intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề công tác chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: Codon_09 Codon_09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề công tác chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam tập trung trình bày các vấn đề cơ bản về chủ trương phát triển điện hạt nhân; từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, nghiên cứu & triển khai, hỗ trợ kỹ thuật;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề công tác chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

  1. CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM Lê Doãn Phác Phó Cục trưởng, Cục NLNT, Bộ KH&CN 1
  2. MỤ C LỤ C I. MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................3 II. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐHN.......................................................................................................4 VI. HỢP TÁC QUỐC TẾ.........................................................................................................................10 Công ước nhấn mạnh tới yếu tố đảm bảo an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng như trong quá trình vận chuyển. .......................................................................................16 Công ước này được mở ký năm 1980 và có hiệu lực năm 1987. Tính đến tháng 9/2009, đã có 142 thành viên tham gia. ...........................................................................................................................16 Tháng 7/2005, Công ước được sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ các cơ sở hạt nhân và vật liệu hạt nhân trong các hoạt động vì mục đích hòa bình, kể cả khi lưu giữ và vận chuyển. Bản sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được 2/3 quốc gia thành viên đã tham gia Công ước Bảo vệ thực thể năm 1980 phê chuẩn............................................................................................................................................16 Công ước này chi tiết hóa các hành vi vi phạm liên quan đến việc sở hữu và sử dụng bất hợp pháp vật liệu phóng xạ hay các thiết bị phóng xạ, và việc sử dụng hay phá hoại các cơ sở hạt nhân. Các quốc gia thành viên của Công ước sẽ phải phê chuẩn các biện pháp cần thiết để hình sự hóa các hành vi vi phạm này. Công ước cũng yêu cầu "các quốc gia thành viên phải hết sức nỗ lực để đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo việc bảo vệ vật liệu phóng xạ, có tính đến các khuyến nghị của IAEA”. .............................................................................................................................................................16 Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2007. Tính đến ngày 08/12/2009, đã có 115 quốc gia ký và 62 quốc gia phê chuẩn.....................................16 VII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐHN NINH THUẬN........................................................................17 VII. ĐỀ ÁN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020......................................................................................................................................................18 2
  3. I. MỞ ĐẦU Từ năm 1996, Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu về phát triển năng lượng bền vững, bao gồm cả việc xem xét vai trò của điện hạt nhân (ĐHN) trong hệ thống năng lượng quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu. trường đại học và các tổ chức liên quan đã tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu. Trong giai đoạn 1996-2011, Chính phủ đã phê chuẩn và đầu tư kinh phí cho các chương trình và đề tài, dự án sau: - Chương trình quốc gia về phát triển năng lượng bền vững (tiến hành trong giai đoạn 1996-2000). Chương trình này gồm 9 đề tài nghiên cứu, trong đó có Đề tài Nghiên cứu cơ sở kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ cho việc phát triển ĐHN ở Việt Nam do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam chủ trì; - Dự án Nghiên cứu tổng quan đưa ĐHN vào Việt Nam (tiến hành trong giai đoạn 1996-1999); - Đề tài Nghiên cứu làm rõ các một số vấn đề liên quan đến phát triển ĐHN ở Việt Nam (tiến hành trong giai đoạn 2002-2004); - Đề án Xây dựng Chiến lược sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích hòa bình ở Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ngày 03/01/2006; - Dự án nghiên cứu Tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu tiên ở Việt Nam (tiến hành trong giai đoạn 2002-2004, và kéo dài đến năm 2009). Kết quả của Dự án đã được Chính phủ trình Quốc hội và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng NMĐHN Ninh Thuận, tháng 11/2009. Chuyên đề này sẽ giới thiệu công tác chuẩn bị cho phát triển ĐHN hiện nay của Việt Nam theo 6 nội dung sau: 1. Chủ trương phát triển ĐHN; 2. Từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; 3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, nghiên cứu & triển khai, hỗ trợ kỹ thuật; 4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; 5. Hợp tác quốc tế; 6. Tình hình thực hiện Dự án ĐHN Ninh Thuận. 3
