Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam bộ thời kỳ đổi mới
lượt xem 5
download
Bài viết "Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam bộ thời kỳ đổi mới" trình bày quá trình cũng như xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Kết quả cho thấy, nền kinh tế vùng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trên cả ba phương diện: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam bộ thời kỳ đổi mới
- XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ ĐỔI MỚI Lê Vy Hảo1 1. Email: haolv@tdmu.edu.vn. TÓM TẮT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển đổi các bộ phận cấu thành của kinh tế cho phù hợp hợp hơn với quá trình phát triển và các điều kiện kinh tế - xã hội. Trong hơn ba thập niên qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước tác động mạnh mẽ đến các cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Bài viết trình bày quá trình cũng như xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Kết quả cho thấy, nền kinh tế vùng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trên cả ba phương diện: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ khóa: Chuyển dịch, cơ cấu kinh tế, đông Nam Bộ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thông qua chương trình đổi mới kinh tế toàn diện theo ba hướng chính: một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế; hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp; ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài. Định hướng này đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Đông Nam Bộ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó tạo ra kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ diễn ra trên cả ba phương diện: 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự tái cấu trúc lại giá trị của3 nhóm ngành nông - lâm - ngư - nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; 2. Chuyển dịch cơ thành phần kinh tế là sự phát triển và thay đổi vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế; 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là sự hoán chuyển ngành kinh tế xét theo lãnh thổ, trên cơ sở đó hình thành các vùng kinh tế mới so với trước đây. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mang lại những hiệu ứng tích cực, đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh. Ngay trong giai đoạn 1990 - 1994, tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của Đông Nam Bộ đã là 11,%/năm, cao hơn nhiều so với bình quân cả nước (7,9%/năm) và so với các vùng còn lại (Trần Hoàng Kim, 1995). Trong những năm tiếp theo, 612
- tăng trưởng kinh tế của vùng tiếp tục được duy trì ở mức cao. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2003 đạt 12%, tăng gần 2% so với giai đoạn 1996 - 2000, bằng 1,7 lần so với bình quân chung của cả nước. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam Bộ đứng đầu trong các vùng kinh tế, đạt 128,4 triệu đồng/năm, gần gấp đôi so với bình quân cả nước là 68,2 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ không đơn thuần là nhìn lại lịch sử mà còn là cơ hội để đánh giá mối quan hệ giữa chuyển dịch và tăng trưởng, từ đó có cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của vùng trong những giai đoạn về sau. 2. PHƯƠNG PHÁP Bài viết tiếp cận vấn đề theo hướng lịch sử kinh tế vì vậy phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và logic để làm rõ quá trình và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ. Phương pháp lịch sử giúp tiếp cận vấn đề theo tiến trình thời gian giúp thể hiện quá trình chuyển dịch ngày càng rõ nét hơn. Phương pháp logic là cơ sở để rút ra được xu hướng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tư liệu được sử dụng trong bài viết bài biết chủ yếu được lấy từ các thống kê và một số nguồn tư liệu từ các công trình nghiên cứu, các website của cơ quan chính thức của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới, ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế các tỉnh Đông Nam Bộ chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp do định hướng phát triển của chính quyền tỉnh vẫn tập trung vào lĩnh vực kinh tế này. Các ngành kinh