CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA
lượt xem 61
download
Tham khảo sách 'chương trình y tế quốc gia', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2007
- CHỦ BIÊN: ThS. Nguyễn Thu Hiền THAM GIA BIÊN SOẠN: 1. ThS. GVC. Mai Đình Đức 2. ThS. Nguyễn Thu Hiền 3. ThS. Nguyễn Thị Phương Lan 4. ThS. Đàm Thị Tuyết 5. ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
- LỜI GIỚI THIỆU Môn học "Chương trình y tế quốc gia" đã được đưa vào giảng dạy ở các Trường Đại học Y trong nhiều năm qua. Song việc biên soạn tài liệu dạy và học chính thức cho môn học này chưa được chú ý. Để đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên, được sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, Bộ Y tế, tập thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên biên soạn cuốn tài liệu "Chương trình y tế quốc gia" dùng cho sinh viên. Cuốn tài liệu giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản và phổ cập về các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang được triển khai trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu được cập nhật những thông tin, kiến thức mới trên cơ sở phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng tích cực có thể giúp sinh viên tự học và tự lượng giá. Đồng thời cuốn tài liệu cũng giúp ích cho các đồng nghiệp tham khảo khi có nhu cầu quan tâm. Tài liệu được biên soạn theo chương trình giáo dục ngành học bác sỹ đa khoa hệ chính quy, dựa trên cơ sở của Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điểm Văn kiện tiểu dự án CBE, 2003; Chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng ban hành theo Quyết định số 272FYK-QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Bộ môn Y xã hội học Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên xin chân thành cảm ơn Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, các chuyên gia trong và ngoài nước đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa cuốn tài liệu này. Vì là lần đầu biên soạn nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và độc giả để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bê sung nhằm làm cho cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Ban biên soạn
- NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình KST: Ký sinh trùng SD/SXHD: Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue SDD: Suy dinh dương TCMR: Tiêm chủng mở rộng TT -GDSK: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TTYT: Trung tâm y tế UBND: Ủy ban nhân dân VSATTP: Vệ Sinh an toàn thực phẩm VSDT: Vệ sinh dịch tế YTCS: Y tế cơ sở
- MỤC LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................... 4 MỤC LỤC .................................................................................................................................. 5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ....................................................................................... 6 MÔN HỌC: CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA................................................................... 7 GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA.................................... 9 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT .................................................................... 17 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG CÁC RỐI LOẠN DO THIẾU IOD ............................ 27 CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ CỘNG...................................................................... 34 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG PHONG....................................................................... 43 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG LAO ............................................................................ 52 CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỘNG ĐỒNG................................ 63 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THẺ EM .................................. 70 CHƯƠNG TRÌNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM......... 81 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ................................................................... 89 CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT .................................................. 98 HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC ............................................................................................................................. 106 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC ............................................................................... 106 ĐÁP ÁN ................................................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 114
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Cuốn tài liệu này được biên soạn dùng cho sinh viên năm thứ ba trong chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa hệ sáu năm. Tài liệu giới thiệu về chương trình chi tiết môn học' và nội dung của các bài học nhằm giúp cho sinh viên tìm hiểu những kiến thức cơ bản và phổ cập về các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang được triển khai trong.giai đoạn hiện nay. Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên cần đọc phần chương trình chi tiết để có cách nhìn tổng quát về mục tiêu và những nội dung cần thiết của môn học. Đây là cơ sở đe sinh viên xác định phương pháp và sắp xếp thời gian học tập cho phù hợp. Mỗi bài học có cấu trúc như sau: - Mục tiêu - Nội dung - Tự lượng giá - Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế Khi đọc từng bài học, sinh viên cần đọc kỹ mục tiêu bài học, hiểu rõ mục tiêu của bài sẽ giúp sinh viên đọc phần nội dung một cách chủ động. Phần nội dung bài học giới thiệu những kiến thức cơ bản của môn học. Khi đọc phần này, sinh viên cố gắng tìm kiếm thông tin để trả lời cho mục tiêu bài học, sinh viên cũng cần đánh dấu hoặc ghi lại những phần còn chưa hiểu rõ, có thể đề nghị hỏi giảng viên để được giải đáp hoặc để thảo luận trong các buổi học. Sinh viên cần đọc phần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế để tự chọn cho mình phương pháp học tập tốt nhất cho từng bài học. Sau mỗi bài học, sinh viên phải tự giác tự trả lời các câu hỏi lượng giá của bài trước khi xem đáp án ở phần cuối của cuốn tài liệu. Chúc các bạn sinh viên thành công trong học tập.
- MÔN HỌC: CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA Đối tượng đào tạo: Ngành học bác sỹ đa khoa hệ chính quy sáu năm Số đơn vị học trình: Tổng số: 1/0 Lý thuyết: 1 Thực hành: 0 Số tiết: Tổng sô. 15 Lý thuyết: 15 Thực hành: 0 Số lần kiểm tra: 1 Số lần thi: 1 Thời gian thực hiện: Học kỳ VI năm thứ ba MỤC TIÊU Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được mục tiêu, giải pháp chung cua ngành y tến đê thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 2. Trình bày được mục tiêu định hướng và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật của từng chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. NỘI DUNG Số tiết lý STT Tên bài học thuyết 1. Giới thiệu các chương trình mục tiêu y tế quốc gia 1 2. Chương trình phòng chống sốt rét 2 3. chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu hụt iod 1 4. Chương trình tiêm chủng mở rộng 1 5. Chương trình phòng chống phong 1 6. chương trình phòng chống lao ' 2 7. chương trình bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng 1 8. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em 2 9. Chương trình bảo đảm chất lượng. vệ sinh an toàn thực phẩm 1 10. chương trình phòng chống HIV/AIDS 2 11. Chương trình phòng chống sốt xuất huyết 1
- Tổng số 15
- GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được tên của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang được triển khai hiện nay. 2. Trình bày được mục tiêu chung của ngành y tến và các giải pháp đế thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 1 . Mở đ ầ u Ngay từ kế hoạch 5 năm 1991-1995 trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ngành y tế đã đề cập đến sự cần thiết phải có Chương trình y tế quốc gia (còn gọi là Chương trình chăm sóc sức khoẻ quốc gia) để giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất, cấp bách nhất về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong giai đoạn 1996 - 2000, Chương trình y tế quốc gia đã đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận: Thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, nhiều bệnh dịch đã được khống chế và đẩy lùi, giảm đáng kể tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết bởi một số bệnh như sốt rét, bướu cổ, phong... Tuy nhiên, ngành y tế đang đứng trước các thách thức gay gắt đó là: Sự chuyển dịch phức tạp của bệnh tật nhiễm trùng và không nhiễm trùng, sự biến động của sinh thái môi trường, các bệnh dịch nguy hiểm, tối nguy hiểm và khó kiểm soát như Eboia, bò điên, SAR, cúm gà, HIV/AIDS có xu hướng bùng phát, tình hình bệnh dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, tất cả các vấn đề này đang đòi hỏi chúng ta vượt qua chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức lớn. Trước tình hình trên, ngày 13 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 190f2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, gồm 10 chương trình sau: 1 Chương trình phòng chống sốt rét. 2. Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iod. 3. Chương trình tiêm chủng mở rộng. 4. Chương trình phòng chống phong.
- 5. Chương trình phòng chống lao. 6. Chương trình bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng. 7. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. 8. Chương trình bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 9. Chương trình phòng chống HIV/AIDS. 10 Chương trình phòng chống sốt xuất huyết. Thực tế, ngành y tế đã và đang triển khai rất nhiều chương trình y tế quốc gia, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở, các chương trình y tế sẽ thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với xu hướng diễn biến phức tạp của bệnh tật và dịch bệnh, trong học phần này chủ yếu chỉ đề cập đến các chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất ưu tiên, trọng điểm trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu chung của ngành y tế Giữ vững những thành quả đã đạt được của các năm trước đây. Chủ động phòng, chống dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, tăng tuổi thọ của người dân, cải thiện giống nòi, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trong mọi địa bàn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 3. Giải pháp chung 3.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu y tế quốc gia nói riêng. Các hoạt động của chương trình y tế quốc gia phải được Đảng lãnh đạo, Chính quyền quan tâm, các đoàn thể, các ngành phối hợp hành động và đông đảo tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. 3.2. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe với các nội dung và hình thức
- phù hợp để người dân hiểu biết tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và hăng hái tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. 3.3. Gắn liền và phù hợp thực tế với kế hoạch của Chương trình mục tiêu y tế quốc gia với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội từng vùng. 3.4. Huỷ đang nguồn vốn đầu tư như Nhà nước cấp, viện trợ, vay vốn, giúp đỡ của các tổ chức từ thiện, nhà nước và nhân dân cùng làm, sự đóng góp của nhân dân... 3. 5. Củng cố vả phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo 100% số xã có trạm y tế, nâng tỷ lệ số xã có bác sỹ, 100% phòng khám đa khoa khu vực ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo được xây dựng kiên cố và có bác sỹ, 100% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, các trạm y tế đều có cán bộ làm công tác dược và y học cổ truyền, chú trọng kiện toàn mạng lưới y tế đến tận thôn bản, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao, miền núi. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng. Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và nâng cao khoẻ. Phát triển các phong trào vệ sinh, phòng bệnh và thể dục thể thao. Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm. Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và không chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh. 3.6. Phát huy truyền thống kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là những vùng xa xôi héo lánh, miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo Chủ động phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thảm họa, thiên tai... đưa chương trình kết hợp quân, dân y thành một nội dung của Chương trình mục tiêu y tế quốc gia. 3.7. Mở rộng hệ tác, giao lưu, tranh thủ sự giúp đỡ và đầu tư nguồn lực của các nước, các tổ chức quốc tế, tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 3.8. Lồng ghép nội dung hoạt động giữa các mục tiêu Chương trình mục tiêu y tế quốc gia và giữa Chương trình mục tiêu y tế quốc gia với quản lý y tế, đặc
- biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 3.9. Chú ý chăm lo và tạo điều kiện tốt cho cán bộ, nhân viên về đời sống, học tập nâng cao trình độ để họ yên tâm phục vụ lâu dài. Thường xuyên nêu cao tinh thần thái độ phục vụ, giáo dục y đức: "Thầy thuốc như mẹ hiền". Nghiên cứu và bổ sung luật pháp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm của người bệnh và của cán bộ y tế trong lúc làm nhiệm vụ; thực hiện bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp đối với cán bộ y tế. 3.10. Thường xuyên kiếm tra, giám sát mọi hoạt động của Chương trình mục tiêu y tế quốc gia, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo từng mục tiêu cụ thể. Tăng cường công tác chỉ đạo ở tất cả các cấp. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi tự lượng giá Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 3 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống: 1 Ngày 13 tháng 12 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 190/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế có tên là: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số.... (A).......... (B)....... A…………………………. B…………………………. 2. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đính số 190/2001~Đ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong giai đoạn hiện nay gồm có 10 chương trình sau: Chương trình phòng chống.........(A).................... Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu iod. Chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình phòng chống phong. Chương trình phòng chống lao. Chương trình.....................(B)......................... Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Chương trình bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chương trình phòng chống HIV/AIDS. Chương trình phòng chống.........(C).................... A…………………………. B…………………………. C…………………………. 3. Mục tiêu chung của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay là: Giữ vững những thành quả đã đạt được của các năm trước đây. Chủ động phòng, chống dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch xảy ra. Giảm..... (A)....... do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AID S, tăng....... (B)....., cải thiện....... (C)........, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trong mọi địa bàn, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. * Phân biệt đúng sai các câu từ 4 đến 6 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: Câu hỏi A B Một trong những giải pháp để thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong giai đoạn hiện nay là củng 4 cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở' đảm bảo 1 00% số xã có trạm y tế Một trong những giải pháp để thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong giai đoạn hiện nay là củng 5 cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo 5% phòng khám đa khoa khu vực ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo được xây dựng kiên cố và có bác sỹ Một trong những giải pháp để thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong giai đoạn hiện nay là củng 6 cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo 80% số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi * Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 7 đến 9 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn:
- Câu hỏi A B C D E 7. Một trong những mục tiêu của ngành y tế trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia là: A: Phòng, chống dị chi dập tắt kịp thời, không để dịch xảy ra. B. Chủ động phòng, chống dịch, dập tắt kịp thời, không đê dịch xảy ra. C. Chủ động phòng, chống dịch, không để dịch xảy ra. D. Phòng chống dịch, dập tắt kịp thời, không để dịch lớn xây ra. 8. Các giải pháp của ngành y tế để thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia gồm: A. 6 giải pháp B. 8 giải pháp C 10 giải pháp D. 12 giải pháp E. 14 giải pháp 9. Một trong những mục tiêu của ngành y tế trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia là: A. Giảm tỷ lệ mắc một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. B. Giảm tỷ lệ chết do một số bệnh xã hộp bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. C Giảm tỷ lệ mắci tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. D. Giảm tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Phần 2: Câu hỏi truyền thống 10. Trình bày giải pháp 1 để thực hiện Chương trình mục tiêu y tế quốc gia?