  4. II. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐHN Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng NLNT phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này. Nghị quyết Trung ương lần 2 khoá VIII đã yêu cầu: "Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2000". Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX đã đề ra nhiệm vụ: "Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử". Để cụ thể hoá chủ trương này, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch liên quan đến phát triển ĐHN. 1. Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" Trong đó xác định mục tiêu: Xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức cân bằng trong tổng sản lượng điện năng quốc gia. 2. Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25/11/2009 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận Quyết định chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận gồm 2 Dự án thành phần là Dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 và Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2. Quyết định số 3849/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch địa điểm xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Quyết định số 3850/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch địa điểm xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. 3. Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" Trong đó xác định mục tiêu: Tập trung xây dựng các tổ máy điện hạt nhân đầu tiên và đưa vào vận hành an toàn vào năm 2020 và những năm tiếp theo; hình thành các tiền đề để xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân; bảo đảm đủ nhiên liệu hạt nhân; định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên urani của đất nước; bảo đảm quản lý an toàn chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. 4. Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 Phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 Quyết định nêu rõ: - Quan điểm phát triển điện hạt nhân ở Việt nam là ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ mục đích hòa bình, sử dụng công nghệ hiện đại đã được kiểm chứng đảm bảo an toàn cho con người và môi trường - Mục tiêu phát triển điện hạt nhân là từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam bảo đảm quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các NMĐHN, từng bước tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án xây dựng NMĐHN, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các NMĐHN. 4
  5. - Định hướng phát triển ĐHN đến năm 2030: xây dựng 13 tổ máy với tổng công suất từ 15.000 - 16.000 MW. 5. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2030 có xét đến năm 2030 (gọi là Quy hoạch điện VII) Theo Quy hoạch này, phát triển các NMĐHN nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt; đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt nam vào vận hành năm 2020; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất) NMĐHN Ninh Thuận 1 gồm 4 tổ máy x 1.000 MW; Tổ máy đầu tiên được dự kiến khởi công xây dựng cuối năm 2014; Các tổ máy 1 và 2 được đưa vào vận hành trong gia đoạn 2020-2021; Các tổ máy 3 và 4 được đưa vào vận hành giai đoạn 2024-2025; NMĐHN Ninh Thuận 2 gồm 4 tổ máy x 1.000 MW; Tổ máy đầu tiên được dự kiến khởi công xây dựng cuối năm 2015; Các tổ máy 1 và 2 được đưa vào vận hành trong gia đoạn 2021-2022; Các tổ máy 3 và 4 được đưa vào vận hành giai đoạn 2026-2027; Từ năm 2020 đến 2027, mỗi năm có khoảng 1,000 MW ĐHN được bổ sung vào hệ thống điện lực quốc qia; 2 tổ máy x 1,350 MW sẽ được đưa vào trong giai đoạn 2028-2029. Đến năm 2030, sẽ có 10 tổ máy với tổng công suất 10,700 MW. Công suất ĐHN ở Việt Nam sẽ tăng từ 1,000 MW (1.5%) năm 2020 lên 6,000 MW (6.2%) năm 2025 và 10,700 MW (7.8%) năm 2030. III. TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ 1. Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ 3, ngày 03/6/2008 Tại Chương V, Phần III dành cho NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN với các Điều từ Điều 45 đến Điều 57 quy định chi tiết về: - Yêu cầu đối với NMĐHN; - Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng NMĐHN; - Địa điểm xây dựng NMĐHN; - Dự án đầu tư xây dựng NMĐHN; - Thi công xây dựng NMĐHN; - Vận hành NMĐHN; - Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của NMĐHN; - Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với NMĐHN; - Kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của NMĐHN; - Báo cáo thực trạng an toàn NMĐHN; - Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn NMĐHN; - Trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực của tổ chức có NMĐHN; - Công tác thông tin đại chúng. 5
  6. Sau khi Luật NLNT được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Thông tư. 2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. 3. Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 65, 80, 82, 90 của Luật NLNT và hướng dẫn một số nội dung theo yêu cầu quản lý về phát triển, ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn. 4. Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT về NMĐHN Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật NLNT về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của NMĐHN và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng NMĐHN. 5. Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 ban hành quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân Quyết định này ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân, trong đó quy định việc kiểm soát sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân tại Việt Nam. Trong đó có đề cập đến NMĐHN. 6. Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 7. Quyết định số 2376/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 6. Thông tư 13/2009/TT-BKHCN ngày 20/5/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư 7. Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường 8. Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16/3/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn. 9. Thông tư 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN 10. Thông tư số 38/2011/TT-BKHCN ngày 30/12/2011 của Bộ Khoa học và Công 6