tế phi công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp do công nghiệp thời điểm này còn nhỏ lẻ, ngành nghề sản xuất chính là thủ công nghiệp với thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội thương. Trong nửa đầu thập niên 1990, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở mỗi địa phương, tùy vào đặc điểm và định hướng phát triển kinh tế mà xu hướng và tốc độ chuyển dịch có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng khu vực I (nông - lâm - thủy sản), tăng tỷ trọng các ngành khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và III (thương mại - dịch vụ), cho làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng phi nông nghiệp hóa. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại. Cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ. Trong giai đoạn 2000 - 2014, khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản giảm dần từ 1,96% năm 2000, xuống còn 1,00% năm 2014; khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 45,41% năm 2000 xuống còn 39,40% năm 2014. Khu vực thương mại - dịch vụ tăng dần từ 52,63% năm 2000 lên 59,60% (Bảng 1). Sự chuyển dịch này theo đúng định hướng của Chính phủ và của chính quyền địa phương, tạo tiền đề thành phố Hồ Chí Minh từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo của khu vực. 613
- Bảng 1: Cơ cấu GDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chia theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2014 (tính theo giá thực tế). Năm Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) 2000 1.487 1,96 34.446 45,41 39.929 52,63 2002 1.632 1,69 45.06 46,74 49.711 51,57 2004 1.923 1,40 67.011 48,88 68.153 49,72 2006 2.442 1,28 90.324 47,40 97.795 51,32 2008 3.903 1,23 139.776 43,97 174.186 54,80 2010 4.9 1,06 199.014 42,96 259.381 55,98 2012 7.14 1,08 265.369 40,27 386.389 58,65 2014 8.778 1,00 335.571 39,40 508.174 59,60 Nguồn: Vương Đức Hoàng Quân, 2016. Tại Bình Dương, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Các khu vực kinh tế phi nông nghiệp từ chỗ chỉ đạt 24% giá trị kinh tế vào năm 1986 (Nguyễn Văn Hiệp, 2017) thì đến năm 2010, đã đóng góp đến 94,5% trong tổng giá trị sản xuất, trong đó ngành công nghiệp chiếm đến hơn 60% (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2011). Giá trị của kinh tế nông nghiệp tuy có tăng qua từng năm nhưng vẫn rất thấp so với các ngành kinh tế khác, nên tỷ trọng giảm sút rất rõ trong cơ cấu kinh tế. Có thể thấy sau hơn hai thập niên phát triển, Bình Dương đã chuyển đổi một cách nhanh chóng từ nền kinh tế có cơ cấu thuần nông sang nền kinh tế công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ. Tương tự, cơ cấu kinh tế Đồng Nai và cũng chuyển dịch theo tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần khu vực nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng khu vực I của tỉnh chỉ còn 7,9%, khu vực II chiếm 57,1%, dịch vụ và du lịch đạt 35% (Thu Dung, 2011). Năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là: 5,6% - 56,7% - 37,7% (Bạch Mai, 2016). Đối với Bà Rịa - Vũng Tàu, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa khi khu vực II đóng góp đến 69%, khu vực III 24% và khu vực I chỉ còn chiếm 7% (Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2020). Ngay tại những tỉnh có truyền thống nông nghiệp như Bình Phước, Tây Ninh cũng có sự thay đổi cơ cấu theo chiều hướng giảm nông nghiệp và tăng tỷ trọng kinh tế phi nông nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi mới được tái lập năm 1997, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Phước, nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 70%, thì đến năm 2019, nông nghiệp chỉ còn chiếm 21%, tỷ trọng công nghiệp được nâng lên 37,74% và thương mại - dịch vụ chiếm 41,26% (Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, 2020) . Ở Tây Ninh, cơ cấu kinh tế cũng dần có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông năm 2020 chiếm đến 76,9%. Trong đó công nghiệp đạt 38,7%, là bước tiến lớn so với mức 28% năm 2015 (Nguyễn Thành Tâm, 2020). 3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế 3.2.1. Khu vực kinh tế nhà nước Trước đổi mới, các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ phần lớn tài sản cố định và vốn lưu động. Trong nhiều ngành công nghiệp, xí nghiệp quốc doanh chiếm từ 70 - 100% sản lượng. Tuy nhiên, nhiều xí nghiệp quốc doanh gặp khó khăn, yếu kém, làm ăn thua lỗ hoặc không có lãi. Vì vậy, 614
