Cộng đồng ASEAN 2015:<br />
Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn<br />
<br />
Tổ chức Lao động Quốc tế & Ngân hàng Phát triển Châu Á<br />
<br />
Bản quyền © thuộc về Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á 2014<br />
<br />
Xuất bản năm 2014.<br />
In tại Việt Nam.<br />
<br />
ISBN 978-92-2-828869-8 (bản in), 978-92-2-828870-4 (web PDF)<br />
Số Lưu Xuất bản.<br />
<br />
Dữ liệu Mục lục-Xuất bản<br />
<br />
Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á<br />
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn<br />
Hà Nội, Việt Nam: ILO và ADB, 2014.<br />
<br />
1. Thị trường lao động. 2. Việc làm. 3. Việc làm tốt. 4. Năng suất lao động. 5. Tiền lương. 6. Di cư lao động. 7. An sinh<br />
xã hội. 8. Hội nhập kinh tế. 9. Hội nhập khu vực. 10. Các nước ASEAN.<br />
I. Tổ chức Lao động Quốc tế. II. Ngân hàng Phát triển Châu Á.<br />
<br />
Đây là ấn bản chung của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).<br />
<br />
Những quan điểm được trình bày trong ấn phẩm này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh các quan điểm<br />
cũng như chính sách của Ngân hàng Phát triển Châu Á hoặc Ban Quản trị của ADB hoặc Ban thư ký Liên Hiệp Quốc<br />
hoặc Tổ chức Lao động Quốc tế hoặc các chính phủ mà họ làm đại diện.<br />
<br />
ILO và ADB không đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu cung cấp trong ấn bản này và không nhận trách nhiệm đối<br />
với bất kỳ hậu quả nào đến từ việc sử dụng ấn bản này.<br />
<br />
Ấn bản này áp dụng thông lệ của Tổ chức Lao động Quốc tế khi đưa ra thông tin về tên và bản đồ của các thành viên.<br />
Trong một số trường hợp, tên của một số quốc gia được viết tắt, ví dụ như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được gọi là<br />
Trung Quốc, Việc chỉ định hay gọi tên một lãnh thổ cụ thể hoặc một khu vực địa lý, hay việc sử dụng từ “quốc gia” trong<br />
tài liệu này không ám chỉ việc thể hiện quan điểm nào từ phía Ban Thư ký Liên Hiệp Quốc, ILO, ADB, hay Ban Quản<br />
trị của ADB, hay các chính phủ mà họ đại diện liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành<br />
phố, hay khu vực nào, hay chính quyền của các khu vực đó, hay liên quan đến sự phân định biên giới hoặc giới hạn<br />
của các khu vực đó.<br />
<br />
Mọi thắc mắc hay yêu cầu để được quyền sử dụng tài liệu này có thể được gửi đến đơn vị phụ trách bản quyền của ấn<br />
bản này theo địa chỉ sau: Bản quyền và Cấp phép, Các ấn bản của ILO, 1211 Geneva 22, Thụy Sỹ, pubdroit@ilo.org<br />
<br />
Các trích dẫn ngắn có thể được sao chép lại mà không cần xin phép, với điều kiện có ghi rõ nguồn gốc. Đối với quyền<br />
tái bản hoặc dịch thuật, đề nghị đăng ký với Bộ phận Xuất bản của ILO (Quyền và Cho phép xuất bản), Văn phòng Lao<br />
động Quốc tế, theo địa chỉ CH-1211 Geneva 22, Thụy Sỹ, hoặc qua email: pubdroit@ilo.org. Văn phòng Lao động Quốc<br />
tế luôn khuyến khích việc đăng ký này.<br />
<br />
Thư viện, viện nghiên cứu, và những người sử dụng đã đăng ký với các tổ chức cấp quyền tái bản có thể sao chép thông<br />
tin theo giấy phép ban hành cho mục đích này. Truy cập vào trang web www.ifrro.org để biết thêm thông tin về các tổ<br />
chức cấp quyền sử dụng tại quốc gia mình.<br />
<br />
Hãy truy cập vào những website sau đây của chúng tôi: www.ilo.org/publns, www.ilo.org/asia, www.adb.org/publications,<br />
và www.adb.org<br />
Ảnh sử dụng ở trang bìa © thuộc về Tổ chức Lao động Quốc tế<br />
<br />
2<br />
<br />
Cộng đồng ASEAN 2015<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
<br />
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khu vực năng động và đa dạng. Khu vực này đã đạt<br />
mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, nhưng cũng đã chứng kiến sự gia tăng của<br />
bất bình đẳng và sự tồn tại cố hữu của những việc làm kém chất lượng. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),<br />
với tầm nhìn hướng tới một thị trường chung và một khu vực sản xuất chung, sẽ trở thành hiện thực vào<br />
năm 2015. Điều này sẽ giúp hình thành sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao<br />
động có tay nghề cao trong khu vực. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm và có tác<br />
động đối với thương mại và đầu tư trong khu vực. Nhiều cơ hội mới cho tăng trưởng và thịnh vượng sẽ<br />
xuất hiện, nhưng thách thức sẽ là việc đảm bảo cho tăng trưởng mang tính bao trùm và thịnh vượng được<br />
chia sẻ. Hơn hết, sự hiểu biết về tác động của AEC tới thị trường lao động sẽ rất quan trọng cho những<br />
lựa chọn chính sách tốt nhằm định hình cuộc sống của 600 triệu người cả nam lẫn nữ trong khu vực.<br />
<br />
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ký<br />
một tuyên bố chung vào tháng 12/2012, trong đó hai tổ chức cam kết tăng cường quan hệ đối tác để tạo<br />
ra việc làm bền vững và hỗ trợ những lao động nghèo, dễ bị tổn thương và thuộc thành phần phi chính<br />
thức trong khu vực. Để thể hiện tinh thần hợp tác đó, ấn phẩm này là một sản phẩm chung của ADB và<br />
văn phòng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nó phản ánh cam kết cao của hai tổ chức nhằm hỗ<br />
trợ các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm<br />
trung tâm thông qua việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.<br />
<br />
Ấn phẩm này, dựa trên các nguồn số liệu chính thức trong nước và quốc tế, cung cấp đánh giá tổng quan<br />
về xu hướng kinh tế và thị trường lao động gần đây trong khối ASEAN. Báo cáo xem xét tác động của Cộng<br />
đồng Kinh tế ASEAN tới các thị trường lao động thông qua các mô hình mô phỏng và phân tích chính sách<br />
thực tế, với mục đích cung cấp các khuyến nghị chính sách dựa trên bằng chứng hướng tới việc làm tốt<br />
hơn và tăng trưởng bao trùm và cân bằng. Báo cáo nhấn mạnh các ưu tiên chính để giải quyết những cơ<br />
hội và thách thức của AEC về tăng cường cơ chế hợp tác khu vực, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao<br />
chất lượng việc làm, tăng cường phát triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất và tiền lương, và quản lý lao<br />
động di cư.<br />
<br />
Chúng tôi tin tưởng rằng độc giả sẽ được truyền cảm hứng khi đọc báo cáo này, trong đó trình bày các<br />
phân tích đầu tiên về tác động của AEC đến việc làm, điều kiện làm việc và cuộc sống của người dân các<br />
nước ASEAN. Những khuyến nghị trong báo cáo đưa ra các chiến lược thực tế và các lựa chọn chính sách<br />
có thể giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững cho mọi<br />
người dân ở từng quốc gia và cả khu vực ASEAN.<br />
<br />
Chúng tôi cũng hy vọng báo cáo này sẽ cung cấp cơ sở cho đối thoại chính sách và các ý tưởng nhằm thúc<br />
đẩy tiến bộ xã hội trong khu vực.<br />
<br />
Bindu N. Lohani<br />
Phó Chủ tịch Quản lý Tri thức và<br />
Phát triển bền vững,<br />
Ngân hàng Phát triển Châu Á<br />
<br />
Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn<br />
<br />
Yoshiteru Uramoto<br />
Trợ lý Tổng Giám đốc, Giám đốc khu vực<br />
Châu Á – Thái Bình Dương<br />
Tổ chức Lao động Quốc tế<br />
<br />
3<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
<br />
Báo cáo này được chuẩn bị dưới sự chỉ đạo chung của Yoshiteru Uramoto (ILO) và Bindu N. Lohani (ADB)<br />
<br />
Tại ILO, Sukti Dasgupta thực hiện việc điều phối kỹ thuật và là trưởng nhóm nghiên cứu chính gồm David<br />
Cheong, Tite Habiyakare, Phú Huỳnh, Kee Beom Kim và Malte Luebker. Fernanda Bárcia, Qayam Jetha,<br />
Marko Stermsek và Cuntao Xia đã có những đóng góp và hỗ trợ nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện<br />
báo cáo.<br />
Tại ADB, Ramesh Subramaniam, Arjun Goswami và Myo Thant thực hiện việc điều phối kỹ thuật và dẫn<br />
dắt nhóm nghiên cứu chính gồm Hector O. Florento và Maria Isabela Corpuz.<br />
Các chương trong báo cáo này được thực hiện chủ yếu bởi:<br />
<br />
•<br />
<br />
Chương 1: David Cheong, Fernanda Bárcia, Myo Thant và Maria Isabela Corpuz<br />
<br />
•<br />
<br />
Chương 3: Kee Beom Kim<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
Chương 2: Myo Thant và Hector O. Florento<br />
Chương 4: Phú Huỳnh<br />
<br />
Chương 5: Malte Luebker<br />
<br />
Chương 6: Sukti Dasgupta, Marko Stermsek và Myo Thant<br />
Kết luận: Sukti Dasgupta và Myo Thant<br />
<br />
Tite Habiyakare (ILO) chịu trách nhiệm về số liệu thống kê lao động cho báo cáo này, Jajoon Coue (ILO)<br />
về tiêu chuẩn lao động và Massimiliano la Marca (ILO) cung cấp tư vấn kỹ thuật về mô hình kinh tế. Nhóm<br />
nghiên cứu xin cảm ơn Sandra Polaski, Phó Tổng giám đốc ILO về vấn đề chính sách, và Alcestis AbreraMangahas, Phó Giám đốc ILO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với những định hướng và hỗ trợ từ<br />
họ. Trung tâm nghiên cứu của ILO, Geneva đã thực hiện những tính toán thống kê cho thị trường lao động<br />
ASEAN sử dụng trong báo cáo này. Chúng tôi công nhận sự hợp tác quý báu của họ.<br />
Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn Phòng Quản lý và Kế hoạch Chiến lược của ILO tại Geneva và Văn<br />
phòng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Bangkok đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu.<br />
<br />
Các phân tích trong báo cáo này được dựa trên một số nghiên cứu cơ bản. Đặc biệt, chúng tôi cảm ơn sự<br />
trợ giúp chuyên môn của Manolo Abella và Philip Martin (lao động di cư quốc tế), Monika Aring (phát triển<br />
kỹ năng và cạnh tranh), Souleima El Achkar Hilal (mô hình dự báo việc làm), Emerging Markets Consulting<br />
(khảo sát chủ sử dụng lao động ASEAN), Peter A. Petri, Michael G. Plummer và Fan Zhai (mô hình CGE)<br />
và Chayanich Thamparipattra (tiêu chuẩn lao động quốc tế). Hui Weng Tat cung cấp dữ liệu về phân bổ<br />
tiền lương ở Singapore sử dụng trong Chương 5 của báo cáo.<br />
<br />
Các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau về tác động của hội nhập ASEAN đã được tiến hành bởi Kejian<br />
Gu và Qiao Zhang (Trung Quốc), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Việt Nam), Poppy Ismalina,<br />
Muhammad Ryan Sanjaya, Diyan Rasyieqa Khaeruddin, Rafiazka Hilman và Sari Wahyuni (Indonesia),<br />
Viện Phát triển Tài nguyên Myanmar - Trung tâm Phát triển Kinh tế Xã hội và Công ty Nghiên cứu Thị<br />
trường và Phát triển Myanmar (Myanmar), Rajah Rasiah (Malaysia), Hitoshi Sato (Nhật Bản), Sunanda<br />
Sen (Ấn Độ), Kriengkrai Techakanont (Thái Lan) và Joseph T. Yap (Philippines).<br />
<br />
Bản báo cáo được hưởng lợi từ quá trình phản biện khách quan, nghiêm ngặt. Chúng tôi cám ơn các ý<br />
kiến đóng góp từ các chuyên gia phản biện bên ngoài, cụ thể là Sanchita Basu Das và Cassey Lee (Viện<br />
Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore), Nobuya Haraguchi (UNIDO) và Zafiris Tzannatos (cựu Cố vấn cao<br />
cấp tại ILO).<br />
<br />
Nhóm các chuyên gia phản biện tại ILO bao gồm Pong-Sul Ahn, Emma Allen, Nilim Baruah, Maurizio<br />
Bussi, Jae-Hee Chang, Matthieu Cognac, Nelien Haspels, Manuel Imson, Jeff Johnson, Heike<br />
4<br />
<br />
Cộng đồng ASEAN 2015<br />
<br />