intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG V : XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

201
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. 1) Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Có 3 phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước về thuế: Thuyết phục: là làm cho đối tượng đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác có thực hiện nghĩa vụ thuế hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG V : XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ

  1. CHƯƠNG V XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ I. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. 1) Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Có 3 phương pháp chủ yếu để quản lý nhà nước về thuế:  Thuyết phục: là làm cho đối tượng đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác có thực hiện nghĩa vụ thuế hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.  Theo dõi, kiểm tra: là phương pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước về thuế (chủ yếu là cơ quan thuế và cơ quan hải quan) áp dụng sử dụng những công cụ hành chính khác nhau để theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nghĩa vụ đăng ký, k ê khai nộp thuế, quyết toán thuế và hoán thuế. Tính hiệu quả của phương pháp này thể hiện ở chỗ cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện nững sai phạm có thể hoặc đã xảy ra của các tổ chức, cá nhân để đề ra hướng giải quyết theo quy định của pháp luật. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội để sửa chữa, khắc phục, thực hiện tốt hơn nghĩa vụ về thuế.  Cưỡng chế: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định vi phạm pháp luật thuế trong những trường hợp được pháp luật thuế quy định, về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế. Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung thì có 4 loại cưỡng chế nhà nước gồm: dân sự, hình sự, kỷ luật, hành chính. Tuy nhiên, trong phạm vi quản lý nhà nước về thuế thì có 2 hình thức cưỡng chế là cưỡng chế hành chính và cưỡng chế hình sự. Ở góc độ quản lý nhà nước về thuế, có thể đưa ra khái niệm như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. 2) Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế là biện pháp cưỡng chế mang tính  hành chính của nhà nước. Cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật  thuế. Đối tượng bi xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân là đối  tượng nộp thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức, cá nhân khác có vi phạm pháp luật về thuế (đối tượng không củ yếu).
  2. Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong  lĩnh vực thuế. Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong  trường hợp chưa phát sinh thiệt hại.  Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Dùng phương pháp loại suy chúng ta khằng định hành vi vi phạm pháp luật thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thả mãn các dấu hiệu sau đây: - Có hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện và lập biên bản vi phạm bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền. - Có quy định xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với hành vi vi phạm. - Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. a) Nhóm các nguyên tắc đảm bảo thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.  Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh bạch, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.  Nguyên tắc cơ quan nhà nước, cá nhân ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải có thẩm quyền xử phạt.  Nếu hành vi vi phạm pháp luật thuế thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân khác nhau thì cơ quan, cá nhân nào phát hiện trước thì có thẩm quyền thụ lý giải quyết.  Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được quy định tại văn bản pháp luật.  Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm đúng trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. b) Nhóm nguyên tắc đảm bảo về mặt xử phạt. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.   Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi cá nhân đều bị xử phạt tương ứng với hành vi, tính chất, mức độ và vai trò đối với hành vi vi phạm.  Một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
  3.  Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp. c) Nguyên tắc đảm bảo về thời hiệu xử phạt. 4) Các hành vi vi phạm pháp luật thuế: Xuất phát từ yêu cầu quản lý thuế, Luật Quản lý thuế được ban hành quy định thống nhất các hành vi vi phạm pháp luật thuế tại điều 103 như sau: a) Vi phạm các thủ tục thuế (Điều 105 Luật quản lý thuế): - Nộp hồ sơ đăng ký thuế sau ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế; - Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; - Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hoá không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định. - Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định; - Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; - Vi phạm các quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. b) Chậm nộp tiền thuế (Điều 106 Luật quản lý thuế): Người nộp thuế đã không thực hiện hành vi nộp thuế đúng với thời gian theo quy định của pháp luật: thời hạn do pháp luật quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế hoặc người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nhưng đã tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Khoản 1 Điều 12 Nghị định 972007/NĐ- CP quy định có 2 trường hợp được coi là chậm nộp tiền thuế: - Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của c ơ quan thuế, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế; - Nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ khai thuế trước, nhưng người nộp thuế đã tự phát hiện ra sai sót và tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm nhận được quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. c) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 107 Luật quản lý thuế): Người nộp thuế đã phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đ ược hoàn hoặc khai sai (nhưng không thuộc các trường hợp quy định là hành vi trốn thuế, gian lận thuế) dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn. Khoản 1 Điều 13 Nghị định 972007/NĐ-CP quy định có 4 trường hợp được coi là khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: - Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ; - Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp thứ nhất nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế; - Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có t ình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế; - Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định. d) Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108 Luật quản lý thuế): - Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; - Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  5. - Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, d ịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán; - Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; - Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; - Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế; - Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế. Để xác định thời điểm trốn thuế được coi là hoàn thành, phải thỏa mãn cả 2 điều kiện cần và đủ sau: - Người nộp thuế đã thực hiện một hoặc nhiều trong chín hành vi vi phạm đã được liệt ke ở trên. - Đã hết thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế của kỳ tính thuế hoặc đã có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ho àn thuế, miễn thuế, giảm thuế1. 5) Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 6) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Quản lý nhà nước là hoạt động có sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tương ứng với từng ngành, lĩnh vực quản lý. Quản lý nhà nước về thuế có sự tham gia của 2 cơ quan quan lý chuyên ngành (cơ quan thuế và cơ quan hải quan), một nhóm cơ quan quản lý chung được phận chia theo giới hạn địa giới hành chính lãnh thổ và cán bộ công chức đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các cơ quan này. Vì vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế cũng được chia thành 3 nhóm. 1 Đoạn 2 khoản điều 5 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định “Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.”
  6. a) Nhóm cơ quan thuế các cấp2: có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các sắc thuế nội địa như: các sắc thuế thu vào thu nhập, thu vào tài sản, thuế thu hàng hóa đối với hàng hóa nội địa.  Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.  Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế.  Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm vi phạm pháp luật về thuế; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.  Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định của pháp luật. b) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan hải 3 quan : Có thâm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các sắc thuế hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hoặc nhập khẩu.  Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2 Điều 18 Nghị định 982007/NĐ-CP ngày 7/6/2007. 3 Điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007.
  7.  Chi cục trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên t ỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 10.000.000 đồng; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.  Cục trưởng Cục Hải quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; - Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm; - Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng; - Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.  Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 70.000.000 đồng. Riêng Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan được phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế đến mức 100.000.000 đồng; - Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm; - Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng; - Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
  8. c) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các 4 cấp .  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến mức tối đa là 100 triệu đồng. - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. II. Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế trốn thuế. 1. Khái niệm, đặc điểm. Như trên đã đề cập, trường hợp hành vi vi phạm pháp luật thuế được xác định là nghiêm trọng thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm thì không được xử phạt vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý hình sự. Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi vi phạm được coi là tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, to àn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, t ài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”5. Theo đó, điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế phải thỏa mãn một trong hai dấu hiệu sau: - Số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng. - Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản 4 Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Khoản 5 điều 28 Nghị định 97/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007, điều 19 Nghị định 98/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/6/2007. 5 Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999.
  9. xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích. a. Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế.  Không giống với xử phạt vi phạm hành chính về thuế, chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết địnhco1 hay có khong có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế.  Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân (không bao gồm tổ chức). Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì hoặc/và là cá nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc/và những cá nhân khác có liên quan sẽ bị xử lý hình sự.  Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc xử lý hình sự đối với tội trốn thuế phải tuân thủ về mặt cấu thành tội phạm, về thời hiệu xử lý, việc quyết định hình phạt phải tuận thủ các quy định về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ…  Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề nhất, ảnh hưởng đến nhân thân của người phạm tội nên trình tự, thủ tục xử lý là rất chặt chẽ. b. Khái niệm. Trên cơ sở việc phân tích các đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất khi hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm, được tiến hành theo trình tự thủ tục chặt chẽ và chỉ được áp dụng đói với cá nhân vi phạm. 2. Cấu thành tội trốn thuế.  Mặt khách quan: thỏa mãn một trong 2 dấu hiệu sau: - Số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng. - Trường hợp số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế trước đó hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ; tội kinh doanh trái phép; tội đầu cơ … nhưng chưa được xóa án tích.  Khách thể: là quan hệ quản lý nhà nước về thuế đãm bảo thu đúng, thu đủ số tiền thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước.
  10.  Mặt chủ quan: Lỗi của chủ thẻ vi phạm là lỗi cố, chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật và nhận thức rõ hậu quả pháp lý bất lợi có thể xảy ra. Mặt chủ quan của tội trốn thuế không cần chứng minh động cơ và mục đích.  Chủ thể: Chủ thể bị xử lý hình sự là cá nhân từ 16 tuổi trở lên, có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật (do mức cao nhất cảu hình phạt đối với tội trốn thuế là 7 năm tù giam – thuộc nhó tội phạm nghiêm trọng).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2