- đổi mới xí nghiệp quốc doanh (sau gọi là doanh nghiệp nhà nước) là một trong những nội dung quan trọng của quá trình đổi mới kinh tế được thực hiện từng bước với các biện pháp thích hợp. Trong giai đoạn 1987 - 1990, đã từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đôi với xoá bỏ dần chế độ bao cấp của Nhà nước về tài chính, cung ứng và bao cấp giá vật tư, định giá với hầu hết các sản phẩm do doanh nghiệp nhà nước sản xuất và tiêu thụ. Chế độ thu quốc doanh cũng bị bãi bỏ, thay bằng chính sách thuế theo Nghị định 388/HĐBT tháng 11/1991. Các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại theo hướng giải thể các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước có liên quan với nhau về sản xuất và thị trường. Tổ chức lại các công ty và các liên hiệp công nghiệp đã được thành lập trước đây, để hình thành các tổng công ty mới theo mô hình tổng công ty 9058 và 9159. Trong đó, Nhà nước bổ nhiệm hội đồng quản trị để điều hành và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của tổng công ty. Việc chuyển sang các hình thức sở hữu khác, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 1992. Từ năm 2000, Nhà nước áp dụng các biện pháp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các hình thức sỡ hữu và kinh doanh khác như: giao, bán, khoán, cho thuê, kể cả sáp nhập và giải thể đối với các doanh nghiệp nhà nước qui mô nhỏ. Năm 2003, Chính phủ bắt đầu thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty 90 và 91, theo mô hình tập đoàn hay công ty mẹ - công ty con. Ở Đông Nam Bộ, khu vực doanh nghiệp nhà nước có số lượng ít và có xu hướng ngày càng thu hẹp cùng với việc thực hiện cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước nhất vùng nhưng đến năm 2019 chỉ có 46 doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,61%/năm (Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X, 2020); tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm. Tuy số lượng doanh nghiệp hạn chế, nhưng khu vực kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước thường có quy mô lớn, hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không muốn làm và không làm được, hoặc đóng vai trò dẫn dắt, khai phá những lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế, như quốc phòng, an ninh, năng lượng, sân bay, cảng biển, hạ tầng giao thông,… 3.2.2. Khu vực kinh tế hợp tác xã Kinh tế hợp tác xã được hình thành trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người sản xuất nhỏ, cá thể trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với mục tiêu cùng nhau sản xuất, hoạt động, cùng nhau hướng đến lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, kinh tế hợp tác xã ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Trong giai đoạn cuối những năm 1980 và đầu 1990, mô hình kinh tế hợp tác xã rơi vào tình trạng khủng hoảng; nhiều hợp tác xã vẫn tồn tại nhưng chỉ là trên hình thức. 58 Tổng công ty 90 là tên cho các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty nhà nước ở Việt Nam được thành lập căn cứ vào Điều 5 của Quyết định số 90/Ttg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. 59 Tổng công ty 91 là tên gọi cho các nhóm doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 91/Ttg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. 615
