intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học - kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyển đổi số là xu hướng trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục của các quốc gia. Với những thành tựu nổi bật như: Internet, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng phần mềm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học - kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam

  1. Tạp chí KH&CN- Trường Đại học Bình Dương, Vol.4 № 4/2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM Phạm Trần Quang Hưng1, Nguyễn Thị Yến Liễu1 1 Trường Đại học Bình Dương, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam Ngày nhận bài:24/09/2021 Biên tập xong:07/12/2021 Duyệt đăng:10/12/2021 TÓM TẮT Chuyển đổi số là xu hướng trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục của các quốc gia. Với những thành tựu nổi bật như: Internet, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng phần mềm... Mô hình giáo dục 4.0 đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho nền giáo dục toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang bùng nổ. Chính vì vậy, cần phải vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả chuyển đổi số trong giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng những nhu cầu về nguồn nhân lực trên thị trường lao động hiện nay. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, giáo dục đại học, vận dụng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã giáo dục tiên tiến trên thế giới. Những mang đến nhiều thay đổi tích cực trong công nghệ đột phá tiên tiến nhất hiện đời sống xã hội con người. Trong bối nay là Trí tuệ nhân tạo (Artificial cảnh nền kinh tế có nhiều biến động và intelligence – viết tắt là AI); Dữ liệu lớn môi trường ngày càng căng thẳng cũng (Big data); Công nghệ thực tế ảo là lúc cần phải đưa ra những giải pháp (Virtual reality – viết tắt là VR); Điện về chất lượng nhân lực. Có thể thấy, toán đám mây (Cloud computing); chất lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp Internet kết nối vạn vật (IoT); Công đều không có kinh nghiệm làm việc nghệ Nano; Công nghệ vật liệu mới và thực tế, chưa có kỹ năng phân tích, cảm biến; Hệ thống nhà thông minh, thiếu kỹ năng tổng hợp thông tin, gặp lớp học thông minh; Xe buýt thông khó khăn khi làm việc độc lập trong khi minh; Du lịch thông minh; Bệnh viện thành tựu của công nghệ là công cụ góp thông minh; Công nghệ 3D, 4D… đã phần nâng cao chất lượng nguồn nhân tạo lập, kết nối giữa các thiết bị, máy lực. Vì vậy mô hình ứng dụng công móc với nhau, thậm chí giữa máy móc nghệ giảng dạy 4.0 đã sớm được chú với con người. trọng triển khai tại các quốc gia có nền 26
  2. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Phạm Trần Quang Hưng và cộng sự Mỗi người học khi sử dụng công nhiều chiến lược thực hiện chuyển đổi nghệ thông minh sẽ dễ dàng tra cứu số trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, nhu thông tin và học tập tiện lợi vô cùng. cầu xã hội hiện đại ngày nay đang rất Chỉ cần vài thao tác là thực hiện được cần nguồn nhân lực bậc cao cho xã hội, việc tham gia lớp học trực tuyến. Điều chuyển đổi số trong giáo dục đại học này sẽ rút ngắn khoảng cách với nhiều cũng chính là thay đổi về cách thức tiếp người. Theo đó, giáo dục đại học sẽ trở cận, ứng dụng công nghệ hiện đại và thành một không gian số có thể gắn kết phương pháp dạy-học đại học. giữa người dạy và người học với nhau Bên cạnh đó, Việt Nam đang có một mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được lợi thế lớn là sự phổ biến của điện thoại kết nối. thông minh và mạng Internet. Theo Chuyển đổi số trong giáo dục đại học thống kê, lượng người sử dụng Internet còn