VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGÔN NGỮ CẤP TIỂU HỌC<br />
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CẤU TRÚC<br />
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI<br />
Đoàn Thị Thúy Hạnh - Nguyễn Thị Kiều Anh - Nguyễn Thị Thanh Nga<br />
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
Ngày nhận bài: 03/01/2018; ngày sửa chữa: 07/01/2018; ngày duyệt đăng: 31/01/2018.<br />
Abstract: The study and proposal of textbook models in response to the policy of education<br />
reform, in line with the education program towards competence development is required in the<br />
current period. This article describes and analyzes models of language textbooks of American,<br />
French and Russian and on that basis proposes a new Vietnamese textbook structure for primary<br />
education in Vietnam in current period.<br />
Keywords: Textbook, Vietnamese textbook, structure, general education.<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban<br />
Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: phải đổi mới căn<br />
bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH<br />
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa và hội nhập quốc tế. Từ năm 2013 đến nay, ngành<br />
giáo dục đã thực hiện rất nhiều chương trình, dự án nhằm<br />
hướng tới mục tiêu trên; một trong những nhiệm vụ cốt<br />
lõi là xây dựng khung chương trình giáo dục phổ thông<br />
mới. Ngày 28/07/2017, Chương trình giáo dục phổ thông<br />
tổng thể được công bố, xuất phát từ quan điểm nền tảng:<br />
hướng tới hình thành và phát triển năng lực người học<br />
thay cho chương trình nặng về nội dung kiến thức trước<br />
đây. Vì vậy, để chuyển tải được chủ trương đổi mới, bám<br />
sát chương trình giáo dục phổ thông vừa ban hành, việc<br />
nghiên cứu và đề xuất mô hình sách giáo khoa (SGK)<br />
phù hợp là cần thiết.<br />
Bài viết giới thiệu khái quát về SGK ngôn ngữ tiểu<br />
học của Hoa Kì, Pháp, Nga và đề xuất cấu trúc SGK<br />
Tiếng Việt trong giai đoạn mới.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái quát sách giáo khoa ngôn ngữ cấp tiểu học<br />
các nước Hoa Kì, Pháp và Nga<br />
Dựa trên việc nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu môn Ngôn<br />
ngữ của một số nước [1], [2], [3], chúng tôi tổng hợp và<br />
phân tích SGK theo các tiêu chí sau:<br />
2.1.1. Quan điểm nền tảng xây dựng chương trình:<br />
- Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình chung<br />
(chương trình khung) cho cả nước. Mỗi bang sẽ có<br />
chương trình riêng, phù hợp và bám sát chuẩn chung cốt<br />
lõi. Các chuẩn chung dựa trên nền tảng rèn luyện cho học<br />
sinh (HS) những kĩ năng và năng lực cơ bản của ngôn<br />
ngữ tiếng Anh: nghe - nói - đọc - viết. Các tiêu chuẩn<br />
chung nhấn mạnh việc giảng dạy trong nghe, nói, đọc,<br />
<br />
61<br />
<br />
viết và ngôn ngữ là một trách nhiệm chung trong tất cả<br />
các môn học trong nhà trường.<br />
- Ở Pháp: Bộ Giáo dục Pháp chủ trương xây dựng<br />
một chương trình, nhiều bộ sách. Chương trình chung áp<br />
dụng cho các đối tượng công lập và tư thục; với mong<br />
