intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Luật và chính sách môi trường - TS Nguyễn Chí Hiếu

Chia sẻ: Đặng Ngọc Cường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

482
lượt xem
134
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật và chính sách môi trường của TS Nguyễn Chí Hiếu giúp sinh viên ngành đào tạo quản lý môi trường hiểu về kiến thức luật bảo vệ môi trường Việt Nam. Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề bất cập từ nhận thức đến hệ thống tổ chức, chiến lược, quy hoạch, luật pháp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Luật và chính sách môi trường - TS Nguyễn Chí Hiếu

  1. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 1. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG LUẬT BVMT CỦA VIỆT NAM 1.1. THÁCH THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU THẾ KỶ XXI Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu 2000, Chương trình môi tr ường Liên Hợp quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ thứ 3, khi th ế gi ới đang ph ải gi ải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, gia tăng ch ất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy gi ảm tầng ozon, bi ến đ ổi khí h ậu, thì các vấn đề mới vấn tiếp tục nảy sinh, như tác đ ộng ti ềm tàng c ủa s ự phát tri ển và s ử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế hiểu bi ết và giải quyết hậu qu ả do ti ếp xúc với các hóa chất tổng hợp độc hại. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm nảy sinh m ối quan hệ ph ức t ạp gi ữa thương mại và môi trường. Tầm quan trọng của việc tìm ki ếm cầu n ối đúng đ ắn đ ể k ết hợp BVMT với tự do hóa thương mại được đặt ở vị trí cao trong các m ục tiêu của Hội nghị Thương mại toàn cầu (ƯTO) ở Seattle (Washington D.C) và cu ộc h ọp c ủa Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế ở Washington gần đây. Báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu 2000” c ủa UNDP đã làm rõ tính b ức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn ngay nguy c ơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: sự bi ến đổi c ủa khí hậu, suy gi ảm chất và lượng của tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa m ạc hóa. Ti ếp theo là hai vấn đề xã hội: sự tăng dân số và các biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa h ọc nhấn mạnh mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quy ển, đ ại dương, sự dịch chuyển các dòng hải lưu. Từ các vấn đề nêu trên, rõ ràng là các nước cần phải có đ ường l ối và chính sách đúng đắn hơn, thực tiến hơn đối với môi trường toàn c ầu và môi tr ường c ủa qu ốc gia mình, cũng như gia tăng sự nỗ lực sửa chữa các sai lầm về môi tr ường đã ph ạm phải. S ự thách thức này đặt ra cho nhân loại một vấn đề cơ bản nhất là làm th ế nào đ ể t ạo ra các nền kinh tế phát triển cùng với sự bảo vệ và phục hồi môi tr ường. Quá trình này đang được tiến triển và đã có nhiều giải pháp hữu hiệu. Việc ký kết Nghị định thư về an toàn sinh học Cartagena (Cartagena Protocol on biosafety), Ngh ị đ ịnh th ư Montreal v ề các ch ất làm suy giảm tầng ozon và nhiều hoạt động BVMT khác chứng tỏ rằng nhân lo ại đã h ợp lực quyết giữ cho môi trường và các hệ sinh thái lành mạnh. 1.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT * Những thách thức về môi trường trong thời gian tới Bước vào thế kỷ XXI, với sự tăng tốc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô th ị hóa, với hiện trạng và các xu thế diễn biến về môi trường trong các năm qua, n ước ta đương đầu với những thách thức môi trường lớn để phát triển bền vững: - Sự tăng dân số vẫn tiếp tục ở mức cao, theo các dự báo đến năm 2020 s ố dân nước ta xấp xỉ 100 triệu người. Tức là nước ta phải đảm bảo cuộc sống cho thêm gần 25 triệu người, tương đương với só dân trướcnăm 1945, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên thiên nhiên khác lại có xu thế suy gi ảm, gây ra m ột sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  2. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường - Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, thâm canh nông nghi ệp, v.v. đòi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên li ệu ngày càng to l ớn, cùng v ới luowngj ch ất thải ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, càng nhiều chủng loại đ ộc h ịa, sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái, chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, n ếu không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hữu hiệu tương xứng. - Các vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực và thương m ại Quốc tế ngày càng ảnh huởng lớn đến phát triển bền vững và BVMT ở nước ta. - Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhi ều vấn đ ề b ất c ập t ừ nhận thức đến hệ thống tổ chức, chiến lược, quy ho ạch, luật pháp, xs, k ếho ạch đ ầu t ư, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các ngành, đ ặc bi ệt là cán b ộ, công nhân viên ngành môi trường. Phân tích hiện trạng môi trường trong các năm gần đây và xu th ế di ễn bi ến môi trường trong thời gian tới, có thế xác định được 7 v ấn đ ề môi tr ường c ần ưu tiên gi ải quyết như sau: - Tàn phá rừng tự nhiên, xuống cấp chất lượng rừng; - Suy giảm đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước; - Thoái hóa môi trường đất; - Ô nhiễm môi trường nước do đô thị và công nghi ệp gây ra (n ước l ục đ ịa và n ước biển), đặc biệt là ở các điểm “nóng” như sông Đồng Nai, sông Cầu, v.v.; - Ô nhiễm bụi và khí SO2 trong môi trường không khí; - Bão, lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra nghiêm trọng; - Xử lý và thải bỏ chất thải rắn (đặc biệt là chất thải nguy hại); - Nước sạch và vệ sinh môi trường. Áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xu ất và x ử lý ô nhi ễm môi trường. Đảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm c ận v ới tiêu chu ẩn của các nước tiến tiến trong khu vực. Mục tiêu của Chiến lược BVMT để phát triển bền vững trong giai đo ạn t ới là tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú tr ọng sử d ụng h ợp lý tài nguyên thiên nhiên và cải thện môi trường, cụ thể là: - Phòng ngừa ô nhiễm: tăng cường năng lực quản lý, hoàn thi ện hệ th ống pháp lu ật đồng bộ và các chính sách hỗ trợ phòng ngừa ô nhi ễm, suy thoái và s ự c ố môi tr ường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về môi trường cho c ộng đ ồng. Xây d ựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị, khu công nghi ệp, nông thôn, các vùng sinh lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện b ảo t ồn, phát tri ển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, v.v. phục v ụ sự nghi ệp phát tri ển b ền v ững c ủa đất nước. Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân b ằng sinh thái, nâng tổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học (công viên, v ườn và khu b ảo t ồn Qu ốc gia) lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nước. - Cải thiện môi trường: Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, ch ất th ải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân c ư đông đúc. Cải tạo các đoạn sông, ao hồ, kênh mương đã bị ô nhiễm, các vùng đất b ị suy thoái, xanh Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  3. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường hóa môi trường đô thị, khu công nghiệp. Tăng cường phục hồi và tr ồng m ới r ừng, ti ến t ới đạt mức độ che phủ trên 40% diện tích cả nước vào năm 2010. Ph ấn đ ấu đ ến năm 2010 đảm bảo 90% dân số được dùng nước hợp vệ sinh và các hệ thốgn v ệ sinh đạt tiêu chu ẩn môi trường, xử lý về cơ bản các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi tr ường nghiêm tr ọng do hậu quả của chiến tranh để lại và do hoạt động sản xuất gây ra. 1.3. HIỆN TRẠNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG - Trước năm 1993 không có văn bản pháp quy về BVMT. - Văn bản páhp quy về cá thành phần môi trường không h ệ th ống, thi ếu đ ồng b ọ, từng văn bản không có các quy định cần thiết về BVMT. - Sự gắn kết với các công ước Quốc tế liên quan còn rất kém. - Tính hiệu lực của văn bản thấp. Các luật đã ban hành: - Luật đất đai - Luật bảo vệ sức khỏe của nhân dân - Luật bảo vệ và phát triển rừng - Luật về khoáng sản - Luật về dầu mỏ và khí đốt - Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Pháp lệnh thú y - Luật tài nguyên nước - Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ - Luật dầu khí Và các văn bản pháp quy liên quan khác. 2. LUẬT BVMT VIỆT NAM 2.1. LUẬT MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI * Quá trình hình thành Luật Quốc tế về môi trường Sự thừa nhận của quốc tế về đặc thù của vấn đề môi trường là không có tính ch ất biên giới Quốc gia và tuân thủ theo hệ thống hở đã dẫn đến việc phát tri ển Công pháp Quốc tế - Luật Quốc tế về môi trường. Việc ô nhiễm môi trường biển, môi tr ường n ước trên đất liền, ô nhiễm không khí, nạn mưa axit, suy thoái tầng ozôn, sa m ạc hóa, bi ến đ ổi khí hậu toàn cầu, việc thải các chất thải độc hại hay mua bán những hóa chất nguy hi ểm cho môi trường là những hiện tượng mang tính toàn cầu, không m ột quốc gia nào hay khu vực nào có đủ tiềm lực để giải quyết vấn đề, mà là những vấn đề của toàn Thế giới. * Lịch sử hình thành Luật quốc tế về môi trường Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  4. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường Vào những năm cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một số đi ều ước song ph ương và đa phương về một số vấn đề môi trường, mà chủ yếu nhằm vào việc gi ải quyết các v ấn đề về nguồn nước ở sông, hồ biên giới, giao thông thủy và các quyền đánh cá ở các sông, h ồ Quốc tế như sông Ranh và các sông Quốc tế khác ở Châu Âu. Các đi ều kho ản v ề môi trường trong các điều ước Quốc tế ngày thường đơn gi ản. Ví d ụ Đi ều 4 c ủa hi ệp ước v ề vùng nước biên giới giữa Anh và Mỹ năm 1990 chỉ quy định: “N ước sẽ không b ị gây ô nhiễm ở bờ phía bên kia và không gây hại cho sức khỏe c ủa con người và tào sản c ủa phía bên kia”. Đầu thế kỷ XIX, có một số điều ước về bảo vệ một số loài động vật có giá tr ị thương mại như công ước năm 1902 về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghi ệp và Hiệp ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài Hải cẩu có lông đã được ký k ết. Công ước Luân Đôn 1933 về bảo tồn và giữ gìn hệ động vật và thực vật. Công ước Washington 1940 v ề bảo vệ tự nhiên và giữ gìn đời sống hoang dã ở Tây Bán Cầu. Vào những năm 50 và 60, trước nguy cơ về hạt nhân và ô nhi ễm dầu đã xu ất hi ện các điều ước về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại do tai n ạn hạt nhân gây ra và Công ước Quốc tế 1954 về ngăn chặn ô nhiễm biển do dầu. Cuối những năm 60, một loạt điều ước Quốc tế về môi tr ường liên quan đ ến trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu và kiểm soát o nhi ễm dầu ở bi ển Bắc đã đ ược ký k ết. Công ước Châu Phi 1968 về bảo tồn thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được ký kết trong thời gian này. Từ năm 1970, đặc biệt là sau Hội nghị Liên Hi ệp Quốc v ề môi tr ường con ng ười được tổ chức tại Stockholm năm 1972, hàng trăm điều ước Quốc tế về môi trường hay liên quan đến môi trường đã được ký kết. Thời kỳ này cũng đánh d ấu s ự phát tri ển v ượt bậc của Luật Quốc tế về môi trường. Nhiều công ước Quốc tế quan trọng đã được ký kết như công ước về di sản tự nhiên thế giới, công ước Quốc tế về mua bán các loài đang bị đe dọa, công ước Luân Đôn về việc cải thiện chất thải rắn ra biển. Từ những năm 70, những công ước về môi trường đã được mở rộng rất nhiều. Từ chỗ chỉ xử lý v ấn đề môi trường qua biên giới đến chỗ xử lý ô nhiễm trên phạm vi toàn c ầu, t ừ ch ỗ ch ỉ b ảo t ồn các loài động, thực vật cụ thể nào đó đến chỗ bảo tồn hệ sinh thái, từ ch ỗ ch ỉ quy đ ịnh v ề kiểm soát việc đưa trực tiếp chất thải vào các sông, hồ Quốc tế đến việc xây dựng các quy chế quản lý toàn diện cả hệ thống ho ặc lưu vực sông Qu ốc t ế. Ch ỉ trong kho ảng th ời gian từ năm 1985 đến 1992 