giao các cơ sở đào tạo thu thập dữ năm 2018 đạt 64 triệu người, chiếm liệu, kiểm tra, đánh giá và theo dõi quá 67% dân số và con số này tăng lên trình học tập của người học từ trên lớp 68,17 triệu người, chiếm 70% dân số đến các bài tập về nhà qua các phần vào năm 2020; riêng mảng mạng xã hội mềm thông minh, dữ liệu lớn, Internet năm 2018 có 55 triệu người dùng chiếm vạn vật… Thậm chí, chuyển đổi số 57% dân số cũng tăng lên nhanh chóng trong giảng dạy cũng sẽ giúp thay thế vào năm 2020 đạt 65 triệu người chiếm giảng viên ở một số khâu như điểm 67% tổng dân số cả nước. Tỷ lệ người danh, chấm bài, soạn bài, gửi bài giảng sử dụng Internet trong dân số cao là một và video clip, hình ảnh cho sinh viên trong những điều kiện ban đầu giúp tham khảo… Việt Nam tiếp cận công nghệ giảng dạy Chuyển đổi số của đã cho ra đời các 4.0 nhanh hơn. công cụ, thiết bị và ứng dụng thông Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong minh trong giảng dạy. Chẳng hạn, Bộ giáo dục đại học cũng đã thúc đẩy tổ công cụ giáo dục Google cung cấp miễn chức các cuộc hội thảo về Cách mạng phí bộ xử lí văn bản (Word), bảng tính Công nghiệp 4.0 với giáo dục Việt Nam (Sheet), trình chiếu (Slide), biểu mẫu tại các trường đại học trên cả nước. Tuy (Forms) hay lớp học (Classroom) giúp nhiên thực tế cho thấy mô hình này chỉ người học sử dụng các tài liệu, bài tập mang tính tự phát, chưa có sự liên kết trực tuyến một cách dễ dàng, tiện lợi và một cách hệ thống giữa các trường đại hoàn toàn miễn phí. Việt Nam là một học. Hình thức dạy học truyền thống quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi về trên lớp vẫn tiếp diễn và chưa có công nghệ hiện đại và cũng đã đưa ra phương án thay thế kịp thời khi tình 27
  3. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Chuyển đổi số trong giáo dục… trạng cấp bách như dịch bệnh Covid-19 của một số quốc gia tiêu biểu. Mục đích đang lan tràn hay thiên tai bão lũ cường của nghiên cứu này là để chọn lọc ra các độ ngày càng tăng khiến việc đến mô hình phát triển giáo dục thông minh trường của các học sinh, sinh viên liên tiên tiến trên thế giới vận dụng trong tục bị hoãn, trì trệ. Chính vì vậy, cần có điều kiện giáo dục Việt Nam hiện nay. những giải pháp cấp thiết về các vấn đề Tiếp theo, phương pháp phân tích này để giáo dục Việt Nam tiến xa hơn SWOT được thực hiện để đánh giá thực cùng với bạn bè quốc tế. trạng, cơ hội và thách thức của việc ứng 1.1. Phương pháp nghiên cứu dụng chuyển đổi số trong giảng dạy đại học ở Việt Nam. Cuối cùng, nhóm tác Nhóm tác giả sử dụng phương pháp giả tổng hợp và đề xuất các định hướng, nghiên cứu định tính trong bài viết của giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ mình. Theo đó, nhóm tác giả thực hiện 4.0 vào công tác giảng dạy. Sau đây là phương pháp phân tích tài liệu để tìm khung nghiên cứu được tác giả khái hiểu các mô hình giáo dục thông minh quát nhằm mô tả tiến trình nghiên cứu. Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các Phân tích Đề xuất nguồn bài báo và Internet SWOT giải pháp 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Kinh nghiệm phát triển công đang hoạch định chiến lược chuẩn bị nghệ giảng dạy 4.0 của các quốc gia một môn học mới ở cấp đại học gọi là Đầu tiên không thể không kể đến nền “Giáo dục các hệ thống thực - ảo thế kỷ kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ là một 21”. Hệ thống này có hai phần gắn với quốc gia có những thay đổi vượt bậc nhau: Phần “cyber” bao gồm máy tính, trong giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. phần mềm, cấu trúc dữ liệu và mạng hỗ Chuyển đổi số là mô hình ứng dụng trợ quá trình ra quyết định trong hệ giúp nâng cao hiệu quả việc đào tạo, thống; phần “physical” chỉ các bộ phận giúp hoạt động dạy và học diễn ra mọi của hệ thống vật thể. CPS (Cyber nơi. Đặc biệt là nó còn góp phần thay physical system – hệ thống quản lí điều đổi tư duy về cách tiếp cận về mô hình hành dựa trên các thuật toán vào máy vi giáo dục ở Mỹ. Ủy ban giáo dục và các tính) có liên quan chặt chẽ với các thuật hệ thống thực - ảo đã được thành lập và ngữ đang được sử dụng ngày nay, 28
