuyến, bao gồm: (1)<br />
chất lượng hệ thống, (2) chất lượng thông tin, và (3) chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các<br />
nhân tố đó chỉ là những yếu tố bên ngoài người học, ít liên quan trực tiếp đến nhu cầu,<br />
nhận thức, và thái độ của người học. Vì vậy, cần phải xác định được có nhân tố trên có<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP...<br />
<br />
113<br />
<br />
liên quan hay tác động như thế nào đối với người học. Trên cơ sở đó, cần phải xác định<br />
thêm 3 nhân tố khác, bao gồm (4) việc sử dụng hệ thống của người học, (5) sự thỏa mãn<br />
của người sử dụng, và (6) các lợi ích chung mà người học cảm nhận.<br />
Trong khuôn khổ sáu nhân tố trên, nhóm tác giả xác định cần tập trung thu thập dữ liệu<br />
từ người học theo 4 nhóm dữ liệu sau: (1) thiết kế và tiện ích, (2) nội dung chương trình,<br />
(3) tổ chức thực hiện và tham gia chương trình, và (4) kết quả đạt được sau khi hoàn<br />
thành chương trình. Nhóm dữ liệu (1) tập chú vào chất lượng hệ thống và dịch vụ; nhóm<br />
dữ liệu (2) tập trung điều tra chất lượng thông tin; nhóm dữ liệu (3) tập chú vào việc<br />
người học sử dụng và sự thoả mãn của họ đối với chương trình và dịch vụ; Và nhóm<br />
cuối cùng thu thập dữ liệu có liên quan đến lợi ích chung mà người học có được sau khi<br />
tham gia chương trình.<br />
Công cụ thu thập dữ liệu chủ yếu là phiếu câu hỏi, bao gồm 10 nhóm câu hỏi tập trung<br />
vào bốn lĩnh vực đã được xác định. 94 phiếu câu hỏi được thu nhận trên tổng số 150<br />
phiếu phát ra. Ngoài ra, phỏng vấn với 19 sinh viên đại diện cho các ngành cũng được<br />
tiến hành để bổ sung dữ liệu nhằm lý giải các thông tin qua phiếu trả lời.<br />
Việc phân tích dữ liệu chủ yếu dựa vào việc phân nhóm các câu trả lời dựa vào tỉ lệ<br />
phần trăm trả lời từ phiếu câu hỏi. Dữ liệu từ phỏng vấn được phân tích định tính dựa<br />
vào phân loại các ý kiến của người được phỏng vấn.<br />
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Sau khi khóa học kết thúc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các sinh viên tham gia vào<br />
khóa học để đánh giá về khóa học kết hợp thử nghiệm này. Kết quả của cuộc khảo sát<br />
được thể hiện như sau:<br />
5.1. Về thiết kế<br />
Trang mạng (website) được đánh giá cao về tính tương tác. 90% trong tổng số 94 sinh<br />
viên tham gia điều tra cho rằng các bài học được thiết kế mang tính tương tác cao. Nhận<br />
xét của các sinh viên được phỏng vấn về website là “rõ ràng, đơn giản, các mục được<br />
trình bày một cách có hệ thống và logic”.<br />
Phần lớn sinh viên tham gia điều tra không gặp khó khăn về vấn đề truy cập hay sử<br />
dụng trang học tiếng Anh trực tuyến này. Chỉ một số ít sinh viên (4%) hoặc cho rằng<br />
việc truy cập vào trang học trực tuyến còn khá phức tạp, hoặc gặp sự cố truy cập khi<br />
đăng nhập vào website. Kết quả này hoàn toàn khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn<br />
Ngọc Vũ (2016a) [7] khi ông khẳng định người học gặp phải khó khăn do các vấn đề<br />
các trở ngại về kỹ thuật.<br />
Tuy nhiên, nhiều sinh viên (32%) nhận xét rằng giao diện của Livemocha còn “đơn<br />
điệu”, chưa bắt mắt và không có tính năng cho phép người học cá nhân hóa hay chỉnh<br />
sửa nội dung trên trang của mình.<br />
Một số sinh viên đề xuất ý kiến về việc thiết kế lại giao diện để website hiện đại và đẹp<br />
