intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học trực tuyến các học phần kế toán trong thời đại 4.0 - Những thuận lợi và khó khăn đối với người học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Học trực tuyến các học phần kế toán trong thời đại 4.0 - Những thuận lợi và khó khăn đối với người học" khảo sát đối với sinh viên kế toán khi học các môn chuyên ngành để tìm ra những thuận lợi và khó khăn của người học khi học trực tuyến môn học kế toán, từ đó đưa ra các giải pháp giúp sinh viên học trực tuyến đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học trực tuyến các học phần kế toán trong thời đại 4.0 - Những thuận lợi và khó khăn đối với người học

  1. 780 HỌC TRỰC TUYẾN CÁC HỌC PHẦN KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI 4.0- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC TS. Nguyễn Văn Hương TS. Nguyễn Bích Hương Thảo Ths. Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Kế toán – Tài chính, Đại học Nha Trang Tóm tắt: Trong những năm gần đây khi công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, thì xu thế học trực tuyến (học online) đang dần phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ thì để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, việc triển khai học trực tuyến là điều bắt buộc trong các Nhà trường. Trường đại học Nha Trang cũng đã triển khai dạy học trực tuyến từ tháng 2 năm 2020 nhằm đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít khó khăn và thách thức cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát đối với sinh viên kế toán khi học các môn chuyên ngành để tìm ra những thuận lợi và khó khăn của người học khi học trực tuyến môn học kế toán, từ đó đưa ra các giải pháp giúp sinh viên học trực tuyến đạt hiệu quả tốt hơn trong tương lai. 1. Đặt vấn đề Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động giáo dục đang trở thành xu thế tất yếu của xã hội và học trực tuyến là một trong số những ứng dụng đó. Với sự phát triển của mạng internet và các công nghệ kết nối và hiển thị, học tập trực tuyến ngày càng dễ dàng và mở ra cơ hội mới cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường đại học Nhờ tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm mà hình thức học tập này đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện. Học tập trực tuyến đã được triển khai trong một thời gian trước đây, tuy nhiên chỉ được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong các cơ sở giáo dục trong bối cảnh cách ly dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam. Đặc biệt, khi dịch bệnh bùng phát dữ dội, học tập trực tuyến được xem là phương pháp học tập hiệu quả nhằm không bị ngắt quãng việc dạy và học tập mà vẫn tuân thủ chấp hành sự cách ly của chính phủ. Đây là một giải pháp tối ưu cho tất cả các trường nói chung và trường Đại học Nha Trang nói riêng để vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo được tiến độ học tập của sinh viên nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Việc triển khai dạy học trực tuyến này không phải chỉ áp dụng khi sinh viên không đi học tập trung do dịch Covid-19 mà đã được Đại học Nha Trang quan tâm và đầu tư từ trước với mục đích tiếp cận với các phương thức học tập trong thời đại cách mạng 4.0. Tuy nhiên, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra không ít những thách thức đối với sinh viên và sinh viên ngành Kế toán cũng không phải là ngoại lệ. Với những thực trạng về đào tạo trực tuyến của Đại học Nha Trang nói chung và Khoa Kế toán - Tài chính nói riêng, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên kế toán của Khoa gặp phải trong quá trình học trực tuyến, từ đó để đưa ra những biện pháp để điều chỉnh việc học trực tuyến phù hợp với người học trong tương lai, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 hoặc những dịch bệnh tiềm ẩn khác có nguy cơ bùng phát. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 781 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thực hiện khảo sát bằng hình thức online với sinh viên ngành Kế toán đang học tập tại Trường Đại học Nha Trang. Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm hoàn cảnh cá nhân của sinh viên, những thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến cũng như nhu cầu hỗ trợ và ý kiến đóng góp của sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả học trực tuyến trong thời gian tới. Nhóm nghiên cứu đã gửi link phiếu khảo sát đến toàn thể sinh viên ngành Kế toán đối hệ chính qui hệ vừa làm vừa học, qua Zalo, Facebook các lớp và kết quả có 217 sinh viên tham gia khảo sát. Đồng thời, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí uy tín để trình bày tổng quan về chủ đề và sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích trong bài viết. 3. Kết quả nghiên cứu Qua biểu đồ 1 cho thấy, sinh viên năm 3 (Khóa 61) tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,5%, tiếp sau là sinh viên năm 2 (K62) với tỷ lệ 27,2%. Riêng sinh viên năm nhất mới chỉ học các môn đại cương, chưa học môn chuyên ngành kế toán nên không tham gia khảo sát đợt này. Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát cũng phản ánh theo đúng thời gian các đợt học trực tuyến mà Trường ĐH Nha Trang tổ chức thì các bạn sinh viên năm hai và năm ba đang học các môn chuyên ngành theo đúng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên năm cuối do đợt khảo sát trúng vào thời điểm các bạn đang đi thực tập, các bạn lại sắp ra trường nên tỷ lệ tham gia khảo sát chỉ chiếm 7,8%. Kết quả khảo sát tỷ lệ sinh viên kế toán tham gia khảo sát cũng phù hợp với tỷ lệ thời gian mà các bạn sinh viên tham gia học trực tuyến các môn chuyên ngành kế toán. Cụ thể, có 88,9% sinh viên tham gia khảo sát có mức độ tham gia học trực tuyến các môn chuyên ngành kế toán trên 80%. Tỷ lệ thời gian tham gia học trực tuyến các môn chuyên ngành kế toán từ 50% đến dưới 80% và dưới 50% lần lượt là 7,8% và 3,2%. Điều này phản ảnh đúng chương trình đào tạo theo đúng thời khóa biểu mà Nhà trường đã sắp xếp do trong học kỳ 2 năm học 2020-2021 và học kỳ 1 năm học 2021-2022, các bạn sinh viên năm 2 và năm 3 chủ yếu học các môn chuyên ngành kế toán. Trong quá trình học trực tuyến, phương tiện/thiết bị học tập là một trong những công cụ quan trọng đảm bảo việc học trực tuyến được diễn ra thông suốt. Theo kết quả điều tra nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ 2, laptop được xem là thiết bị học tập trực tuyến được sử dụng rộng rãi và phổ @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 782 biến hơn cả (64,5%). Điện thoại cũng là phương tiện phổ biến thứ hai sau laptop với tỷ lệ sinh viên sử dụng chiếm 32,7%. Trong khi đó tỷ lệ sinh viên sử dụng máy tính bàn cố định chỉ chiếm 2,8% và không có sinh viên nào phải sử dụng chung các thiết bị với bạn. Việc sử dụng một thiết bị trong việc học tập trực tuyến có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập trực tuyến do những bất cập có thể gặp phải như các sự cố liên quan đến kỹ thuật máy tính, điện thoại. Đặc biệt, nếu sinh viên chỉ sử dụng một công cụ học là điện thoại sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng các tính năng đồng thời khác để tham gia vào quá trình thảo luận trong học tập trực tuyến. Trong quá trình dạy học trực tuyến, địa điểm học tập được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát ở biểu đồ 3 cho thấy rằng, phần lớn sinh viên trải qua hoạt động học tập trực tuyến tại nhà riêng (chiếm 83,4%). Ký túc xá/Nhà trọ là địa điểm phổ biến thứ hai với tỷ lệ 15,2% trong khi các địa điểm còn lại chiếm tỷ lệ không đang kể. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 783 Đánh giá kết quả học tập trực tuyến các môn chuyên ngành kế toán cũng mang lại kết quả khảo sát đáng chú ý. Qua biểu đồ 4 cho thấy, điểm tổng kết trung bình các môn chuyên ngành kế toán trong thời gian học online từ 5 điểm đến dưới 7 điểm và từ 7 điểm đến dưới 8 điểm đều chiếm tỷ lệ 45,6%. Trong khi đó, mức điểm trung bình đạt loại giỏi và xuất sắc thấp hơn rất nhiều, lần lượt là 7,4% và 1,4%. Đặc biệt trong số 217 sinh viên tham gia khảo sát không có bạn nào có điểm tổng kết trung bình các môn chuyên ngành kế toán dưới 5 điểm. Nhìn chung, qua các đợt triển khai học tập trực tuyến tại trường Đại học Nha Trang trong thời gian từ năm 2020 đến nay, hầu hết sinh viên kế toán đã dần thích nghi với hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng như lợi ích mà học trực tuyến mang lại thì qua quá trình khảo sát, nhiều sinh viên vẫn cho rằng bản thân còn gặp phải một số khó khăn và rào cản nhất định trong quá trình học tập. Thông qua câu hỏi mở về những thuận lợi khi học trực tuyến các học phần chuyên ngành kế toán thì đã có 193 sinh viên phản hồi, trong đó có thể chia thành các nhóm như sau: Thứ nhất là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ưu điểm này của học trực tuyến không chỉ đối với các sinh viên ngành kế toán mà là ưu điểm chung cho tất cả sinh viên các ngành. Sinh viên không cần phải di chuyển 1 quãng đường khá xa từ nhà đến trường hoặc các bạn ở trong ký túc xá, tuy ở trong khu vực của trường nhưng việc di chuyển giữa các giảng đường cũng khá khó khăn đối với các bạn vì hầu hết là phải đi bộ hoặc là việc di chuyển giảng đường giữa các môn học. Tiết kiệm được chi phí xăng xe đi lại và đặc biệt là vấn đề thời tiết những hôm mưa gió, bão bùng. Thứ hai là nâng cao tính tự học, tự tìm hiểu của sinh viên. Thông qua khảo sát biểu đồ 5 cho thấy, chỉ có 9,2% sinh viên cảm thấy khó khăn đối với ý thức tự học tập trong học trực tuyến trong khi sinh viên cảm thấy “hoàn toàn không khó khăn” hay “ không khó khăn” chiếm 37,8%, còn sinh viên cảm thấy bình thường chiếm 53%. Thực tế cho thấy, ngoài thời gian tham gia học trực tuyến thì đối với những kiến thức mà sinh viên chưa hiểu hay hiểu không rõ thì có thể tìm hiểu qua internet hay là hỏi trực tiếp giảng viên giảng dạy. Khi học online thì mỗi môn học thì đa số đều có tạo những group zalo để thuận tiện trong việc trao đổi với giáo viên và việc thông báo nhắc nhở đối với các thành viên trong lớp, hay những gì sinh viên chưa hiểu kỹ có thể hỏi trực tiếp trên nhóm đó để mọi người cùng như giúp đỡ nhau. Đặc biệt là đối với các môn học chuyên ngành Kế @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 784 toán, đa số các môn này tương đối khó và có tính hệ thống, liên kết cao nên sinh viên chỉ cần lơ đễnh một phần nhỏ trong bài học có thể dẫn đến việc không hiểu bài những phần còn lại, làm ảnh hưởng đến kiến thức chuyên ngành và nguy cơ rớt môn cao. Chính vì vậy, ngoài giờ học lên lớp online, sinh viên cần có ý thức tự giác tìm hiểu thêm các nội dung liên quan đến bài học thông qua các nguồn tài liệu được Thầy Cô giới thiệu, cung cấp hoặc qua Internet. Thứ ba là chủ động được thời gian học tập và nghiên cứu. Sinh viên có thể xem lại các bản ghi của bài học hôm đó được giảng viên đăng lên, có thể nghe đi nghe lại nhiều lần, không bỏ sót kiến thức nào trong buổi học hôm đó. Mặt khác, khi có những lý do ngoài ý muốn không thể tham gia buổi học đúng giờ lên lớp hoặc sự cố gì đó (như mất kết nối, mất điện…) thì sinh viên vẫn không bỏ sót một kiến thức nào. Đây là ưu điểm lớn nhất mà khi học trực tiếp không thể làm được. Liên quan đến ưu điểm này thì thông qua biểu đồ 6 có thể thấy được mức độ thuận lợi đối với việc xem lại video các kiến thức Thầy Cô truyền đạt khi học trực tuyến. Việc xem lại video bài giảng được sinh viên đánh giá “hoàn toàn thuận lợi” và “thuận lợi” đạt tỷ lệ rất cao, lần lượt là 20,3% và 36,9% trong khi chỉ có 7,4% sinh viên đánh giá “không thuận lợi”. , @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 785 Thứ tư, khả năng kết nối, tương tác cao, sinh viên tích cực xây dựng bài. Khi học trực tiếp tại lớp, đa phần sinh viên kế toán còn rất tự ti, ngại phát biểu, sợ trình bày ý kiến trước đám đông… Điều này làm cho sự tương tác kết nối giữa người dạy và người học không cao. Nhưng khi học trực tuyến đã khắc phục được tình trạng đó. Nhiều bạn sinh viên đánh giá điểm thuận lợi của học trực tuyến giúp họ cởi mở hơn, có nhiều câu hỏi trao đổi với giao viên, tương tác nhiều hơn so với khi học trực tiếp trên lớp và dám đưa ra được quan điểm cá nhân của mình. Trong tổng số 217 sinh viên tham gia khảo sát thì có 194 sinh viên (chiếm tỷ lệ 83.7%) đều nêu rõ ít nhất một khó khăn đã gặp phải trong quá trình học tập trực tuyến. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã có sự chuẩn bị và thích nghi kịp thời, song hoạt động đào tạo trực tuyến vẫn đặt ra một số khó khăn đối với sinh viên kế toán do các yếu tố chủ quan và khách quan gây ra. Thứ nhất là yếu tố khách quan: Theo kết quả khảo sát cho thấy, các thiết bị và không gian hỗ trợ học tập được xem là một trong những khó khăn lớn nhất của sinh viên trong học tập trực tuyến. Trong đó, việc đường truyền mạng và kết nối internet không ổn định là khó khăn của hầu hết sinh viên tham gia khảo sát. Đối với sinh viên khi tham gia học tập trực tuyến, một kết nối internet đáng tin cậy là điều kiện tiên quyết đối với việc học của bản thân. Việc đường truyền internet yếu có thể ảnh hưởng đến rất lớn đến việc theo dõi và tiếp thu kiến thức của sinh viên trong các buổi học. Bên cạnh đó, những khó khăn khác về điều kiện học tập như không gian địa điểm học tập bất lợi cũng như việc không có hoặc phương tiện học tập không đảm bảo đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập trực tuyến của sinh viên. Một số gia đình có đông anh chị em đều học online nên không đảm bảo được có đủ thiết bị và đường truyền tốt. Một số nhà khó khăn không có cách âm đủ, ảnh hưởng từ hàng xóm, người bên ngoài, thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc cúp điện, mưa lớn ảnh hưởng đến việc không nghe giảng được, đường truyền wifi không ổn định… những điều trên đã ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình học online. Việc học online cả ngày khiến cho nhiều thiết bị không chịu nổi, không đủ pin để học. Đặc biệt, nếu sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại, dung lượng pin không đủ cho một thời gian học, sinh viên vừa học vừa sạc rất là nguy hiểm hoặc là hạn chế trong việc tải các file bài học có dung lượng lớn. Thứ hai là yếu tố chủ quan: Đầu tiên phải kể đến tính chủ quan, trì trệ, ỷ lại của sinh viên. Vì có thể chủ động thời gian, không có sự giám sát chặt chẽ của giảng viên nên sẽ có 1 số sinh viên coi thường việc học mình nghĩ mình không học vào giờ này thì sẽ học vào giờ khác, không làm bài tập về nhà, không tích cực tham gia buổi học. Nhiều bạn sinh viên còn có tâm lý chủ quan trong quá trình học do các bạn nghĩ giờ không học thì tối có thể nghe lại bài giảng sau cũng được. Thậm chí, nhiều bạn sinh viên rất lơ là trong quá trình học, có thể bật máy tham gia vào buổi học rồi đi ngủ hoặc làm việc riêng. Do các bạn ỷ lại vào việc giáo viên sẽ ghi lại bài giảng để đăng lên elearning nên không tập trung ngay tại thời điểm học trực tuyến nên tới lúc bài quá nhiều dồn lại thì khó có thể hiểu hết được. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên chuyên ngành kế toán thì kiến thức chuyên ngành có tính hệ thống, liên kết cao, nếu nội dung các buổi học trước không nắm được thì rất khó để theo kịp nội dung của những buổi học sau. Vì suốt quá trình học tập phải truy cập Internet, do đó việc phân tâm của sinh viên xảy ra khá thường xuyên, sinh viên không thể chú tâm hoàn toàn vào việc học dẫn đến việc lơ đễnh, mất tập trung, làm việc riêng,… Việc học trên điện thoại của các bạn sinh viên cũng rất khó khăn vì màn hình nhỏ, bên cạnh đó cũng không tránh được những tác động bên ngoài. Ví dụ như ai đó nhắn tin trời, tò mò bấm vào rồi chat với nhau làm ảnh hưởng tới buổi học hôm đó. Việc học trực tuyến trong thời gian dài cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Việc ngồi trước màn hình vi tính quá lâu dẫn đến ảnh hưởng đến mắt, tay chân, mỏi lưng,…hay nói lớn hơn là việc vừa sạc máy vừa học thời gian dài có thể gây cháy nổ ảnh hưởng đến tính mạng. @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 786 Bên cạnh những khó khăn mà hầu hết tất cả các bạn sinh viên đều có thể gặp phải thì đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, các bạn còn gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức các học phần chuyên ngành. Qua biểu đồ 7 cho thấy có đến 27,2% sinh viên kế toán cảm thấy khó khăn và rất khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức các môn chuyên ngành. Đặc trưng của các học phần chuyên ngành kế toán là hàm lượng kiến thức trong một buổi học lớn, số lượng bài tập nhiều và các bài tập liên quan đến tính toán chiếm phần lớn và yêu cầu về trình bày cao. Do đó, việc không được nhìn trực tiếp Thầy Cô ghi trên bảng hay không được lên bảng trình bày, thực hành khiến nhiều sinh viên cảm thấy khó khăn, thụ động và không được thực hành khi học trực tuyến dẫn đến khi kiểm tra, thi nhiều bạn còn lúng túng trong cách trình bày. Bên cạnh đó, việc học trực tuyến trong thời gian dài, sinh viên phải dành nhiều thời gian trước màn hình máy tính, thiếu giao tiếp giữa giảng viên với sinh viên, dẫn đến tâm lý mệt mỏi của phần lớn sinh viên. Do đó, việc sinh viên cảm thấy chán nản, không hứng thú là một trong những nhược điểm lớn nhất của người học trực tuyến. Việc thiếu các mối quan hệ trực tiếp ngăn cản sự tương tác trong quá trình học và có thể khiến sinh viên cảm thấy thiếu động lực học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của sinh viên, bởi vì tâm lý được xem là yếu tố cốt lõi và đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả học tập. Do đó, yếu tố tâm lý của người học cần được xem xét và chú ý hơn trong thời gian tới. Học tập bằng phương pháp truyền thống hay trực tuyến thì vấn đề mà người học quan tâm vẫn là kết quả cuối cùng mà họ nhận được. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của người học trong quá trình học tập trực tuyến sẽ phần nào phản ánh chất lượng đào tạo bằng việc học tập trực tuyến hiện nay. Kết quả khảo sát sinh viên kế toán tại Trường Đại học Nha Trang đối với mức độ hiệu quả khi học trực tuyến các môn chuyên ngành kế toán cho thấy, 53,5% sinh viên đánh giá bình thường, 32,8% sinh viên đánh giá rất tốt và tốt, chỉ có hơn 8,8% sinh viên đánh giá không tốt. Như vậy nhìn chung sinh viên đánh giá cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân. Có thể trích một số nhận xét của sinh viên kế toán về việc học trực tuyến các môn chuyên ngành như sau: “Em rất đề cao việc học trực tuyến. Đặc biệt là những môn khó có thể coi lại bản ghi, và đồng thời đều có tài liệu gửi để in ra slide. Còn học trực tiếp nhiều thầy cô không gửi slide mà chỉ gửi 1 bản word @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 787 duy nhất, và chỉ dạy trên bảng, trong khi bài khó nữa nên rất khó để hiểu bài một cách cặn kẽ”; “Có thể dễ dàng hỏi thầy cô hơn, có thể xem lại bài giảng sau khi học nếu cảm thấy khó hiểu, tiết kiệm được chi phí đi lại và thời gian, em thấy học online cũng rất tốt ạ”; “Đối với một số bạn kém tự tin trước đám đông như em thì học trực tuyến khá là thuận lợi, em chủ động dơ tay phát biểu trả lời nhiều hơn ở trên lớp, dễ dàng tìm kiếm được tài liệu trên mạng. Thầy, cô thường xuyên đưa lên những bài tập, bài kiểm tra nhỏ trên eln giúp sinh viên tự giác học và làm bài hơn. Thầy, cô lúc nào cũng nhiệt tình, quan tâm tới sinh viên, luôn gửi những slide nội dung bài học, tài liệu để sinh viên dễ học hơn, tạo bầu không khí sôi nổi để tiết học onl ko bị nhàm chán.Sau mỗi tiết học thầy, cô đều ghi hình lại tải lên eln nhằm giúp sinh viên có thể xem lại để học kĩ hơn. Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho sinh viên( tiền xăng xe,tiền trọ,...)”; “Có thật nhiều tài liệu học tập liên quan đến các môn chuyên ngành, có thể tương tác nhiều hơn thông qua các công cụ tiện ích trong lúc học. Em cảm ơn thầy cô đã tận tình giảng dạy, nhất là trong tình hình dịch bệnh khó khăn vừa qua ạ.” 4. Kết luận và kiến nghị Trong phạm vi nghiên cứu bài viết lần này, nhóm tác giả chỉ mới dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi học trực tuyến trong thời gian qua. Với kết quả khảo sát ban đầu, có thể nhận định rằng, bên cạnh những lợi ích sinh viên đã và đang phải đối mặt với một số rào cản khi phải chuyển sang hình thức đào tạo trực tuyến. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, đối với người học: Tự giác nâng cao ý thức học tập, chủ động trong việc học, làm bài, tìm tài liệu. Lên kế hoạch học tập rõ ràng, thời gian biểu hợp lý. Hạn chế việc trì hoãn, ỷ lại nhất có thể. Tập trung tuyệt đối trong thời gian học. Nếu có thắc mắc thì hỏi ngay với giảng viên hoặc bạn bè để kịp thời giải đáp, tránh để tồn đọng nhiều làm nản chí, không tiếp thu bài tốt. Ăn uống đủ giấc, ngủ nghỉ hợp lý để có tinh thần học tập cao nhất. Trung thực trong quá trình kiểm tra thi cử. Tìm chỗ học yên tĩnh ít bị xung quanh tác động, có đường truyền wifi tốt, học ở nơi sáng sủa tránh bị buồn ngủ. Nhắc nhở bố mẹ, anh chị em không làm phiền trong thời gian học. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 788 Thứ hai, đối với người dạy: Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để gây hứng thú cho sinh viên. Hỗ trợ sinh viên tài liệu trên hệ thống elearning, up slide bài giảng, ghi lại video tiết giảng để sinh viên có thể xem lại. Có thể đầu tư sử dụng bảng viết cảm ứng để phục vụ cho việc sửa bài tập của sinh viên. Thay vì điểm danh vào đầu giờ hoặc cuối giờ thì có thể điểm danh bất chợt vào giữa giờ để theo dõi sinh viên được tốt hơn. Tạo nhóm zalo hỗ trợ sinh viên trong quá trình học. Giảng viên cần tăng cường tương tác và trao đổi với sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và cảm giác thích thú cho người học. Nên lồng ghép nhiều hoạt động trong chương trình giảng dạy để tạo hứng thú học tập của sinh viên, tạo môi trường cho sinh viên trình bày và chia sẻ quan điểm của bản thân. Thứ ba, đối với Nhà trường: nhà trường cần quan tâm đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác và sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ hoạt động học tập. Nhà trường có thể tạo nhiều hoạt động trực tuyến như tổ chức gameshow liên quan đến kiến thức chuyên ngành, gặp gỡ giao lưu cùng nhiều doanh nhân kinh nghiệm hay thậm chí có thể thi quay vlog một ngày làm việc học tập của sinh viên. Tài liệu tham khảo 1. Phan Thị Ngọc Thanh và cộng sự (2020), “Cảm nhận của sinh viên chính qui khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch bện Covid -19”, Tạp chí khoa học, Đại học Mở Tp.HCM. 2. Bùi Quan Dũng và cộng sự (2020), “Một số khó khăn của sinh viên học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19”, Đại học Huế. 3. Đặng Thị Thúy Hiền và cộng sự (2020), “Yếu tố rao cản trong việc học trực tuyến của sinh viên khoa Du lịch- Đại học Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và phát triển. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1