  7. nghệ quy định các yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân IV. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI, HỖ TRỢ KỸ THUẬT 1. Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. 2. Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 04/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án ĐHN Ninh Thuận (và Quyết định số 684/QĐ- TTg ngày 07/6/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 04/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận) 3. Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (và Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ) 3. Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” 4. Quyết đinh 265/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu – triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ phát triển ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh” Ngoài ra, hiện nay đang có một số đề án đang được triển nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt 5. Đề án: Hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh 6. Đề án: Cơ chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. 7. Các văn bản về pháp quy an toàn - Thông tư - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật - Hướng dẫn Về mặt tổ chức, trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Cục Năng lượng nguyên tử, đồng thời tập trung tăng cường năng lực cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Bộ Công Thương đã thành lập Tổng cục Năng lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thành lập Ban Quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận. V. ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Hiện nay nguồn nhân lực cho quản lý, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT nói chung, ĐHN nói riêng, của Việt Nam rất thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, trong 7
  8. khi nhu cầu nhân lực rất cao và rất cấp bách trong khi đó số lượng cán bộ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất thấp. Theo một ước tính gần đây, nhu cầu nhân lực riêng cho Bộ KH&CN và EVN như sau: Năm 2011 2015 2020 Bộ KH&CN 550 860 1.090 EVN 90 250 2.400 * Ghi chú: - Bộ KH&CN (Cục ATBXHN, Cục NLNT, Viện NLNTVN): từ trình độ đại học trở lên - EVN: trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông Các trường đại học ở Việt Nam thiếu giáo viên và các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy, đồng thời gặp khó khăn trong việc tuyển chọn sinh viên (cả về số lượng và chất lượng) theo học các chuyên ngành liên quan đến NLNT và ĐHN. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Chiến lược ứng dụng NLNT và Chương trình phát triển ĐHN là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng đầu hiện nay. 1. Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT” - Mục tiêu của Đề án Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bảo đảm về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu phát triển, ứng dụng an toàn, an ninh năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. - Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 3.000 tỷ đồng (trong đó sử dụng từ ngân sách nhà nước là 2.000 tỷ đồng). 2. Một số công tác đào tạo nhân lực đang được triển khai a) Bộ Giáo dục đào tạo * Trong nước Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo xây dựng Cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người được cử đi dào tạo, làm việc trong lĩnh vực NLNT, bao gồm cả chính sách thu hút chuyên gia có trình độ cao. Ban Điều hành Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT” đã ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) văn bản thỏa thuận về việc hỗ trợ học bổng cho các sinh viên học các chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT. EVN đã cấp học bổng thêm cho sinh viên học ở Nga mỗi tháng 200 USD (với điều kiện sinh viên câm kết sau khi tốt nghiệp về làm việc cho EVN). Ban Điều hành Đề án đã giao cho 5 trường đại học, mỗi trường kết hợp đào tạo chuyên ngành: - Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Ứng dụng bức xạ hạt nhân; - Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP. HCM) đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Quản lý chất thải phóng xạ; 8
  9. - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Công nghệ lò phản ứng hạt nhân; - Trường Đại học Điện lực đào tạo chuyên ngành ĐHN và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Điều khiển và Tự động hóa NMĐHN; - Trường Đại học Đà Lạt đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân và Kỹ thuật hạt nhân. Số sinh viên hiện đang theo học các ngành này là 85. Ngoài nước Tháng 3/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký với Tập đoàn NLNT quốc gia LB. Nga (ROSATOM) Bản Ghi nhớ về kế hoạch đạo tạo chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT; ROSATOM giúp thành lập Trung tâm Thông tin về NLNT đặt tại Trường ĐHBK Hà Nội. Trung tâm đã khai trương tháng 4/2012; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký một số thảo thuận hợp tác với một số trường đại học của Nga và Hung-ga-ry… Trong 2 năm 2010 và 2011, Bộ Giáo đục và Đào tạo đã cử 99 sinh viên sang học ở Nga theo các chuyên ngành liên quan đến NLNT; Năm 2012 sẽ cử thêm 70 sinh viên sang Nga. b) Bộ Khoa học và Công nghệ * Đào tạo trong nước Các đơn vị trực thuộc Bộ (bao gồm Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng nguyên tử, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã phối hợp với IAEA, và các đối tác Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Úc, tổ chức nhiều khóa học liên quan đến phân tích an toàn hạt nhân, sử dụng các chương trình tính toán, các kiến thức cơ bản về an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố hạt nhân, thẩm định an toàn đối với địa điểm NMĐHN, thẩm định Báo cáo an toàn NMĐHN, thiết kế lò phản ứng, công nghệ và an toàn hạt nhân, nhiên liệu và quản lý chất thải hạt nhân... * Đào tạo ngoài nước Trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế IAEA, RCA, FNCA và các hợp tác song phương, hàng trăm lượt cán bộ đã được cử đi thăm quan khoa học, tham dự hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạt ở nước ngoài. Bộ Kh&CN đã có kế hoạch xây dựng 11 nhóm chuyên môn và cử đi đào tạo ở nước ngoài theo ê-kíp chuyên môn. Trong gia đoạn 2012-2015 dự kiến cứ 130 lượt cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, trong đó có 40 lượt cán bộ đi thực tập dài hạn 2 năm theo 6 nhóm chuyên môn sâu để đào tạo trình độ chuyên môn cao, đó là Lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện, Nhà máy điện hạt nhân và thiết bị, Công nghệ hạt nhân, Vật lý hạt nhân, Công nghệ hóa phóng xạ, Thiết bị hóa chất. c) Tập đoàn Điện lực Việt Nam * Đào tạo ngắn hạn Từ năm 2005 đến nay đã đào tạo ngắn hạn cho 206 lượt người tại các nước có kinh nghiệm phát triển ĐHN. Bên cnạh đó kết hợp với Viện NLNTVN tổ chức nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về ĐHN cho cán bộ liên quan của Tập đoàn * Đào tạo dài hạn Đào tạo trong nước: ĐH Điện lực đang đào tạo 21 sinh viên tại Ninh Thuận theo hệ 9
  10. cao đẳng chính quy chuyên ngành Hệ thống điện và Nhiệt điện; 39 sinh viên chuyên ngành ĐHN Đào tạo ngoài nước: từ 2006 đến nay đã cử 3 cán bộ đi đào tạo tiến sỹ, 31 sinh viên đi đào tạo thạc sỹ, kỹ sư ở Nga và Pháp. Ngoài ra, các địa chỉ đào tạo dài hạn về điện hạt nhân tại các nước khác như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. cũng đang được tìm hiểu và thiết lập quan hệ hợp tác. VI. HỢP TÁC QUỐC TẾ Việt Nam thực hiện chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NLNT, đặc biệt là với các nước có nền KH&CN, công nghiệp hạt nhân tiên tiến, trong đó chú trọng xây dựng và củng cố các quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, lâu dài; coi đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình của Việt Nam. 1. Hợp tác đa phương Việt Nam hiện là quốc gia thành viên của: - Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - Tổ chức hợp tác vùng về nghiên cứu, phát triển và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân (RCA) - Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA) a) Giới thiệu về IAEA IAEA là cơ quan tự điều hành thuộc hệ thống các tổ chức của Liên hợp quốc. IAEA thành lập ngày 29/7/1957, có trụ tại Viên, thủ đô Cộng hoà Áo. Hiện nay có 153 quốc gia thành viên. Tôn chỉ mục đích của IAEA là "tăng cường và mở rộng những đóng góp của NLNT vào hoà bình, sức khoẻ và sự phồn vinh của toàn thế giới và của toàn nhân loại. IAEA đảm bảo mọi sự trợ giúp do IAEA cung cấp hay yêu cầu cũng như mọi trợ giúp do IAEA cố vấn hay kiểm soát đều không phục vụ hoặc hướng đến các mục đích quân sự". Với tôn chỉ mục đích đó, IAEA có trách nhiệm khuyến khích và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT ở các nước thành viên; cung cấp các vật liệu, dịch vụ, thiết bị, máy móc cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứng dụng NLNT; cung cấp, trao đổi thông tin khoa học kỹ thuật hạt nhân; xây dựng, quản lý và thực hiện hệ thống thanh sát hạt nhân. Ngoài ra, IAEA có thể giúp đỡ cho việc thương lượng, dự thảo và ký kết các hiệp định quốc tế về sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, nhất là các hiệp định về thanh sát và an toàn hạt nhân. Hiện nay, IAEA giữ vai trò chủ sử hữu một số công ước đa phương liên quan đến NLNT. Các hoạt động của IAEA dựa trên ba trụ cột là: An toàn và an ninh hạt nhân; Bảo đảm và kiểm chứng hạt nhân; Khoa học và Công nghệ hạt nhân. Tháng 6/1978, Việt Nam đã chính thức trở lại tham gia các hoạt động và thực hiện mọi nghĩa vụ đối với IAEA. Đối với Việt Nam, viện trợ kỹ thuật của IAEA là nguồn viện trợ ODA không hoàn lại và cho đến nay vẫn là nguồn viện trợ lớn nhất trong lĩnh vực NLNT. b) Giới thiệu về RCA RCA là viết tắt của tổ chức các nước tham gia Hiệp định hợp tác vùng về nghiên cứu, 10
  11. phát triển và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân, được ký ngày 12/6/1972. Đây là một tổ chức hợp tác về NLNT ở Châu Á - Thái Bình Dương, dưới sự tài trợ và chỉ đạo của IAEA. Hiện nay RCA gồm 17 nước thành viên là: Ấn Độ, Bang-la-det, Hàn Quốc, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Mông Cổ, Miến Điện, Nhật Bản, Niu-di-lân, Pa-kis-tant, Phi- lip-pin, Sing-ga-po, Sri-lanka, Thái Lan, Úc, Trung Quốc và Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của RCA là: - Duy trì hoà bình và sự ổn định xã hội, chính trị trong vùng, mang đến cho nhân dân sự tin tưởng về việc bảo đảm an toàn vì đó là điều kiện cơ bản cho các hoạt động phát triển kinh tế. - Phát triển kinh tế, đặc biệt thông qua công nghiệp hoá và tạo ra sự bình đẳng cho nhân dân trong vùng để cải thiện mức sống của nhân dân. - Phát triển và áp dụng KH&CN của các quốc gia trong vùng, cung cấp giải pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề khó khăn cho các nước khác nhau trong việc xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia của họ. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển của RCA: Đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thực phẩm. Chăm sóc sức khoẻ. Phát triển công nghiệp. Năng lượng nguyên tử và an toàn hạt nhân. Bảo vệ môi trường. Việt Nam trở thành thành viên của RCA từ năm 1981. Cho đến nay, Việt Nam tham gia hàng trăm dự án của RCA. c) Giới thiệu về FNCA Năm 1990, Nhật Bản khởi xuớng và là nước tài trợ chính cho Chương trình hợp tác hạt nhân Châu Á. Việt Nam chính thức tham gia Chương trình này từ năm 1996. Tại Hội nghị lần thứ 10, năm 2000 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, các nước thành viên đã nhất trí đổi tên Chương trình này thành Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (Forrum for Nuclear Cooperation in Asia), viết tắt là FNCA. Hiện nay có 10 nước tham gia FNCA là: Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xia, Bang-la-det và Việt Nam. Tầm nhìn của FNCA : “FNCA phải được công nhận như là một cơ chế hiệu quả đối với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thông qua hợp tác vùng một cách tích cực trong lĩnh vực sử dụng hoà bình và an toàn công nghệ hạt nhân” Các mục tiêu của FNCA: Đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc sử dụng an toàn công nghệ hạt nhân; Sử dụng công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực mà ở đó công nghệ này có những lợi thế khác biệt; Đáp ứng nhu cầu của các nước thành viên FNCA. 2. Hợp tác song phương: Đến nay, Việt Nam đã ký 7 hiệp định hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ về hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 25/3/1986 đã gia hạn lần thứ 3. - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 20/11/1996. - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa về hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 25/12/2000. - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ác-hen-ti-na về hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 19/11/2001. - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 27/3/2002. 11
  12. - Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp về phát triển sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 12/11/2009. - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về hợp tác phát triển và sử dụng NLNT vì mục đích hoà bình, ký ngày 20/01/2011. Ngoài ra, còn có: - Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác xât dựng NMĐHN trên lãnh thổ Việt Nam, ký ngày 31/10/2010; - Thỏa thuận gữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về hợp tác xât dựng dự án NMĐHN Ninh Thuận 2 ở CHXHCN Việt Nam, ký ngày 30/10/2011. - Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, ký ngày ngày 30/3/2010, 3. Tham gia điều ước quốc tế liên quan đến NLNT a. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký, tham gia - Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), ký năm 1982; - Hiệp định Thanh sát hạt nhân (Safeguard), ký năm 1989; - Công ước Thông báo nhanh sự cố hạt nhân, ký năm 1987; - Công ước Trợ giúp khi có sự cố hạt nhân, ký năm 1987; - Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân vùng Đông Nam Á, ký năm 1995; - Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT), ký 1997 và đã phê chuẩn 2006; - Nghị định thư bổ sung ký 8/2007, chưa phê chuẩn; - Công ước An toàn hạt nhân, tham gia tháng 4/2010; -Nghị quyết 1540 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; -Nghị quyết 1373 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; -Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh các nguồn phóng xạ của IAEA; -Hướng dẫn xuất nhập khẩu các nguồn phóng xạ của IAEA; -Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân do Nga và Mỹ khởi xướng. b. Một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đang nghiên cứu tham gia - Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Phần sửa đổi; - Công ước chung về An toàn quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và An toàn quản lý chất thải phóng xạ; - Công ước quốc tế về trừng trị các hành động khủng bố hạt nhân; - Phê chuẩn Nghị định thư bổ sung ký 8/2007; - Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ đề xuất. c. Giới thiệu một số điều ước quốc tế 12
  13. * Một số nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc i) Nghị quyết 1540 Tháng 4 năm 2004, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã phê chuẩn Nghị quyết 1540. Nghị quyết đề cập đến vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học) và các chủ thể phi nhà nước. Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải chấp nhận và thực thi một cách có hiệu quả pháp luật nhằm ngăn cấm các chủ thể phi nhà nước chế tạo, thu nhận, sở hữu, phát triển, vận chuyển hay sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt cho mục đích khủng bố. Quốc gia phải thiết lập hệ thống kiểm soát để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm thiết lập hệ thống kiểm soát các vật liệu liên quan. Để làm được điều này, quốc gia buộc phải thực hiện các biện pháp kế toán và kiểm soát khác nhau, như bảo vệ thực thể, kiểm soát biên giới, chống buôn bán bất hợp pháp, và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu. ii) Nghị quyết 1373 Nghi quyết này được thông qua năm 2001. Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia nhanh chóng trở thành thành viên của các công ước và nghị định thư quốc tế liên quan đến chống khủng bố. Một trong các công ước này là Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhu cầu tăng cường đối phó toàn cầu đối với thách thức về việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân, với hàm ý rằng các quốc gia cần xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia * Một số sáng kiến, cơ chế quốc tế i) Sáng kiến Khuôn khổ quốc tế về hợp tác NLHN (IFNEC) và Sáng kiến Giảm thiểu đe đoạ hạt nhân toàn cầu (GTRI) Các sáng kiến này do Hoa Kỳ đưa ra, nhằm loại bỏ việc sử dụng uranium độ giàu cao trong các chương trình hạt nhân dân sự; thành lập các trung tâm dịch vụ nhiên liệu hạt nhân quốc tế; hạn chế số các nước có khả năng làm giàu uranium, tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng… Tất cả các sáng kiến này đều nhằm ngăn chặn việc sử dụng uranium độ giầu cao và khả năng sở hữu, sử dụng plutonium vào chế tạo vũ khí hạt nhân. ii). Một số cơ chế về kiểm soát xuất nhập khẩu Sáng kiến Cảng lớn (Megaport) do Mỹ khởi xướng,… nhằm kiểm sóat xuất nhập khẩu vật liệu, công nghệ hạt nhân, sinh học, hoá học trong đó có các mặt hàng lưỡng dụng; ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các mặt hàng này. Có ý kiến cho rằng đây là một phương thức để Hoa Kỳ tiếp cận thông tin xuất nhập khẩu của các quốc gia, trong đó có các hạng mục quan trọng, nhậy cảm và chiến lược phát triển và quốc phòng của quốc gia đó. iii). Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân (GICNT) Ngày 15/7/2006, Tổng thống Bush và Tổng thống Nga Putin đã khởi xướng Sáng kiến toàn cầu chống khủng bố hạt nhân tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại Saint Petersburg, Nga. Đây được coi là một cơ chế quốc tế nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ vật liệu hạt nhân. Sáng kiến này bao gồm các mục tiêu sau: - Tập hợp các kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn từ các lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố hạt nhân; - Kết hợp các năng lực và nguồn lực để tăng cường các cơ chế toàn cầu nhằm chống khủng bố hạt nhân; - Cho phép các quốc gia đối tác có cơ hội chia sẻ thông tin và kiến thức chuyên môn 13
  14. mà không bị ràng buộc về pháp lý. iv) Cơ chế Đối tác toàn cầu G8 chống phổ biến vật liệu và vũ khí huỷ diệt hàng loạt Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tổ chức tại Kananaskis (Canada) tháng 6/2002, các quốc gia G8 đã khởi xướng Sáng kiến Đối tác toàn cầu G8 chống phổ biến vật liệu và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đây được coi là cam kết của cộng đồng quốc tế cung cấp tài chính để bảo đảm an ninh cho các vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Nga và các quốc gia khác. Theo khuôn khổ của Sáng kiến này, các quốc gia G8 sẽ tiến hành các dự án hợp tác hỗ trợ. Các dự án này sẽ bắt đầu từ Nga, nhằm thúc đẩy không phổ biến và giải trừ vũ khí, đấu tranh chống khủng bố, tằng cường an toàn và an ninh hạt nhân. Quan tâm chính của Cơ chế này là: phá hủy vũ khí hóa học, tháo dỡ các tàu ngầm hạt nhân đã ngừng hoạt động, loại bỏ vật liệu phân hạch và không tuyển dụng các nhân viên nghiên cứu trước đây vào làm việc trong lĩnh vực vũ khí. v) Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) là sự đối phó lại với những thách thức ngày càng tăng của việc phổ biến vũ khí hủy diệt (WMD), các hệ thống phóng chúng và các vật liệu liên quan trên khắp thế giới. PSI được xây dựng trên các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả những hiệp ước và cơ chế hiện có, nhằm ngăn chặn việc phổ biến WMD, các hệ thống phóng chúng và các vật liệu liên quan. PSI phù hợp và là một bước thực hiện Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tháng 1/1992 khẳng định rằng việc phổ biến tất cả các loại WMD tạo nên một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế, và nhấn mạnh nhu cầu đối với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc ngăn chặn sự phổ biến đó. PSI cũng phù hợp với những tuyên bố gần đây của nhóm G8 và Liên minh châu Âu bằng việc khẳng định rằng những nỗ lực cụ thể và chặt chẽ hơn là cần thiết để ngăn chặn việc phổ biến WMD, các hệ thống phóng chúng và các vật liệu liên quan. Các bên tham gia PSI quan ngại sâu sắc về những mối đe dọa này và sự nguy hiểm hơn nếu WMD, các hệ thống phóng chúng và các vật liệu liên quan có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố, và đã cam kết cùng nhau hành động để chặn đứng dòng vận chuyển chúng từ các quốc gia và các đối tượng phi nhà nước quan tâm đến phổ biến. PSI tìm kiếm sự tham tham gia trên một số năng lực nào đó của tất cả các quốc gia đã tham gia không phổ biến và khả năng, thiện ý, sẵn sàng tiến hành các bước tiếp theo để chặn đứng dòng vận chuyển WMD, các hệ thống phóng chúng và các vật liệu liên quan trên biển, trên không hoặc trên mặt đất. PSI cũng tìm kiếm sự hợp tác từ bất ký quốc gia nào mà tầu biển, cờ, cảng, lãnh hải, không phận, hoặc đất liền có thể được sử dụng vào mục đích phổ biến bởi các quốc gia và các đối tượng phi nhà nước quan tâm đến phổ biến. PSI đã đưa ra “Các nguyên tắc ngăn chặn.” * Một số điều ước quốc tế i). Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) Hiệp ước này gồm 3 nội dung chính là: - Chống phổ biến vũ khí hạt nhân: các nước không có vũ khí hạt nhân cam kết không sở hữu hoặc chế tạo vũ khí hạt nhân, chấp nhận cơ chế bảo đảm đối với các hoạt động hạt nhân dân sự; - Giải trừ vũ khí hạt nhân: các nước có vũ khí hạt nhân cam kết thương lượng để tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân; - Các nước có quyền sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. IAEA được 14
  15. giao theo dõi việc thực hiện NPT qua cơ chế bảo đảm và Nghị định thư bổ sung. ii) Công ước thông báo nhanh sự cố hạt nhân Công ước này được áp dụng trong trường hợp xảy ra bất kỳ tai nạn nào liên quan đến các cơ sở hoặc các hoạt động của các quốc gia tham gia Công ước, hoặc của các thể nhân và pháp nhân thuộc quyền tài phán hoặc hiểm soát của quốc gia đó, từ đó xuất hiện hoặc có thể xuất hiện sự thoát các vật liệu phóng xạ ra môi trường; và dẫn đến hoặc có thể dẫn đến sự lan truyền qua biên giới và có thể ảnh hưởng đến an toàn phóng xạ của quốc gia khác. Các cơ sở và các hoạt động nêu trên bao gồm: − Bất kỳ lò phản ứng đặt tại bất cứ nơi nào; − Bất kỳ một cơ sở chu trình nhiên liệu nào; − Bất kỳ một cơ sở quản lý chất thải phóng xạ nào; − Vận chuyển, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân hoặc chất thải phóng xạ; − Chế tạo, sử dụng, lưu giữ, chôn cất và vận chuyển các đồng vị phóng xạ dùng cho các mục đích nghiên cứu khoa học, y tế, nông nghiệp, công nghiệp; − Sử dụng các đồng vị phóng xạ cho sản xuất năng lượng trong các vật thể không gian. iii) Công ước trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc khẩn cấp phóng xạ Được phê chuẩn sau tai nạn Chernobyl ở Liên xô (cũ), Công ước này tạo ra một khuôn khổ quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia tham gia Công ước và IAEA nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trợ giúp kịp thời trong trường hợp có sự cố hạt nhân hoặc khẩn cấp phóng xạ. Công ước yêu cầu các quốc gia thông báo cho IAEA về khả năng sẵn có của họ về chuyên gia, thiết bị và vật tư cho việc trợ giúp. Trong trường hợp có yêu cầu trợ giúp, mỗi quốc gia quyết định xem liệu họ có thể đáp ứng sự trợ giúp đó không, cũng như quy mô và các điều kiện của sự trợ giúp đó. Việc trợ giúp có thể được tiến hành mà không tính đến chi phí và không kể các nhu cầu của các nước đang phát triển các các nhu cầu đặc biệt của các nước không có các cơ sở hạt nhân. IAEA là đầu mối liên hệ cho sự hợp tác đó thông qua việc chuyển thông tin, hỗ trợ các nỗ lực, và cung cấp các dịch vụ sẵn có. iv) Hiệp định Bảo đảm (thanh sát) Hiệp định này nhằm đặt quốc gia ký kết nằm trong hệ thống bảo đảm của IAEA. Mục đích của hệ thống bảo đảm của IAEA là đưa ra một sự đảm bảo đủ tin cậy cho cộng đồng quốc tế rằng vật liệu hạt nhân và các hạng mục đặc biệt khác không bị trệch hướng ra khỏi việc sử dụng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Hướng tới mục tiêu đó, các hệ thống bảo đảm bào gồm một số các thành phần có quan hệ với nhau như sau: v) Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) Các nước tham gia Hiệp ước cam kết không tiến hành thử vũ khí hạt nhân trong tất cả các môi trường. vi) Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Á Hiệp ước Băng-cốc cam kết bảo đảm khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, yêu cầu các quốc gia thành viên không phát triển, sản xuất hoặc tìm cách sở hữu hay kiểm soát vũ khí hạt nhân. Hiệp ước cũng yêu cầu các quốc gia thành viên ký Hiệp định bảo đảm hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế. vii) Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định Bảo đảm 15
  16. Từ năm 1991 IAEA đã bắt đầu chương trình củng cố và tăng cường tính hiệu quả của hệ thống thanh sát vũ khí hạt nhân khuôn khổ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Tháng 5/1997, Hội đồng Thống đốc của IAEA đã thông qua các biện pháp tăng cường, thực thi toàn diện dưới tên gọi Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định Bảo đảm. Với việc tăng cường các biện pháp giám sát được quy định trong Nghị định thư bổ sung, IAEA có thể thu nhận các thông tin toàn diện không chỉ đối với việc không chuyển hướng của những vật liệu hạt nhân đã khai báo hay việc sử dụng trái mục đích các điểm thuộc diện thanh sát, mà còn biết được bất kỳ hoạt động hay vật liệu hạt nhân nào chưa tuân thủ các thủ tục khai báo đã được Quốc gia cam kết trong Hiệp định Bảo đảm. viii) Công ước An toàn hạt nhân Công ước là văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên và cơ bản nhất về an toàn nhà máy ĐHN trên toàn thế giới. Công ước khuyến khích các quốc gia chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về các biện pháp bảo đảm an toàn hạt nhân, đồng thời có nghĩa vụ trao đổi với quốc gia láng giềng khi quốc gia đó yêu cung cấp thông tin về xây dựng cơ sở hạt nhân mới của mình. Công ước yêu cầu quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp để hoàn thiện hệ thống pháp quy nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng năng lượng hạt nhân và có thể đề xuất trợ giúp quốc tế trong việc nâng cao năng lực bảo đảm an toàn hạt nhân của quốc gia mình. Công ước An toàn hạt nhân có hiệu lực từ năm 1996. Tính đến tháng 8/2009 đã có 66 thành viên tham gia, trong đó hơn 30 nước đang có nhà máy điện hạt nhân, số còn lại là các nước có lò phản ứng nghiên cứu và có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tham gia Công ước An toàn hạt nhân, Việt Nam có thể nhận được thông tin, kinh nghiệm, sự hỗ trợ quốc tế của các nước có công nghiệp hạt nhân phát triển và của các tổ chức quốc tế. ix) Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và Văn kiện bổ sung Công ước nhấn mạnh tới yếu tố đảm bảo an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng như trong quá trình vận chuyển. Công ước này được mở ký năm 1980 và có hiệu lực năm 1987. Tính đến tháng 9/2009, đã có 142 thành viên tham gia. Tháng 7/2005, Công ước được sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ các cơ sở hạt nhân và vật liệu hạt nhân trong các hoạt động vì mục đích hòa bình, kể cả khi lưu giữ và vận chuyển. Bản sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được 2/3 quốc gia thành viên đã tham gia Công ước Bảo vệ thực thể năm 1980 phê chuẩn. x) Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân Công ước này chi tiết hóa các hành vi vi phạm liên quan đến việc sở hữu và sử dụng bất hợp pháp vật liệu phóng xạ hay các thiết bị phóng xạ, và việc sử dụng hay phá hoại các cơ sở hạt nhân. Các quốc gia thành viên của Công ước sẽ phải phê chuẩn các biện pháp cần thiết để hình sự hóa các hành vi vi phạm này. Công ước cũng yêu cầu "các quốc gia thành viên phải hết sức nỗ lực để đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo việc bảo vệ vật liệu phóng xạ, có tính đến các khuyến nghị của IAEA”. Công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2007. Tính đến ngày 08/12/2009, đã có 115 quốc gia ký và 62 quốc gia phê chuẩn. 4. Một số hỗ trợ quốc tế nổi bật cho phát triển ĐHN ở Việt Nam a. Hỗ trợ của IAEA Trong gia đoạn 2009-2011, IAEA hỗ trợ cho Việt Nam 3 dự án Viện trợ kỹ thuật trực 16