đã xuất hiện một số lượng đáng k ể nh ững đi ều ước v ề môi trường quan trọng được áp dụng trên phạm vi toàn cầu nh ư công ước Viên v ề b ảo v ệ tầng Ozon, Nghị định thu Montreal về các chất làm suy giảm t ầng Ozon, Ngh ị đ ịnh th ư v ề BVMT bổ sung cho hiệp ước Nam cực, Công ước Basel về việc vận chuyển qua biển giới các chất thải độc hại, ... Chỉ tính đến cuối năm 1992 đã có 840 văn b ản pháp lý Qu ốc t ế về môi trường hoặc liên quan đến môi trường. Một số nhận xét về thực trạng của Luật Quốc tế về BVMT - Luật Quốc tế về môi trường là một lĩnh vực tương đối m ới. Trong vài th ập k ỷ qua, nhiều điều ước Quốc tế đã được ký kết, nhiều tuyên bố, nghị quyết của các tổ ch ức liên chính phủ được thông qua có phạm vi áp dụng trên toàn cầu, khu vực và tiểu khu vực. - Luật Quốc tế về môi trường hiện nay được nhiều Quốc gia trên th ế gi ới cùng tham gia xây dựng. Điều này góp phần đẩy nhanh sự phát tri ển c ủa Luật Qu ốc t ế về môi trường. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  5. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường - Thực tế cho thấy, các quy định pháp lý Quốc tế về m ột lĩnh vực môi tr ường nào đó thường được hình thành sau khi có những vấn đề cấp bách n ổi lên. Đi ều này cũng th ể hiện tính chất đối phó của Luật Quốc tế về môi trường hiện nay. Các quy định của Luật Quốc tế về môi trường có xu hướng đi vào các v ấn đ ề c ụ thể như suy giảm tầng ozon, chuyển các chất thải qua biên gi ới, khi hậu bi ến đ ổi, gi ữ gìn sự đa dạng sinh học và ô nhiễm biển. - Việc tăng số lượng các văn kiện của Luật Quốc tế về môi trường có xu hướng đi cùng với các quy định và các tiêu chuẩn ngày càng cụ thể hơn và chặt chẽ hơn. - Các tiêu chuẩn được thông qua trên phạm vi toàn cầu nhìn chung không c ụ th ể và chặt chẽ như các tiêu chuẩn khu vực. - Các văn kiện pháp lý Quốc tế về môi trường ở m ỗi khu v ực rất khác nhau v ề phạm vi, nội dung và hiệu lực pháp lý. Châu Âu là khu v ực phát tri ển m ạnh nh ất v ề các quy định pháp lý về môi trường. Trong khi đó, Châu á và Châu M ỹ có r ất ít các quy đ ịnh khu vực. Cho đến nay vẫn chưa có văn kiện pháp lý Quốc tế nào bao gồm các quy ph ạm và nguyên tắc ràng buộc về việc bảo vệ mọi lĩnh vực môi tr ường trên ph ạm vi toàn c ầu mà mới chỉ có một số tuyên bố liên chính phủ đưa ra các nguyên t ắc chung mang tính ch ất khuyến nghị như: Tuyên bố Stockholm, 1972 về môi trường và con người; Hi ến ch ương thế giới về tự nhiên, 1982 và tuyên bố Rio, 1992 và Chương trình nghị sự 21, v.v. - Khía cạnh BVMT Quốc tế ngày càng hòa nhập vào Lu ật Qu ốc t ế v ề kinh t ế và thương mại. Xu hướng này thực ra đã xuất hi ện từ lâu. Nhi ều đi ều ước Qu ốc t ế đa phương về hợp tác Quốc tế kinh tế và thương mại đã bao gồm các điều khoản về môi trường. Tóm lại, mặc dù có một dáng vóc đồ sộ, bao gồm m ột số l ượng l ớn các đi ều ước Quốc tế, các tuyên bố, nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ và h ội ngh ị Qu ốc t ế thì Luật Quốc tế về môi trường vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. 2.2. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM BVMT bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản c ủa ho ạt đ ộng BVMT ở mỗi Quốc gia. Quá trình xây dựng của luật BVMT Việt Nam: Trong dự thảo chiến lược quốc gia về BVMT (1983-1986), đặc biệt trong Nghị định số 246/HĐBT của Chính phủ "Về việc đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử d ụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT" (1983-1985, công b ố ngày 20/9/1985), vi ệc so ạn thảo một văn bản có tính pháp lý về BVMT đã được đặt ra. Năm 1989, đề tài đã đưa ra dự thảo "Luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường". Trên cơ sở của dự thảo này, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà n ước đã thành lập một tổ soạn thảo Luật về môi tr ường, tổ soạn thảo đã trình ra Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển bền vững dự thảo " Luật BVMT" (Hội nghị đ ược tổ chức tại Hà nội, từ ngày 3 đến ngày 6/12/1990). Tháng 6/1991, Chính phủ thông qua kế hoạch quốc gia về môi tr ường và phát triển bền vững 1991-2000, trong đó đặt ra vấn đề phải nhanh chóng ban hành lu ật v ề BVMT. Ngày 27/12/1993, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật BVMT đ ầu tiên. Ch ủ t ịch n ước ký lệnh công bố luật và luật chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Với sự ra đời của Luật BVMT, hệ thống quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa phương và các cấp Bộ/ Ngành đã hình thành các ho ạt động qu ản lý nhà Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  6. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường nước về BVMT. ý thức trách nhiệm về BVMT của các cơ quan nhà n ước, các t ổ ch ức đoàn thể tư nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Những thành công nêu trên không chỉ ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái và sự c ố môi tr ường mà còn góp ph ần đáng kể cải thiện chất lượng môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật BVMT năm 1993 đã bộc lộ nhiều h ạn chế như: không đáp ứng kịp với đòi hỏi của môi tr ường trong đi ều ki ện kinh t ế xã h ội phát triển nhanh, tình hình quốc tế đã có nhiều biến động và thay đổi. Đặc bi ệt trong th ời kỳ chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất n ước và h ội nh ập Quốc tế đang diễn ra ngày càng sau rộng. Do đó, những đ ối t ượng, ph ương pháp đi ều chỉnh và nội dung quy định của Luật BVMT 1993 cho tới nay không cón đáp ứng yêu c ầu phát triển hiện tại và những năm tới. Như: - Luật BVMT Việt Nam năm 1993 không điều chỉnh môi trường xã hội. - Phạm vi điều chỉnh của Luật BVMT năm 1993 chỉ giới hạn ho ạt động qu ản lý đối với những hoạt động gây hệ quả môi trường như: suy thoái môi trường, ô nhiwmx môi trường và sự cố môi trường. - Luật BVMT Việt Nam năm 1993 chưa điều chỉnh các nguyên nhân gây h ậu qu ả môi trường, chưa đề cập đến các hoạt động về BVMT trong phát tri ển b ền v ững. Để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phạm vi đi ều ch ỉnh c ủa Lu ật c ần được mở rộng hơn. Phạm vi điều chỉnh của Luật cần được m ở r ộng bao trùn c ả nguyên nhân của hoạt động gây tác động xấu đến chất lượng môi tr ường và quá trình ho ạt đ ộng gây ra tác động đó, điều chỉnh kịp thời và trực ti ếp nguyên nhân gây ra tác đ ộng môi trường, chủ động khắc phục tình hình trước khi tác động xấu về môi trường xảy ra. Hoàn thiện pháp luật môi trường là đòi hỏi bức xúc của hoạt động BVMT c ủa Thế kỷ XXI. ở Việt Nam, Luật BVMT đã được điều chỉnh lại cho phù h ợp v ới tình hình m ới của đất nước cũng như Thế giới. Luật BVMT năm 2005 đ ược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được chủ tích nớc ký lệnh số 29/2005/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 về công bố Luật. 2.2.1. Nguyên tắc của Luật BVMT Việt Nam Luật. Luật BVMT Việt Nam năm 2005 được xây dựng trên m ột số nguyên tắc chính sau đây (Điều 4): - BVMT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm ti ến bộ xã hội đ ể phát triển bền vững đất nước, BVMT Quốc gia phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu. - BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, các nhân. - Hoạt động BVMT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính k ết h ợp v ới kh ắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình đ ộ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhi ễm, suy thoái môi tr ường có trách nhi ệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 2.2.2. Những điểm chính cần lưu ý trong Luật BVMT Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  7. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường 2.2.2.1. Về một số định nghĩa, khái niệm Theo cách xác định của Luật, thì “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đ ời s ống s ản xu ất, s ự t ồn t ại, phát triển của con người và sinh vật”. Như vậy, môi trường được hiểu chủ yếu là môi tr ường tự nhiên chịu sự tác động của hoạt động con người. Môi tr ường xã h ội, môi tr ường nhân văn được đề cập tới từ góc độ quan hệ với các ho ạt động của con người tác đ ộng lên môi trường tự nhiên. Như vậy, Luật BVMT chủ yếu nhằm điều chỉnh các m ối quan hệ ph ức tạp giữa các hoạt động của con người sao cho có lợi cho sức khỏe và đời sống, đ ảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa lợi ích của con người và c ủa c ả môi tr ường. Theo đó, “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hi ện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên c ơ s ở k ết h ợp chặt chẽ, hài hòa giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT”. Các thuật ngữ “Suy thoái môi trường”, “Ô nhiễm môi trường”, và “Sự cố môi trường” được hiểu một cách đầy đủ, ngắn gọn. Ba quá trình/ hi ện t ượng này có th ể liên quan chặt chẽ với nhau, có thể phát triển lần lượt từ suy thoái đến ô nhi ễm và cu ối cùng là sự cố. Nhưng chúng có thể xảy ra độc lập với nhau theo các trình t ự khác nhau: S ự c ố gây ô nhiễm, dẫn đến gây suy thoái môi trường hoặc ô nhiễm môi trường t ại m ột đi ểm hoặc đối với một thành phần dẫn đến suy thoái trên di ện rộng hơn ho ặc đ ối v ới nhi ều thành phần môi trường hơn. Đặc biệt, sự cố môi trường có thể có các ngu ồn gốc t ự nhiên liên quan tới các tai biến thiên nhiên (thiên tai), không kể các ngu ồn gốc nhân t ạo. Nh ưng không phải bất cứ thiên tai nào cũng dẫn đến sự cố môi trường, vì thế không thể nói đ ộng đất, bão lũ, v.v. là sự cố môi trường. Các thiên tai này chỉ tr ở thành sự c ố môi tr ường khi chúng thực sự gây tác hại cho môi trường theo quan điểm đã trình bày trong luật. 2.2.2.2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật BVMT 2005 Để điều chỉnh một số hành vi của xã hội, Luật BVMT đưa ra các m ức độ yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện, trong đó có mức độ “c ấm”. Rất nhi ều đi ều trong lu ật đ ều s ử dụng mức độ này. Điều cấm gây nhiều tranh luận nhất là “Cấm nhập khẩu, quá c ảnh chất thải dưới mọi hình thức”. Theo định nghĩa của Luật, “chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh ho ạt ho ặc ho ạt đ ộng khác”. áp dụng vào thực tế, điều này cho phép ngăn chặn tận gốc, ngăn ch ặn tri ệt đ ể m ọi hình thức nhập khẩu chất thải từ nước ngoài. Việc xuất, nhập khẩu các chất th ải kh ỏi các nước và khu vực đã trở thành phổ biến hiện nay. Nhiều n ước chậm phát tri ển, đang phát triển trên thực tế đã biến thành các bãi rác thải của các n ước phát tri ển ho ặc phát triển hơn. Về phương diện pháp luật, đây là điểm rất tích cực của Luật BVMT Việt Nam. Điều 7, Luật BVMT ghi: Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương ti ện, công c ụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài th ực vật, đ ộng v ật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về BVMT. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất đ ộc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  8. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán b ức x ạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. 7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh v ật và h ệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu t ố đ ộc h ại v ượt quá tiêu chuẩn cho phép. 12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động BVMT. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà n ước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc bi ệt nguy hi ểm v ề môi tr ường đ ối v ới s ức khỏe và tính mạng con người. 15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định của pháp luật”. 2.2.2.3. Hợp tác Quốc tế và BVMT Luật BVMT của Việt Nam có riêng một chương nói về hợp tác Quốc tế và BVMT (Chương XII). Đây là một yêu cầu khách quan vì sự nghiệp BVMT c ủa Vi ệt Nam không thể tách rời sự nghiệp BVMT của thế giới – “ngồi nhà chung của chúng ta”. Các điều ước Quốc tế có lợi cho BVMT toàn caauf, môi trường khu v ực và môi tr ường trong n ước đ ược ưu tiên xem xét để ký kết hoặc gia nhập. Đồng thời, các đi ều ước Qu ốc t ế v ề môi tr ường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên phải được thực hiện đầy đủ. Điều 120, Luật BVMT Việt Nam năm 2005 đã nêu rõ vấn đề m ở rộng h ợp tác Quốc tế về BVMT như sau: - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm nâng cao năng l ực và hi ệu qu ả công tác BVMT trong nước; nâng cao vị trí, vai trò c ủa Vi ệt Nam v ề BVMT trong khu v ực và qu ốc tế. - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân l ực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các ho ạt đ ộng khác trong lĩnh vực BVMT. - Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn việc phát triển và sử dụng hợp lý, có hi ệu qu ả các nguồn lực hợp tác quốc tế về BVMT. - Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng và khu vực đ ể giải quyết các vấn đề quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT có liên quan. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  9. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường 2.2.3. Cấu trúc và nội dung của Luật BVMT Việt Nam 2.2.3.1. Cấu trúc và nội dung của Luật BVMT Việt Nam - Luật BVMT 2005 bao gồm lời nói đầu, 15 ch ương với 136 điều khoản (Luật BVMT 1993 có 7 chương và 55 điều). Luật BVMT 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; đ ược chủ tích nước ký lệnh số 29/2005/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 về công bố Luật. Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật BVMT năm 1993 tăng 8 chư ơng, 81 điều. Tất cả các chương, điều của luật BVMT năm 1993 đều sửa đổi, bổ sung, cụ thể: Chương I. Những quy định chung: Gồm 8 điều (từ điều 1 đến điều 7) quy đ ịnh phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; những nguyên tắc BVMT; chính sách BVMT; những hoạt động được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm. Chương II. Tiêu chuẩn môi trường: - Gồm 5 điều (từ điều 8 đến điều 13) quy định về nguyên tắc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn môi tr ường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi tr ường Quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất l - ượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải và ban hành, công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường Quốc gia. Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT (từ điều 14 đến điều 27), gồm 3 mục: Mục 1. Đánh giá môi trường chiến lược Mục 2. Đánh giá tác động môi trường Mục 3. Cam kết BVMT Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - G ồm 6 đi ều (t ừ điều 28 đến điều 34) quy định về điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử d ụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ ĐDSH; bảo vệ và phát tri ển c ảnh quan thiên nhiên; BVMT trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát tri ển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi tr ường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường. Chương V. BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: G ồm 19 điều (từ điều 35 đến điều 49) quy định trách nhiệm BVMT của t ổ chức, cá nhân trong ho ạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; yêu cầu BVMT đối v ới khu, c ơ sở s ản xu ất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế, trong hoạt động xây d ựng, giao thông vận tải, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá và phế liệu, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, mai táng và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, d ịch v ụ gây ô nhi ễm môi tr - ường. Chương VI. BVMT đô thị, khu dân cư: Gồm 5 điều (từ điều 50 đến điều 54) quy định về quy hoạch BVMT đô thị, khu dân cư; yêu cầu BVMT đối với đô thị, khu dân cư tập trung; BVMT nơi công cộng; yêu cầu BVMT đối với h ộ gia đình và t ổ ch ức t ự qu ản về BVMT. Chương VII. BVMT biển, sông và các nguồn nước khác - Gồm 11 điều (từ điều 55 đến điều 65), gồm 3 mục: Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  10. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường Mục 1. BVMT biển (từ điều 55 đến điều 58). Mục 2. BVMT nước sông (từ điều 59 đến điều 62). Mục 3. BVMT các nguồn nước khác (từ điều 63 đến điều 65). Chương VIII. Quản lý chất thải - Bao gồm 20 điều (từ điều 66 đến đi ều 85), và chia làm 5 mục: Mục 1. Quy định chung về quản lý chất thải Mục 2. Quản lý chất thải nguy hại Mục 3. Quản lý chất thải rắn thông thờng Mục 4. Quản lý nước thải Mục 5. Quản lý kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bứcxạ. Chơng IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi tr ường, khắc phục nhiễm và phục hồi môi trường - bao gồm 8 điều (từ điều 86 đến điều 93). Mục 1. Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trờng Mục 2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường Chương X. Quan trắc và thông tin về môi tr ường - Bao gồm 12 điều (từ điều 94 đến điều 105) quy định về quan trắc, hệ thống, quy ho ạch hệ thống và ch ư ơng trình quan trắc môi trờng; chỉ thị môi trường; bảo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, quốc gia và tình hình tác động môi tr ường của ngành, lĩnh vực, thống kê, l ưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường và thực hiện dân chủ về BVMT. Chương XI. Nguồn lực BVMT - Gồm 12 điều (từ điều 106 đến đi ều 117) quy đ ịnh về tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về BVMT; phát tri ển khoa h ọc, công ngh ệ v ề BVMT; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi tr- ường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về BVMT; thuế, phí BVMT; ký quĩ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ BVMT; phát triển dịch vụ BVMT và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT. Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà n ước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về BVMT - Bao gồm 4 đi ều (từ điều 121 đến đi ều 124) quy định trách nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang b ộ, c ơ quan thu ộc Chính ph ủ, U ỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, chuyên trách về BVMT và trách nhi ệm c ủa Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong BVMT. Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu n ại, tố cáo và b ồi th ường thiệt hại về môi trường - Gồm 9 điều (từ điều 125 đến điều 134) và chia làm 2 mục. Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường Chương XV. Điều khoản thi hành - Bao gồm 2 điều (Điều 135 và điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. * Những điểm mới của Luật BVMT 2005 Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  11. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường 1. Cấu trúc: 15 Chương và 136 Điều So với 7 ch ương, 81 Điều (Luật BVMT 1993). 2. Tiêu chuẩn môi trường: Quy định giới hạn cho các chất, VSV và các yếu tố khác trong Môi trường. 3. Về phòng ngừa và tác động xấu đến môi trường: - Chủ động phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi tr ường là một ưu tiên. - Đánh giá MTCL cho các chiến lược, kế hoạch và dự án (điều 14) - Quy định cụ thể hơn cho ĐTM (điều 18) - Phải có cam kết BVMT (điều 24) 4. Về BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề 5. Về quản lý chất thải: Bổ sung quy định về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý các lo ại chất th ải rắn, lỏng, khí, v.v. (từ điều 66-85). 6. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: So với Luật BVMT năm 1993 thì Luật BVMT năm 2005 có phạm vi điều chỉnh cụ thể hơn, bao gồm "Các ho ạt đ ộng BVMT, chính sách, biện pháp, nguồn lực BVMT, quyền và nghĩa v ụ c ủa t ổ ch ức, h ộ gia đình và cá nhân trong BVMT" (Điều 1). 7. Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc c ơ bản (đi ều 4), chính sách BVMT (đi ều 5), các hoạt động BVMT được Nhà nước khuyến khích (điều 6) và các hành vi nghiêm cấm (điều 7). 8. Quy định về BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực nh ư: Công nghiệp (điều 35, điều 36, điều 37), xây dựng (điều 40), giao thông vận tải (điều 41), th ương mại (điều 42, điều 43), khai thác khoáng sản (điều 44), du lịch (điều 45), nông nghiệp (điều 46), thuỷ sản (điều 47). 9. Quy định về BVMT cụ thể đối với từng địa bàn, khu vực nh ư: Đô thị (điều 50, 51), khu dân cư tập trung (điều 51), nơi công cộng (điều 52), khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (điều 36), cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (điều 37), làng nghề (điều 38), biển (mục 1, chương VII), nước sông (mục 2, chương VII), công trình thủy lợi, hồ chứa nước (mục 3, chương VII). 10. Yêu cầu BVMT được quy đinh đối với toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển (mục 1 ch ương III); lập; phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư (mục 2 chương III) và trong quá trình hoạt động (Ch ương VIII, IX, X); trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (điều 67). 11. Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi tr ờng như: tiêu chuẩn môi trường (chương II), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT (chương III), quan trắc và báo cáo về môi tr ường (chương X), công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ, quỹ BVMT – chư ơng XI), thanh tra, kiểm tra BVMT (điều 125, điều 126). 12. áp dụng nhiều chế tài mới và mạnh hơn trong quản lý môi tr ường như: chỉ cấp phép đầu tư khi báo cáo ĐTM được phê duyệt (điều 22), chỉ được đưa công trình vào hoạt Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  12. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường động khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu về BVMT (điều 23), xử lý c ơ sở gây ô nhi ễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (điều 49), bồi th ường thiệt hại về môi tr ường (mục 2, chương XIV), bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi th ường thiệt hại về môi trường đối với một số hoạt động (điều 137). 13. Xã hội hoá mạnh mẽ và nâng cao vai trò của ng ười dân trong hoạt động BVMT như: cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình ĐTM (điều 21), khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia ho ạt đ ộng quản lý chất thải (điều 70) và hoạt động quan trắc môi tr ờng (điều 95), bảo đảm quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân (điều 104, điều 105), phát triển dịch vụ môi trường của mọi tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế về BVMT (đi ều 119), đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên (đi ều 124) và ng - ười dân trong BVMT. 14. Quy định trách nhiệm của các chủ thể trong BVMT như: trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi tr ường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (điều 121), Uỷ ban nhân dân các cấp (điều 122). 3. CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM 3.1.1. Các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo cần quán tri ệt trong xây d ựng Chiến lược BVMT Việt Nam Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản, thể hiện đường lối, chủ trương về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hi ện đ ại hóa ở nước ta: “Công tác môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là n ội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ tr ương và k ế ho ạch phát tri ển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là c ơ sở quan tr ọng đ ảm b ảo phát tri ển b ền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chính phủ đã cam kết vận dụng các nguyên tắc và n ội dung c ơ bản c ủa Ch ương trình nghị sự 21 vào điều kiện cụ thể ở nước ta: “Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhi ễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi tr ường và b ảo t ồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT và phát tri ển bền vững”. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và cam kết của Chính ph ủ, Chi ến l ược BVMT quốc gia 2001 - 2010 phải được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: - Mục tiêu và nội dung của chiến lược BVMT quốc gia không tách r ời m ục tiêu và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà nó ph ải là m ột b ộ ph ận c ấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, được xây dựng theo hướng phát tri ển b ền vững. - Chiến lược BVMT quốc gia phải dựa trên việc phân tích hi ện trạng và d ự báo xu thế biến động môi trường của đất nước, trong bối cảnh công nghi ệp hóa, hiện đ ại hóa. Đồng thời chiến lược BVMT quốc gia phải phù hợp với nguồn lực c ủa qu ốc gia, đ ược xây dựng trên cơ sở tiếp thu các bài học kinh nghi ệm c ủa các n ước, thu hút đ ược d ầu t ư của nước ngoài và là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các kế hoạch môi tr ường qu ốc gia trung hạn và ngắn hạn. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  13. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường 3.1.1.1. Các mục tiêu của chiến lược BVMT Tiêu chuẩn xác định mục tiêu chiến lược: + Cần thiết, cấp bách cho phát triển bền vững, căn cứ đánh giá và dự báo + Khả thi theo nguồn lực và các điều kiện khác + Tác động tích cực đến thực hiện bền vững khác. - Mục tiêu tổng quát: Không ngừng bảo vệ và c ải thi ện môi tr ường nh ằm nâng cao chất lượng sống và sức khỏe của nhân dân, đảm bảo sự phát tri ển bền vững c ủa đ ất nước. - Mục tiêu chiến lược: Tiếp tục phòng ngừa o nhi ễm, tăng c ường b ảo t ồn đa d ạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. - Các mục tiêu cụ thể: a) Phòng ngừa ô nhiễm: Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ và các chính sách hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm suy thoái và s ự c ố môi tr ường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về BVMT cho mọi cộng đồng. - Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các đô thị, khu công nghi ệp, nông thôn, các vùng sinh thái. - áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhi ễm môi trường. - Đảm bảo thực hiện được tiêu chuẩn về môi trường tiệm cận với tiêu chuẩn c ủa các nước tiên tiến trong khu vực. - Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. - Tăng cường khả năng quản lý đầu tư, pháp luật c ưỡng ch ế và các gi ải pháp h ỗ trợ để thực hiện bảo tồn, thực hiện bảo tồn, phát tri ển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: rừng, biển, trên cạn, dưới nước. - Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hi ện có như: tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, năng lượng và tài nguyên đa d ạng sinh học, v.v. phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. - Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái, nâng t ổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học (công viên, v ườn và khu b ảo t ồn qu ốc gia) lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nước. b) Cải thiện môi trường: Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản ch ất th ải r ắn, ch ất thải công nghiệp, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt ở các thành phố và khu dân c ư đông đúc. - Cải tạo các đoạn sông, ao hồ, kênh mương đã b ị ô nhi ễm, các vùng đ ất b ị suy thoái, xanh hóa môi trường đô thị, khu công nghiệp. - Tăng cường phục hồi và trồng mới rừng tiến tới đạt mức che phủ trên 43% di ện tích cả nước vào năm 2010. - Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường, xử lý về cơ bản các khu v ực b ị ô Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  14. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu qu ả c ủa chi ến tranh đ ể l ại và do ho ạt động sản xuất gây ra. 3.1.1.2. Các nội dung chủ yếu của chiến lược BVMT - Bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước - Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất - Bảo tồn đa dạng sinh học - BVMT không khí - BVMT đô thị và khu công nghiệp - BVMT nông thôn - BVMT biển, ven biển và hải đảo - BVMT vùng đất ngập nước - BVMT tự nhiên và di sản văn hóa - Sản xuất sạch hơn - BVMT gắn với phát triển kinh tế – xã hội vùng - BVMT gắn với phát triển cá ngành kinh tế - Nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường 3.1.1.3. Tổ chức thực hiện Chiến lược BVMT - Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường - Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong BVMT - Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư BVMT - Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường - Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của nước ngoài - Kết hợp Chiến lược BVMT quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - Lựa chọn ngành ưu tiên (Các chương trình hành động ưu tiên cao nh ất: các đ ịa bàn ưu tiên, ưu tiên theo thời gian) - Trách nhiệm và các cơ quan thực hiện - Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược BVMT 3.1.1.4. Mục tiêu và các nguyên tắc cần quán triệt trong xây dựng chính sách BVMT * Mục tiêu của chính sách đề ra nhằm phát triển bền vững, trong đó t ập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân theo tiê chuẩn nhất định + Tiêu chuẩn nhà ở + Têu chuẩn cây xanh Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  15. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường + Tiêu chuẩn năng lượng (Calories) + Tiêu chẩn năng lượng điện + Tiêu chuẩn dịch vụ + Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng - Nhất thể hóa BVMT môi trường trong kê hoạch phát triển Kế hoạch hóa BVMT phải là một điểm quan trọng của hệ thống phát tri ển b ền vững. Xây dựng các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống Thống kê - kế hoạch hóa. Chi phí môi trường được dựa vào phân tích GDP. - Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái đang bị suy thoái Đa dạng sinh học trên đất liền: Núi cao, trung du, đ ồng bằng, đ ất ng ập n ước, h ệ sinh thái, các hồ chưa, đầm lầy. Các hệ sinh thái biển, ven biển, đảo. - Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Xác định giá trị tài nguyên, giá trị sinh thái, chức năng sinh thái và môi trường Xác định giá trị thương mại, chi phí quản lý, chu trình sinh thái Sử dụng tiết kiệm, tái sử dụng nguyên liệu thải - Ngăn ngừa ô nhiễm và kiểm soát ô nhiễm Ngăn ngừa bằng các văn bản quy định pháp luật, quy phạm k ỹ thuật, h ệ th ống tiêu chuẩn Các chính sách khuyến khích, các chính sách kinh tế Các khâu: Khai thác, sản xuất, chế biến, vận chuyển, kho chứa, xử lý, bãi thải Các chất thải rắn, lỏng, khí độc hại, không độc hại Các nguồn hóa chất, chất phóng xạ Các nguồn vi sinh, sinh học - Quản lý các di sản văn hóa, cảnh quan tự nhiên Các di sản văn hóa đã được xếp hạng, di sản UNESCO, các cảnh quan thiên nhiên, các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia, công viên. - Giảm tối thiểu tốc độ tăng dân số Quản lý gia tăng dân số, chính sách phát triển dân số theo từng vùng, qu ản lý dân số theo cơ chế quản lý kinh tế, tái định cư xây dựng vùng kinh tế mới, phân b ố l ực l ượng sản xuất, quy hoạch dân cư. Chính sách được đề ra trên các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  16. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường Nguyên tắc này đã được quy định trong Luật BVMT (Điều 4 - Luật BVMT VN 2005), đòi hỏi những người gây ô nhiễm phải chi trả những chi phí cho việc kh ống chế ô nhiễm, làm sạch, hoặc phải bồi thường thiệt hại cho người phải chịu. Về th ực ch ất, đây là sự kết hợp biện pháp quản lý với biện pháp kinh tế nhằm giải quyết những mâu thu ẫn thường xảy ra giữa người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm. Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền Nguyên tắc này dựa trên cơ sở yêu cầu lợi ích thu được từ sử dụng tài nguyên phải phù hợp với chi phí cần thiết cho việc sử dụng ấy. Chi phí này bao gồm các chi phí c ần thiết không chỉ cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên mà còn cả các chi phí có liên quan tới khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cùng với chi phí cho vi ệc s ử d ụng d ự ki ến trong tương lai. Người sử dụng phải chịu 3 loại chi phí sau đây: - Loại chi phí sản xất trực tiếp (nguyên vật li ệu, năng lượng sử d ụng tr ực ti ếp cho quá trình sản xuất của người sử dụng). - Loại chi phí kiểm soát thiệt hại (chi phí cho việc phòng tránh và ki ểm soát ô nhiễm). - Loại chi phí cho người sử dụng tương lai (trách nhi ệm của người tiêu dùng hi ện tại đóng góp cho người sử dụng tương lai). Nguyên tắc 3: Phòng ngừa và ngăn chặn Nguyên tắc này chủ trương ngăn ngừa và làm gảm nhẹ những căng th ẳng (stress) về môi trường trước khi xuất hiện những biểu hiện rõ ràng về thi ệt h ại môi tr ường. Theo Điều 4, Luật BVMT thì: “Hoạt động BVMT phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường”. Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng Nguyên tắc này xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: “BVMT là s ự nghiệp của toàn dân” và “muốn phát triển lâu bền phải làm cho toàn xã h ội đ ược giáo d ục và thông tin đầy đủ để tham gia có hiệu quả bằng việc thay đổi nhận thức trách nhi ệm và hành động với lòng nhiệt tình trong giải quyết các vấn đ ề môi tr ường và phát tri ển”. Nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam là một hệ thống tổ chức xã hội phát huy hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng, nhằm huy động m ột cách có hi ệu qu ả ngu ồn l ực để giải quyết những vấn đề có lợi ích về thiên nhiên và môi trường chung. Nguyên tắc 5: Khuyến khích hỗ trợ Sự khuyến khích, hỗ trợ ở đây được hiểu chủ yếu là từ phía Nhà n ước. Sự khuyến khích, hỗ trợ này trong thời gian nhất định có thể đồng nghĩa với sự bao cấp c ủa ngân sách Nhà nước chi cho mục đích BVMT, mang tính chất chỉ tiêu công c ộng nh ư các kho ản chi cho an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, v.v. Nghĩa là kho ản chi cho nhu c ầu công c ộng mà cá nhân hay từng nhóm cộng đồng trong xã h ội vì nh ững lý do khác nhau không th ể hoặc không muốn quan tâm. Trách nhiệm của nhà nước trong những tr ường h ợp này ho ặc là đáp ứng nhu cầu chi hoặc là hỗ trợ ban đầu nhằm khuyến khích s ự tham gia đóng góp của các cá nhân, các cộng đồng cho mục tiêu BVMT. 3.2. CÁC CÔNG CỤ THỰC HIÊN CHÍNH SÁCH * Luật pháp:Luật, các văn bản dưới luật, các quy phạm kỹ thuật. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
  17. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Luật & Chính sách môi trường * Thể chế và tổ chức: Cơ chế quản lý hành chính, quản lý kinh tế, kế hoạch hóa theo tổ chức, theo ngành dọc, ngành ngang và c ơ chế hợp tác gi ữa các ngành ở trung ương và địa phương. * Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, đa phương, song phương về môi trường, về thương mại, về kinh tế, về đào tạo, v.v. liên quan đ ến môi trường, hợp tác theo dự án, theo chương trình. * Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), monitoring, ki ểm tram ki ểm soát, kiểm toán, thanh tra Đánh giá tác động môi trường vf ra quyết định thẩm định ki ểm soát ô nhi ễm v ẩ bản xác nhận kiểm soát ô nhiễm, cấp giấy phép hoạt động, nhãn sinh thái theo sản phẩm. Thiết lập mạng monitoring cơ bản và labô phân tích, định kỳ ki ểm tra, thanh tra, kiểm soát ô nhiễm, kiểm toán môi trường. * Các công cụ kỹ thuật, tiêu chuẩn: Chính sách đầu tư các điều kiện kỹ thuật phục vụ quản lý, kỹ thuật viên cơ sở, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu. * Các công cụ kinh tế như phí, lệ phí, quỹ môi trường, v.v. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Dũng. Bài giảng “Luật và chính sách BVMT Việt Nam”. Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 2004. 2. Nguyễn Trường Giang. Môi trường và Luật quốc tế về Môi trường. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996. 3. Lưu Đức Hải. Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh. Quản lý môi trường cho sự phát tri ển bền vững. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2005. 5. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng. Chiến lược và chính sách môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 6. Võ Quý. Tổng quan về những vấn đề môi trường ở Vi ệt Nam. Chính sách và công tác môi trường ở Việt Nam. Hà Nội, 1997. 7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Chiến lược Quốc gia về BVMT Việt Nam thời kỳ 2000-2010. Báo cáo của Bộ Khoa học, Công ngh ệ và Môi tr ường trình Chính phủ, 1999. 8. Các quy định pháp luật về môi trường, tập 1. NXB Chính trị Qu ốc gia. Hà Nội, 1996. Thực hiện: Th.S Nguyễn Chí Hiểu 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2