intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện bịa kiểu trẻ con ...

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

... Bà ơi, hôm chủ nhật cháu đi Suối Tiên với mẹ cháu thấy con ma cà rồng to bằng từng này này! Bé Nhí 5 tuổi tròn xoe mắt long lanh nhìn bà. Bà vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa cười rạng rỡ: - Thật thế à? Cháu không sợ nó hả? - Không, cháu được phiếu bé ngoan, cháu đâu có sợ… Nó bảo cháu - Nhí ngập ngừng… - Nó nói gì với cháu? - Nó chào cháu - Nói đến đó Nhí xấu hổ chạy vào trong. ... Bạn tớ lái máy bay, bay qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện bịa kiểu trẻ con ...

  1. Chuyện bịa kiểu trẻ con ... Bà ơi, hôm chủ nhật cháu đi Suối Tiên với mẹ cháu thấy con ma cà rồng to bằng từng này này! Bé Nhí 5 tuổi tròn xoe mắt long lanh nhìn bà. Bà vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa cười rạng rỡ: - Thật thế à? Cháu không sợ nó hả? - Không, cháu được phiếu bé ngoan, cháu đâu có sợ… Nó bảo cháu - Nhí ngập ngừng… - Nó nói gì với cháu? - Nó chào cháu - Nói đến đó Nhí xấu hổ chạy vào trong. ... Bạn tớ lái máy bay, bay qua nhà Nhí, thế là tớ nhảy xuống chơi ôtô với Nhí. Tí nữa ba tớ dòng dây kéo tớ với bạn lên về nhà tớ xem hồ cá nhe! - Thế hồ cá nhà bạn có cá mập không? - Có chứ? - Thế có khủng long không? - Có. To thế này này!
  2. Tôi đang rô ti gà chuẩn bị đãi lũ trẻ nhân sinh nhật con gái tôi. Nghe bọn trẻ nói chuyện với nhau và với bà nội mà lòng tôi không khỏi băn khoăn. Tôi biết rằng cả ba bà cháu rất vui. Nhưng rõ ràng con tôi và thằng Long con nhà hàng xóm đang nói dối, mà các cháu nói dối một cách trơn tru làm tôi ngạc nhiên. Ma quỷ ở Suối Tiên toàn đồ giả. Còn nhà chúng tôi ở trong khu vực sân bay thật, nhưng có ai lái máy bay bao giờ đâu, bố cu Long chụp ảnh nghệ thuật cơ mà. Hồ cá nhà nó thì toàn những loại cá hiền và đẹp, lấy đâu ra khủng long và cá mập. Kiểu này mai mốt lớn lên thì gay go… Thấy tôi đứng nhìn hai đứa trẻ, chị chồng tôi cười nói: “Không phải lo lắng thế đâu, bé Nhí tưởng tượng đấy. Khi nào người ta nói không đúng sự thật nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân kia, mới là nói dối, chứ bé Nhí và cả cu Long đang phản ánh hiện thực khách quan dưới con mắt của nó, có gì đâu mà em hoảng vậy?" Rồi chị tiếp: “Những điều bé thấy, bé tin hoặc nửa tin nửa ngờ, bé đã nhận thức mọi điều hư hư thực thực. Bé đang chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người đó mà". Có lẽ chị tôi nói đúng, chị có nhiều kinh nghiệm nuôi dạy trẻ con lắm, chị lại là giáo viên nữa. Tôi đang suy tư thì đã nghe hai bác cháu cười giòn tan, hóa ra bác cũng đang kể chuyện bịa theo kiểu Nhí và cu Long, bác xoa đầu cháu, cháu bới tóc bác. Tôi đã bình tâm lại.
  3. Chuyện vặt của trẻ con Tạt ngang thăm Nga, bạn học từ thời phổ thông đến nay, cô người làm đã thông báo ngay: "Cô chủ đang hỏi tội Na". Tôi bước vào nhà thấy Nga mặt mày giận dữ tay đang lăm lăm cây chổi lông gà hét: "Tại sao mày cứ để bạn lấy đồ hoài vậy. Nó quýnh mày thì mày quýnh lại. Tao nói rồi, mai mốt còn để mất đồ nữa là không xong đâu". Đứa con gái mới 8 tuổi dạ rối rít, chợt thấy có khách đến nó mừng quýnh lồm cồm ngồi dậy xin lỗi mẹ rồi chạy biến ra đằng sau. Thấy tôi, Nga phân bua: "Mày coi cái gì tao cũng mua cho nó mà thứ nào cũng là đồ mắc tiền, vậy mà nó không biết giữ, cứ để chúng bạn lấy cắp. Mới hôm qua tao cho nó đeo bộ vòng nhựa mới mua mấy chục ngàn đồng, chiều về không còn một cái. Tao chưa thấy ai dại như con Na, cứ nhường nhịn bạn hoài đâu có được". "Nhưng mà Nga dạy cháu Na quýnh lại bạn là không đúng rồi, ở trường còn có thầy cô mà", tôi phản đối. "Ừ, mày nói hay lắm bởi con của mày mới vào mẫu giáo, mai mốt nó vô tiểu học bị người ta ăn hiếp giống như con tao bây giờ. Lúc đó mày mới thấm thía". Mà thiệt con gái tôi 5 tuổi đi mẫu giáo thỉnh thoảng cũng bị thất lạc vài món đồ nhưng thấy giá trị không đáng nên ban đầu tôi cũng bỏ qua. Nhưng về sau cái thỉnh thoảng ấy trở nên thường xuyên hơn, tôi nói với cháu: "Con không lấy đồ của bạn thì cũng đừng để bạn lấy đồ của mình chứ". Nó vâng dạ rất mau mắn nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy.
  4. Một chuyện vặt vãnh ở trẻ con nhưng suy cho cùng đây cũng không phải là chuyện tầm thường bởi ông bà ta có câu "ăn trộm quen tay". Đối với trẻ con ngay từ nhỏ, các bậc cha mẹ phải dạy cho chúng không được lấy đồ của bạn, nhất là khi cha mẹ thấy con cái có những vật dụng lạ thì nên tìm hiểu vì sao trẻ có món đồ đó. Thông thường ở trẻ nhỏ đơn thuần thấy đẹp là thích, là muốn sở hữu món đồ đẹp đó chứ chưa có khái niệm đó là điều xấu. Vì thế nếu phụ huynh lơ là không kiểm tra, không giáo dục thì những hành vi "chiếm đoạt" ở trẻ con từ vô thức sẽ trở thành "có ý thức". Điều này rất nguy hiểm đến nhân cách ở trẻ. Cô bé thích chỉ huy Bé Thi là con út nhưng lại là người "uy quyền" nhất trong nhà. Vừa là út, lại vừa là con gái (trên còn hai người anh) nên ai cũng có vẻ cưng chiều Thi; có lẽ vì vậy mà Thi được thể "lên mặt" với tất cả mọi người, từ cha mẹ đến hai anh và cả chị giúp việc. Nhiều người nghe Thi nói chuyện với cả nhà bằng cái giọng xẵng như ra lệnh đều rất chói tai, nhưng chẳng thấy bố mẹ Thi la rầy, riết rồi nghe thấy như là bình thường. Khi thì "Ba lấy cho con cái cặp!", khi lại "Mẹ, sao chưa đơm nút áo cho con?"; còn nói với các anh thì khỏi chê: "Anh Hai, đưa em ly nước coi!"; "Anh Ba, bật nhỏ cái tivi chút coi!". Riêng với chị giúp việc, Thi khỏi phải e dè, nể nang chi, động một chút là lên giọng "cô chủ nhỏ", đôi khi còn quát tháo nữa.
  5. Chẳng hạn như: "Sao bảo giặt áo đầm màu hồng mà "bà" lại giặt màu xanh?", hay: "Bữa nay muốn ăn canh chua, không muốn ăn canh cải - "bà" nhớ đó nghen!". Cái kiểu nói trỏng không chủ ngữ của Thi với người lớn nghe thật khó chịu, vậy mà không hiểu sao mọi người trong nhà cứ bình thản chiều theo mệnh lệnh của cô bé, khiến lâu dần xem đó là việc bình thường, không hề nghĩ là Thi hỗn hào hay vô lễ gì nữa. Mà chẳng phải ở nhà Thi mới như thế. Đến trường Thi cũng thích được "chỉ huy" các bạn. Tuy không phải là lớp trưởng nhưng cô nhỏ cứ nhăm nhe tiếm quyền của bạn Bích lớp trưởng, thích xen vào công việc của bạn mình. Những lúc cô giáo chưa vào lớp, lẽ ra chỉ mỗi mình Bích mới có quyền đứng lên ổn định trật tự thì Thi đã đập thước kẻ chan chát lên mặt bàn, la bạn này quát bạn nọ. Bạn nào nói chuyện trong lớp, Bích chưa kịp ghi sổ đã nghe Thi nói vọng sang nhắc nhở, còn xếp hàng chưa ngay ngắn thì Thi đã lấy cây thước dứ dứ vô người cảnh cáo. Có bữa lớp trưởng chưa kịp phân công tổ nào đến phiên trực giữ khăn bàn, bình hoa… Thi đã tự ý "chỉ đạo" người này, người kia, như thể đó là công việc của mình vậy. Ban đầu, các bạn chỉ ghét cái tính thích chỉ huy ấy của Thi, bảo rằng con nhỏ "lanh chanh", "chảnh", ra vẻ ta đây, dần dần các bạn dị ứng luôn với tính cách ấy nên không còn thích kết bạn với Thi nữa, vì sợ sẽ bị Thi điều khiển. Với Thi, vì cô bé chỉ thích làm "người chỉ huy" nên chỉ "nói chứ không chịu làm", hoặc bắt người
  6. khác làm theo ý của mình. Cái tật này ở trong nhà còn được người này, người nọ nhường nhịn, châm chước chứ đến lớp hay đi ra ngoài đường mà cứ thói quen "chỉ đạo" như thế, e rằng sẽ khó thích nghi nổi với nhiều người với nhiều tính cách rất khác biệt nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2