  4. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Phạm Trần Quang Hưng và cộng sự chẳng hạn như Internet of Things (IoT), biến, tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng Internet công nghiệp, thành phố thông hơn so với học liệu truyền thống. minh và các lĩnh vực của người máy và Ở châu Á, Chính phủ Ấn Độ đã ứng kỹ thuật hệ thống. Các trường đại học ở dụng khá thành công các khóa học trực Mỹ hiện đang dần cải cách theo hướng tuyến đại chúng mở (MOOC). Trong đại học 4.0 vì nhu cầu và tính cạnh năm 2016, Bộ Phát triển nguồn lực Ấn tranh cao. Do đó, chuyển đổi số trong Độ đã khởi động sáng kiến Swayam, giáo dục đại học là mô hình đào tạo phù cung cấp hơn 200 khóa học điện tử. hợp với cuộc Cách mạng Công nghiệp Trong tương lai sẽ có hơn 10.000 khóa 4.0 và sự phát triển của xã hội trong học điện tử được triển khai. Các khóa tương lai. học trực tuyến ngày càng phổ biến Tại châu Âu, Đức cũng ráo riết đẩy trong giới sinh viên, giúp họ nâng cao mạnh công nghệ giáo dục đại học. Là kỹ năng liên quan đến ngành mà chúng quốc gia khởi nguồn của Cách mạng không có sẵn trong chương trình đại công nghiệp 4.0, nước Đức đang từng học thông thường. bước tiên phong ứng dụng các thành Theo đó, các khóa học trực tuyến đã tựu khoa học công nghệ để thay đổi dần thay đổi cách đào tạo và học tập truyền phương thức sản xuất. Chương trình thống. Nhiều nhà tuyển dụng cũng công giáo dục đại học 4.0 của Đức cũng tập nhận kết quả của chương trình học trực trung trong lĩnh vực CPS, đào tạo tuyến và phát hiện nhiều nhân tài từ nguồn nhân lực dịch vụ và công nghiệp nguồn đào tạo này. Nhờ dữ liệu lớn mà thiết kế. Nước này còn đi tiên phong sinh viên có nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về hệ thống trí tuệ khổng lồ để làm bài và giảng viên thuận nhân tạo, tạo nền tảng công nghệ dựa lợi hơn trong việc điểm danh, chấm bài, trên các hệ thống tích hợp thông minh phân loại học sinh. (EPoSS). 2.2. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế Tại Croatia, chuyển đổi số dễ dàng vào Việt Nam được thấy qua việc học kết hợp (Blended learning) đang trở thành Từ thực tiễn kinh nghiệm của các phương thức đào tạo ngày càng phổ quốc gia trên cho thấy chuyển đổi số biến, đặc biệt phù hợp trong quá trình trong giáo dục đại học có ý nghĩa quyết chuyển dịch từ phương thức dạy-học định sự thành công của Việt Nam trong truyền thống sang trực tuyến. Do đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0. Do vậy, việc chuyển dịch này có thể thấy rõ qua kiến thức và kỹ năng về công nghệ cách sử học liệu điện tử ngày càng phổ thông tin và kỹ thuật số có vai trò rất 29
  5. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục … quan trọng đối với người dạy cũng như các đối tượng người học và phân tích người học. Với các kết quả trên, để SWOT theo các nội dung về điểm đánh giá tổng quát việc chuyển đổi số mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giáo dục đại học của Việt Nam, được tóm tắt trong bảng dưới đây: nhóm tác giả đã từng bước khảo sát trên Strengths (Điểm mạnh) Threats (Thách thức) Về chiến lược, Đảng và Nhà nước ta Tuy nhiều trường đại học đã tích cực luôn quan tâm đến giáo dục đã ban chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện hành nhiều kế hoạch và chính sách hỗ đại trong dạy và học nhưng chuyển