intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần Thơ là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ, trong đó có nông nghiệp, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét. Nghiên cứu này phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00048 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 162-168 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Đào Ngọc Cảnh Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Cần Thơ là đô thị trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ, trong đó có nông nghiệp, đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa rõ nét. Nghiên cứu này phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Thành phố Cần Thơ, nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 1. Mở đầu Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương cũng như của cả nước có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế của từng địa bàn, thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) theo hướng bền vững. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm động lực cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Cần Thơ không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân thành phố, mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng ĐBSCL. Trong giai đoạn 2000 - 2012, cơ cấu kinh tế TP. Cần Thơ đang chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Năm 2000, tương quan GDP giữa khu vực I, khu vực II, khu vực III của thành phố là 22,64%; 31,11%; 46,25%. Năm 2012, tương quan này đã có thay đổi: 9,19%; 32,70%; 58,11% [2]. Với đặc thù của TP. Cần Thơ vốn từ một tỉnh trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 về lương thực - thực phẩm của cả nước trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH của thành phố cũng như của vùng. Sự chuyển dịch này phải gắn với sự hình thành và phát triển nông nghiệp đô thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp TP. Cần Thơ, đặc biệt chú trọng sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, góp phần vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nói riêng và quá trình CNH, HĐH của TP. Cần Thơ nói chung. Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 1/5/2015 Liên hệ: Đào Ngọc Cảnh, e-mail: dncanh@ctu.edu.vn 162
  2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Có thể thấy rằng, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở TP. Cần Thơ vừa có nét chung của các đô thị khác ở nước ta, vừa có nét riêng của một đô thị trung tâm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của cả nước. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2006-2012 (đơn vị: ha) [2] 2006 2012 Biến động 2006-2012 Tổng diện tích tự nhiên 140.894,92 140.894,92 0,00 A. Đất nông nghiệp 115.069,40 115.091,52 +22,12 I. Đất sản xuất nông nghiệp 113.680,70 113.518,58 -162,12 1. Đất trồng cây hàng năm 94.143,20 92.684,41 -1.458,79 a. Đất trồng lúa 92.270,40 91.252,81 -1.017,59 b. Đất trồng cây hàng năm khác 1.872,80 1.411,51 -461,29 2. Đất trồng cây lâu năm 19.514,70 20.834,17 +1.319,47 3. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi 22,70 20,09 -2,61 II. Đất nuôi trồng thủy sản 1.161,40 1.342,98 +181,58 III. Đất lâm nghiệp 227,30 227,14 -0,16 IV. Đất nông nghiệp khác 0,10 2,82 +2,72 B. Đất phi nông nghiệp 24.706,90 25.607,90 +901,00 C. Đất chưa sử dụng và đất khác 1.118,62 195,50 -923,12 Nét đặc thù ở TP. Cần Thơ là diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng, tuy không nhiều. Trong giai đoạn 2006 - 2012, diện tích đất nông nghiệp tăng 22,12 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm (162,12 ha) do chuyển đổi từ đất trồng lúa và cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp (đất nhà ở, đất chuyên dùng) dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa; đất lâm nghiệp giảm, tuy không đáng kể (0,16 ha). Hình 1. Cơ cấu sử dụng đất TP. Cần Thơ [2] Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất TP. Cần Thơ, xét trên tổng thể ba nhóm đất chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và đất khác thì mức độ chuyển dịch là tích cực 163
  3. Đào Ngọc Cảnh nhưng chưa thật rõ nét. Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm giảm (từ năm 2006 đến năm 2012 giảm 1.458,79 ha); giảm mạnh nhất là đất trồng lúa (1.017,59 ha). Ngược lại, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng đáng kể (1.319,47 ha). Nhóm đất phi nông nghiệp tăng từ 24.706,9 ha lên 25.607,9 ha (tăng 901,0 ha). Cụ thể, đất chuyên dùng tăng 599,31 ha và đất nhà ở tăng 301,69 ha. Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2012 (đơn vị: %) [2] 2006 2012 Tổng diện tích tự nhiên 100,00 100,00 A. Đất nông nghiệp 81,67 81,69 I. Đất sản xuất nông nghiệp 80,68 80,57 1. Đất trồng cây hàng năm 66,82 65,78 a. Đất trồng lúa 65,49 64,77 b. Đất trồng cây hàng năm khác 1,33 1,00 2. Đất trồng cây lâu năm 13,85 14,79 3. Đất trồng cỏ cho chăn nuôi 0,02 0,01 II. Đất nuôi trồng thủy sản 0,82 0,95 III. Đất lâm nghiệp 0,16 0,16 IV. Đất nông nghiệp khác 0,00 0,00 B. Đất phi nông nghiệp 17,54 18,18 C. Đất chưa sử dụng và đất khác 0,79 0,14 Nếu xét theo tương quan giữa đất sản xuất nông nghiệp với đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản thì cơ cấu sử dụng đất trong khu vực này cũng chuyển dịch theo hướng tích cực là đẩy mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa, tăng tỉ trọng giá trị ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế thành phố trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng cũng có sự thay đổi theo xu hướng tích cực là tăng diện tích trồng các loại cây rau đậu và hoa màu thực phẩm; giảm diện tích trồng lúa. Giai đoạn 2006 – 2012, diện tích gieo trồng lúa giảm 1.017,59 ha; diện tích rau đậu tăng 841 ha (từ 6.904 ha lên 7.745 ha). Như vậy, mức tăng diện tích rau đậu còn khá nhỏ so với mức giảm diện tích trồng lúa. Bảng 3. So sánh tỉ lệ diện tích lúa và diện tích rau đậu năm 2012 (đơn vị: %) [2] Quận, huyện Lúa Rau đậu Q. Ninh Kiều 78,38 21,62 Q. Bình Thủy 69,70 30,30 Q. Cái Răng 75,29 24,71 Q. Ô Môn 95,08 4,92 Q. Thốt Nốt 97,96 2,04 H. Vĩnh Thạnh 99,10 0,90 H. Cờ Đỏ 97,41 2,59 H. Phong Điền 90,24 9,76 H. Thới Lai 98,13 1,87 Toàn thành phố 96,72 3,28 Nếu so sánh tương quan giữa diện tích trồng lúa và diện tích trồng rau đậu của toàn thành phố và các quận huyện thuộc TP. Cần Thơ năm 2012 cho thấy tỉ trọng diện tích trồng lúa vẫn chiếm 164
  4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị ưu thế tuyệt đối (trên 90%). Trong 9 đơn vị hành chính của thành phố (5 quận, 4 huyện) thì chỉ có 3 quận có tỉ trọng diện tích trồng rau đậu trên 20% là Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng. Các quận Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện còn lại đều có tỉ trọng diện tích trồng rau đậu dưới 10%. Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng rau đậu, nhưng TP. Cần Thơ vẫn chưa thực sự hình thành nền nông nghiệp đô thị. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước... mà chưa gắn với nhu cầu tiêu dùng của thị trường đô thị. Đặc biệt, các loại sản phẩm thực phẩm tươi sống phục vụ trực tiếp cho nhu cầu hàng ngày của dân cư đô thị và khó vận chuyển xa như rau - đậu, thịt - trứng - sữa, v.v.. vẫn chưa phát triển và còn chiếm tỉ trọng thấp. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động Quá trình CNH, HĐH tác động đến xu hướng phát triển KTXH của TP. Cần Thơ đồng thời tác động đến cơ cấu lao động. Nhìn chung, cơ cấu lao động của thành phố cũng chuyển dịch từ khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) sang khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ). Trong giai đoạn 2005 - 2012, tỉ lệ lao động khu vực I đã giảm từ 47,0% xuống 41,0%; khu vực II tăng từ 18,5% lên 21,5%; khu vực III tăng từ 34,5% lên 37,5%. Bảng 4. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế (đơn vị: ha) [2] Năm 2005 2010 2012 Khu vực I 47,0 42,1 41,0 Khu vực II 18,5 21,1 21,5 Khu vực III 34,5 36,8 37,5 Cộng 100,0 100,0 100,0 Nếu phân chia lao động TP. Cần Thơ theo thành thị - nông thôn thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng có xu hướng tích cực: lao động thành thị tăng lên, lao động nông thôn giảm xuống. Nhìn chung, sự chuyển đổi loại hình lao động thành thị - nông thôn ở TP. Cần Thơ diễn ra khá rõ nét, cả về số lượng và cơ cấu. Về số lượng, lao động thành thị đã tăng từ 525.435 năm 2005 người lên 636.428 người năm 2012 (tăng 21,1%). Trong khi đó, lao động nông thôn giảm tương ứng, từ 263.558 người xuống còn 209.441 người (giảm 20,5%). Về cơ cấu, trong giai đoạn 2005-2012, tỉ lệ lao động thành thị tăng từ 49,8% lên 67,1%; tỉ lệ lao động nông thôn giảm tương ứng là 50,2% và 32,9%. Bảng 5. Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2005 - 2012 (đơn vị: người) [2] Tổng số Năm Chia ra (%) (người) Thành thị Nông thôn 2005 525.435 49,8 50,2 2006 539.828 50,0 50,0 2010 588.340 65,1 34,9 2012 636.428 67,1 32,9 Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy là tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. Hiện nay, lực lượng lao động nông thôn ở TP. Cần Thơ vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn (32,9%). Tỉ trọng này sẽ giảm xuống khi nông nghiệp TP. Cần Thơ được cơ giới hóa và tự động 165
  5. Đào Ngọc Cảnh hóa ngày càng nhiều; nghĩa là, tỉ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảm tương ứng với năng suất và hiệu quả lao động nông nghiệp ngày càng tăng theo hướng CNH, HĐH. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Hình 2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 và 2012 theo giá thực tế [2] Hình 3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giai đoạn 2005 - 2012 [2] Giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2012, theo giá thực tế tăng nhanh, từ 3.801,0 tỉ đồng lên 9.999,7 tỉ đồng. Đồng thời, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 166
  6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố cũng có sự chuyển dịch. Trong giai đoạn 2005 - 2012, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp TP. Cần Thơ chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất trồng trọt, tăng tỉ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn (trên 80%); chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp vẫn ở mức thấp (khoảng 5-10%). Tình hình trên cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp của TP. Cần Thơ chưa mạnh và chưa vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào các tác động bên ngoài như khí hậu thời tiết, giá cả thị trường, v.v... Đối với ngành trồng trọt, sự chuyển dịch cơ cấu cũng chưa rõ nét theo hướng nông nghiệp đô thị. Nhìn chung, tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực vẫn chiếm vị trí tuyệt đối và có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2010 (từ 84,1% lên 86,0%). Đáng lưu ý, nhóm cây rau đậu là những sản phẩm đặc trưng của nông nghiệp đô thị tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp (từ 3,2% lên 5,6%). Nếu so sánh sản lượng rau đậu với dân số thành phố thì sản lượng rau đậu đã tăng khá mạnh trong giai đoạn 2005 – 2010 (từ 57.026 tấn lên 89.575 tấn), nhưng sau đó lại giảm (năm 2012 đạt 87.361 tấn). Vì vậy, với số dân tăng tương đối đều qua các năm, sản lượng rau đậu bình quân theo đầu người trong giai đoạn này đã tăng đáng kể, tuy không ổn định. Bảng 6. So sánh sản lượng rau đậu và dân số giai đoạn 2005 - 2012 (đơn vị: ha) [2] Năm 2005 2010 2012 Sản lượng rau đậu (tấn) 57.026 89.575 87.361 Dân số (người) 1.148.991 1.199.817 1.220.160 Sản lượng rau đậu bình quân (kg/người) 49,6 74,7 71,6 Thực trạng trên cho thấy TP. Cần Thơ cần chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị theo kiểu “vành đai xanh” hay “nông nghiệp ngoại thành” để tập trung sản xuất các loại nông sản thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư đô thị. Đặc biệt các quận nội thành cần chuyển dịch mạnh mẽ hơn diện tích đất trồng lúa sang các cây thực phẩm. Gắn liền với sự chuyển dịch đó là sự đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. 2.4. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị TP. Cần Thơ Để nền nông nghiệp TP. Cần Thơ có sự chuyển dịch nhanh và vững chắc theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, gắn với công nghệ cao cần chú ý đến những giải pháp sau: - Đẩy mạnh công tác tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp thành phố theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị; hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp theo kiểu nông nghiệp ngoại thành; gắn quy hoạch phát triển nông nghiệp với quy hoạch phát triển đô thị. - Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung hóa, cơ giới hóa và tự động hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường thành phố, đặc biệt là sản xuất rau xanh và các thực phẩm tươi sống khó vận chuyển xa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư đô thị. - Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp; đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, khuyến khích các mô hình dân cư đô thị tận dụng đất sân vườn để sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh, trồng cây trên giá thể không phải đất vừa đảm bảo cung cấp sản phẩm rau sạch cho nhu cầu của dân cư đô thị vừa góp phần xây dựng môi trường đô thị sinh thái, bền vững. 167
  7. Đào Ngọc Cảnh - Đầu tư và hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật phục vụ nông nghiệp; trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại cho sản xuất; hình thành các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với quá trình hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành của thành phố. Những giải pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ, kịp thời sẽ góp phần làm thay đổi tốc độ tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực nhằm đưa ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại và bền vững. 3. Kết luận Cùng với xu thế phát triển KTXH theo hướng CNH, HĐH, cơ cấu nông nghiệp TP. Cần Thơ cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lí và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm và chưa tương xứng với sự phát triển KTXH của thành phố trong quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, TP. Cần Thơ chưa thực sự hình thành và phát triển nền nông nghiệp đô thị công nghệ cao và hiện đại, sản phẩm chủ lực của Cần Thơ vẫn là lúa gạo theo truyền thống sản xuất vốn có của một tỉnh nông nghiệp trước đây. Vì vậy, ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ cần chỉ đạo quyết liệt để tạo ra bước chuyển đột biến từ nền nông nghiếp truyền thống sang nên nông nghiệp đô thị hiện đại, công nghệ cao. Muốn vậy, thành phố cần áp dụng những giải pháp vừa đồng bộ vừa có tính đột phá để thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp và là trung tâm động lực của vùng; đồng thời duy trì và phát triển mô hình đô thị sinh thái đặc thù của vùng sông nước miệt vườn ĐBSCL. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thế Lâm, 2007. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Nxb Thanh niên, Hà Nội. [2] Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, 2013. Niên giám Thống kê 2012. Cần Thơ. [3] Ngọc Hiếu, 2013. “Nông nghiệp đô thị - Thực trạng và định hướng”. Tri thức Khoa học, số 02/2013, Sở KH & CN TP. Cần Thơ, tr.1-2. [4] Vũ Thị Mai Hương, 2007. “Nông nghiệp đô thị và tình hình phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới”. Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, số 2/2007, tr.115-120. [5] Lê Thông (Chủ biên), 2006. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 6: Các tỉnh và Thành phố Đồng bằng sông Cửu Long. Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Contemporary situation to transfer agricultural structure with the trend of urban agriculture at Can Tho city Can Tho is central city in the Mekong Delta of Viet Nam. In recent years, at Can Tho City, the economic structure, including agricultural structure, has transfer with the trend of industrialization and modernization. However, this trend was slowly and non-stable. This paper analyses situation to transfer agricultural structure with the trend of urban agriculture and suggest some solution to development urban agriculture at Can Tho City. Keyword: Can Tho City, urban agriculture, transfer agricultural structure. 168
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2