hơn, đồng thời “cung cấp những tiện ích trực tiếp trong website” như từ điển trực tuyến.<br />
<br />
114<br />
<br />
BẢO KHÂM và cs.<br />
<br />
Tóm lại, ngược lại với các nghiên cứu trước đây đã khuyến cáo về các trở ngại và khó<br />
khăn về mặt kỹ thuật mà người họ mắc phải, kết quả của khảo sát cho thấy vấn đề kỹ<br />
thuật không phải là trở ngại đối với người học.<br />
Bảng 1. Tiện ích kỹ thuật<br />
TIỆN ÍCH KỸ THUẬT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Sinh viên không gặp trở ngại trong việc truy<br />
cập vào website chương trình (Livemocha).<br />
Thiết kế của Website dễ sử dụng.<br />
Các bài học được thiết kế mang tính<br />
tương tác cao.<br />
Website của chương trình đảm bảo vấn<br />
đề an toàn và bảo mật thông tin.<br />
Thiết kế của website cho phép người<br />
học cá nhân hóa trang của mình.<br />
Website của chương trình hoàn toàn<br />
đáng tin cậy.<br />
Thiết kế của website cho phép người<br />
học chỉnh sửa nội dung.<br />
<br />
Hoàn toàn<br />
không<br />
đồng ý<br />
<br />
Không<br />
đồng ý<br />
<br />
Không<br />
có ý<br />
kiến<br />
<br />
Đồng<br />
ý<br />
<br />
Hoàn<br />
toàn<br />
đồng ý<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
18<br />
<br />
43<br />
<br />
29<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
21<br />
<br />
47<br />
<br />
8<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
21<br />
<br />
64<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
27<br />
<br />
36<br />
<br />
28<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
28<br />
<br />
56<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
7<br />
<br />
23<br />
<br />
32<br />
<br />
32<br />
<br />
0<br />
<br />
30<br />
<br />
41<br />
<br />
17<br />
<br />
6<br />
<br />
5.2. Về nội dung chương trình<br />
Phần lớn phản hồi về nội dung kiến thức trên trang học tiếng Anh trực tuyến Livemocha<br />
là tích cực. 80% nhận xét rằng nội dung kiến thức được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Chủ<br />
đề được lựa chọn cho các bài học trên Livemocha tạo được hứng thú đối với phần lớn<br />
người học (60%).<br />
Bảng 2. Nội dung chương trình<br />
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
Các bài học có nội dung đa dạng, phong<br />
phú và hiệu quả.<br />
Các nội dung trong chương trình học<br />
được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.<br />
Chủ đề các bài học gần gũi với thực tế,<br />
tạo hứng thú cho người học.<br />
Nội dung chương trình bao gồm đủ các<br />
điểm ngữ pháp cần thiết cho việc phát triển<br />
kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết của sinh viên.<br />
Lượng từ vựng chương trình học cung<br />
cấp có ích trong việc phát triển kỹ năng<br />
Nghe-Nói-Đọc-Viết của sinh viên.<br />
<br />
Hoàn toàn<br />
không<br />
đồng ý<br />
<br />
Không<br />
đồng ý<br />
<br />
Không<br />
có ý<br />
kiến<br />
<br />
Đồng<br />
ý<br />
<br />
Hoàn<br />
toàn<br />
đồng ý<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
13<br />
<br />
51<br />
<br />
14<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
12<br />
<br />
52<br />
<br />
19<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
38<br />
<br />
41<br />
<br />
15<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
21<br />
<br />
47<br />
<br />
21<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
<br />
29<br />
<br />
48<br />
<br />
13<br />
<br />