muốn làm đơn giản hóa các kiến thức cần học, cần đọc,<br />
tạo thuận lợi cho việc tiếp thu của HS, phát triển năng lực<br />
người học và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mục tiêu<br />
cốt lõi của giáo dục tiểu học Pháp là khơi gợi hứng thú<br />
học tập của HS. Với môn Tiếng Pháp, mục tiêu cốt lõi<br />
của chương trình là hướng tới phát triển các kĩ năng giao<br />
tiếp: nghe, nói, đọc, viết của người học.<br />
- Ở Nga: Việc xây dựng chương trình giáo dục môn<br />
Ngôn ngữ của Nga dựa trên nền tảng rèn luyện cho HS<br />
những kĩ năng và năng lực cơ bản: nghe - nói - đọc viết. Chương trình được xây dựng có sự thống nhất,<br />
phát triển, liên thông giữa các cấp học với độ khó tăng<br />
dần cùng với việc cung cấp cho HS các kiến thức ngôn<br />
ngữ chuẩn mực.<br />
2.1.2. Sự phù hợp của sách giáo khoa với chương trình:<br />
- Ở Hoa Kì: Ở Hoa Kì không có chương trình<br />
khung, mỗi bang dựa trên chuẩn chung cốt lõi để xây<br />
dựng chương trình riêng. Chương trình môn Ngôn ngữ<br />
Quốc gia (môn Tiếng Anh) xây dựng dựa trên chuẩn<br />
môn học gồm các thành tố cơ bản về 4 kĩ năng và kiến<br />
thức: kĩ năng đọc (đọc văn bản văn học và văn bản<br />
thông tin), kĩ năng viết, kĩ năng nghe và nói, kiến thức<br />
ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp). Tài liệu SGK được xây<br />
dựng dựa trên chuẩn cốt lõi môn học Ngôn ngữ gồm<br />
nhiều loại: SGK giấy, SGK điện tử do nhiều nhà xuất<br />
bản (NXB) phát hành.<br />
- Ở Pháp: Pháp chủ trương xây dựng một chương<br />
trình và nhiều bộ SGK. Hiện nay, SGK tiểu học môn<br />
Tiếng Pháp có rất nhiều bộ do các nhóm tác giả khác<br />
nhau biên soạn và các NXB khác nhau phát hành. Nhìn<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br />
<br />
chung, SGK bám sát chương trình bộ môn, bám sát<br />
chuẩn của môn học. Chẳng hạn, bộ sách của NXB<br />
Bordas được chia thành 5 cuốn tương đương với 5 lớp;<br />
sách được xây dựng dựa trên các trụ cột chính tương ứng<br />
với những năng lực giao tiếp: nói, đọc, viết và nghe. Các<br />
năng lực này sẽ được phân giải thành những yêu cầu cần<br />
đạt theo độ khó tăng dần và liên tục từ trình độ CP (tương<br />
đương lớp 1) đến CM2 (tương đương lớp 5).<br />
- Ở Nga: Hiện nay, tại Liên bang Nga có nhiều loại<br />
trường dành cho HS tiểu học, mỗi loại trường sử dụng<br />
các bộ SGK khác nhau. Ngoài chương trình do Bộ Khoa<br />
học và Giáo dục Nga ban hành, ở một số trường tiểu học<br />
đã sử dụng 2 bộ SGK theo hai chương trình độc lập do<br />
L.V. Zankova (chủ biên) và chương trình do Д.Б.<br />
Эльконина - В.В. Давыдова (chủ biên). Như vậy, hiện<br />
nay ở Liên bang Nga, cấp tiểu học có tới 3 chương trình<br />
và nhiều hệ thống trường học, nhiều bộ SGK đang được<br />
sử dụng ở các vùng miền khác nhau. Tính phù hợp giữa<br />
SGK và chương trình giáo dục của Nga được thể hiện rất<br />
rõ ràng; mỗi bộ sách nằm trong một chương trình thống<br />
nhất tương ứng với bộ sách đó.<br />
2.1.3. Đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực:<br />
- Ở Hoa Kì: Đối với môn Ngôn ngữ, SGK chú trọng<br />
phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, hình thành năng lực sử<br />
dụng ngôn ngữ độc lập và tự tin. Nội dung văn bản trong<br />
SGK bao gồm cả văn bản thông tin và văn bản văn học<br />
giúp HS có kiến thức toàn diện, thuận lợi cho việc đọc<br />
bất cứ văn bản nào trong cuộc sống. SGK cũng hỗ trợ<br />
giáo viên và HS về mức độ kiến thức, kĩ năng cần đạt ở<br />
từng Unit qua phần self check ở phần đầu của mỗi Unit<br />
và cuối mỗi Lesson (năng lực viết, nói, nghe, trình bày).<br />
- Ở Pháp: Với quan điểm, chương trình hướng tới<br />
phát triển năng lực, SGK môn Tiếng Pháp cũng đã thể<br />
hiện rõ tinh thần đó. Bên cạnh việc hướng tới phát triển<br />
những năng lực chung (tự chủ và sáng tạo, tiếp thu các<br />
năng lực xã hội và công dân, làm chủ các kĩ thuật thông<br />
dụng của công nghệ thông tin và truyền thông...), môn<br />
Tiếng Pháp còn tập trung phát triển những năng lực<br />
chuyên biệt của bộ môn là làm chủ tiếng “mẹ đẻ”, phát<br />
triển năng lực giao tiếp: nói, nghe, đọc, viết. SGK không<br />
chỉ tập trung vào nội dung mà còn hướng dẫn phương<br />
pháp, cách học nhằm giúp HS tự học.<br />
- Ở Nga: Cũng như những môn học chính yếu khác,<br />
SGK Ngôn ngữ tiểu học của Nga hướng đến phát triển<br />
các năng lực chung và năng lực ngôn ngữ, gồm cả 4 kĩ<br />
năng: nghe - nói - đọc - viết. Ngoài ra, SGK Ngôn ngữ<br />
tiểu học của Nga còn chú ý tới việc phát triển khả năng<br />
nhận thức của HS (bộ nhớ, sự chú ý, suy nghĩ...).<br />
2.1.4. Cấu trúc của sách giáo khoa:<br />
- Ở Hoa Kì: Sách có hướng dẫn ở đầu sách, mỗi Unit<br />
<br />
62<br />
<br />
đều có giới thiệu về nội dung kiến thức của Unit và có<br />
phần selfcheck để HS kiểm tra kiến thức đã học trước đó<br />
hay sau bài học. Sách không có biểu tượng cho từng nội<br />
dung nhưng nội dung từng phần được in đậm chữ trắng<br />
trên nền xanh lá cây ở đầu trang, trang cuối nêu rõ các<br />
bức ảnh, hình vẽ từ nguồn nào. Mạch nội dung chính của<br />
SGK Tiếng Anh tiểu học của Hoa Kì dựa trên các chuẩn<br />
chung về nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức về ngôn<br />
ngữ theo mức độ khó tăng dần của các lớp từ<br />
Kindergarten đến lớp 5. Có các tài liệu đi kèm, như: tài<br />
liệu hướng dẫn cho giáo viên (Anthology, Supplemental<br />
Guide, Teacher Guide), các hình ảnh và poster cắt được<br />
theo thứ tự (Flip Book), Image Cards, sách bài tập, sách<br />
đọc bổ trợ...<br />
- Ở Pháp: Sách có hướng dẫn sử dụng nằm ở phần<br />
đầu sách. Sách có các lệnh và được phân biệt bởi màu<br />
sắc giúp người học nắm được các hoạt động học, như:<br />
viết, đọc, nghe, ôn tập, luyện tập... Mạch nội dung chính<br />
của SGK Tiếng Pháp tiểu học dựa trên bốn trục chính:<br />
Nói, nghe, đọc, viết; các nội dung này được đan xen ở<br />
các lớp. Mục tiêu chính của việc học ngôn ngữ trong giai<br />
đoạn 2 (lớp 1, lớp 2) là đọc và viết. Đọc và đọc hiểu là<br />
thách thức của giai đoạn 3 (lớp 3, lớp 4, lớp 5), ở giai<br />
đoạn này, HS cũng phải đạt đến kĩ năng viết thành thục,<br />
đảm bảo tốc độ và tính chính xác. SGK Tiếng Pháp có<br />
