intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Thực trạng giống vật nuôi ở Việt Nam và định hướng phát triển

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

68
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành chăn nuôi đang đứng trước một thách thức lớn khi phải thực hiện các điều ước quốc tế khi hội nhập TPP, AFTA. Chăn nuôi nước ta cần phải nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm mới đủ sức đứng vững thị trường nội địa và cạnh tranh quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Thực trạng giống vật nuôi ở Việt Nam và định hướng phát triển

  1. THỰC TRẠNG GIỐNG VẬT NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
  2. THỰC TRẠNG GIỐNG VẬT NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giống cây trồng, vật nuôi có vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều quốc gia đã tạo ra đƣợc nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có nhiều ƣu điểm để tăng năng suất, chất lƣợng, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ƣu thế trong sản xuất nông nghiệp. Song song với đó là việc tăng cƣờng công tác quản lý giống, tạo ra một hệ thống quản lý giống đồng bộ ở mỗi quốc gia. Chăn nuôi của nƣớc ta trong những năm qua bình quân tăng trƣởng 5-6%/năm, đáp ứng cơ bản thực phẩm cho nhu cầu trong nƣớc. Đàn lợn đạt gần 27 triệu con, gia cầm đạt gần 310 triệu con, đại gia súc gần 8 triệu con, gần 01 triệu đàn ong, sản lƣợng đạt trên 4 triệu tấn thịt hơi các loại, trên 7 tỷ quả trứng và gần 400 ngàn tấn sữa. Ngành chăn nuôi đã có những bƣớc đột phá, nhiều tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đƣợc áp dụng trong sản xuất, năng suất chăn nuôi theo hƣớng tăng dần, giá thành sản phẩm đƣợc hạ dần và đang trong tiến trình tái cơ cấu để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập Quốc tế. Ngành chăn nuôi thƣờng xuyên đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phƣơng, có nhiều văn bản hƣớng dẫn để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hợp tác Quốc tế về kiểm soát dịch bệnh, môi trƣờng và VSATTP đƣợc tăng cƣờng. Ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể vào tăng trƣởng nông nghiệp hàng năm; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân (với gần 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và trên 4 triệu hộ chăn nuôi lợn). Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tồn tại và những khó khăn, thách thức; trong đó công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập, chƣa có hệ thống giống hoàn chỉnh, nhận thức về công tác giống vật nuôi chƣa cao, thiếu quy hoạch vùng giống hoặc có quy hoạch nhƣng chƣa phù hợp, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, luôn đe dọa ngƣời chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao (70% về số lƣợng, 60% về sản phẩm), năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành sản phẩm còn cao, sản phẩm chăn nuôi chƣa có sức cạnh tranh. Việc quản lý, kiểm soát giết mổ và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều hạn chế, hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi chƣa đồng bộ để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi, chăn nuôi còn thiếu tính liên kết, nhận thức về chăn nuôi an toàn sinh học chƣa đƣợc đầy đủ, ngƣời dân chăn nuôi còn theo phong trào. Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng chƣa đƣợc thƣờng xuyên và thống nhất. Giá sản phẩm chăn nuôi thƣờng xuyên biến động, trong khi đó giá thức ăn còn cao nên phát triển chăn nuôi chƣa đƣợc bền vững, tăng trƣởng thiếu chiều sâu và không ổn định. Mặt khác, gần đây sản xuất chăn nuôi đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trƣờng nhƣ làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nƣớc, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trƣởng. Vì vậy, chất lƣợng giống và sự bền vững của tăng trƣởng giá trị chăn nuôi là vấn đề cần đƣợc quan tâm trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi đang đứng trƣớc một thách thức lớn khi phải thực hiện các điều ƣớc quốc tế khi hội nhập TPP, AFTA. Chăn nuôi nƣớc ta cần phải nâng cao chất lƣợng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm mới đủ sức đứng vững thị trƣờng nội địa và cạnh tranh quốc tế. 2
  3. Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện đƣợc mục tiêu trên là phải tổ chức lại sản xuất, cung ứng, quản lý và sử dụng con giống. Đây là một trong những khâu còn yếu trong quản lý nhà nƣớc hiện nay, cần đƣợc các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vào cuộc. Xuất phát từ yêu cầu khách quan nội tại của ngành chăn nuôi, thực hiện chủ trƣơng “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng” theo Nghị quyết đại hội đảng lần thứ XI, căn cứ vào định hƣớng của đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần phải đột phá đầu tiên vào giống cho chăn nuôi, muốn có giống tốt phải tăng cƣờng công tác quản lý giống. II. HIỆN TRẠNG GIỐNG VẬT NUÔI NƢỚC TA 2.1. Công tác quản lý giống vật nuôi 2.1.1. Xây dựng thể chế 2.1.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật - Pháp lệnh Giống vật nuôi đã giúp thống nhất quản lý giống vật nuôi, tuy nhiên một số nội dung của Pháp lệnh đã và đang không phù hợp với các Luật Chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm. Cần thiết phải rà soát, sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh Giống vật nuôi (xem Phụ lục 3). Giai đoạn 2010-2012 ngành chăn nuôi đã xây dựng khá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý giống vật nuôi đã có Pháp lệnh và Nghị định xử phạt nhƣng còn thiếu các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; nhiều địa phƣơng áp dụng các quy định của ngành trong xử lý các cơ sở chăn nuôi đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và ngƣời chăn nuôi. - Một số văn bản chính đã ban hành trong thời gian qua: + Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. + Thông tƣ số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 02 năm 2012 ban hành “Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần đƣợc bảo tồn”; + Thông tƣ số 49/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012 ban hành “Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh”; + Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 8/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi. + Hƣớng dẫn điều kiện tối thiểu đối với cơ sở ấp trứng hộ gia đình. 2.1.1.2. Chính sách phát triển Triển khai Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn (nay đã đƣợc sửa đổi thành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Tài chính đã ban hành: Thông tƣ số 06/2011/TT- BKHĐT ngày 06 tháng 4 năm 2011 hƣớng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ bổ sung cho doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn" và Thông tƣ số 84/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2011 hƣớng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, những chính sách này, sau khi ban hành chậm đi vào cuộc sống, khó thực hiện, thủ tục hành chính rƣờm rà, chƣa hấp dẫn đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực chăn nuôi nói chung và giống vật nuôi nói riêng. Nhóm chính sách kiểm soát dịch bệnh gồm: Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia 3