  17. tiếp phục vụ cho phát triển ĐHN ở Việt Nam, đó là Dự án VIE/4/015 "Phát triẻn cơ sở hạ tầng điện hạt nhân (Developing Nuclear Power Infrastructure)"; Dự án VIE/9/011 "Nâng cao năng lực xác định và đánh giá địa điểm xây dựng các cơ sở hạt nhân mới (Improving the Capability for the site Characterization and Evaluation of New Nuclear Installation)”; và Dự án VIE/9/013 "Tăng cường năng lực kỹ thuật của Cơ quan pháp quy An toàn hạt nhân và bức xạ (Strengthening the Technical Capacity of the Radiation and Nuclear Safety Regulatory Body)". Ngoài ra còn nhiều dự án vùng RCA. b. Hỗ trợ của Nhật Bản Nhật Bản liên tục tài trợ cho các khóa đào tạo kiến thức cơ bản về ĐHN cho các cán bộ của các đơn vị chuyên trách về ĐHN của Việt nam Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay vốn xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 2 Bước đầu tiên Nhật tài trợ hoàn toàn 552 tỷ đồng cho Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập hồ sơ phê duyệt địa điểm cho Dự án đầu tư NMĐHN Ninh Thuận 2 với Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) tại Hà Nội.Theo hợp đồng, JAPC sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn trong vòng 18 tháng. Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ với tổng giá trị khoảng 2 tỷ Yên (tương đương 552 tỷ đồng) do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản trực tiếp giải ngân. c. Hỗ trợ của Liên bang Nga: Nga đã cam kết cho vay Việt nam vay tín dụng 10 tỉ Đôla Mỹ để xây dựng 2 tổ máy của NMĐHN Ninh Thuận I. Nga cũng đã tiến hành thăm dò đánh giá địa điểm xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 và nhận sinh viên Việt Nam sang đào tạo về ĐHN tại Nga. VII. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐHN NINH THUẬN 1. Tình hình thực hiện a. Dự án NMĐHN Ninh Thuận 1 * Về việc lập Hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Hiện tại nhà thầu Liên danh Tư vấn E4-KIEP-EPT đang thực hiện công tác khảo sát địa chất; công tác địa hình thực hiện lập báo cáo và in bản đồ; công tác khí tượng thủy văn , khảo sát môi trường tiếp tục phân tích xử lý tài liệu thu thập được ngoài thực địa, phục vụ lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư. Ban Quản lý dự án (QLDA) đang tổ chức giám sát công tác khảo sát và hỗ trợ tư vấn thực hiện lập dự án đầu tư và Hồ sơ phê duyệt địa điểm theo hợp đồng đã ký, đồng thời làm việc với tư vấn về các nội dung có liên quan theo quy định của Hợp đồng. * Về tư vấn trợ giúp chủ đầu tư Gói thầu số 3: Dịch vụ tư vấn trợ giúp chủ đầu tư quản lý, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn lập Báo cáo khả thi (FS) và Hồ sơ phê duyệt địa điểm NMĐHN Ninh Thuận 1; thẩm tra hồ sơ trước khi trình phê duyệt; lập hồ sơ mời thầu, trợ giúp đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo lựa chọn nhà thầu EPC: Ban QLDA đã trình lên EVN Báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ quan tâm và đề xuất chọn danh sách ngắn; đang hoàn thiện Hồ sơ mời thầu để trình EVN. b. Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2 17
  18. * Về việc lập Hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Tư vấn JAPC của Nhật Bản hoàn thành công tác khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, khảo sát môi trường và tiếp tục phân tích xử lý tài liệu thu thập, phục vụ lập hồ sơ phê duyệt và dự án đầu tư. Ban QLDA đang tổ chức giám sát công tác khảo sát và hỗ trợ tư vấn thực hiện lập dự án đầu tư và Hồ sơ phê duyệt địa điểm theo hợp đồng đã ký. * Về tư vấn trợ giúp chủ đầu tư Thực hiện đồng thời với gói thầu số 3 Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2, Ban QLDA cũng đã trình EVN Báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ quan tâm và đề xuất chọn danh sách ngắn. Tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ mời thầu để trình EVN. 2. Các dự án phục vụ cho Dự án ĐHN Minh Thuận • Dự án hạ tầng phục vụ thi công Dự án ĐHN Ninh Thuận • Dự án Khu quản lý vận hành, khu chuyên gia và trụ sở Ban quản lý dự án • Dự án Trung tâm Quan hệ công chúng về ĐHN • Dự án Đào tạo nhân lực cho Dự án ĐHN Ninh Thuận • Dự án di dân tái định cư của Dự án ĐHN Ninh Thuận • Các công tác khác: - Về công tác thông tin, tuyên truyền về ĐHN; - Về cơ chế chính sách đặc thù quản lý và thực hiện Dự án ĐHN Ninh Thuận; - Lập tiến độ tổng thể thực hiện Dự án ĐHN Ninh Thuận. VII. ĐỀ ÁN THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 1.Mục tiêu: Tạo ra nhận thức và sự hiểu biết đầy đủ, đúng đắn của các tầng lớp xã hội và các tổ chức liên quan về tính chất, đặc điểm, sự cần thiết và lợi ích của điện hạt nhân trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và về yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh, góp phần duy trì và nâng cao sự đồng thuận của công chúng cho việc triển khai thực hiện thành công và đảm bảo an toàn, an ninh của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận cũng như cho phát triển điện hạt nhân một cách bền vững ở Việt Nam. 2. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân: Nội dung thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân bao gồm: a) Về phát triển điện hạt nhân - Đặc điểm, tính chất và lợi ích kinh tế - xã hội của điện hạt nhân; lịch sử, thành tựu, kinh nghiệm và xu hướng phát triển của điện hạt nhân trên thế giới; - Sự cần thiết phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; - Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển điện hạt nhân; 18
  19. - Chiến lược, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến 2030; - Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án điện hạt nhân tiếp theo. b) Về đảm bảo an toàn, an ninh - An toàn bức xạ, an toàn và an ninh hạt nhân, ứng phó sự cố hạt nhân; - Chu trình nhiên liệu hạt nhân, xử lý và quản lý chất thải phóng xạ; - Hệ thống quản lý nhà nước và các văn bản pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và phát triển điện hạt nhân; - Các bài học kinh nghiệm từ các sự cố hạt nhân trên thế giới; - Văn hóa an toàn hạt nhân. c) Về hợp tác quốc tế - Tham gia các điều ước quốc tế; - Hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam; Và các nội dung khác có liên quan. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2