- Trong thời kỳ Đổi mới, đa phần các cơ sở kinh tế hợp tác chuyển đổi theo các hướng sau: 1. Giải thể các tổ hợp, tập đoàn sản xuất hoặc các hợp tác xã làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài; 2. Giao khoán hoặc nhượng, bán tư liệu sản xuất lại cho tập thể xã viên để họ trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình; 3. Chuyển các hợp tác xã còn hoạt động kinh doanh thành các hình thức hợp tác xã cổ phần hoạt động theo Luật Hợp tác xã mới. So với một số vùng khác, Đông Nam Bộ không tập trung nhiều hợp tác xã; số lượng lao động trong hợp tác xã cũng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2019, Đông Nam Bộ có 1.057 hợp tác xã, chiếm 7,34% cả nước; số lượng lao động trong hợp tác xã là 23.233 người, chiếm 13,04% lao động hợp tác xã cả nước. Tính chung trong giai đoạn 2016 - 2019, số lượng hợp tác xã của Đông Nam Bộ chỉ chiếm 7,1%, số lao động cũng chỉ chiếm 12,8% cả nước (Tổng Cục Thống kê Việt Nam, 2021b). Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận của các hợp tác xã của Đông Nam Bộ lại cao nhất cả nước. Trong giai đoạn 2016 - 2019, nguồn vốn hợp tác xã của Đông Nam Bộ chiếm đến 19,2% cả nước (tăng 5,1% so với giai đoạn 2011 - 2015); doanh thu thuần chiếm 42,4% cả nước và lợi nhuận trước thuế chiếm 56,6% cả nước (tăng 3% so với giai đoạn 2011 - 2015). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 2 địa phương (cùng với Hà Nội) tập trung phần lớn các nguồn lực về hợp tác xã của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương đứng đầu vùng Đông Nam Bộ và cả nước về quy mô doanh thu và lợi nhuận trước thuế của hợp tác xã trong cả nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021). Khu vực kinh tế hợp tác xã của Đông Nam Bộ có quy mô nhỏ, số lượng ít và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế hợp tác xã vẫn có vị trí và vai trò quan trọng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đã xuất hiện ngày càng nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3.2.3. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài So với các khu vực kinh tế khác, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra đời ở nước ta chưa lâu, gắn với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Năm 1987, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, mở ra một thời kỳ mới trong việc thu hút đầu tư nước cũng như sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Luật này quy định các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển về nước các khoản lợi nhuận, tiền cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, cả tiền gốc lẫn lãi các khoản cho vay đầu tư và tài sản hợp pháp,… Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: đơn giản hóa các thủ tục hành chính; xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, có cơ sở hạ tầng thuận tiện với những điều kiện ưu đãi; mở rộng cá hình thức và các lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài,… Những chủ trương, chính sách trên nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài, kết hợp phát huy tốt các nguồn nội lực với các nguồn lực bên ngoài vào phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới. Với những điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên quý giá, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, đồng bộ, có nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước cũng như cửa ngõ giao thương quốc tế, các địa phương khu vực Đông Nam Bộ là đầu tàu của cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI). Trong đó, thành 616
- phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu là những điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy những nơi này cũng tập trung rất nhiều doanh nghiệp FDI. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng tại Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn 1988 - 2010, Đông Nam Bộ là khu vực thu hút dự án đầu tư nước ngoài nhiều nhất cũng với số vốn cao nhất cả nước, gấp 10 lần khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2011, Đông Nam Bộ có 5.323 doanh nghiệp FDI, chiếm 59,1% cả nước. Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh có 2.757 doanh nghiệp FDI, chiếm 30,6% cả nước; tổng vốn sản xuất kinh doanh là 695,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,1% cả nước. Tỉnh Bình Dương có 1.441 doanh nghiệp FDI, chiếm 16% cả nước; tổng vốn sản xuất kinh doanh là 201,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4% cả nước. Tỉnh Đồng Nai có 767 doanh nghiệp FDI, chiếm 8,5% cả nước (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2014),… Bên cạnh ưu thế về vốn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hơn hẳn doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh về yếu tố kỹ thuật công