thiết kế thêm các học liệu bổ sung..., ngoài ra còn có sách<br />
điện tử, đĩa CD, sách bài tập, sách giáo viên...<br />
- Ở Nga: Có hướng dẫn sử dụng sách và thường nằm<br />
ở đầu sách, sau trang bìa. Giới thiệu các biểu tượng dùng<br />
trong SGK thường nằm ở phần đầu sách, ngay sau hướng<br />
dẫn sử dụng sách. Mạch nội dung trong SGK Ngôn ngữ<br />
tiểu học của Nga được thể hiện qua việc hình thành các<br />
nội dung căn bản của môn học này, như: + Loại hoạt<br />
động lời nói: thính giác (nghe), giao tiếp (nói), đọc, viết<br />
thư (viết); + Dạy kiến thức: Ngữ âm (phân biệt âm thanh<br />
và chữ cái), đọc, viết thư, từ và câu, viết chính tả, phát<br />
triển ngôn ngữ; + Khóa học có hệ thống: ngữ âm và đọc<br />
đúng, đồ họa, từ vựng, các thành phần của từ<br />
(morphemics), hình thái học, cú pháp, chính tả và dấu<br />
chấm câu, phát triển ngôn ngữ. Sách có đi kèm là sách<br />
bài tập, sách điện tử, sách giáo viên...<br />
2.1.5. Logic của các mạch nội dung trong sách giáo khoa:<br />
- Ở Hoa Kì: Nội dung môn Ngôn ngữ tiếng Anh tiểu<br />
học thường gồm có ngữ âm, đọc, viết. Trong đó: về ngữ<br />
âm: HS học về nhận diện mặt chữ cái; ghép âm với chữ<br />
cái, từ, câu ngắn; những cụm từ, câu đơn giản; về đọc:<br />
Đọc hiểu, đọc thạo (thời gian và số lượng từ trong thời<br />
gian nhất định); về viết: Các đặc tính của thể loại, viết bài<br />
theo thể loại...<br />
- Ở Pháp: SGK Tiếng Pháp tiểu học được xây dựng<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br />
<br />
trên trục kiến thức ngôn ngữ ở lớp 1 và theo chủ đề ở các<br />
lớp tiếp theo. Với logic này, sách vừa đảm bảo cho HS<br />
nắm chắc tri thức khoa học cơ bản về ngôn ngữ, vừa<br />
hướng tới phát triển năng lực giao tiếp của người học.<br />
Điều này đã được thể hiện trong phần phân tích mô hình<br />
SGK Tiếng Pháp tiểu học.<br />
- Ở Nga: Mạch nội dung trong SGK chia nội dung<br />
kiến thức theo từng chương, từng bài; về cơ bản, logic<br />
mạch nội dung được trình bày theo cấu trúc vòng tròn<br />
đồng tâm mở rộng.<br />
2.1.6. Cấu trúc một bài:<br />
- Ở Hoa Kì: Cấu trúc một Unit trong sách gồm có<br />
các Lesson và 1 bài đánh giá kết thúc. Trong trang đầu<br />
tiên của Unit có giới thiệu về nội dung kiến thức của<br />
Unit và có phần selfcheck để HS kiểm tra kiến thức đã<br />
học trước đó hay sau bài học. Mỗi Lesson gồm có 5<br />
phần, mỗi phần có vật liệu bài đọc và câu hỏi để củng<br />
cố lượng kiến thức này.<br />
- Ở Pháp: Cấu trúc của sách Lecture tout terrain CP<br />
(lớp 1) khác với cấu trúc của cuốn sách Mots en herbe CE1<br />
(lớp 2), Mots en herbe CE2 (lớp 3), Mots en herbe CM1<br />
(lớp 4), Mots en herbe CM2 (lớp 5). Ở lớp 1 mỗi bài học<br />
gồm 2 trang: trang bên trái (gồm: bài đọc, câu hỏi tìm hiểu<br />
bài tập trung xoay quanh các hoạt động (từ vựng, đọc hiểu,<br />
thảo luận, diễn đạt bằng lời...)) và trang bên phải (mỗi đơn<br />
vị bài học hướng dẫn HS phát hiện ra các âm vị được đưa<br />
ra trong bài, giúp HS nắm vững các âm, nhịp điệu). Kiến<br />
thức ngôn ngữ xen kẽ giữa các bài học (khoảng 6 bài có<br />
một bài về kiến thức ngôn ngữ), không phải bài nào cũng<br />
học về kiến thức ngôn ngữ. Mỗi kiến thức ngôn ngữ cũng<br />
gồm hai trang. Còn với các lớp 2, 3, 4, 5, cấu trúc bài học<br />
gồm các nội dung: nói, đọc hiểu, từ vựng, viết (câu, đoạn<br />
văn, văn bản), thơ, phát triển ngôn ngữ đọc, học về ngôn<br />
ngữ nghệ thuật; kiến thức ngôn ngữ.<br />
- Ở Nga: Bài học được chia thành nhiều phần nhỏ;<br />
trong đó, bao gồm cả việc giới thiệu kiến thức mới, ôn<br />
luyện củng cố, khám phá mở rộng kiến thức vừa học;<br />
luyện tập thực hành; giải quyết vấn đề với các tình huống<br />
liên quan... Ví dụ: bài học về chữ K gồm 12 phần nhỏ:<br />
Khởi động; Âm tiết và từ; Tên riêng của người; Phát âm<br />
chính xác; Những từ có âm giống nhau; Đọc câu có vần;<br />
Các từ biến hóa; Đọc nhanh; Các chữ dễ nhầm khi đọc;<br />
Đọc xuôi - ngược; Đọc thơ; Các chữ cái tinh nghịch (luật<br />
chính tả).<br />
2.1.7. Hỗ trợ đánh giá:<br />
- Ở Hoa Kì: SGK đã chú ý đến việc đánh giá thông<br />
qua việc sau mỗi Unit đều có một bài đánh giá, giúp HS<br />
ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã được học trong từng<br />
Unit. Các bài tập trong SGK gồm cả bài trắc nghiệm<br />
khách quan và tự luận.<br />
<br />
63<br />
<br />
- Ở Pháp: Có hỗ trợ đánh giá sau mỗi giai đoạn, việc<br />
đánh giá thường tổ chức dưới hình thức phiếu bài tập<br />
photo từ sách hoặc giáo viên tải từ Internet.<br />
- Ở Nga: Sách được coi là nguồn tư liệu quan trọng<br />
trong việc dạy và học; cũng là cẩm nang cho các kì thi<br />
quốc gia, cho các tác giả dựa vào khi viết các cuốn SGK<br />
khác.<br />
2.2. Đề xuất cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu<br />
học của Việt Nam trong giai đoạn mới<br />
2.2.1. Căn cứ đề xuất:<br />
- Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng<br />
phát triển năng lực.<br />
- Một số thuyết tâm lí học phù hợp với mục tiêu phát<br />
triển năng lực người học (như: thuyết hoạt động, thuyết<br />
kiến tạo, thuyết siêu nhận thức, thuyết đa trí tuệ...).<br />
- Các nghiên cứu khảo sát, phân tích thực trạng SGK<br />
của một số nước trên thế giới.<br />
2.2.2. Đề xuất cấu trúc cụ thể<br />
Từ những căn cứ nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra<br />
đề xuất cấu trúc cụ thể cho môn Tiếng Việt tiểu học tại<br />
Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới<br />
như sau:<br />
- Cấu trúc chung của cuốn sách gồm: Số lượng sách<br />
trong 1 lớp sẽ gồm 2 quyển (tương ứng với 2 tập) cho 1<br />
lớp học. Trong đó, mỗi học kì có 1 quyển và chia theo<br />
các mạch nội dung kiến thức theo chương trình môn học.<br />
Cấu trúc chung của 1 cuốn sách được thiết kế theo thứ tự<br />
như sau: + Trang bìa (tên sách, thứ tự tập sách, NXB,<br />
năm xuất bản, nhóm tác giả, hình ảnh minh họa); + Khổ<br />
sách 170x240 ( 2mm); + Hướng dẫn sử dụng sách:<br />
dành từ 1-2 trang để hướng dẫn rõ ràng và chi tiết cách<br />
sử dụng bộ sách; + Giới thiệu các biểu tượng được dùng<br />
trong sách: biểu tượng cho kiến thức mới; biểu tượng<br />
cho bài tập thực hành...; + Các bài học theo chương<br />
trình; + Học liệu đi kèm: sách thiết kế cho giáo viên, sách<br />