  4. súc, gia cầm, Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg, Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: sửa đổi, bổ sung điều 3 của Quyết định 142/2009/QĐ-TTg. 2.1.2. Tổ chức quản lý về giống vật nuôi - Chƣa thiết lập hệ thống mạng lƣới theo dõi giống trên toàn quốc. - Chƣa có một hệ thống đồng bộ để tham gia quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng. - Thiếu cán bộ chuyên ngành phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá giống vật nuôi. - Chƣa có các Trung tâm vùng để kiểm tra đánh giá chất lƣợng giống vật nuôi. - Cả nƣớc có 43 tỉnh thành có Trung tâm giống, nhƣng không đồng bộ, chƣa hoàn chỉnh về cơ sở vật chất về chủng loại giống và về cơ cấu giống phục vụ cho sản xuất, chƣa tập trung vào công tác chọn giống, nhân giống và phát triển giống. - Hàng triệu hộ sản xuất giống không đăng ký, chƣa đƣợc kiểm tra, giám sát. - Giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lƣợng, không an toàn dịch bệnh vẫn đƣợc lƣu thông. 2.1.3. Công tác quản lý một số giống vật nuôi chính 2.1.3.1. Quản lý về giống lợn - Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống giống hoàn chỉnh theo mô hình hình tháp trên toàn quốc. - Chƣa có quy hoạch vùng giống phù hợp với lợi thế vùng. Cơ sở giống lợn cụ kỵ, ông bà đã và đang đƣợc xây dựng tự phát, không theo định hƣớng (quy hoạch) của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. - Lợn đực giống phối trực tiếp trong chăn nuôi nông hộ (khoảng 50.000 con), khoảng 95% không đăng ký, trên 50% không đƣợc giám định, bình tuyển, đánh giá chất lƣợng giống. Một số địa phƣơng thực hiện giám định, bình tuyển, đánh giá chất lƣợng dựa vào tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn địa phƣơng, chƣa đƣợc thống nhất tiêu chuẩn trên toàn quốc. - Lợn đực giống sử dụng phối trực tiếp trong chăn nuôi nông hộ hầu nhƣ chƣa đƣợc kiểm tra năng suất cá thể. Hiện tƣợng ngƣời dân tự nhân giống vẫn phổ biến, làm tăng tỷ lệ đồng huyết dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đời sau sẽ thấp, ảnh hƣởng đến giá trị sản phẩm. - Nhiều địa phƣơng chƣa kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất tinh lợn giống. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho lợn nái mới chỉ đạt không quá 35%. - Chƣa có các cơ sở kiểm tra năng suất giống vật nuôi (độc lập, khách quan) ở các địa phƣơng. - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống chƣa thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở. - Chƣa xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý giống lợn thống nhất trong toàn quốc. - Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các giống lợn còn thấp, đặc biệt là số lƣợng con xuất chuồng/nái/năm còn quá thấp so với thế giới (12-13 con). 4
  5. 2.1.3.2. Quản lý về giống gia cầm - Đa số các cơ sở nhân giống và phát triển giống tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch và không thực hiện đăng ký theo quy định với chính quyền địa phƣơng. - Các cơ sở ấp trứng gia cầm sản xuất giống tự do không đƣợc kiểm tra đầu vào và kiểm soát đầu ra. - Con giống gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lƣợng vẫn lƣu thông, thiếu sự kiểm soát. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống chƣa thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở. - Đa số các hộ sử dụng gia cầm thƣơng phẩm để sản xuất và cung cấp con giống. - Chƣa có hệ thống giống hoàn chỉnh 4 cấp, chƣa xây dựng đƣợc mạng lƣới giống cung cấp cho sản xuất. - Chƣa có bộ giống gà thả vƣờn phù hợp cho mỗi vùng. Ở mỗi vùng ngƣời dân đang tự lai tạo là chính, chƣa phát huy đƣợc nguồn gen của mỗi địa phƣơng. 2.1.3.3. Quản lý về giống trâu, bò - Các văn bản về quản lý về đực giống đã ban hành, nhƣng chƣa đƣợc triển khai thực hiện triệt để. Công tác quản lý trâu, bò đực giống còn nhiều bất cập. Hiện tƣợng giao phối cận huyến còn diễn ra, ảnh hƣởng chất lƣợng giống (nhất là đàn trâu). - Chất lƣợng đàn bò đực để khai thác tinh chậm đƣợc cải tiến, tỷ lệ bò cái đƣợc thụ tinh nhân tạo còn thấp (21%). - Việc cải tiến chất lƣợng đàn bò thịt còn chậm. 2.2. Công tác bảo tồn 2.2.1. Công tác chọn tạo Ngoài Viện Chăn nuôi là một cơ sở chọn tạo giống vật nuôi rất bài bản, gần đây có nhiều cá nhân trên toàn quốc đã chủ động chọn lọc các giống gia súc, gia cầm "đặc sản" để nhân giống. Một mặt các cơ sở tự cung tự cấp giống để nuôi thƣơng phẩm bán kiếm lời với giá thành sản phẩm cao hơn các loại gia súc, gia cầm thông thƣờng, mặt khác bán giống cho các tổ chức, cá nhân khác nếu có nhu cầu. Nhiều mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo đƣợc nuôi tại Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long... do vậy không phải chỉ Hƣng Yên mới có gà Đông Tảo. Đây là cách làm tự phát theo cơ chế thị trƣờng, có "cầu" thì có "cung". Tuy cách làm này của một số cơ sở chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về công tác chọn tạo, nhân giống, lý do bởi số lƣợng quần thể gia súc, gia cầm không đủ lớn để phân dòng tạo giống dẫn đến các thế hệ sau dễ bị cận huyết, chất lƣợng con giống giảm sút sau một thời gian. Do chƣa có sự quan tâm đúng mức của cả cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp nên nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa hiện nay bị pha tạp rất nhiều. Ví dụ, gà Tiên Yên (Quảng Ninh) là một giống gà có chất lƣợng thịt thơm ngon vào bậc nhất của Việt Nam, nhƣng khi hỏi về đàn giống hoặc tìm mua đúng con gà Tiên Yên hiện nay rất hiếm. Việc chọn tạo nhân thuần đàn gà Tiên Yên hiện nay đang rất khó khăn do thiếu đàn gà thuần, mặt khác việc miêu tả con gà Tiên Yên thuần nhƣ thế nào cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau. Điều đáng mừng hiện nay là một số địa phƣơng đã quan tâm đến giống vật nuôi bản địa và tập trung vào nghiên cứu, giữ giống với sự phối hợp của Viện Chăn nuôi. Một số giống vật nuôi quý của Việt Nam đã và đang phát triển tốt nhƣ bò Nghệ An, Bình Định, lợn Móng Cái, gà Ri, gà Chọi, gà H'Mông, vịt Cổ Lũng,... 5
