intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 1)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến một chế độ ăn hợp lý, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng, mà ít khi nhắc đến nước. Thực ra nước là thành phần chiếm khối lượng quan trọng nhất trong chế độ ăn hàng ngày, nhu cầu về nước luôn cấp bách hơn nhu cầu về thức ăn. Người ta có thể nhịn ăn hàng tuần, nhưng không thể sống nổi nếu chỉ nhịn uống vài ngày... Để có thể “tính đúng, tính đủ” một chế độ “dinh dưỡng” về nước uống cho cơ thể, PV .KHPT đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 1)

  1. Chuyện “dinh dưỡng” trong nước uống (Kỳ 1) Nói đến một chế độ ăn hợp lý, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng, mà ít khi nhắc đến nước. Thực ra nước là thành phần chiếm khối lượng quan trọng nhất trong chế độ ăn hàng ngày, nhu cầu về nước luôn cấp bách hơn nhu cầu về thức ăn. Người ta có thể nhịn ăn hàng tuần, nhưng không thể sống nổi nếu chỉ nhịn uống vài ngày...
  2. Để có thể “tính đúng, tính đủ” một chế độ “dinh dưỡng” về nước uống cho cơ thể, PV .KHPT đã có cuộc trao đổi với BS. Đào Thị Yến Phi- chuyên viên dinh dưỡng- Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM. - Thưa BS, một chế độ “dinh dưỡng” về nước uống như thế nào thì tốt cho cơ thể? - Cơ thể chúng ta có đến 60 – 80% là nước. Chỉ cần mất 10% số lượng nước (khoảng 3,5 lít đối với một người nặng 50kg) là cơ thể đã đối đầu với nhiều nguy hiểm mang tính sinh tồn. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày một người lớn trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước. Nhu cầu này thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường, mức độ hoạt động thể lực, tình trạng bệnh lý của cơ thể... Nếu trời nắng nóng, ra mồ hôi nhiều, bị sốt... nhu cầu này sẽ tăng lên có khi đến 3 - 4 lít mỗi ngày. Cơ cấu tốt nhất cho việc chọn lựa nước uống hàng ngày là 60% nước giải khát thông thường, 20% sữa và 20% nước trái cây tươi các loại. Lấy thí dụ trường hợp cụ thể: một người cân nặng 50kg, làm công việc văn phòng trong điều kiện nhiệt độ bình thường, mỗi ngày cần 4-6 ly nước lọc, 1- 2 ly nước trái cây tươi và 1- 2 ly sữa (ly 200ml). Sữa các loại (sữa tươi, sữa đậu nành...), nước trái cây tươi... là các loại thức uống có giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nên được sử dụng hàng ngày. Có nhiều loại sữa khác nhau phù hợp với các đối tượng có tình trạng dinh dưỡng khác nhau, nguyên tắc chung là “người béo chọn sữa gầy và người gầy chọn sữa béo”...
  3. - Hiện nay, thị trường có bán rất nhiều loại nước uống được quảng cáo rằng có tác dụng chữa bệnh như trà linh chi, trà artisô, trà sen, trà khổ qua...; một số sản phẩm đóng hộp như nước của cây nha đam, nhân sen, nước yến ngân nhĩ...; nước ép trái cây như cà chua, cam, đào, ổi, xoài... Các loại nước này có tác dụng như thế nào với sức khỏe? - Hiện nay việc lựa chọn loại nước uống nào tốt cho sức khỏe vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Người ta lựa chọn nước uống cho mình theo thói quen về khẩu vị, theo kinh nghiệm dân gian, và thậm chí theo... quảng cáo nhiều hơn là xác định cơ thể mình phù hợp nhất với loại nước uống nào. Nước trái cây đóng hộp thường có lượng đường rất cao và bị hao hụt nhiều vitamin trong quá trình chế biến, bảo quản. Do vậy tốt nhất vẫn là dùng nguyên trái cây tươi, không cần ép nước ra, trừ những trường hợp người bệnh, trẻ em, người già không thể ăn cả xác. Những người thừa cân, béo phì, có rối loạn chuyển hóa đường, tiểu đường, trẻ em biếng ăn... cần thận trọng với những loại nước cung cấp calori “rỗng” (nước ngọt, nước tăng lực, nước chỉ có hương trái cây...). Loại nước này chỉ nên sử dụng cho những người lao động nặng nhọc cần cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể như vận động viên, công nhân khuân vác... nhưng cũng chỉ với một số lượng vừa phải khoảng 1 chai (hoặc lon) mỗi ngày. - Có người thì chọn nước mía lau, rễ tranh, artisô uống mỗi ngày và cho rằng “uống cho mát”. Người thì có thói quen trong bữa ăn trưa và tối thường uống kèm 1 chai bia, hay 1,2 ly rượu thuốc... cho là để dễ tiêu. Người
  4. có tuổi thì hầu như thích uống nước trà hàng ngày... Ý kiến của BS như thế nào về những sự lựa chọn này? - Các loại nước “mát” theo quan niệm dân gian, thường có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Nên nếu uống quá nhiều có thể gây tiểu nhiều, mất nước, làm cơ thể “nóng” hơn do thiếu nước (nhất là đối với trẻ em). Cần lưu ý rằng không nên uống các loại nước này ở các xe bày bán trên vỉa hè vì nguy cơ nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn rất cao. Tốt nhất nên tự nấu ở nhà, nồng độ không quá đậm đặc và chỉ uống số lượng vừa phải 1- 2 ly mỗi ngày. Nước trà loãng cũng là một loại thức uống rất tốt vừa giải khát, vừa giải nhiệt, lại vừa có tác dụng tốt để bảo vệ tim mạch (theo quan niệm Đông Y). Cần thận trọng khi uống nước trà quá đặc: nồng độ cafein cao có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hàm lượng tanin quá cao cũng gây ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin và chất khoáng trong khẩu phần ăn, vì vậy nếu lỡ... nghiện trà đặc thì chỉ nên uống ngoài bữa ăn chính. Uống một lon bia mỗi ngày cũng có lợi ít nhiều cho hệ tiêu hóa, tạo tâm trạng vui vẻ. Thế nhưng nhiều hơn thì không nên. Các chất cồn nếu dùng với số lượng nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, do ảnh hưởng trên dạ dày, gan, tụy, hệ thần kinh, hệ tim mạnh... (chưa kể còn dễ bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông khi say xỉn). Rượu, bia là thức uống có năng lượng cao, một lon bia có năng lượng tương đương một lon nước ngọt. Nên không lấy gì làm lạ khi các “vận động viên
  5. nghiệp dư” càng chơi thể thao nhiều thì vòng eo càng tăng. Vì thường sau một giờ chơi quần vợt, người thua phải “chung độ” cho người thắng một chầu bia vừa để giải khát, vừa để có thêm cơ hội giao lưu với nhau. Có ai biết một chầu bia này đã cung cấp năng lượng gấp 4 lần năng lượng tiêu hao sau 1 giờ chơi quần vợt!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2