đổi số trợ phát triển ngành giáo dục, đặc biệt giữa các trường diễn ra không đồng bộ, là khuyến khích chuyển đổi số trong nhất là ở các thành phố lớn như TPHCM, giáo dục đại học. Điều này có thể thấy Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ khi các trung rõ qua Nghị quyết Đại hội lần thứ XII tâm giáo dục này đã được đầu tư bài bản của cho thấy quan điểm của Đảng đang về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, Internet kết nối mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện mạnh, giảng viên chất lượng cao và tiềm giáo dục – đào tạo của nước ta. Chuyển lực tài chính lớn. đổi số cần nguồn lực và nguồn vốn Công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng, mạnh nên việc được Đảng và Nhà nước ngày càng có nhiều ứng dụng và phần hỗ trợ sẽ giúp chuyển đổi số diễn ra mềm mới mẻ. Vì vậy, phát triển công nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đặc biệt nghệ giáo dục 4.0 đòi hỏi phải có sự cập là đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật nhật về công nghệ và cải tiến liên tục, nếu giáo dục. không sẽ bị tụt hậu và giảm sức cạnh Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng tranh. Internet và các thiết bị thông minh Việc ứng dụng chuyển đổi số trong trong dân số cao làm một trong những giáo dục đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu điều kiện giúp người học có thể dễ dàng lớn, nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là bảo tiếp cận công nghệ hiện đại hơn. mật thông tin. Với sự phát triển của Internet ngày nay cùng với các ứng dụng lớp học trực tuyến, sinh viên dễ dàng tìm kiếm, truy cập thông tin và tham gia vào các lớp học một cách dễ dàng. Hiện nay, nhiều trường đại học đã tích cực tập huấn giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên về việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng 30
  6. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Phạm Trần Quang Hưng và cộng sự như hiện đại hóa không gian học tập, nguồn học liệu, trang thiết bị dạy và học Weaknesses (Điểm yếu) Opportunities (Cơ hội) Mặc dù Nhà nước ta đã triển khai Chiến lược của giáo dục Việt Nam nhiều đề án và chính sách phát triển hiện tại và trong những năm tới với định giáo dục 4.0, nhiều cơ sở giáo dục đại hướng đổi mới toàn diện giáo dục – đào học vẫn còn tư duy lối mòn theo hình tạo. Do đó, việc chuyển đổi số trong giáo thức dạy học truyền thống trên lớp, dục đại học sẽ là một trong những phương chưa có phương án thay thế kịp thời khi thức tối ưu để đổi mới giáo dục. Ngành thiên tai và dịch bệnh kéo dài, thường giáo dục cần tận dụng những nguồn vốn xuyên. hỗ trợ từ Nhà nước để cải tiến chất lượng phương pháp giảng dạy, đặc biệt là Hiện nay, số lao động tốt nghiệp đại chuyển đổi số vào giáo dục. học chưa đáp ứng được nhu cầu của Cách mạng công nghệ 4.0. Đa số là các Số người dùng Internet và điện thoại lao động có trình độ thấp và làm việc thông minh ở Việt Nam và trên thế giới thủ công, chưa được đào tạo bài bản về ngày càng tăng. Sinh viên có cơ hội tiếp sử dụng công nghệ thông tin. cận nhiều nguồn học liệu và tìm kiếm thông tin trong và ngoài nước thông qua Về công nghệ, việc ứng dụng công Internet vạn vật (IoT) cũng như trải nghệ thông tin vẫn còn ở mức cơ bản, nghiệm thực tế thông qua các công nghệ các phần mềm vẫn đang trong quá trình VR, AR. thử nghiệm, dữ liệu số mới vẫn đang được lưu trữ và chưa được dùng báo Nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài cáo hay phân tích. Chưa khai thác tối nước đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư và ưu lợi thế của các kỹ thuật mới như liên kết với các trường đại học phát triển thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR), công nghệ giảng dạy cũng như tìm kiếm robot thông minh… nhân tài chất lượng cao. Chưa đẩy mạnh triển khai các ngành học mới, đặc biệt là các ngành học ứng dụng công nghệ cao. Qua kết quả phân tích trên, có thể nghệ hiện đại vào trong giảng dạy. Với thấy chuyển đổi số trong giáo dục đại tình hình hiện nay, việc đào tạo online, học đòi hỏi phải cập nhật phương pháp, thực tế ảo, số hóa học liệu và bài cách thức đào tạo với ứng dụng công giảng… sẽ là xu hướng đào tạo nghề 31
  7. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục … nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số Hiện nay, nhiều đơn vị giáo dục đại trong giáo dục đại học vẫn chưa tương học nước ta đã chủ động tiếp cận với xứng với tiềm năng và điều kiện hiện các làn sóng công nghệ giáo dục trên có. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng thế giới để triển khai đào tạo như các cao còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, khóa học trực tuyến mở (MOOC), đưa chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh công nghệ thực tế ảo (VR) vào xây tế - xã hội, khả năng nghiên cứu khoa dựng hệ thống học tập hoặc triển khai học đạt chất lượng còn kém khi chưa các hệ thống học tập số hóa thông minh. tiếp cận công nghệ hiện đại. Chẳng hạn, Trường Đại học Bách Khoa Chính vì vậy, để khắc phục những đã đổi mới mô hình, chương trình đào tồn tại trên cần phải có giải pháp hợp lý tạo, cho phép người học chủ động lựa và vận dụng hiệu quả chuyển đổi số chọn, tự lập kế hoạch, đăng ký các học trong giáo dục đại học để nhằm nâng phần trong chương trình tích hợp. cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu trên thị Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ trường Cách mạng Công nghiệp 4.0 Chí Minh triển khai số hóa với phần hiện nay. mềm quản lí hình ảnh Centricity 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM Universal Viewer và Advanced ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Visualization cho phép cải thiện quy TRONG GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC trình làm việc, giúp bác sĩ chẩn đoán và TẠI VIỆT NAM thực hiện các báo cáo hiệu quả, chính xác hơn. Thứ nhất, về chiến lược, có thể thấy, chuyển đổi số đã tạo nên sự thay Mô hình Samsung Smart school (lớp đổi mạnh mẽ về phương thức đào tạo học thông minh) đã hình thành tại đại học. Sự tác động của công nghệ Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái thông tin và Internet sẽ mang lại một Nguyên giúp việc tiếp thu kiến thức trở màu sắc mới cho giáo dục đại học trong nên hấp dẫn và thú vị, khuyến khích tương lai. Mặc dù hiện nay Đảng và giao tiếp hai chiều giữa giảng viên và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên. Mô hình này bao gồm giảng phát triển giáo dục, tuy nhiên chuyển dạy tương tác (Interactive teaching) với đổi số trong giáo dục giữa các cơ sở đào các thiết bị thông minh, Quản lý học tập tạo đại học chưa thực sự đồng đều. Vì (Class management) kết hợp với vậy, cần phải có kế hoạch triển khai, phương pháp học tập theo nhóm phổ biến các chương trình tư vấn chiến (Team-based learning). lược, tọa đàm về tầm quan trọng và lợi 32
  8. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Phạm Trần Quang Hưng và cộng sự ích của ứng dụng công nghệ hiện đại sử dụng các thiết bị cảm biến, làm việc vào giảng dạy đại học với qui mô cả cùng robot; sử dụng công nghệ chuỗi nước cũng như cách thức để cơ sở đào khối (Blockchain); tư duy phản biện, tạo áp dụng thành công chuyển đổi số đổi mới sáng tạo; làm việc nhóm… trong giáo dục. Thứ ba, về cập nhật ứng dụng công Thứ hai, về đổi mới phương thức nghệ, hiện nay, có rất nhiều công cụ đào tạo, việc thu nhỏ khoảng cách về như: Công cụ hội nghị truyền hình không gian, người học và người dạy có Skype, GotoMeeting, Blue jeans; ứng thể tương tác lẫn nhau và truyền đạt dụng đàm thoại, chia sẻ tài nguyên thông tin một cách dễ dàng ở nhiều nơi Microsoft Teams; ứng dụng OneNote, khác nhau. Người dạy cần sử dụng hệ Stream; ứng dụng phân tích người đọc thống máy tính và dữ liệu lớn (Big data) Reader Analytics; App hỗ trợ vẽ để tạo nên một kho học liệu ảo khổng mindmap (Mindnote, Simplemind); lồ mà người học có thể tải về học mọi dịch vụ trực tuyến Wolfram Alpha, lúc. Hệ thống học trực tuyến ngày càng công cụ Power BI và các hệ thống quản phổ biến hơn, thông qua hệ thống trực lí học tập Blackboard; ứng dụng học và tuyến sẽ thu thập dữ liệu cho từng cá họp trực tuyến Zoom, Meeting… Các nhân. Người dạy sẽ dễ dàng nắm được trường đại học cần áp dụng các công các dữ liệu cá nhân người học về thời nghệ mới, sử dụng các công cụ đa năng lượng tham gia lớp học, mức độ tương như máy tính, bài giảng điện tử, bảng tác, khả năng tiếp thu bài giảng và giao điện tử thông minh, sách giáo khoa điện bài tập, kiểm tra… từ đó người dạy sẽ tử, nhất là phần mềm dạy học E- đưa ra phương pháp giáo dục tốt nhất learning. Theo đó, việc tổ chức lớp học, cho từng sinh viên. Do vậy, các cơ sở giao bài tập, giới hạn thời gian, kiểm tra giáo dục đại học cần đẩy mạnh hơn việc bài, cung cấp tài liệu, nhận phản hồi, sử dụng cách thức tổ chức học tập này. điều chỉnh hoạt động của sinh viên đều Bên cạnh đó, các trường đại học cần được thao tác trên máy. đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các Thứ tư, về nguồn lực vật chất, cần ngành học mới, chẳng hạn: Trí tuệ nhân có chính sách hỗ trợ về vốn, tăng cường tạo (AI), Kỹ thuật hệ thống nhúng và lắp đặt các thiết bị thông minh, Internet, IoT (Embedded Systems and Internet wifi tại tất cả các cơ sở đào tạo đại học. of things), Công nghệ thực tế ảo Các khu trung tâm, thư viện, sảnh tại (VR)… Chú trọng đào tạo các kỹ năng các trường cần thiết kế phòng tra cứu đa mới như: tìm kiếm thông tin; cập nhật phương tiện qua ứng dụng công nghệ trí phần mềm; tiếp cận và lưu trữ dữ liệu; tuệ nhân tạo AI được lập trình sẵn có 33
  9. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục … khả năng tư vấn trả lời nhiều loại yêu mới phương pháp dạy học, xây dựng cầu khác nhau như tra cứu sinh viên, chuẩn đầu ra và đào tạo học viên có chất chương trình đào tạo điện tử, thông báo lượng cao đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tình học tập, tìm kiếm tài liệu tự ngành nghề hiện nay. Ngoài ra, cần hợp động,… Ngoài ra, xây dựng các mô tác và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho hình phòng thu, phòng học, phòng thí sinh viên và giảng viên tham gia các nghiệm dưới sự hỗ trợ của các thiết bị chương trình tiêu chuẩn quốc tế nhằm thông minh và đội ngũ ekip dàn dựng, học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi số của biên tập video clip, bài giảng số giúp các nước; cho phép giảng viên học hỏi người học có thể xem mọi lúc mọi nơi phương pháp điều hành và giảng dạy và có thể xem đi xem lại nhiều lần. Như bằng công nghệ 4.0 từ các trường đại vậy, người học sẽ nắm bài dễ dàng và học quốc tế và giúp đối tác hiểu về giáo sâu sắc hơn. Để làm được như vậy cần dục đại học ở Việt Nam; tạo ra các cơ có sự liên kết đồng bộ giữa người dạy hội hợp tác nghiên cứu khoa học xuyên và người học trong việc tiếp thu công quốc gia; cải thiện chất lượng theo nghệ và phương pháp dạy học. hướng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong Thứ năm, về liên kết đào tạo, qua quản lý, đào tạo, nghiên cứu đồng thời phân tích có thể thấy chuyển đổi số có thể tạo ra nguồn lao động cạnh tranh, trong giáo dục tại các trường đại học vươn tới xuất khẩu lao động trình