  6. 2.2.2. Công tác nuôi thích nghi giống ngoại Việc nuôi thích nghi liên quan nhiều đến các giống ngoại nhập và cả các giống vật nuôi đƣợc thuần hoá từ loài hoang dã. Thập niên 80- 90 là một thời kỳ có nhiều giống mới nhập vào nƣớc ta (bò Sind, các giống lợn, gà Lƣơng Phƣợng, gà Tam Hoàng, gà Ai Cập, Đà Điều, bồ câu Pháp, ngan Pháp, cá sấu, trăn,...). Điều đáng mừng là trình độ khoa học công nghệ của độ ngũ cán bộ rất cao nên các giống gia súc, gia cầm đã phát huy đƣợc khả năng sản xuất cao khi nhập vào nuôi tại nƣớc ta. Nhiều giống vật nuôi mới đã tạo ra hiệu quả kinh tế cao giúp ngƣời chăn nuôi yên tâm sản xuất. Đặc biệt phải nói đến giống gà Ai Cập, nhiều cơ sở chăn nuôi đã nhân giống hết thế hệ này, đến thế hệ khác mà tỷ lệ cận huyết rất thấp, điều đó chứng tỏ đàn gà Ai Cập nhập về nƣớc ta có độ thuần rất cao và có các gen trội về ngoại hình, năng suất. Đà điểu cũng là một giống vật nuôi đang đƣợc phát triển mạnh. Hiện nay có hai cơ sở nuôi giữ và nhân giống có quy mô lớn là Trại nghiên cứu Đà Điểu thuộc Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phƣơng và Trại đà điểu của Công ty KHATOCO (Khánh Hoà). Việc phát triển chăn nuôi đà điểu đã mang lại hiệu quả kinh tế do thịt đà điểu có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, mặt khác da đà điểu đã và đang là một mặt hàng có giá trị cao trong nƣớc và xuất khẩu, đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Ngoài ra, không thể không nhắc tới sự phát triển của bồ câu Pháp và ngan Pháp. Hai đối tƣợng vật nuôi này đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và chúng ta dễ nhận thấy sự thay thế dần các giống nội bằng các giống ngoại này trong sản xuất. Sự dễ nuôi, nhanh lớn, sinh sản tốt của bồ câu Pháp và ngan Pháp ai cũng phải công nhận, ngoại trừ tính tự kiếm ăn của chúng hầu nhƣ không có nên không phát triển đƣợc những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, do vậy nó khó trở thành giống vật nuôi xoá đói giảm nghèo. 2.2.3. Công tác lai tạo Trên cơ sở các giống vật nuôi trong nƣớc và các giống nhập ngoại, Việt Nam đã thành công trong việc cải tạo chất lƣợng đàn bò (Sind hoá, Zebu hoá), nâng cao thể vóc đàn bò thịt, đàn bò sữa (HF) của nƣớc ta. Về lợn lai kinh tế cũng có một thời đƣợc nhắc đi nhắc lại trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, lợn lai kinh tế đã thực sự là một cú hích trong chăn nuôi trong quá khứ và chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của các cặp lai hai máu, ba máu giữa lợn ngoại với lợn ngoại và lợn ngoại với lợn nội. Cả nƣớc hiện có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 nghìn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 nghìn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nƣớc). Đối với giống gà lông trắng, hầu nhƣ phải nhập của các công ty nƣớc ngoài, trung bình mỗi năm cả nƣớc nhập khoảng 2 triệu con giống. Hiện các công ty giống trên thế giới đều áp dụng công nghệ khai thác giống hình 4 tháp cấp cụ kỵ - ông bà - bố mẹ - thƣơng phẩm nhƣng Việt Nam nhập giống chủ yếu từ công đoạn ông bà - bố mẹ sản xuất ra con thƣơng phẩm, năng suất chƣa đáp ứng yêu cầu… 2.3. Danh mục giống vật nuôi Nền tảng Danh mục giống vật nuôi đƣợc ban hành theo Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục Giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh. Từ năm 2005, Bộ trƣởng đã ban hành nhiều Quyết định và Thông tƣ để bổ sung giống vật nuôi vào Danh mục, cụ thể: 6
  7. - Quyết định số 42/2007/QĐ-BNN ngày 16/5/2007 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung giống vật nuôi vào Danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNN; - Quyết định số 3205/QĐ-BNN-CN ngày 17/10/2008 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh; - Quyết định số 4004/QĐ-BNN-CN ngày 16/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh; - Quyết định số 2074/QĐ-BNN-CN ngày 23/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. - Thông tƣ số 01/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/01/2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh"; - Thông tƣ số 33/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh"; - Thông tƣ số 58/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/8/2011 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam"; - Thông tƣ số 49/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh"; - Thông tƣ số 18/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/3/2013 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành "Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam"; - Thông tƣ số 18/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/6/2014 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất kinh doanh. Một số giống vật nuôi sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam: * Giống bò: - Các giống bò nội: Bò Vàng, bò Mèo (bò H’Mông), bò U đầu rìu, bò Phú Yên, - Các giống bò sữa ngoại: Holstein Friesian, Jersey, - Các giống bò thịt: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Crimousine, Simmental, Charolaise, Hereford, Santagestrudis, Bland Blue Belgium (BBB). * Giống trâu: Trâu nội, trâu Murrah * Giống dê: - Các giống dê nội: Dê Cỏ, dê Bách Thảo và các giống dê nội khác, - Các giống dê ngoại: Saanen, Alpine, Jumnapari, Barbari, Beetal, Boer. * Giống ngựa: - Ngựa nội, ngựa Carbardin, các giống ngựa đua, ngựa kéo xe. * Giống thỏ: 7
  8. - Các giống thỏ nội: thỏ Đen, thỏ Xám và các giống thỏ nội khác; - Các giống thỏ ngoại: thỏ New Zealand, California, Hungari, Panon... * Giống lợn: - Các giống lợn nội: Ỉ, Móng Cái, Mƣờng Khƣơng, Lang Hồng, Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên, lợn Mẹo, lợn Mán, lợn Sóc, lợn Phú Khánh, các giống lợn nội khác; các dòng VCN01, VCN02, VCN03,VCN04,VCN05, VCN11,VCN12, VCN21, VCN22, VCN23, VCN-MS15; - Các giống lợn ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain, Pietrain kháng stress, Hampshire, Edell, Dalland, Cornwall, Berkshire, các dòng lợn L19, L95, L06, L11, L64; các dòng lợn FH004, FH 012, FH016, FH 019, FH025, FH 100. * Giống gà: - Gà nội: gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông cảo gà Tàu vàng, gà Tre, gà Chọi, gà Tè, gà ác, gà H’Mông và các giống gà nội khác, - Giống gà công nghiệp hƣớng thịt: Avian, Lohmann, AA (Arbor Acres), Hubbard, Cobb, Ross, ISA MPK, Hubbard Plex (577, 357, 61, VA), ISA Color (S44A, S44B, JA55, JA90), Indian River Meat. - Giống gà công nghiệp hƣớng trứng: Leghorn, Goldline 54, Brown Nick, Hyline, Lohmann Brown, Hisex Brown, ISA Brown, Babcock- 380, Novogen (Novo White và Novo Brown), VCN-G15, ISA Warren; - Giống gà lông màu: Gà Kabir (K44, K400, K27, K2700), ISA JA 57, Sasso (X40, X04, S30, A01); Tam Hoàng (Jiangcun và 882), gà Lƣơng Phƣợng (LV1, LV2, LV3), gà Ai Cập, gà Sao, gà Hung (Newhampshire Godollo, Yellow Godollo), Nagoya, Redbro, VCN-Z15. * Giống vịt: - Giống vịt Triết Giang. - Các giống vịt nội: Vịt cỏ, vịt Bầu Quỳ, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, vịt Bạch Tuyết, vịt Anh Đào, vịt Đốm và các giống vịt nội khác, - Các giống vịt ngoại hƣớng thịt: Cherry Valley, Szarwas, CV. Super M, Star 53; Star 76; - Vịt ngoại hƣớng trứng: CV. Layer 2000, Khaki Campbell, - Vịt biển 15- Đại Xuyên - Vịt TsN15- Đại Xuyên * Giống ngan: - Các giống ngan nội: Ngan Dé, ngan Trâu, các giống ngan nội khác, - Giống ngan Pháp dòng R31, dòng R51 và dòng R71. * Giống ngỗng: - Các giống ngỗng nội: Ngỗng cỏ, ngỗng Sƣ Tử - Các giống ngỗng ngoại: Rheinland, Landes, Hungari. * Giống chim bồ câu, chim cút: Bồ câu VN1, bồ câu Titan, Mimas và các tổ hợp lai của các giống chim trên. * Đà điểu: Châu Phi (Ostrich): dòng Zim, Aust, Blue, Black và các tổ hợp lai; Châu úc. - Giống đà điểu: BV1, BV2, BV3, BV4 * Giống ong: 8