bài tập tự học, các trò chơi bổ sung đan xen giữa các bài<br />
học, tranh ảnh để thực hiện các bài tập hoặc các trò chơi<br />
trong sách, đĩa CD...<br />
- Cấu trúc các dạng bài: Bốn dạng bài đề xuất dưới<br />
đây được coi là quy trình hoàn chỉnh để xây dựng một<br />
nội dung học tập (hay một phạm vi kiến thức, một chủ<br />
đề, một khái niệm) của môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, cần<br />
xác định rõ: kiến thức môn học chỉ là “cái cớ”, là điểm<br />
tựa để qua đó HS hình thành các năng lực chung, năng<br />
lực môn học. Do vậy, trước khi xây dựng một phạm vi<br />
kiến thức hay mỗi dạng bài, người biên soạn luôn cần trả<br />
lời câu hỏi: thông qua bài đó (hoạt động đó) hình thành,<br />
phát triển kĩ năng, năng lực gì cho HS? Cụ thể:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 61-64<br />
<br />
+ Bài hình thành kiến thức mới: Dạng bài này nhằm<br />
hình thành kiến thức và các kĩ năng học tập môn học cho<br />
người học. Để thực hiện bài học này, HS sẽ thực hiện<br />
một quy trình gồm các hoạt động giúp tự trải nghiệm và<br />
tìm ra tri thức mới. Hệ thống hoạt động đó gồm: Hoạt<br />
động 1: Tìm hiểu vật liệu (ngữ liệu) mẫu (tiếng, câu,<br />
đoạn, bài mẫu); Hoạt động 2: Phân tích vật liệu (ngữ liệu)<br />
mẫu; Hoạt động 3: Mô tả lại bằng mô hình; Hoạt động<br />
4: Chuyển vào trong (ghi nhớ kiến thức).<br />
Tương ứng với 4 hoạt động trên, SGK sẽ trình bày<br />
như sau: Vật liệu mẫu; Câu hỏi phân tích; Mô hình; Kiến<br />
thức cần ghi nhớ.<br />
+ Bài luyện tập (huấn luyện kĩ năng): Tiếp nối bài<br />
học trên, bài này HS sử dụng kiến thức và kĩ năng vừa<br />
mới hình thành vận dụng vào một tình huống cụ thể. Mục<br />
đích của dạng bài này là làm lại, huấn luyện lại, củng cố<br />
chắc chắn hơn kiến thức, kĩ năng môn học (nghe, nói,<br />
đọc, viết) đã hình thành ở trên. Do vậy, SGK đưa ra<br />
những hoạt động theo quy trình gần giống với bài hình<br />
thành kiến thức nhưng với vật liệu (ngữ liệu) mới. Đây<br />
là dạng bài thực hiện yêu cầu bắt buộc của SGK (100%<br />
HS), đảm bảo yêu cầu tối thiểu căn bản của chương trình.<br />
Bài này tiến hành theo 3 hoạt động như sau: Hoạt động<br />
1: Đọc - tìm hiểu ngữ liệu; Hoạt động 2: Phân tích, ghi<br />
mô hình, nhắc lại kiến thức đã học; Hoạt động 3: Thực<br />
hành bài tập nghe, nói, đọc, viết.<br />
Tương ứng với các hoạt động trên, SGK sẽ trình bày<br />
như sau: Ngữ liệu mới; Hệ thống câu hỏi; Bài tập.<br />
+ Bài vận dụng (phát triển kĩ năng, vận dụng ở mức<br />
độ cao): Mục đích của bài này là phát triển các kĩ năng,<br />
năng lực học tập của HS thông qua tình huống cụ thể phải<br />
giải quyết. Dạng bài này đáp ứng mục tiêu phân hóa của<br />
SGK và thường được tiến hành theo các bước sau: Hoạt<br />
động 1: Nêu tình huống có vấn đề, đó là các bài tập, câu<br />
hỏi, tình huống có thật trong cuộc sống hoặc các vấn đề<br />
liên quan với chủ đề học...; Hoạt động 2: Thảo luận<br />
thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, các<br />
câu hỏi mang tính tranh biện; Hoạt động 3: Bài tập vận<br />
dụng kiến thức, áp dụng thực tiễn, phát triển kĩ năng.<br />
Tương ứng các hoạt động trên, SGK sẽ trình bày như<br />
sau: Tình huống; Thảo luận; Bài tập.<br />
+ Bài tự kiểm tra, đánh giá: Mục đích của dạng bài<br />
này là giúp HS tự kiểm tra quá trình lĩnh hội của mình;<br />
từ đó điều chỉnh để học tập hiệu quả hơn. Giáo viên thông<br />
qua dạng bài này để đánh giá từng em và có thể cần bổ<br />
sung, điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp<br />
với từng đối tượng HS trong lớp. Khi xây dựng bài học<br />
thì cần trở lại với mục tiêu của từng bài học, cần trả lời<br />
<br />
64<br />
<br />
các câu hỏi: HS đạt được kiến thức gì trong bài này? HS<br />
cần đạt kĩ năng/năng lực gì thông qua bài học này? Cần<br />
hình thành thái độ gì cho HS... Từ mục tiêu đó, người<br />
biên soạn sẽ xây dựng quy trình hoạt động kiểm tra với<br />
hệ thống câu hỏi, bài tập tương ứng.<br />
3. Kết luận<br />
Nhìn một cách tổng thể, SGK của nước ta từ trước<br />
đến nay được biên soạn chủ yếu theo định hướng phát<br />
triển kiến thức, chú trọng nhiều đến việc cung cấp số<br />
lượng và nội dung kiến thức, ít quan tâm đến hướng<br />
dẫn, phát triển phương pháp học tập, phát triển năng lực<br />
vốn có cho HS. Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi phải<br />
thay đổi nội dung, cấu trúc SGK; phải thoả mãn yêu cầu<br />
giúp HS có thể tự học, biết cách tự trang bị kiến thức,<br />
vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết và giải<br />
quyết thành công các “bài toán” trong cuộc sống thực<br />
tế. Để làm được điều đó, một trong những điều quan<br />
trọng hàng đầu là SGK phải giảm bớt nội dung kiến<br />
thức được cung cấp, lại tăng cường các nội dung liên<br />
quan đến phương pháp, tình huống thực tế... Trên đây<br />
là một trong những phương án đề xuất mô hình cấu trúc<br />
SGK môn Tiếng Việt tiểu học. Đề xuất này được xây<br />
dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn về phát triển<br />
chương trình, SGK của một số nước tiên tiến trên thế<br />
giới và Việt Nam.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ sách giáo khoa môn Ngôn ngữ Anh của Bang<br />
New York (2015). NXB Reader.<br />
[2] Bộ sách giáo khoa Tiếng Pháp tiểu học (2017).<br />
NXB Bordas.<br />
[3] Bộ sách giáo khoa môn Tiếng Nga (2016). NXB<br />
Lomakovich.<br />
[4] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục tổng thể<br />
(trong chương trình giáo dục phổ thông mới).<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2006). Chương trình giáo dục phổ<br />
thông cấp tiểu học. NXB Giáo dục.<br />
[6] Hồ Ngọc Đại (2007). Công nghệ giáo dục (tập 1, 2).<br />
NXB Giáo dục.<br />
[7] J. Piaget (2000). Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm<br />
lí học Piaget vào trường học. NXB Đại học Quốc<br />
gia Hà Nội.<br />
[8] Phan Trọng Ngọ (2003). Các lí thuyết phát triển tâm<br />
lí người. NXB Đại học Sư phạm.<br />
[9] Hà Nhật Thăng - Đào Thanh Âm (1998). Lịch sử<br />
giáo dục thế giới. NXB Giáo dục.<br />
[10] Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Tự giáo dục, tự học<br />
tập, tự nghiên cứu. NXB Đại học Sư phạm.<br />
<br />