độ không đồng bộ, do đó, cần tăng cường cao. công tác liên kết, hợp tác trong đào tạo Cuối cùng, về rủi ro tiềm ẩn, các giữa các cơ sở đào tạo đại học trong cả trường đại học cần quan tâm đến bảo nước để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo mật giáo dục, tìm kiếm biện pháp bảo dục trong thời đại Cách mạng công mật thông tin nhờ sự trợ giúp của công nghiệp 4.0, đặc biệt là giai đoạn hậu nghệ trí tuệ nhân tạo và các chuyên gia COVID-19. Để liên kết đào tạo hiệu về an toàn thông tin để kiểm soát các quả, các cơ sở đào tạo cần chủ động trao mối đe dọa tiềm tàng. đổi với nhau, tọa đàm thống nhất về đổi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thị Thiện Mỹ, Trần Thị Thu Hương. (2018). Những xu hướng của giáo dục đại học 4.0 – tình huống thực tế tại Mĩ. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp dạy và học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TPHCM trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. NXB Đại học Sư phạm TPHCM. 34
  10. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Phạm Trần Quang Hưng và cộng sự [2] Hiền Mai. (2018). Công nghệ cách mạng hóa nền giáo dục tại Ấn Độ, http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/cong-nghe-cach-mang-hoa- nen-giao-duc-tai-an-do-4078, truy cập ngày 18/8/2021 [3] Hồ Thị Yến Ly, Đỗ Thị Bích Hồng. (2017). Phương pháp dạy và học thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Kỷ yếu Hội nghị giáo dục trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. tr257-262. [4] Nguyễn Quý Thanh, Tôn Quang Cường. (2019). Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục, http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/nhung-xu-the-moi-cua-cong- nghe-trong-giao-duc.html, truy cập ngày 15/9/2021 [5] Nguyễn Thị Đức Loan, Huỳnh Văn Huy. Ngành Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục & Xã hội tháng 7/2017. [6] Nguyễn Văn Tỵ. Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2019. [7] Nguyễn Xuân Thủy, Mai Văn Tỉnh. (2020). Quản lý giáo dục – Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, http://tuyengiao.vn/khoa-giao/giao-duc/quan-ly-giao-duc-kinh-nghiem-quoc-te- va-van-dung-vao-viet-nam-thoi-ky-cmcn-4-0-129446, truy cập ngày 10/4/2021. [8] Radoslava Kraleva, Mehrudin Sabani, Velin Kralev, An Analysis of Some Learning Management Systems, International Journal on Advanced Science Engineering Information Technology Vol9, 2019, No.4 35
  11. TC KH&CN- BDU, Vol.4 № 4/2021 Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục … DIGITAL TRANSFORMATION IN HIGHER EDUCATION - INTERNATIONAL EXPERIENCE AND APPLICATION TO VIETNAM Hung Pham Tran Quang1, Lieu Nguyen Thi Yen1 1 Binh Duong University, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province, Viet Nam ABSTRACT Digital transformation is a trend in the Industry Revolution 4.0. Digital transformation in higher education is one of the most important factors in the education development strategy of countries. With outstanding achievements such as: Internet, virtual reality, artificial intelligence, software application... Education model 4.0 has brought many positive changes to global education, especially in the period outbreak of the Covid-19 pandemic. Therefore, it is necessary to rationally and effectively apply digital transformation in higher education to improve training quality and meet the needs of human resources in the labor market. Keywords: Industry Revolution 4.0, digital transformation, higher education, application Liên hệ: Phạm Trần Quang Hưng Trường Đại học Bình Dương Số 504 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương. E-mail: tqhung@bdu.edu.vn 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2