  9. Các giống ong nội, các giống ong ngoại: ong Apis Mellifera Ligustica, Apis Mellifera Carnica và các tổ hợp lai của chúng, * Giống tằm: - Các giống tằm nội, các giống tằm ngoại 01, 02, A1, A2, A, B, C, D và các tổ hợp lai của chúng. - Giống tằm lƣỡng hệ nguyên Đ2, E38, Larec 1, Larec 2, Larec 7, Larec 8 - Giống tằm lai GQ 2218 - Giống tằm lai TN 1278 2.4. Bộ máy tham gia công tác quản lý giống vật nuôi 2.4.1. Cấp Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về quản lý giống vật nuôi thông qua các quy định của Nhà nƣớc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Bộ chủ quản về giống vật nuôi, trong đó trực tiếp quản lý là Cục Chăn nuôi (với 7 phòng chức năng, 1 Văn phòng đại diện ở phía nam và 1 trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống với tổng số gần 80 cán bộ công nhân viên). Theo Quyết định số 665/QĐ-BNN-TCCB ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chăn nuôi, nhiệm vụ quản lý giống vật nuôi đƣợc Bộ trƣởng giao cho cụ thể nhƣ sau: "a) Chủ trì xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành chăn nuôi và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi cả nƣớc và từng vùng sinh thái nông nghiệp; b) Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về quản lý chất lƣợng giống vật nuôi trên phạm vi cả nƣớc theo quy định; c) Trình Bộ quy định việc sử dụng, trao đổi nguồn gen vật nuôi; trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm để phục vụ cho việc nghiên cứu, chọn, tạo giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh; d) Trình Bộ ban hành danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với nƣớc ngoài; danh mục môi trƣờng pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và các danh mục khác thuộc lĩnh vực quản lý về giống vật nuôi nông nghiệp; đ) Quản lý và tổ chức thực hiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, tinh, phôi, trứng giống vật nuôi, môi trƣờng pha chế, bảo quản tinh giống vật nuôi; khảo nghiệm và đề xuất công nhận giống vật nuôi mới; e) Công nhận và chỉ định cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi; thực hiện quản lý cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định; g) Chỉ đạo triển khai chƣơng trình đầu tƣ phát triển giống vật nuôi, chƣơng trình hỗ trợ sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi." Bên cạnh đó, việc tham mƣu về giống vật nuôi còn có sự tham gia của các Vụ, Viện và Học viện nhƣ Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng; Viện Chăn nuôi; Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam - CTCP. 2.4.2. Cấp Địa phương: Nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi của các cấp địa phƣơng đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 02/2011/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9
  10. Hƣớng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về chăn nuôi từ trung ƣơng đến cấp xã, phƣờng. Qua báo cáo, thống kê năm 2013, đội ngũ quản lý nhà nƣớc tham gia quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng còn chƣa thống nhất cao: - Cấp tỉnh: Tổng số phòng Chăn nuôi có 24/63 tỉnh, thành phố; Tổng số phòng KHKT Chăn nuôi có 7/63 tỉnh, thành phố; Tổng số phòng Nông nghiệp có 14/63 tỉnh, thành phố; Tổng số phòng Chăn nuôi - Trồng trọt có 1/63 tỉnh, thành phố; Tổng số phòng chăn nuôi thủy sản có 5/63 tỉnh, thành phố; Tổng số phòng chăn nuôi thuộc Chi Cục thú y 11/63 tỉnh, thành phố; Tổng số Chi Cục Chăn nuôi - Thủy sản có 1/63 tỉnh, thành phố. - Cấp huyện: Phòng nông nghiệp ở huyện có chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp trong đó có lĩnh vực chăn nuôi, thú y và lĩnh vực khác. Phòng kinh tế ở thành phố, quận, thị xã có chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp trong đó có lĩnh vực chăn nuôi,thú y và các lĩnh vực khác. Tống số phòng nông nghiệp là 546 phòng tƣơng đƣơng với 546 huyện. Tổng số phòng kinh tế là 140 phòng tƣơng đƣơng với 140 quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thành phố. Trạm thú y, trạm kiểm dịch động vật có chức năng quản lý nhà nƣớc trong đó có mảng chăn nuôi - thú y. Chƣa thành lập phòng chăn nuôi ở cấp huyện, thành phố, thị xã ở 63/63 tỉnh, thành phố. Tổng số cán bộ biên chế có trình độ chuyên môn làm công tác chăn nuôi, thú y ở cấp huyện, thành phố, thị xã là 1395 ngƣời. Trong đó kỹ sƣ chăn nuôi khoảng 104 ngƣời. - Cấp xã: Có 50/63 tỉnh, thành phố ở cấp xã, phƣờng, thị trấn chƣa thành lập tổ, ban về chăn nuôi, chăn nuôi thú y Có 13/63 tỉnh, thành phố ở cấp xã, phƣờng, thị trấn đã thành lập tổ, ban về chăn nuôi, chăn nuôi thú y. Thú y xã, phƣờng, thị trấn có chức năng nhiệm vụ quản lý về thú y, chăn nuôi thú y. Có 11.735 nhân viên thú y cơ sở xã, phƣờng, thị trấn tại 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. 2.5. Khoa học công nghệ trong công tác giống Qua khảo sát thực tế, hiện nay mức độ đầu tƣ khoa học công nghệ trong công tác giống vật nuôi rất khác nhau giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu về giống vật nuôi. Trong những năm qua việc phát triển giống vật nuôi đã có những bƣớc tiến, song vẫn còn nhiều bất cập. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi, nhƣng vẫn còn nhiều khoảng trống về giống bò. Trung bình mỗi năm bò thịt có phối giống tạo ra 1,5 triệu bê con, song mới áp dụng phối giống cho khoảng 300 nghìn bò cái, sinh sản từ 200-220 nghìn bê lai 10
  11. thịt (chiếm 13-14% số bê sinh ra), còn khoảng 87% không áp dụng đƣợc. Giống lợn đƣợc quản lý theo sơ đồ giống hình tháp 4 cấp theo chuỗi mới đƣợc áp dụng khoảng 5% về số lƣợng và 12% về sản lƣợng thịt. Giống gà thịt công nghiệp lông màu đƣợc quản lý theo hệ thống giống 3 cấp mới đáp ứng 10% thị trƣờng, 2 cấp bố mẹ - thƣơng phẩm đáp ứng 25% thị trƣờng. Đối với bò, các cơ sở đã áp dụng công nghệ tinh phân ly giới tính để nhân nhanh đàn giống chất lƣợng cao. Thụ tinh nhân tạo cho trâu bò ngày càng phát triển trong sản xuất đã giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh (nhƣ Lở mồm long móng), tăng chất lƣợng đàn nghé và bê. Đối với lợn, việc cấy những gen kháng stress, gen kháng bệnh than... đã tạo nên bƣớc ngoặt trong công tác giống lợn hiện nay. Đối với gia cầm, nhiều cơ sở tƣ nhân đã thành công trong việc áp dụng thụ tinh nhân tạo gia cầm khi sản xuất giống đồng loạt, quy mô lớn, đảm bảo sự đồng đều của đàn giống gia cầm. Tuy nhiên, một số phòng trọng điểm nghiên cứu về gen, phôi đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ nhƣng hiện nay hoạt động không hiệu quả do thiếu tính đồng bộ trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm với thực tiễn sản xuất. 2.6. Cơ sở vật chất Nhiều cơ sở giống tƣ nhân đã đầu tƣ về nhân lực và cơ sở vật chất rất tiên tiến, hiện đại. Những thiết bị mới nhất về chuồng trại đƣợc các cơ sở giống tƣ nhân hoặc doanh nghiệp lắp đặt sử dụng. Điều này đã giúp cho công tác chăm sóc thuận lợi, bảo vệ môi trƣờng và đặc biệt rất chính xác trong việc theo dõi sản xuất giống (điển hình là Tập đoàn DABACO - Bắc Ninh). Tuy nhiên, còn tồn tại rất nhiều cơ sở giống thiếu trầm trọng sự đầu tƣ khoa học công nghệ, sản xuất giống theo truyền thống, kinh nghiệm. Cơ sở hạ tầng cũ kỹ, thiết bị đánh giá chất lƣợng giống (kiểm tra tinh, kiểm tra trứng...) hầu nhƣ không có. 2.7. Xã hội hóa công tác quản lý giống vật nuôi Một thực tế đã và đang diễn ra là giống vật nuôi của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đã tạo lòng tin cho ngƣời chăn nuôi. Giống bò cần đầu tƣ nhiều, cơ sở vật chất phải lớn, sự bù lỗ trong công tác nhân giống lớn nên cơ sở tƣ nhân chƣa vào cuộc. Riêng bò sữa, đã đƣợc một số công ty (Đà Lạt milk, TH True milk, Mộc Châu) quan tâm đầu tƣ nghiên cứu về giống. Về lợn, nhiều công ty tƣ nhân đã nhập giống mới có năng suất cao từ các nƣớc tiên tiến nên hiện nay giống lợn của các cơ sở tƣ nhân có ƣu thế hơn các cơ sở của nhà nƣớc (ví dụ nhƣ Kim Long, Thái Dƣơng...). Về gia cầm, do tính chất sản xuất của gia cầm là nhân nhanh và sự đa dạng về chủng loại giống nên hiện nay các cơ sở giống của nhà nƣớc (thuộc Viện Chăn nuôi) vẫn chiếm ƣu thế về chất lƣợng đàn giống. Tuy nhiên đã có nhiều tƣ nhân đầu tƣ nhân thuần, tạo giống gia cầm chiếm đƣợc lòng tin của nhân dân nhƣ Công ty Minh Dƣ, Cao Phong (Bình Định), Lƣợng Huệ (Hải Phòng), Phùng Dầu Sơn (Khánh Hoà).... 2.8. Công tác đào tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các Trƣờng đại học có chuyên ngành về giống vật nuôi hiện nay còn thiếu về cơ sở vật chất để thực hành trong việc đào tạo nghiên cứu, tạo giống vật nuôi. Công tác đào tạo về công tác giống vật nuôi đang nặng về lý thuyết hơn là thực hành. 11
  12. 2.9. Công tác chuyển giao Trung tâm khuyến nông Trung ƣơng và hệ thống khuyến nông các cấp đã kịp thời tuyên truyền những giống vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều giống vật nuôi mới (chƣa đƣợc khảo nghiệm) đã đƣợc chuyển giao thông qua kênh đa cấp làm thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi. 2.10. Đánh giá chung 2.10.1. Những mặt được - Đã ban hành một số văn bản giúp cho công tác quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi. - Nhiều giống có năng suất và chất lƣợng cao đƣợc nhập vào Việt Nam. - Chọn tạo đƣợc một số giống phù hợp với vùng sinh thái. - Một số giống có năng sất và chất lƣợng bằng và cao hơn thế giới, nhƣ một số giống vịt chuyên thịt và chuyên trứng. - Các đơn vị nuôi giữ giống do trung ƣơng quản lý đã công bố tiêu chuẩn cơ sở. - Một số dự án giống vật nuôi đã xây dựng đƣợc mạng lƣới giống cho một số tỉnh. 2.10.2. Những tồn tại chính - Chƣa có hệ thống đồng bộ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. - Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi còn thiếu, còn yếu, chƣa đƣợc giao trách nhiện cụ thể. - Hệ thống văn bản phục vụ cho quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi còn thiếu hoặc không còn phù hợp. - Triển khai hoạt động quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi chƣa đồng bộ, thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. - Hoạt động nghiên cứu, chọn tạo giống vật nuôi thiếu trọng tâm, trọng điểm, vì vậy chƣa tạo ra sản xuất hàng hóa phù hợp cho từng vùng. - Hệ thống sổ sách ghi chép về công tác giống còn mang tính hình thức, chƣa có tính khoa học. - Chƣa có hệ thống giống hoàn chỉnh theo mô hình giống, đặc biệt vùng sâu, vùng xa chƣa có mạng lƣới cung cấp giống cho sản xuất. - Năng suất chất lƣợng con giống trong sản xuất chăn nuôi hiện nay nhìn chung đều thấp. Chất lƣợng giống của một số cơ sở giống không đảm bảo chất lƣợng. - Các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đƣợc xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất giống không theo hệ thống giống, không đƣợc kiểm tra, kiểm soát. - Giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lƣợng, không an toàn dịch bệnh tự do buôn bán, lƣu thông. Kiểm dịch con giống chỉ mang tính hình thức. - Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong khâu sản xuất giống còn thấp, sản phẩm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng. - Công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi còn nhiều tồn tại, nhất là tại các địa phƣơng. Xử lý vi phạm thiếu kiên quyết nên chƣa giải quyết hết hiện tƣợng kinh doanh giống vật nuôi chất lƣợng kém. 12
  13. - Các dự án giống vật nuôi ít quan tâm đến xây dựng hệ thống giống để có mạng lƣới cung cấp giống, chủ yếu tập trung xây dựng cơ bản là chính. III. CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 3.1. Cơ hội phát triển 3.1.1. Trong nước Quan điểm chỉ đạo về giống vật nuôi đã đƣợc thể hiện trong Đề án Tái cơ cấu ngành, trong đó chỉ rõ, cần ứng dụng công nghệ cao trong việc tạo và nhân nhanh các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao ra sản xuất. Đối với giống lợn, cần chọn tạo giống đặc trƣng cho Việt Nam. Tiếp tục nhập khẩu đàn gà để khai thác các giống gà có năng suất cao, chọn tạo giống nội nhằm phát huy, khai thác tiềm năng tốt của gen quý, áp dụng phƣơng pháp chọn lọc cá thể và gia đình, nâng cao hiệu quả chọn giống. Xác định các tổ hợp lai phù hợp với trình độ sản xuất trong nƣớc và thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc. Các cơ sở sản xuất giống cần phải tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phục vụ công tác nghiên cứu và lai tạo giống. Quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để quản lý đàn giống theo chuỗi, khai thác tốt nhất ƣu thế lai, nâng cao năng suất và chất lƣợng đàn giống, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lƣợng giống, chỉ cấp chứng chỉ giống cho những cơ sở sản xuất có uy tín và công khai những cơ sở không bảo đảm chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học về con giống, qua đó có đánh giá và áp dụng vào thực tiễn. Liên doanh liên kết với các cơ quan, địa phƣơng, doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn vốn để phát triển và đầu tƣ cho đàn giống theo yêu cầu và thực tế sản xuất của Việt Nam, từng bƣớc hạn chế nhập khẩu con giống nhƣ hiện nay. 3.1.2. Khu vực và quốc tế Sự hội nhập khu vực và tham gia các tổ chức quốc tế là một động lực của sự phát triển đối với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giống vật nuôi. Mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ về thị trƣờng, giá cả và chất lƣợng giống vật nuôi với các nƣớc tiên tiến, nhƣng cũng là cơ hội để Việt Nam có sự tiếp cận và liên doanh phát triển công nghệ, khoa học mới trong lĩnh vực giống vật nuôi. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhận đƣợc sự quan tâm của các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt về giống vật nuôi nhƣ Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Mỹ, Úc, New Zealand,.... Nhiều tổ chức nƣớc ngoài đã khảo sát và đầu tƣ vào Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt các dự án đã và đang triển khai liên quan nhiều đến phát triển giống vật nuôi và phát triển chuỗi sản xuất trong chăn nuôi. 3.2. Khó khăn và thách thức Thực tế cho thấy, hiện con giống vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, nhất là con giống trong dân hầu nhƣ chƣa quản lý, hộ nông dân vẫn chƣa biết hết giá trị của việc áp dụng ƣu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Do vậy, ngƣời chăn nuôi chƣa biết liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trƣờng theo hình tháp giống 4 cấp và 3 cấp tạo ra, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất con giống không bảo đảm chất lƣợng, giống "rởm" để kiếm lời. Nông dân cũng chƣa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để cùng nhau điều tiết thị trƣờng giống, "mạnh ai nấy làm", nhiều nơi còn có tình trạng sản xuất tùy hứng theo "tâm lý đám đông", hậu quả là tất cả mọi ngƣời đều bị thiệt hại. Việc phát triển giống vật nuôi ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế do cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm đƣợc đầu tƣ, hệ thống chuồng nuôi cá thể và gia đình chƣa đồng bộ. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo 13
  14. nàn, đơn giản, chƣa đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao; nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu về giống còn hạn chế... IV. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 4.1. Mục tiêu Chủ động giống vật nuôi có chất lƣợng tốt cho sản xuất trong nƣớc. Từng bƣớc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 4.2. Quan điểm phát triển - Quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo đúng hệ thống giống, đảm bảo cho ngƣời chăn nuôi sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lƣợng. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nƣớc giống vật nuôi. - Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan nhà nƣớc quản lý giống vật nuôi và cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo hƣớng hiện đại. V. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIỐNG VẬT NUÔI 5.1. Định hƣớng về tổ chức quản lý Chính phủ đã và đang quan tâm đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y thể hiện gần đây nhất là thành lập "Chi cục Chăn nuôi và Thú y" ở cấp tỉnh nhằm kiện toàn đội ngũ công chức quản lý chăn nuôi - thú y, trong đó có quản lý giống vật nuôi. Theo Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại các tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu, giúp Giám đốc Sở quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y. Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mƣu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức bộ máy của Chi cục Chăn nuôi và Thú y gồm: Chi cục trƣởng và không quá 02 Phó Chi cục trƣởng; các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục không quá 05 phòng (đảm bảo bao quát đƣợc các lĩnh vực cơ bản sau đây: hành chính, tổng hợp; thanh tra, pháp chế; quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi; quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi; quản lý dịch bệnh); Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc liên huyện; Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật; Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông (thành lập theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu đƣợc ủy quyền theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Thông tƣ số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hƣớng dẫn nhiệm vụ các Chi cục 14
  15. và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiệm vụ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Về quản lý giống vật nuôi nhƣ sau: a) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; b) Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật; c) Tham gia quản lý khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định; d) Thực hiện công tác quản lý theo quy định về danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn; đ) Đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi địa phƣơng; e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; g) Cấp giấy chứng nhận lƣu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); môi trƣờng pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu; h) Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định; i) Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hƣớng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn. 5.2. Định hƣớng phát triển giống vật nuôi chủ lực 5.2.1. Giống lợn - Các giống chủ lực: Duroc (Du), Pietrain (Pi), Landrace (LR), Yorkshire (Y), Móng Cái (MC). - Tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai, tiến bộ kỹ thuật cho chăn nuôi trang trại từ 30,4% năm 2015 tăng lên 34,1% tổng đàn nái của cả nƣớc vào năm 2020; tăng bình quân 7,5-8,0%/năm. - Duy trì lợn nội để phát huy lợi thế vùng từ 11-12% tổng đàn nái trong cả nƣớc. - Năng suất sinh sản bình quân đàn lợn nái giống ngoại từ 19-22 con cai sữa/nái/năm hiện nay tăng lên 23-25 con cai sữa/nái/năm vào năm 2020; lợn nái lai tiến bộ kỹ thuật từ 18-20 con cai sữa/nái/năm hiện nay tăng lên 21,5-23,5 con/nái/năm vào năm 2020. - Sản xuất giống hậu bị cấp ông bà, bố mẹ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển đàn lợn nái và lợn thịt cho chăn nuôi trang trại. - Xây dựng hệ thống liên kết sản xuất giống theo chuỗi. 5.2.2. Giống gia cầm 5.2.2.1. Giống gà a) Gà hướng thịt - Gà trắng: Tập trung cho các năm tới là giống Ross, AA, Hubard, Cobb. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 42-49 ngày; khối lƣợng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ 1,8-2,2 kg TA/kg tăng khối lƣợng. 15