- 2. Hướng dẫn sinh viên tự tương giá Sinh viên đọc tài liệu tìm ra những nội dung cần trả lời các câu hỏi lượng giá. Sau khi tự trả lời các câu hỏi, xem phần đáp án câu hỏi lượng giá. Nếu có vấn đề cần thắc mắc thì đề nghị trình bày với giáo viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Sinh viên tự đọc và nghiên cứu tài liệu học tập, đánh dấu những điểm còn khó hiểu hoặc chưa rõ để thảo luận với các bạn sinh viên khác trong khi học hoặc hỏi giáo viên để được giải đáp. - Sinh viên có thể đọc một số tài liệu tham khảo ở trên thư viện nhà trường để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến bài học (tên các tài liệu tham khảo đã ghi trong cuốn tài liệu học tập dành cho sinh viên). 2. Vận dụng thực tế Sinh viên vận dụng các kiến thức trong bài này để nhận biết được tầm quan trọng của việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đối với công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng các kiến thức lý thuyết đã được học và liên hệ thực tế trong thời gian sinh viên học tập tại cộng đồng cũng như sau khi ra trường công tác tại địa phương. Tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp để tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. 3. Tài liệu tham khảo 1 Bộ môn Y xã hội học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Tập bài giảng tổ chức và quản lý y tế. Thái Nguyên, 2004. 2. Bộ Y tế. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một sô/ bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2001-2010. Hà Nội, 8/2002. 3. Bộ Y tế. Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hà Nội, 2002. 4. Bộ Y tế. Hội nghị toàn quốc Y tế dự phòng 10 năm đổi mới 1991-2000, định hướng chiến lược 2001-2010. Vụ Y tế dự phòng, 11/2001.
- 5. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên - Dự án CBE. Hướng dẫn thực hành cộng đồng, 2004.
- CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT Mục Tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được mục tiêu định hướng và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật thực hiện chương trình phòng chống sốt rét. 2. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình phòng chống sốt rét trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 1. Tình hình chung - Bệnh sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây nên. - Bệnh lây truyền theo đường máu, chủ yếu do muỗi Anopheies truyền bệnh. Bệnh biểu hiện điển hình bằng những cơn sốt rét với ba triệu chứng cơ bản: rét run, sốt, ra mồ hôi. Trong cơ thể người, bệnh phát triển có chu kỳ và có hạn định, nếu không bị tái nhiễm. Bệnh gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không tuyệt đối. Trong xã hội, bệnh lưu hành từng địa phương; khi gặp điều kiện thuận lợi có thể phát thành dịch. Bệnh sốt rét là một trong những bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu; vaccin phòng sốt rét đang được nghiên cứu tích cực. - Ở Việt Nam, từ đầu thập kỷ 80, tình hình bệnh sốt rét quay trở lại và có chiều hướng ngày càng xấu đi. Đến năm 1991, tình hình bệnh sốt rét ngày càng trầm trọng: 144 vụ dịch sất rét, 1.091.201 người mắc sốt rét, trong đó có 4.646 người chết. - Trước tình hình trên, từ năm 1992, Chính phủ và Bộ Y tế đã đưa chương trình phòng chống sốt rét thành một trong các chương trình y tế quốc gia. Nhờ đó sự bùng nổ của sất rét đã bị chặn đứng và bắt đầu bị đẩy lùi. Sốt rét trong vài năm gần đây đang có chiều hướng giảm dần. - So sánh số liệu năm 2000 với năm 1991: Tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn quốc giảm 37,7 lần, trung bình mỗi năm giảm 3,75 lần; số ca mắc sốt rét giảm 4,4 lần; dịch sốt rét giảm 98,6%; quy mô và mức độ trầm trọng của dịch giảm dần và không có vụ dịch lớn. Các vụ dịch nhỏ xảy ra trong các năm 1998 - 2000 ở phạm vi thôn bản.
