intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề 3: Vận chuyển các chất qua màng tế bào

Chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

242
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tế bào để thực hiện được chức năng của mình thì luôn cần trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Chúng cần nhận O2 và các chất dinh dưỡng cũng như thải ra CO2 và các chất thải từ các chuyển hóa. Có 2 cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động giúp tế bào trong việc này. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề 3: Vận chuyển các chất qua màng tế bào

  1. Vận chuyển các chất qua màng tế  bào Các tế bào để thực hiện được chức năng của mình thì luôn  cần trao đổi chất với môi trường bên ngoài (của tế bào).  Chúng  cần nhận O2 và các chất dinh dưỡng cũng như thải ra CO2 và các  chất thải từ các chuyển hóa. Có 2 cơ chế vận chuyển các chất  qua màng tế bào: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ  động giúp tế bào trong việc này. 1. Vận chuyển thụ động (khuếch tán) Vận chuyển thụ động hay khuếch tán là phương thức vận  chuyển các chất theo gradient nồng độ, nghĩa là các chất được  vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.  Do  vậy không cần năng lượng ATP.   Khuếch tán gồm 2 loại: khuếch tán đơn giản và khuếch  tán qua kênh protein. O2, CO2 là những chất tan trong lipid, vì vậy chúng có thể  khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào – gồm đa phần là phospho  lipid (miễn là có sự chênh lệch về nồng độ giữa trong và ngoài tế  bào).  Đây là sự khuếch tán đơn giản
  2. Sự khuếch tán đơn giản này diễn ra ở các phế nang của phổi.  Mao  tĩnh mạch mang máu giàu CO2 đến các phế nang, tại đây do có sự chênh  lệch về nồng độ nên CO2 khuếch tán từ máu → phế nang, CO2  được tống  ra ngoài thông qua động tác thở ra. Đồng thời nồng độ O2 trong phế nang  cao hơn trong máu (nhờ động tác hít vào) nên O2 lại được khuếch tán từ  phế nang vào máu, máu trở nên giàu O2 sẽ trở về tim để tim bơm đi khắp  cơ thể. Các chất còn lại, muốn vào hay ra khỏi tế bào thì đều cần  một kênh protein đặc hiệu ở trên màng tế bào.  Ví dụ kênh Na+ có  vai trò vận chuyển ion Na+, kênh K+ giúp vận chuyển ion K+ …  nếu không có những kênh protein này thì các ion trên không thể ra  vào tế bào được.  Loại vận chuyển này gọi là khuếch tán qua  kênh protein
  3. Nồng độ Na+ ngoài tế bào là 142 mEq/L, nồng độ Na+ bên trong tế  bào chỉ là 10 mEq/L nên Na+ có xu hướng khuếch tán từ ngoài vào trong tế  bào. Kênh Na+ đảm nhiệm vai trò này.  Hình tròn đỏ là “cánh cổng” của  kênh.  Khi cổng mở thì các ion Na+ sẽ đi qua kênh để vào bên trong tế bào.   Khi cổng đóng thì các ion Na+ sẽ không đi qua được. 2 Vận chuyển chủ động Không phải lúc nào các chất cũng được vận chuyển theo  chiều của gradient nồng độ.  Đôi khi, vì một lý do nào đó, chúng  phải di chuyển ngược chiều của gradient nồng độ ­ từ nơi có  nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, để thực hiện được điều  này màng tế bào phải có những “máy bơm” – bản chất là các  protein xuyên màng – để bơm các ion đi vào, đi ra tế bào ngược  chiều gradient nồng độ.  Chúng ta cùng xem cách vận hành của  bơm Na+ K+ ATPase để hiểu hơn về loại vận chuyển này.
  4. Nồng độ ion Na+ ở ngoài tế bào (142 mEq/L) cao hơn bên trong (10  mEq/L).  Ngược lại nồng độ ion K+ ở trong tế bào (140 mEq/L) lại cao hơn  bên ngoài (4 mEq/L).  Trong trường hợp này máy bơm sẽ giúp các ion di  chuyển ngược chiều gradient nồng độ Bước 1: 3 ion Na+ bên trong tế bào bám vào bơm Bước 2: 3 ion Na+ đó được bơm ra ngoài tế bào (đi ngược chiều  nồng độ của Na+), cần năng lượng ATP Bước 3: 2 ion K+ bên ngoài bám vào bơm  Bước 4: 2 ion K+ đó được bơm vào trong tế bào (ngược chiều nồng  độ của K+), cần năng lượng ATP Bơm Na+ K+ ATPase đóng vai trò quan trọng trong việc hình  thành điện thế nghỉ của màng tế bào (điện thế nghỉ là gì chúng  ta sẽ cùng thảo luận ở những chương sau)
  5. Bơm H+ K+ ATPase ở dạ dày Dạ dày gồm nhiều tuyến, mỗi tuyến dạ dày được cấu thành từ  nhiều loại tế bào, trong đó có một loại tế bào có tên là tế bào thành  (parietal cell), trên màng của nó có bơm H+ K+ ATPase, bơm ion H+ vào dịch  vị (chứa đầy trong lòng tuyến) để tạo pH ~ 1 cho dịch vị dạ dày. Dịch vị có  vai trò trong việc tiêu hóa protein. Bơm vận chuyển chủ động còn có vai trò trong việc hình  thành sự co cơ giúp ta vận động, làm việc; trong quá trình tái hấp  thu một số chất ở thận; trong việc vận chuyển đường glucose  vào trong tế bào...
  6. Trong điều trị, bệnh nhân được dùng thuốc, các phân tử  thuốc muốn vào tế bào cũng nhờ 2 phương thức vận chuyển như  trên. Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng gửi về gmail:  Sharringkienthucy@gmail.com  Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0