  16. + Nguồn giống: chủ yếu nhập ngoại. - Gà màu: Tập trung các giống ISA Colour, Sasso, Kabir và Lƣơng Phƣợng. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 56-70 ngày; khối lƣợng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ 2,2-2,6 kg TA/kg tăng khối lƣợng. + Nguồn giống: Chủ động sản xuất trong nƣớc 80% đến năm 2020 đối với giống Lƣơng Phƣợng, Sasso, Kabir; các giống còn lại chủ yếu nhập ngoại. b) Gà hướng trứng - Nuôi công nghiệp: Tập trung các giống ISA Brow, Hyline, Novogen + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Năng suất trứng ≥ 280 quả/72 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 1,4kg; + Nguồn giống: Chủ yếu nhập ngoại. - Nuôi thả vƣờn; bán công nghiệp: Tập trung các giống Ai Cập và các tổ hợp lai. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: năng suất trứng ≥ 185 quả/72 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 2kg; + Nguồn giống: Tự túc 100% giống trong nƣớc. c) Gà nội - Tập trung phát triển các giống gà nội: Ri, Mía, Chọi (Đá; Nòi), Ninh Hòa, Tiên Yên và một số giống gà địa phƣơng khác có lợi thế vùng. - Nghiên cứu để tìm cặp lai có ƣu thế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho từng vùng miền. - Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Duy trì và phát triển nguồn gen nhằm mục đích tạo các tổ hợp lai với một số giống nhập ngoại nâng cao chất lƣợng thịt đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc . 5.2.2.2. Giống vịt, ngan a) Vịt chuyên thịt: - Tập trung phát triển bộ giống vịt SM, Grimaud - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Thời gian nuôi từ 49-56 ngày; khối lƣợng đạt ≥ 3,4 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ≤ 2,7 kg. - Nguồn giống: Tiếp tục chọn lọc và nhân thuần từ các dòng đã có kết hợp nhập ngoại làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. b) Vịt chuyên trứng: - Tập trung giống Triết Giang, TC, TsN và vịt Cỏ - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng đạt ≥ 270 quả/mái/52 tuần đẻ; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,1kg. - Nguồn giống: Chọn lọc và nhân giống từ các dòng đã có. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. c) Ngan: - Tập trung phát triển ngan R51, R71 và CR50 . - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng của ngan sinh sản đạt ≥ 145 quả /78 tuần tuổi. Ngan thƣơng phẩm đạt khối lƣợng đối với ngan trống ≥ 4,8kg/12 tuần tuổi, đối với ngan mái ≥ 2,6kg/10 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ≤ 2,8kg. - Nguồn giống: Chọn lọc và nhân thuần từ các dòng đã có kết hợp nhập ngoại 16
  17. làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. 5.2.3. Giống bò 5.2.3.1. Giống bò sữa - Giống chủ lực: Tập chung chủ yếu giống bò lai HF và bò HF thuần. - Tỷ lệ lai, thuần: Tuyển chọn đàn bò cái nền lai Zêbu để thụ tinh nhân tạo với tinh bò sữa tạo giống bò sữa F1 HF. Tuyển chọn đàn bò cái F1, F2, F3 HF để tiếp tục lai tạo với tinh bò HF cao sản để nâng cao tỷ lệ máu HF. + Đến năm 2020 nâng tỷ lệ bò thuần đạt ≥ 40% tổng đàn bò sữa trên cả nƣớc. + Tiếp tục nhân thuần đàn bò HF. - Giống TBKT: Tiếp tục nhập khẩu nguồn gien bò sữa năng suất chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển giống bò sữa của các tổ chức và cá nhân. + Đàn HF thuần bình quân đến năm 2020 năng suất sữa đạt ≥ 6.500 lít/chu kỳ + Đàn HF lai bình quân đến năm 2020 năng suất sữa đạt ≥ 5.500 lít/chu kỳ + Năng suất sữa đàn hạt nhân đạt ≥ 7.000kg/chu kỳ. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng: + Về tinh đông lạnh: Tăng cƣờng chọn lọc và loại thải đực giống không đảm bảo chất lƣợng, nhập những đực giống có tiềm năng năng suất sữa từ 12.000 lít/chu kỳ trở lên đáp ứng nhu cầu trong nƣớc. + Về con giống: Từng bƣớc đáp ứng nhu cầu con giống chất lƣợng cao trong nƣớc: đến năm 2020 cơ bản đáp ứng đủ con giống trong nƣớc (chỉ nhập làm tƣơi máu) 5.2.3.2. Giống bò thịt - Giống chủ lực: Tập trung phát triển các giống Brahman, Droughmaster, Angus, BBB. - Tỷ lệ giống bò lai: Tỷ lệ bò lai từ 52% hiện nay lên 70% tổng đàn bò thịt cả nƣớc vào năm 2020. - Giống TBKT: Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ≥ 70% vào năm 2020. + Lai cấp tiến bò địa phƣơng đƣợc cải tiến nhằm đạt 75% máu bò thịt chất lƣợng cao. Bò giết thịt lúc 24 tháng tuổi có khối lƣợng 280-300kg, tỷ lệ thịt xẻ 50 %, tỷ lệ thịt tinh 36%. + Đàn bò thịt chất lƣợng cao: Bò giết thịt lúc 24 tháng tuổi khối lƣợng 300 - 350kg, tỷ lệ thịt xẻ 52%, tỷ lệ thịt tinh 40%. - Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo: Tỷ lệ sử dụng thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi bò thịt đạt ≥ 50% vào năm 2020. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng: + Đối với giống bò lai: Chủ động đƣợc 100% từ nguồn tinh sản xuất trong nƣớc và bò đực lai trong nƣớc. + Đối với bò lai chất lƣợng cao: Nhập bò đực để sản xuất tinh hoặc cho nhảy trực tiếp với đàn bò cái lai cấp tiến trong nƣớc để tạo ra giống bò lai chất lƣợng cao, đến năm 2020 đạt ≥ 10%. + Đối với bò chất lƣợng cao: Nhập khẩu phôi và tinh bò thịt chất lƣợng cao để tạo ra đàn bò thuần chất lƣợng cao có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đáp ứng ≥ 5% nhu cầu. 17
  18. 5.2.4. Giống trâu - Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lƣợng, số lƣợng đàn trâu nội: + Chọn lọc, cải tạo nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đàn trâu nội thông qua bình tuyển chọn trâu đực giống đảm bảo đƣa tỷ lệ đực giống tốt chiếm 2-3% so với cái sinh sản, cải tiến tầm vóc đàn trâu lên 8%-10% so với hiện tại. + Tăng tỷ lệ đẻ: 8-10%/đàn cái sinh sản, nhằm tạo đàn cái nền phục vụ cho các vùng giống trâu. - Xây dựng hệ thống giống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, liên kết trong sản xuất giống. + Đối với trâu nguồn giống 100% đƣợc tạo ra trong nƣớc từ chọn lọc và qua các dự án cải tạo nâng cao tầm vóc. - Tăng cƣờng công tác thụ tinh nhân tạo trâu: + Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đến năm 2020 đạt ≥ 2%. đồng thời sử dụng đực lai F1 làm giống để nâng cao năng suất, chất lƣợng trâu địa phƣơng. + Khai thác và sản xuất tinh trâu Murrah hiện có ở Việt Nam, đồng thời nhập tinh trâu Murrah của nƣớc ngoài phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo phát triển trâu lai theo hƣớng thịt. + Chọn lọc những trâu đực đặc cấp để khai thác và sản xuất tinh cọng rạ tại các cơ sở giống để cung cấp cho các tỉnh phục vụ công tác nhân thuần đàn giống tốt ở các vùng giống. + Tiếp tục nghiên cứu, nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống một số giống trâu cho năng suất cao trên thế giới để cải tạo đàn trâu trong nƣớc (trâu Murrah, Nili-Ravi từ Ấn Độ, Trung Quốc). 5.2.5. Dê, cừu: - Giống chủ lực: Tập trung phát triển dê bách thảo, Boer, Saanne và cừu Phan Rang - Tỷ lệ giống nội, lai: + Giống nội chiếm trên 85% đối với dê và 95% đối với cừu; đến năm 2020 giống nội còn 70% đối với dê và duy trì 95% đối với cừu. Dê sữa: Đẩy mạnh phát triển đàn dê sữa lai Saanen và Bách thảo đạt 30% tổng đàn dê sữa. + Tỷ lệ giống ngoại và lai đến 2020 là 15% đối với dê và 5% đối với cừu. + Giống tiến bộ kỹ thuật: Tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật đối với dê đạt 70% năm 2020. - Tỷ lệ giống chất lƣợng cao: Dê sữa: Saanen tiếp tục chon lọc nhân thuần giống hiện có, kết hợp nhập ngoại để làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống dê sữa trong nƣớc. Dê thịt: Boer tiếp tục chon lọc nhân thuần giống hiện có, kết hợp nhập ngoại để làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống dê sữa trong nƣớc. Dê nội: Dê Bách thảo, dê Cỏ; tăng cƣờng chọn lọc để nâng cao năng suất, chất lƣợng. 5.2.6. Ong - Ong Ý: Từ 75% hiện nay tăng lên 80% vào năm 2020. - Duy trì ong giống nội tại các vùng có điều kiện để tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các nông hộ. 18
  19. - Nâng năng suất mật ong đạt từ 38-40kg/đàn/năm hiện nay lên ≥ 42kg/ đàn/năm vào năm 2020 đối với ong Ý, từ 18-20kg/đàn/năm hiện nay lên ≥ 22kg/ đàn/năm vào năm 2020 đối với ong nội. - Chủ động 100% giống ong cho sản xuất trong nƣớc. 5.2.7. Tằm - Tỷ lệ giống lƣỡng hệ từ 70% hiện nay tăng lên 75% vào năm 2020 - Duy trì tằm thầu dầu lá sắn phát triển ở các vùng có lợi thế. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng từ 45-55% hiện nay tăng lên 60-65% vào năm 2020 (trong đó, chủ động 100% giống tằm đa hệ và tằm thầu dầu lá sắn; tằm lƣỡng hệ từ 20-25% hiện nay tăng lên 35-50% vào năm 2020). VI. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Ngày 07/4/2014, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 680/QĐ-BNN-CN phê duyệt "Đề án tăng cƣờng năng lực quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi đến năm 2020", theo đó, công tác quản lý giống cần tập trung triển khai tốt các giải pháp trọng tâm nhƣ sau: 6.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý giống vật nuôi - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý giống vật nuôi cho phù hợp với quy định trong nƣớc và cam kết quốc tế. Trƣớc mắt, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Giống vật nuôi; xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiến tới xây dựng Luật Chăn nuôi trình Quốc hội phê duyệt. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phục vụ công tác quản lý giống vật nuôi (các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng mới nhƣ phụ lục kèm theo). 6.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi - Trƣớc hết cần thống nhất tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc ngành chăn nuôi ở địa phƣơng theo hƣớng thành lập Phòng Chăn nuôi tại Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, hoặc cơ cấu lại tổ chức của Chi cục thú y. Ở cấp huyện và cấp xã, tùy điều kiện cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mƣu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trên cơ sở đó, thiết lập hệ thống theo dõi, quản lý giống vật nuôi trên toàn quốc. - Thành lập mới Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi vùng miền Trung và miền Nam thuộc Cục Chăn nuôi. - Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giống vật nuôi các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò của giống vật nuôi cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cũng nhƣ ngƣời chăn nuôi. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về giống vật nuôi. - Nâng cao vai trò của các các Hội, Hiệp hội trong việc tham gia quản lý giống vật nuôi. 6.3. Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị quản lý, lƣu giữ, nghiên cứu và nhân giống vật nuôi - Xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sơ nuôi giữ và nhân giống vật nuôi ở các cấp theo mô hình giống tạo thành mạng lƣới giống cung cấp con giống có năng suất và 19
  20. chất lƣợng cao phù hợp cho mỗi vùng trên cơ sở triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ theo quy hoạch hệ thống sản xuất giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch Hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Ở địa phƣơng, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các dự án phục vụ công tác quản lý, nuôi giữ, nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi theo đúng hệ thống giống phù hợp cho mỗi vùng. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia làm công tác nhân giống và phát triển giống vật nuôi nằm trong mạng lƣới giống nhà nƣớc quản lý. 6.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra giống vật nuôi - Hàng năm, Cục Chăn nuôi đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trình Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Trên cơ sở đó, phối hợp với các ngành chức năng và các địa phƣơng tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham mƣu cho UBND tỉnh chƣơng trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo từng năm hoặc từng thời điểm cụ thể. VII. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIỐNG VẬT NUÔI 7.1. Về quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2012; Sở Nông nghiệp và PTNT tham mƣu cho UBND tỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng, cần quan tâm đến xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết vùng chăn nuôi. 7.2. Về khoa học công nghệ - Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống, hệ thống nhân giống và sản xuất giống trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật. - Các cơ sở nuôi giữ giống phải chọn tạo hoặc nhập các bộ giống có năng suất, chất lƣợng cao phù hợp để tạo sản phẩm có tính cạnh tranh, tăng cƣờng sử dụng nguồn gen bản địa, xây dựng thƣơng hiệu giống. Lập sổ sách theo dõi có hệ thống về công tác quản lý giống. - Quản lý giống vật nuôi bằng cơ sở dữ liệu giống: ứng dụng công nghệ thông tin và phƣơng pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng di truyền, ƣớc tính giá trị giống giúp cho việc chọn lọc và nhân giống đạt hiệu quả cao. - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vật nuôi bản địa có lợi thế so sánh vùng. 7.3. Về khuyến nông - Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và các hộ chăn nuôi nhận thức đầy đủ về quản lý, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi. - Xây dựng các mô hình quản lý, cải tạo nâng cao chất lƣợng đàn giống, đặc biệt là đực giống của gia súc. - Tăng cƣờng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phƣơng pháp bình tuyển, giám định lập phiếu cá thể quản lý giống đàn sinh sản, phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, phƣơng pháp bảo quản tinh; Tổ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0