- Năm Dân số bảo vệ bằng Số lượt người dược Số lam phát hiện sất hoá chất diệt muỗi điều trị sốt rét (triệu rét (triệu) (triệu người) lượt người) 1991 3,8 7,5 210 1992 6,1 8,0 1,5 1993 6,7 6,6 1,5 1994 8,0 6,6 1,5 1995 8,0 6,0 1,5 1996 810 4,0 1,5 1997 10,0 215 1,2 1998 12,0 3,5 1,2 1999 12,5 3,0 1,5 2000 12,5 3,5 2,0 Hiện nay, chương trình phòng chống sốt rét là một trong những chương trình mục tiêu y tế quốc gia và đã có những thành quả đáng ghi nhận trong công tác phòng chống sốt rét: Dân số được bảo vệ trong toàn quốc là: 13.883.427 Tổng số được điều trị: 1.003.826 Tổng số lam xét nghiệm: 2.694.854 Tổng số người bị sốt rét: 128.622 Số người chết do sốt rét: 24 Tỷ lệ mắc sốt rét/1.000.000 dân: 156,8 Tỷ lệ chết do sốt rét/100.000 dân: 0,03 (Nguồn số liệu trong toàn quốc năm 2004: Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương và chương trình). Những tồn tại và thách thức trong phòng chống sốt rét hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc: - Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng thuỷ điện, làm đường...làm thay đổi điều kiện vi khí hậu, tạo ra nhiều vùng dịch tễ sốt rét đặc biệt khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp chuyên môn kỹ thuật. - Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, vẫn còn khai phá rừng, du
- canh du cư, trong sinh hoạt một số dân tộc không có thói quen ngủ màn, một số dân tộc kiêng mắc màn trắng trong nhà vì họ cho rằng màu trắng là màu của ma quỷ, chết chóc... Một số dân tộc lại cho rằng sốt rét là do ma làm nên khi bị bệnh họ thường một thầy cúng... Trình độ học vấn thấp liên quan đến nhận thức về sốt rét và phòng chống sốt rét không đầy đủ, ý thức tham gia phòng chống sốt rét và tự phòng chống trong cộng đồng bị hạn chế. - Hoạt động y tế ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn: Do địa bàn rộng, điều kiện giao thông khó khăn, dân cư phân tán, thiếu phương tiện, nhân lực và kinh phí hoạt động. Nhân viên y tế không được đào tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức về sốt rét và phòng chống sốt rét. - Thời tiết luôn biến động bất thường như lũ lụt kéo dài, khó khăn cho cán bộ y tế đến với cộng đồng kịp thời. Việc chuyển bệnh nhân sốt rét nặng lên tuyến trên gặp nhiều khó khăn. Tổ chức mạng lưới phòng chống sốt rét tuy đã kiện toàn song chưa được đào tạo sâu chuyên khoa, hoạt động còn yếu, giám sát sốt rét chưa thường xuyên. - Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tuy đã có nhiều tiến bộ, song chưa thực sự đi vào chiều sâu và phủ rộng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có sốt rét lưu hành nặng. - Các hoạt động liên ngành chưa được phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên và liên tục. - Một số cấp chính quyền cơ sở (xã, phường, thôn, bản) có tư tưởng chủ quan khi tình hình sốt rét giảm. Những tồn tại trên đặt ra cho chương trình phòng chống sốt rét của các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn trở ngại, chính vì vậy cần phải có những giải pháp hữu hiệu để làm tốt công tác phòng chống sốt rét, phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra là tiếp tục giảm mắc, giảm chết do sốt rét và bệnh sốt rét không còn là một bệnh đe dọa tới sức khoẻ nhân dân. 2. Mục tiêu và giải pháp chuyên môn kỹ thuật 2. 1. Mục tiêu chung đến năm 2010 - Tiếp tục làm giảm mắc, giảm chết, giảm dịch sốt rét để đến năm'2010 bệnh sốt rét không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân dân. - Tiếp tục phát triển và củng cố các yếu tố bền vững để duy trì thành quả phòng chống sốt rét lâu dài. - Được chia làm 2 giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010 có các mục tiêu
- cụ thể để thực hiện. 2.2. Kê hoạch phòng chống sốt rét giai đoạn 2006 - 2010 Mục tiêu chung: - Giữ vững thành quả phòng chống sốt rét giai đoạn 2001 - 2005 và tiếp tục phấn đấu giảm mắc, giảm chết để bệnh sốt rét không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nhân dân. - Củng cố các yếu tố bền vững để duy trì thành quả phòng chống sốt rét lâu dài. Mục tiêu cụ thể. - Giảm tỉ lệ chết do sốt rét dưới 0,15/100.000 dân. - Giảm tỉ lệ mắc do sốt rét còn dưới 3,5/100.000 dân. Các chỉ tiêu chính: TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006- 2006 2007 2008 2009 2010 tính 2010 1 Dân số được Triệu lượt 54 12 11 11 10 10 bảo vệ bằng hoá chất 2 số lượt điều Triệu lượt 12 3 2,5 2,5 2 2 trị sốt rét 1.200.000 300.000 250.000 250.000 200.000 200.000 3 số màn được Cái cấ p 2.3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật - Tập trung đầu tư các nguồn lực, nâng cao hiệu quả phòng chống sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành nặng. Duy trì áp lực cao các biện pháp can thiệp: Phòng, chống véc tơ bảo vệ mỗi năm 12 - 13 triệu người vùng sốt rét lưu hành nặng, bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa sốt rét mỗi năm 3 - 4 triệu liều. Tập trung nghiên cứu và áp đụng các biện pháp thích hợp cho các đối tượng có nguy cơ cao. Nghiên cứu thuốc sốt rét mới, điều trị triệt để nhằm làm giảm số lượng của ký sinh trùng sốt rét, nghiên cứu việc chỉ định biện pháp sử dụng hoá chất hợp lý, tiết kiệm (giảm bớt số lượng hoá chất diệt muỗi, tăng cường biện pháp nằm màn). - Đẩy mạnh phát triển các yếu tố bền vững trong phòng chống sốt rét: + Giáo dục và vận động nhân dân tự phòng chống sốt rét cho bản thân và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA part 1
12 p | 549 | 89
-
Chương trình y tế quốc gia Tổ chức y tế: Phần 1
78 p | 265 | 76
-
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ : Chương trình y tế quốc qia
100 p | 363 | 74
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 1 - TS. Nguyễn Tuấn Hưng
89 p | 351 | 72
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 2 - BS.ThS. Trương Hồng Sơn
83 p | 270 | 60
-
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA part 2
12 p | 272 | 57
-
Chương trình y tế quốc gia Tổ chức y tế: Phần 2
100 p | 176 | 50
-
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA part 9
12 p | 196 | 41
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 3 - Nguyễn Tấn Hưng
86 p | 189 | 41
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 6 - PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
23 p | 230 | 39
-
Bài giảng Tổng quan về các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - TS. Nguyễn Tuấn Hưng
89 p | 210 | 33
-
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA part 8
12 p | 218 | 31
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 8 - PGS TS. Lê Xuân Hùng
48 p | 187 | 28
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 7 - PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng
24 p | 181 | 26
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Chương 4 - PGS. TS. Đinh Thị Phương Hòa
49 p | 189 | 20
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
54 p | 18 | 4
-
Bài giảng Chương trình y tế quốc gia: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
48 p | 18 | 2
-
Đề cương học phần Tổ chức và quản lý y tế và chương trình y tế quốc gia-dân số (Mã học phần: HPM421)
16 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn