TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP,<br />
NÔNG THÔN ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA<br />
Lê Thị Loan1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực<br />
nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp - nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới đã,<br />
đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế<br />
xã hội đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì vấn đề<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là vấn đề tất yếu đối với tỉnh Thanh<br />
Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bài báo đưa ra thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
nông nghiệp, nông thôn trong 5 năm qua (2011 - 2015), từ đó đưa ra một số giải pháp<br />
nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu<br />
xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.<br />
Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, Thanh Hóa<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc hiểu là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về<br />
lƣợng các thành phần, các yếu tố và bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp theo một xu<br />
hƣớng và mục tiêu nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình biến đổi<br />
thành phần và quan hệ tỷ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông<br />
thôn từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hƣớng, mục đích nhất định. Cụ<br />
thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm giảm tỷ phần nông nghiệp,<br />
tăng phần công nghiệp và dịch vụ; giảm trồng trọt, tăng chăn nuôi; giảm cây trồng vật nuôi<br />
có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp sang loại có giá trị, hiệu quả cao; chuyển từ sản xuất đơn<br />
giản đến chuỗi giá trị để giải quyết việc làm; chuyển từ sản phẩm thô sang sản phẩm thông<br />
qua bảo quản, chế biến; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; chuyển từ nền nông nghiệp<br />
truyền thống sang nền nông nghiệp công nghệ cao, an toàn và chuyển từ chỉ có tiêu thụ nội<br />
địa đến xuất khẩu. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định<br />
mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân<br />
chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ<br />
tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Ở Thanh Hóa, đề án xây dựng nông<br />
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2015 có 117 xã đạt tiêu chí nông<br />
thôn mới, đến năm 2020 có thêm 233 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đƣa tổng số xã đạt<br />
chuẩn nông thôn mới lên 350 xã, chiếm tỷ lệ 60% tổng số xã toàn tỉnh và đến năm 2030<br />
mục tiêu 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Nhƣ vậy, từ mục tiêu đặt ra của chƣơng<br />
<br />
1<br />
ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức<br />
<br />
<br />
133<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
trình xây dựng nông thôn mới thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là<br />
một trong những vấn đề quan trọng và quyết định nhằm khai thác nguồn lực, giải quyết<br />
việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để ngƣời dân thực hiện tốt vai trò chủ thể trong<br />
xây dựng nông thôn mới. Bằng phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các dữ liệu<br />
liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa<br />
trong 5 năm qua (2011 - 2015), tác giả mong muốn đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy<br />
mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho<br />
mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.<br />
<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thanh Hóa là tỉnh có địa bàn rộng, có đủ ba vùng sinh thái khác nhau, điểm xuất<br />
phát về kinh tế thấp, chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, và<br />
mặc dù không đƣợc Trung ƣơng lựa chọn chỉ đạo điểm nhƣng ngay sau khi Thủ tƣớng<br />
Chính phủ ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn<br />
2010 - 2020; trên cơ sở hƣớng dẫn của Trung ƣơng và căn cứ điều kiện của địa phƣơng,<br />
Thanh Hóa đã nhanh chóng phê duyệt đề án xây dựng NTM của tỉnh; thành lập, kiện toàn<br />
hệ thống tổ chức Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở do đồng chí Bí thƣ cấp ủy làm<br />
trƣởng ban; thành lập văn phòng điều phối chƣơng trình cấp tỉnh; đồng thời lựa chọn 11 xã<br />
chỉ đạo điểm và 117 xã có khả năng phấn đấu đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí NTM. Để thực<br />
hiện theo đúng nội dung, lộ trình, sớm thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, trong 5 năm gần<br />
đây (2011 - 2015) Thanh Hóa đã giải quyết rất nhiều các vấn đề trong đó có vấn đề chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.<br />
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Thanh Hóa<br />
2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản<br />
Cùng với những thành tựu chung của tỉnh, sản xuất nông, lâm, thủy sản luôn ổn định<br />
và tăng trƣởng khá, từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với<br />
nhu cầu thị trƣờng, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng;<br />
tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm ƣớc đạt 4%.<br />
Về trồng trọt: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 2,9%; nhiều loại giống mới có<br />
năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào canh tác, năng suất hầu hết các cây trồng đều tăng;<br />
cơ cấu cây trồng chuyển dịch tích cực, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa tập<br />
trung, quy mô lớn. Công tác đổi điền, dồn thửa, xây dựng cánh đồng lớn đƣợc triển khai<br />
hiệu quả, xây dựng vùng lúa thâm canh với diện tích 61.900ha, vùng sản xuất hạt giống lúa<br />
lai F1 diện tích 700ha; Diện tích lúa gieo trồng hàng năm đạt trên 255 nghìn ha, năng suất<br />
bình quân tăng từ 55,5 tạ/ha năm 2011 lên 58,6 tạ/ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt<br />
58 tạ/ha, sản lƣợng bình quân hàng năm trên 1,4 triệu tấn.<br />
Diện tích một số loại cây trồng chính đều tăng: Diện tích ngô đạt trên 50.000ha năm,<br />
năng suất tăng từ 40,4 tạ/ha năm 2011 lên 40,5 tạ/ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt<br />
<br />
<br />
134<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
44,7 tạ/ha, sản lƣợng trên 200 nghìn tấn; diện tích mía vụ 2015 - 2016 đạt 29.550ha, tăng<br />
2.867ha so với vụ 2010 - 2011; diện tích sắn tăng từ 16.500ha năm 2011 lên 17.900ha năm<br />
2014 và dự kiến năm 2015 đạt 14.500ha; năng suất sắn nguyên liệu tăng từ 126,5 tạ/ha lên<br />
165 tạ/ha. Phát triển nhanh các cây rau thực phẩm nhƣ ớt, dƣa chuột, dƣa bao tử cung cấp<br />
nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, diện tích tăng từ 32.300ha năm 2011 lên 35.400 nghìn<br />
ha năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt 35.000ha; diện tích rau an toàn đƣợc chứng nhận đủ<br />
điều kiện ATTP là 197,98ha, trong đó diện tích đƣợc chứng nhận VietGAP 117,8ha.<br />
Về chăn nuôi: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 3,6%; chăn nuôi theo mô hình<br />
trang trại phát triển mạnh, thay thế dần mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, đến ngày<br />
31/8/2015, toàn tỉnh có 827 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tƣ 27 của Bộ Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn, tăng 453 trang trại so với năm 2011, trong đó có 71 trang trại chăn<br />
nuôi tập trung quy mô lớn, kiểm soát dịch bệnh; quy mô, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm<br />
đƣợc nâng lên, tỷ trọng đàn bò lai, bò sữa, đàn lợn nạc tăng cao; sản lƣợng thịt hơi liên tục<br />
tăng, từ 189,4 nghìn tấn năm 2011 lên 209,7 nghìn tấn năm 2014 và dự kiến năm 2015 đạt<br />
220 nghìn tấn.<br />
Về lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng giá trị sản<br />
xuất ƣớc đạt 9,6%; tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 49,1% năm 2011 lên 51,5% năm 2014 và dự<br />
kiến năm 2015 đạt 52%.<br />
Về thủy sản: Sản xuất thủy sản phát triển cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần<br />
nghề cá; tốc độ tăng giá trị sản xuất ƣớc đạt 6,6%; sản lƣợng khai thác và nuôi trồng thủy<br />
sản tăng từ 108,7 nghìn tấn năm 2011 lên 132,7 nghìn tấn năm 2014 và dự kiến năm 2015<br />
đạt 140,5 nghìn tấn.<br />
Về xây dựng và triển khai các mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông<br />
thôn: Giai đoạn 2011 - 2015, từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc chƣơng trình xây dựng nông<br />
thôn mới của Trung ƣơng và của tỉnh, Thanh Hóa đã phân bổ 74,99 tỷ đồng hỗ trợ cho<br />
các địa phƣơng, đơn vị thực hiện mô hình sản xuất và ngành nghề nông thôn, cùng với<br />
vốn hỗ trợ từ ngân sách, đến nay, các địa phƣơng, đơn vị trong tỉnh đã huy động thêm<br />
đƣợc trên 270 tỷ đồng để lựa chọn và thực hiện đƣợc 784 mô hình, trong đó: 327 mô<br />
hình trồng trọt, 195 mô hình chăn nuôi, 185 mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông<br />
nghiệp, 62 mô hình nuôi trồng thủy, hải sản và 15 mô hình ngành nghề nông thôn, thu<br />
hút đƣợc 34.326 hộ gia đình tham gia.<br />
Đa số các mô hình sản xuất đƣợc lựa chọn đã đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, phù<br />
hợp với nguyện vọng của ngƣời dân và đúng với nội dung của chƣơng trình xây dựng<br />
nông thôn mới, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và thế mạnh của<br />
từng vùng, từng địa phƣơng, nhờ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,<br />
cải thiện đời sống ngƣời dân, xóa bỏ dần các thói quen sản xuất lạc hậu, nhất là khu vực<br />
miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Một số mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết<br />
thực, nhƣ: Mô hình trồng hoa, mô hình trồng ớt xuất khẩu, mô hình trồng ngô ngọt, dƣa<br />
chuột, bí xanh…<br />
<br />
<br />
135<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thanh Hóa đã phân bổ 258,76 tỷ đồng hỗ trợ cho 719<br />
lƣợt xã mua 231.000 tấn xi măng để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, nhà<br />
văn hóa thôn, kênh mƣơng và giao thông nội đồng; phân bổ 963,717 tỷ đồng nguồn vốn<br />
trái phiếu chính phủ, vốn đầu tƣ phát triển của Trung ƣơng và của tỉnh đầu tƣ xây dựng<br />
mới và nâng cấp, cải tạo 275 công trình hạ tầng tại các xã xây dựng nông thôn mới, gồm:<br />
81 trụ sở, 57 trạm y tế, 115 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 10 nhà văn hóa thôn, bản,<br />
01 trƣờng học, 01 chợ nông thôn, 01 công trình cấp nƣớc sản xuất và 9 tuyến đƣờng giao<br />
thông nông thôn. Cùng với nguồn vốn NTM và huy động các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã<br />
đầu tƣ xây mới và nâng cấp đƣợc 4.952km đƣờng giao thông nông thôn các loại, trong đó:<br />
1.367km đƣờng xã, liên xã, 2.016km đƣờng thôn, xóm, 1.569km đƣờng nội đồng; 348 công<br />
trình hồ đập, 1.557km kênh mƣơng nội đồng, 104 cống và trạm bơm; nâng cấp, mở rộng<br />
các công trình điện nông thôn, đến nay, 100% số xã đã có điện lƣới quốc gia, 97,2% hộ dân<br />
đƣợc sử dụng điện thƣờng xuyên; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 31 trƣờng học và<br />
3.478 phòng học các cấp; 120 trung tâm văn hóa - thể thao xã, hơn 1.266 nhà văn hóa - khu<br />
thể thao thôn; 207 chợ nông thôn; chỉnh trang và xây mới hơn 57.000 nhà ở dân cƣ; hoàn<br />
thành và đƣa vào sử dụng 25.536 công trình cấp nƣớc sinh hoạt và công trình vệ sinh môi<br />
trƣờng nông thôn.<br />
2.1.3. Về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn<br />
Với đặc điểm là tỉnh nông nghiệp, việc xác định phát triển nông nghiệp gắn với xây<br />
dựng nông thôn mới là chủ trƣơng phù hợp, đúng đắn, cùng với chỉ đạo thực hiện tốt các<br />
nội dung tiêu chí nông thôn mới, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất gắn<br />
với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của<br />
Trung ƣơng, đồng thời, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp, nông<br />
thôn tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông<br />
thôn mới, gồm: cơ chế, chính sách xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lƣợng,<br />
hiệu quả cao; hỗ trợ phát triển cao su; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1; phát triển sản<br />
xuất rau an toàn tập trung; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và trang trại tập trung; hỗ<br />
trợ giống gốc vật nuôi; hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung; khuyến khích<br />
phát triển giao thông nông thôn; chính sách cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò, nạc hóa đàn<br />
lợn, phát triển chăn nuôi miền núi, phát triển trang trại; Quyết định số 289/QĐ-TTg hỗ trợ<br />
ngƣ dân, các chính sách thuộc Chƣơng trình 134, 135, 257 và Nghị quyết 30a của Chính<br />
phủ, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới đến 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, và cơ<br />
chế để lại nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất để xây dựng nông thôn mới…<br />
2.2. Đánh giá vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở<br />
Thanh Hóa<br />
2.2.1. Những mặt đạt được<br />
Từ thực trạng đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt đƣợc một số kết quả<br />
nhƣ sau:<br />
<br />
<br />
136<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
2.2.1.1. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản<br />
Nhờ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát<br />
triển sản xuất, giải quyết việc làm nên giai đoạn 2011 - 2015, thu nhập bình quân của ngƣời<br />
dân nông thôn tăng từ 11,02 triệu đồng năm 2011 lên 17,95 triệu đồng năm 2014, ƣớc năm<br />
2015 đạt khoảng 20,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 22,11% năm<br />
2011 xuống còn 10,92% năm 2014, ƣớc năm 2015 khoảng 7%. Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ<br />
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề việc làm<br />
và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện thành công<br />
chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa.<br />
2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tiếp tục đầu tƣ phát huy hiệu quả. Trong 5 năm qua, từ<br />
nhiều nguồn vốn đã triển khai mới, tu bổ và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất nông<br />
nghiệp, thủy sản mang tính ổn định lâu dài, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
nông nghiệp nông thôn.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thay đổi làm cho đời sống<br />
ngƣời nông dân ngày càng đƣợc nâng cao hơn từ đó có điều kiện tiếp tục đầu tƣ vào cơ sở<br />
vật chất kỹ thuật. Tóm lại, vấn đề đầu tƣ cho cơ sở vật chất kỹ thuật và vấn đề chuyển dịch<br />
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có tác động tích cực lẫn nhau.<br />
2.2.1.3. Về cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn<br />
Các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng đã tác động tích cực tới việc<br />
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung; khuyến<br />
khích, kích cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa<br />
hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.<br />
2.2.2. Những mặt tồn tại, yếu kém<br />
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực không ngừng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
nông nghiệp nông thôn đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhƣng vẫn còn những<br />
tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục. Cụ thể:<br />
- Tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp còn chậm, ngành nghề nông<br />
thôn phát triển chƣa tƣơng xứng với thế mạnh của tỉnh. Giá trị sản xuất nông lâm ngƣ tăng<br />
bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 3,8%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 4%/năm, chƣa đạt<br />
mục tiêu đề ra. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chƣa bền vững, giá trị thu nhập trên<br />
một đơn vị diện tích còn thấp. Sản phẩm đạt chuẩn về an toàn còn ít, khả năng cạnh tranh<br />
còn thấp; triển khai sản xuất theo công nghệ cao, rau an toàn gặp khó khăn.<br />
- Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong ngành nông nghiệp<br />
còn hạn chế. Công nghệ khai thác hải sản còn lạc hậu, phƣơng tiện khai thác chủ yếu là<br />
tàu nhỏ.<br />
<br />
<br />
137<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
- Việc huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đã đƣợc thực hiện nhƣng<br />
đầu tƣ cho nông nghiệp còn hạn chế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất còn<br />
chậm, thiếu đồng bộ; trình độ, kỹ thuật còn hạn chế phát triển chƣa vững chắc.<br />
- Đầu tƣ cho chế biến và công nghệ sau thu hoạch chƣa đƣợc quan tâm; quan hệ<br />
giữa các nhà máy với nông dân vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập, thị trƣờng tiêu thụ<br />
chƣa ổn định.<br />
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý, kỹ thuật và lao<br />
động trong nông, lâm nghiệp, thủy sản từ tỉnh đến cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.<br />
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, thu nhập thấp, lƣợng lao động dƣ thừa ở nông<br />
thôn còn lớn nhƣng việc đảm bảo lao động cho các làng nghề còn khó khăn do trình độ và<br />
kỹ năng sản xuất của ngƣời lao động chƣa đáp ứng yêu cầu, công tác đào tạo nghề tuy đã<br />
chú trọng nhƣng chƣa triệt để ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản phẩm<br />
hàng hóa và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.<br />
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém<br />
Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, bất lợi do thiên tai,<br />
dịch bệnh liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp; giá cả đầu<br />
vào nhƣ vật tƣ phân bón, xăng dầu, giống mới các loại tăng nhanh, giá hàng hóa nông sản<br />
biến động mạnh.<br />
Thanh Hóa có bình quân diện tích canh tác trên đầu ngƣời đạt thấp; đầu tƣ cho nông<br />
nghiệp, nông thôn chƣa tƣơng xứng và còn nhiều yếu kém, nhất là hệ thống tiêu ở đồng<br />
bằng, tƣới ở miền núi, ven biển chƣa thực sự đảm bảo yêu cầu.<br />
Phần lớn dân cƣ các huyện miền núi, vùng biển đời sống còn khó khăn, trình độ<br />
dân trí thấp, ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tƣ vào<br />
sản xuất.<br />
Sự chỉ đạo, điều hành của ngành, của chính quyền các cấp còn nhiều bất cập, một số<br />
lĩnh vực kết quả còn hạn chế, chƣa triển khai có hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn, nhân<br />
rộng mô hình tiên tiến; chƣa nghiên cứu khai thác phát triển kinh tế miền núi.<br />
Cổng các thông tin thƣơng mại, xúc tiến thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm, thiếu đầu<br />
mối chủ trì thực hiện nên không nắm chắc đƣợc yêu cầu của thị trƣờng để hoạch định chiến<br />
lƣợc và chính sách đầu tƣ.<br />
<br />
3. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN ĐỂ XÂY<br />
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THANH HÓA<br />
3.1. Giải pháp về khoa học - công nghệ và kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn<br />
Nhà nƣớc cần đầu tƣ nâng cao năng lực của các trung tâm nghiên cứu ứng dụng,<br />
chuyển giao khoa học - công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.<br />
Tiếp tục ƣu tiên cho công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi mới.<br />
Sử dụng máy móc, thiết bị, phƣơng tiện khai thác hiện đại trong ngành nông nghiệp<br />
nhằm giải phóng sức lao động của con ngƣời.<br />
<br />
<br />
138<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Coi trọng hơn nữa công tác chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ đến tay ngƣời<br />
nông dân.<br />
3.2. Giải pháp về định hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng<br />
Điều kiện sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta nói chung và ở Thanh Hóa nói riêng còn<br />
nhỏ lẻ manh mún. Trong nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt,<br />
chúng ta cần tạo môi trƣờng liên kết các hộ nông dân với doanh nghiệp để xác lập thị<br />
trƣờng tiêu thụ ổn định và bền vững.<br />
Làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trƣờng và xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa<br />
nông sản an toàn, chất lƣợng đủ sức hội nhập và cạnh tranh ngày càng cao.<br />
3.3. Giải pháp về đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực<br />
Xây dựng nông thôn mới trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp<br />
nông thôn là công việc khó, thực hiện lâu dài, để tiến hành công việc này đạt kết quả tốt<br />
Nhà nƣớc cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho<br />
cán bộ quản lý, kỹ thuật từ tỉnh đến cơ sở nhƣ thông qua các khóa học bồi dƣỡng, đẩy<br />
mạnh công tác tuyên truyền…<br />
Chú trọng công tác đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn ở các xã,<br />
huyện đặc biệt là lao động cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không chỉ là yêu cầu của Đảng,<br />
Nhà nƣớc mà là đòi hỏi tất yếu của ngƣời dân để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và<br />
nâng cao thu nhập cho cƣ dân nông thôn; đặc biệt là thực hiện thành công chƣơng trình xây<br />
dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa. Trong 5 năm gần đây (2011 - 2015), ngành nông nghiệp<br />
tỉnh Thanh Hóa đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực về sản xuất nông, lâm, thủy sản,cơ sở<br />
vật chất kỹ thuật… ngày càng đƣợc đầu tƣ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br />
nghiệp nông thôn toàn tỉnh. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại, yếu kém nhƣ vấn đề ứng dụng<br />
khoa học kỹ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thị trƣờng tiêu thụ còn chƣa ổn<br />
định, trình độ lao động chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng… đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa cần<br />
phải có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông<br />
nghiệp nông thôn để cải thiện đời sống ngƣời dân, thúc đẩy phân công lại lao động, giải<br />
quyết vấn đề việc làm nhằm thực hiện thành công chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Sở NN&PTNT, 2011, Chuyên đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông<br />
thôn” dùng cho lớp bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ tham gia chƣơng trình xây dựng<br />
nông thôn mới.<br />
<br />
<br />
139<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
[2] Ban Chỉ đạo Chƣơng trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh<br />
Thanh Hóa, 2015, Báo cáo tổng kết thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây<br />
dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015.<br />
[3] Trƣơng Thị Mỹ Hoa, 2011, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh<br />
Quảng Nam.<br />
[4] http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/Default.aspx?portalid = admin&selectpageid = page.<br />
1&newsdetail=News.2928&n_g_manager=20.<br />
<br />
ECONOMIC RESTRUCTURING IN ARGRICULTURE<br />
AND RURAL AREAS TO CONSTRUCT<br />
NEW RURAL MODEL IN THANH HOA<br />
Le Thi Loan<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Rural area is the home of a major part of the population whose work in the<br />
agricultural sector. Agricultural and rural development, particularly construction new<br />
rural areas have been concerned the most because of its role in economic and social<br />
stability of the country. To successfully implement the goal of building new rural areas, the<br />
problem of economic restructuring in agriculture and rural development are essential<br />
issues for the Thanh Hoa province in particular and the country in general. This paper<br />
presents the current status of economic restructuring in agriculture and rural areas in the<br />
past 5 years (2011 to 2015). The article proposes some solutions to promote economic<br />
restructuring in agriculture and rural areas for the goal of building new countryside in<br />
Thanh Hoa.<br />
Keywords: Economic restructuring, rural agriculture, Thanh Hoa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140<br />