nghệ, quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh; chiếm giữ tỷ trọng cao trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, dệt may, da giầy, sản xuất thực phẩm đồ uống, hóa chất, sản xuất cao su và plastic, sản xuất thép, sản xuất điện tử, lắp ráp ô tô và các phương tiện vận tải khác,… Khu vực kinh tế nước ngoài đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng: bổ sung vốn cho đầu tư phát triển địa bàn; thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó, đầu tư nước ngoài đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động cả trực tiếp và gián tiếp, tạo thu nhập ổn định cho lao động trên địa bàn, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. 3.2.4. Khu vực kinh tế tư nhân, cá thể Trước khi Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân, cá thể vẫn còn tồn tại ở nước ta, nhưng do chủ trương hạn chế và cải tạo, mà khu vực này gặp nhiều khó khăn và không có điều kiện phát triển. Từ đầu thập 1990, thành phần kinh tế tư nhân, cá thể ngày càng được phát triển mạnh. Ngày 21/12/1990, Quốc hội đã thông qua Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Hai đạo luật này ra đời có hiệu lực từ ngày 15/4/1991 đã thực sự thúc đẩy kinh tế khu vực tư nhân phát triển. Sau đó, Quốc hội tiếp tục ban hành Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực từ năm 2000, qua đó thúc đẩy khu vực kinh tế cá thể cùng phát triển. Với sự quan tâm và khuyến khích của Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, đóng vai trò ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt đối với nền kinh tế. Năm 2001, Đông Nam Bộ chỉ mới có hơn 10.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký hoạt động (Nguyễn Hữu Trinh, 2016) thì năm 2014, số lượng doanh nghiệp tư nhân của đông Nam Bộ đã là 143.876 doanh nghiệp, đến năm 2018 tiếp tục tăng lên 243.813 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2015 - 2019, trong khi các thành phần kinh tế khác như thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể có xu hướng giảm thì khu vực kinh tế tư nhân chiếm giữ từ 52 - 54% trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, phân bố của các doanh nghiệp vẫn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Hô Chí Minh (chiếm khoảng 77%), thấp nhất là Tây Ninh (khoảng 1,2%). Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm tỷ trọng từ 66 đến 70,6% trong giai đoạn 2016 - 2019 (Nguyễn Văn Điển và nnk., 2021). Về quy mô, đa số doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm khoảng 95%. Xét về quy mô lao động, có 63,3% doanh nghiệp dưới 5 lao động; 19,2% có 5 9 lao động; 0,26% 617
- có từ lao động và 0,34% có 300 - 500 lao động. Xét về nguồn vốn, có 39,4% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ; 15% vốn 0,5-1 tỷ; 3,9% vốn 50-200 tỷ và chỉ có 1% có số vốn 500 tỷ trở lên (Nguyễn Văn Điển và nnk., 2021). Tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân cũng có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản khu vực doanh nghiệp, dao động từ 48,2 đến 53,5% trong giai đoạn 2014 - 2018. Doanh thu của các doanh nghiệp tư nhân cũng lớn nhất trong 3 khu vực, dao động từ 50,8% - 56,8%. Tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân cũng có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản khu vực doanh nghiệp (dao động từ 48,2 đến 53,5%). Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư ngày càng được cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong giai đoạn 2014 - 2018 dao động từ 2,1 đến 2,6%, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh là cao nhất (Nguyễn Văn Điển và nnk., 2021). Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân ở Đông Nam Bộ phát triển khá mạnh cả về vốn, số lượng, doanh thu và lực lượng lao động. Để tăng sức cạnh tranh với thị trường trong nước, thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã có xu hướng liên doanh, liên kết mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư, thu hút thêm lực lượng lao động, xây dựng chiến lược kinh doanh mới nhằm tồn tại và phát triển. Bên cạnh kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế cá thể cũng có sự tăng trưởng nhanh. Trong giai đoạn 2012 - 2017, Đông Nam Bộ có tốc độ tăng cao nhất cả về số lượng cơ sở (20%) và lao động (15,6%). Nếu như năm 2012, số lượng cơ sở kinh doanh cá thể của vùng mới chỉ có 752 nghìn thì đến năm 2017 đã tăng lên 902 nghìn cơ sở (Tổng Cục Thống kê, 2021a), trong đó một bộ phận lớn các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh cá thể bao gồm cả những cơ sở có đăng ký kinh doanh và chưa hoặc không đăng ký kinh doanh. Đặc trưng của khu vực này là nhỏ lẻ và tự phát, phân bố trải khắp nhưng không đồng đều, thường có xu hướng hoạt động mạnh ở các khu vực đô thị, dân cư đông đúc. Quy mô của các cơ sở kinh doanh các thể thường nhỏ, vốn ít và thường có xu hướng tập trung kinh doanh vào các dịch vụ phục vụ nhu cầu tiều dùng của người dân như các cửa hàng tạp hóa, hàng ăn sáng, bán đồ ăn vặt, các dịch vụ phục vụ cá nhân như cắt tóc, gội đầu, sửa chữa,... Không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo trực tiếp cho chính chủ sở hữu, mà còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, người nghèo tiếp cận các hàng hoá, dịch vụ tiện lợi và nhanh hơn với giá cả bình dân. Hơn nữa, khu vực này còn là nơi tiếp nhận người lao động phổ thông không đủ kỹ năng để làm việc trong khu vực doanh nghiệp hay khu vực hành chính, sự nghiệp. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động tại các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống - một phần của văn hoá dân tộc Việt Nam. 3.3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở Đông Nam Bộ cũng có sự biến đổi sâu sắc. Trước thập niên 1980, cơ cấu lãnh thổ kinh tế của vùng khá đơn giản với hai khu vực: khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ chủ yếu là nội thành phố Hồ Chí Minh và rãi rác tại các tỉnh bao gồm trung tâm của các thị xã, trị trấn và thị tứ lớn; còn lại đa phần lãnh thổ còn lại của vùng là khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và khai thác thủy sản đi kèm với hoạt động của các làng nghề sản xuất thủ công nhỏ. 618
- Tuy nhiên từ đầu thập niên 1990 trở đi, cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở Đông Nam Bộ cũng có sự biến đổi sâu sắc. Trước hết là sự hình thành của lãnh thổ kinh tế công nghiệp. Tuy là khu vực mới nhưng lãnh thổ kinh tế công nghiệp phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2020, Đông Nam Bộ có 59,01 nghìn ha đất công nghiệp, trong đó có 119 khu công nghiệp với diện tích 44.000 ha và có xu hướng tiếp tục được mở rộng trong tương lai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2021). Do ngay từ đầu, các khu công nghiệp nằm khá gần nhau nên tạo thành một vùng công nghiệp ở khu vực giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Tại đây, tập hợp rất nhiều địa phương mạnh về công nghiệp như quận Thủ Đức của thành phố Hồ Chí Minh, thị xã (sau là thành phố) Dĩ An, Thuận An của Bình Dương, thành phố Biên Hòa của Đồng Nai. Về sau, quá trình công nghiệp hóa được đẩy mạnh ở các địa phương nằm xa trung tâm hơn, từ đó mà vùng kinh tế này cũng được mở rộng và kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thành một vùng công nghiệp rộng lớn hơn, được biết đến với tên gọi “Tứ giác công nghiệp”. Công nghiệp hóa cũng tạo ra động lực cho quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa ở Đông Nam Bộ diễn ra nhanh chóng, từ đó thúc đẩy khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ cũng tăng trưởng khá tốt. Lãnh thổ kinh tế thương mại - dịch vụ vì thế mà cũng có nhiều thay đổi mà trước hết là sự gia tăng về không gian hoạt động do sự bành trướng của các đô thị. Ở Đông Nam Bộ, rất khó để xác định độ rộng của lãnh thổ kinh tế thương mại - dịch vụ do nằm rất gần, thậm chí có nơi còn xen lẫn vào khu vực công nghiệp vì hai lĩnh vực này có mối quan hệ tương hỗ với nhau; việc phân biệt ranh giới giữa hai lãnh thổ kinh tế này là khá khó khăn. Tuy nhiên, có thể hình dung lãnh thổ chủ yếu và đậm nét nhất của khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ kết nối với nhau tạo thành vành đai bao lấy vùng công nghiệp bao gồm các quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm của các thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu. Sự phát triển của lãnh thổ kinh tế công nghiệp và thương mại - dịch vụ làm cho vùng nông nghiệp của Đông Nam Bộ bị thu hẹp đáng kể, chỉ còn phân bố chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai; các tỉnh, thành còn lại thì tương đối rãi rác với diện tích 1.759 nghìn ha. Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ thời kỳ này cũng có sự phân hóa thành hai cụm (cluster) chính: Cụm các khu vực nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. Đây là các địa phương có lợi thế trong phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, sở hữu các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô lớn. Chức năng hỗ trợ của các cực tăng trưởng này là hình thành các cụm sản xuất nông nghiệp hiện đại, liên hoàn mang tính chất cung ứng cho thị trường khi có những thông tin “điều phối” từ cực phát triển là thành phố Hồ Chí Minh; Cụm nông nghiệp các khu vực nông nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai với các cảng biển và chăn nuôi, thủy hải sản. Chức năng hỗ trợ của các cực tăng trưởng này là hạ tầng giao thông, tăng khả năng đối ứng và vận chuyển hàng hoá nông sản ra thị trường trong nước, quốc tế (Nguyễn Quốc Dũng, 2021). Đông Nam Bộ còn có vùng sản xuất lâm nghiệp và vùng nuôi trồng hủy hải sản. Diện tích rừng sản xuất vào khoảng 145 nghìn ha, chiếm 46,5% tổng diện tích rừng năm 2019 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2020). Đất rừng sản xuất phân bố tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai,… Ngoài ra, Đông Nam Bộ có vùng nuôi trồng thủy hải sản với diện tích hơn 10 nghìn ha tập trung ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy diện tích khá nhỏ, nhưng vùng này vẫn góp phần tạo ra giá trị và tính đa dạng cho nông nghiệp vùng, tao công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân vùng ven biển. 619
- 4. KẾT LUẬN Từ đầu thập niên 1990, việc triển khai cơ chế kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước cùng với việc thực thi hàng loạt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đã làm cho nền kinh tế Đông Nam Bộ “chuyển mình” một cách nhanh chóng. So với cả nước, cơ cấu ngành kinh tế của Đông Nam Bộ chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ hơn, trên cả ba phương diện: ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ kinh tế, đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh, thành Đông Nam Bộ diễn ra không đồng nhất về thời gian, nhanh nhất là ở khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên cơ bản là chuyển dịch theo hướng thu hẹp khu vực I và đẩy mạnh khu vực II và III, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành, thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ trở nên đa dạng hơn, trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước nước ngoài và kinh tế tư nhân tuy, vốn không có điều kiện phát triển trong giai đoạn trước Đổi mới, nay ngày càng phát triển và trở thành những động lực kinh tế chính cho vùng. Lãnh thổ kinh tế cũng phân hóa hơn so với trước đây, vùng kinh tế công nghiệp và thương mại - dịch vụ ngày càng rộng lớn hơn, cùng với sự thu hẹp đáng kể của vùng kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cẩn được khắc phục như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ giữa các tỉnh, thành trong vùng; một số địa phương còn phát triển theo hướng tính tự phát, thiếu bền vững đặc biệt là tại những nơi phát triển nhanh về kinh tế; tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ ở nhiều tỉnh chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X. 2020. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2014. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2011. Hà Nội: Thống kê. 3. Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2021. Sách trắng hợp tác xã Việt Nam năm 2021. Hà Nội: Thống kê. 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 2020. Báo cáo chiến lược phát triển lâm nghiệp việt nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Truy cập tại: https://www.mard.gov.vn/VanBanLayYKien/VBPLFile/BC-CL-2020-2050.pdf. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2021. Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 - 2025). Hà Nội. 6. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 2020. Kinh tế - xã hội năm 2020. Truy cập tại: http://thongkebariavungtau.gov.vn/bai-viet-thong-ke/tinh-hinh-kinh-te--xa-hoi-thang-12-quy-iv- va-nam-2020-1168.html. 7. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. 2011. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010. Bình Dương. 8. Thu Dung. 2011. Năm 2011 tăng trưởng kinh tế Đồng Nai đạt 13,32%. Truy cập tại: https://baochinhphu.vn/nam-2011-tang-truong-kinh-te-dong-nai-dat-1332-102112106.htm. 9. Nguyễn Quốc Dũng. 2021. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - qua thực tiễn ở vùng Đông Nam bộ (phần 2). Truy cập tại: http://hdll.vn/vi/nghien- 620
- cuu---trao-doi/phat-trien-nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam- 2045---qua-thuc-tien-o-vung-dong-nam-bo-phan-2.html. 10. Nguyễn Văn Điển, Hà Thị Việt Thúy. 2021. Hoạt động của doanh nghiệp tư nhân vùng Đông Nam Bộ: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Chính trị, số 3. 11. Nguyễn Văn Hiệp. 2011. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 1945 - 2007. Hà Nội: Chính trị Quốc gia. 12. Trần Hoàng Kim. 1995. Tiềm năng kinh tế Đông Nam Bộ. Hà Nội: Thống kê. 13. Bạch Mai. 2016. Kinh tế - xã hội Đồng Nai: Kết quả năm 2015 và triển vọng năm 2016. Truy cập tại:https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/- /2018/37899/kinh-te---xa-hoi-dong-nai--ket-qua-nam-2015-va-trien-vong-nam-2016.aspx. 14. Vương Đức Hoàng Quân. 2016. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2025. Tạp chí Tài chính kỳ 2, số tháng 6. 15. Nguyễn Thành Tâm. 2020. Tây Ninh: Tiếp tục bứt phá phát triển, vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Truy cập tại: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-tien-kinh- nghiem1/-/2018/819806/tay-ninh--tiep-tuc-but-pha-phat-trien%2C-vuon-len-tro-thanh-tinh-phat- trien-kha-cua-ca-nuoc.aspx. 16. Tổng Cục Thống kê Việt Nam. 2021a. Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2020. NXB Thống kê. 17. Tổng Cục Thống kê Việt Nam. 2021b. Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016 - 2020. Hà Nội: Thống kê. 18. Nguyễn Hữu Trinh. 2016. Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ thực tiễn vùng Đông Nam Bộ. Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, số 482. 19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước. 2020. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước năm 2019. Truy cập tại:https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/ctk/2020_07/niengiam2019/capnhatmoi/tong- quan.pdf. 621
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 227 | 29
-
Chuyên đề: Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội - GS,TS. Nguyễn Đình Tấn
39 p | 275 | 28
-
Nhu cầu người học và nhu cầu xã hội trong đào tạo cử nhân biên - phiên dịch tiếng Anh
14 p | 170 | 14
-
Quản lý Nhà Nước trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam - 8
10 p | 76 | 11
-
Chuyên đề 2: Xã hội học về cơ cấu xã hội - GS.TS. Nguyễn Đình Tấn
56 p | 196 | 8
-
cộng đồng asean 2015: quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn
148 p | 59 | 7
-
Dịch chuyển cơ chế quản trị giáo dục đại học trên toàn cầu và suy ngẫm về Việt Nam
12 p | 75 | 7
-
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ'/ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CHO VIỆT NAM
0 p | 102 | 7
-
Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây
9 p | 59 | 5
-
Xu hướng đào tạo nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
12 p | 49 | 4
-
Tương lai của các thư viện khởi đầu sự dịch chuyển lớn
4 p | 52 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
18 p | 39 | 3
-
Ebook Biên niên lịch sử công thương Việt Nam 2011-2020 (Tập 2: 2016-2020)
746 p | 8 | 2
-
Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới quá trình đô thị hóa của tỉnh Thanh Hóa
8 p | 57 | 2
-
Nét đặc thù trong quá trình di cư tự do ở tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây
7 p | 29 | 1
-
Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
13 p | 56 | 1
-
Xu hướng, thách thức mới và định hướng phát triển thư viện thông minh ở Việt Nam
14 p | 17 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn