intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở quan sát quá trình dạy học trực tuyến ở các trường này, kết hợp với việc phân tích và tổng hợp kết quả quan sát, bài viết "Phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường đại học" thảo luận về việc làm thế nào để phát huy hiệu quả của cách thức dạy học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến ở trường đại học

  1. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 44. PHÁT HUY HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Võ Minh Tuấn* Tóm tắt Chỉ trong một thời gian ngắn, việc dạy học trực tuyến (online) từ chỗ còn tương đối mới mẻ đã nhanh chóng trở nên quen thuộc với chúng ta, từ trường phổ thông đến đại học. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, để duy trì việc dạy học, không còn cách nào tốt hơn là dạy học trực tuyến. Hiện nay, các trường đại học Việt Nam đang sử dụng nhiều ứng dụng dạy học trực tuyến khác nhau. Trên cơ sở quan sát quá trình dạy học trực tuyến ở các trường này, kết hợp với việc phân tích và tổng hợp kết quả quan sát, bài viết thảo luận về việc làm thế nào để phát huy hiệu quả của cách thức dạy học này. Từ khóa: Phát huy hiệu quả; dạy học trực tuyến; trường đại học; chuyển đổi số 1. MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ 21, cuộc Cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư (4.0) đã mở ra một thời đại mới, thời đại của công nghệ kỹ thuật số, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và thậm chí là siêu trí tuệ nhân tạo (Artificial Super Intelligence - ASI). Tất cả đã tạo nên một dạng không gian đặc biệt, thường gọi là không gian ảo, hay không gian phi vật lý, khác hoàn toàn với không gian thực, hay không gian vật lý trước đây. Con người, vì thế đang biến đổi sâu sắc, từ suy nghĩ đến hành vi và cách kết nối với nhau. Và như một xu thế, đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục đại học, nhằm thích nghi với hoàn cảnh mới: sự xâm nhập và hòa quyện của không gian ảo vào không gian thực. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tương tác giữa con người với con người, đòi hỏi cần có một sự giãn cách nhất định khi tương tác, thì việc ứng dụng chuyển đổi số vào làm việc từ xa, dạy học… đang trở nên dần phổ biến, và nó thay thế phần nào cho cách thức tương tác trực tiếp truyền thống. Vì thế, việc dạy học trực * Học viện Ngân hàng 393
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tuyến ở trường phổ thông cũng như đại học hiện nay đang thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Thảo luận về việc làm thế nào để phát huy hiệu quả của việc dạy học trực tuyến ở trường đại học là một điều có ý nghĩa thiết thực đối với cả giảng viên, sinh viên và nhà trường hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiếp cận vấn đề, bài viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, phân tích và tổng hợp, được mô tả sơ lược dưới đây. Phương pháp quan sát được sử dụng trước hết và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Việc quan sát được thực hiện đối với ba đối tượng và quá trình tương tác giữa họ với nhau trong dạy học trực tuyến ở trường đại học: giảng viên, sinh viên, nhà quản lý. Việc quan sát cũng chú ý đến bối cảnh cụ thể về không gian, thời gian để tìm hiểu về điều kiện dạy học trực tuyến. Dựa trên kết quả quan sát này, bài viết tiến hành phân tích các thành tố cấu trúc nên mô hình dạy học trực tuyến, sự tương tác giữa các thành tố đó, và tổng hợp lại để chỉ ra vai trò của các mối quan hệ giữa các thành tố, cũng như các yêu cầu đối với giảng viên, sinh viên và nhà trường trong quá trình dạy học trực tuyến ở trường đại học để phát huy hơn nữa hiệu quả của nó. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khởi đầu từ không gian ảo Không gian ảo ra đời vào khoảng giữa thập niên 1980, được hình thành và phát triển dựa trên các phát minh về công nghệ thông tin (CNTT) cùng với sự xuất hiện của Internet. Không gian ảo ngày càng mang tính phổ biến, đóng vai trò quan trọng và chi phối mọi lĩnh vực đời sống xã hội hiện đại. Không gian ảo nhanh chóng xâm nhập vào không gian thực, đã từng xuất hiện các tranh luận về việc làm sao phân biệt được giữa không gian thực và không gian ảo (Arya, 2019), để rồi phải thừa nhận sự hòa lẫn giữa chúng ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà tại Israel đã có một dự án nhằm xây dựng hình ảnh về một vùng đất thực thông qua sự kết hợp với không gian ảo, đem lại một trải nghiệm mới mẻ cho người quan sát (Nashef, 2020). Tính đến cuối năm 2020, số lượng các thiết bị công nghệ được kết nối Internet trên thế giới là hơn 13,5 tỷ, và dự đoán đến năm 2025 con số này có thể ​​ tăng lên khoảng 20 tỷ. Thế giới hôm nay đã trở thành “một thế giới kết nối mọi thứ”, tất cả được kết nối với Internet và Internet kết nối với tất cả. Ngay từ đầu thế kỷ 21, Friedman (2000, 26) đã nhận xét, “thế giới đang gắn kết với nhau thành một thị trường toàn cầu hóa và một ngôi làng chung”. Không gian ảo đã xóa đi mọi giới hạn về không gian và thời gian trong đời thực cho dẫu ranh giới vật lý vẫn còn đó, ranh giới ngày tháng vẫn còn đó, nhưng mỗi cá nhân hôm nay chỉ cần một chiếc smartphone (điện thoại thông minh) trên tay và được kết nối Internet, là đã có khả năng vượt khỏi các ranh giới hữu hình đó để “hiện diện ảo” mọi lúc mọi nơi. Mỗi người trở thành một tiểu trung tâm thu và phát thông tin gần như tức thời. 394
  3. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Bên cạnh đó, không gian ảo cũng đang thách thức an ninh thông tin cá nhân và quốc gia vì gần như không có bất kỳ giới hạn nào trên không gian ảo, nên người dùng (với tư cách cá nhân, tổ chức, nhà nước) luôn đứng trước việc bị mất an ninh thông tin, bị tấn công mạng, và từ đó ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Bản thân con người, chịu sự tác động mạnh mẽ của không gian ảo, cũng đang thay đổi nhanh chóng trong suy nghĩ, hành vi cũng như lối sống, lối làm việc. Không gian ảo sẽ còn tiếp tục mở ra những không gian mới mà chúng ta chưa từng bao giờ biết đến (Burrell, 2021). Sự khái quát sơ lược về không gian ảo trên đây là căn cứ để giúp cho việc dạy học trực tuyến được tổ chức thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay bởi dạy học trực tuyến được triển khai trên không gian này. Hartwick và Nowlan (2019) cho rằng, cần tích hợp không gian ảo vào trong giáo dục để sử dụng nó phù hợp trong môi trường học tập, quy trình học tập, kết quả học tập. Khi thảo luận về vấn đề giảng dạy trong ngành Kiến trúc hiện nay, Ferrar (2001) đã nhận xét, việc thu thập và quản lý thông tin được hỗ trợ rất đắc lực bởi không gian ảo. 3.2. Đến việc dạy học trực tuyến Số hóa (Digitization) là quá trình tận dụng thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 để chuyển mọi thông tin sang dạng kỹ thuật số, ví dụ như chuyển từ tài liệu bản cứng (giấy) sang bản mềm (file), từ lưu trữ trên CD và DVD sang lưu trữ trên các ứng dụng đám mây, chuyển từ dạng analog sang dạng kỹ thuật số. Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi lĩnh vực của một cơ quan đơn vị, tận dụng công nghệ để thay đổi toàn diện và cơ bản về mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan đơn vị đó, với mục tiêu cung cấp các giá trị mới và gia tăng tốc độ tăng trưởng. Chuyển đổi số cũng chính là quá trình khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, từ đó ứng dụng vào hoạt động, vì thế, số hóa là một phần của chuyển đổi số. Với xã hội hiện đại, chuyển đổi số không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý nhà nước, truyền thông đại chúng, giáo dục và khoa học... Một biểu hiện và cũng là một ứng dụng cụ thể của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là dạy học trực tuyến. Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên nêu rõ: “Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng CNTT (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến” (Bộ GD&ĐT, 2021). Như vậy, dạy học trực tuyến là quá trình tổ chức, quản lý hoạt động dạy học và đánh giá kết quả trên hệ thống dạy học trực tuyến, có sự tham gia của người dạy, người học và nhà quản lý. Dạy học trực tuyến có thể áp dụng cho các hệ đào tạo từ phổ thông, đại học, sau đại 395
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA học, đến các khóa học khác. Ở đây, bài viết chủ yếu thảo luận về việc dạy học trực tuyến ở hệ đại học. 3.3. Các mối quan hệ cơ bản trong dạy học trực tuyến ở trường đại học Hiện tại, có khoảng 9 ứng dụng được sử dụng để dạy học trực tuyến: 1. Google Classroom, Google Hangout, Google Meet, Google Drive (do Google phát hành); 2. Zoom Cloud Meeting (Zoom Video Communications); 3. Skype (Skype Technologies); 4. Microsoft Teams (Microsoft); 5. Workplace from Facebook (Facebook, Inc.); 6. Camfrog (Camshare, Inc.); 7. Vsee (VSee Lab, Inc.); 8. TranS (Namviet Telecom Ltd.); 9. TeamLink (TeamLink). Ngoài ra, một số trường đại học còn sử dụng các ứng dụng được phát triển riêng cho mình. Không gian ảo để dạy học trực tuyến ở trường đại học được cấu thành từ các cấu phần không gian khác nhau: lớp học trực tuyến, kho dữ liệu số, các ứng dụng bên ngoài… Trong đó, lớp học trực tuyến là cấu phần trung tâm và quan trọng nhất. Dù các ứng dụng của các nhà phát hành rất đa dạng nhưng nhìn chung, lớp học trực tuyến về cơ bản được thiết kế dựa theo mô hình lớp học truyền thống. Thường thì trên nền của một lớp học trực tuyến sẽ xuất hiện hai thành tố chính là giảng viên, sinh viên (như lớp học truyền thống) xoay quanh các buổi học trực tuyến (trực tiếp hoặc ghi hình từ trước), và có thêm sự hỗ trợ của kỹ thuật viên, sự giám sát của nhà quản lý ẩn đằng sau lớp học này (xem Hình 1). Hình 1. Mối quan hệ bên trong của lớp học trực tuyến Điểm khác biệt là các thành tố trên của lớp học trực tuyến có thể tham gia trong cùng một thời gian nhưng khác biệt về địa điểm, và trên không gian ảo với sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và Internet. Lớp học này sẽ cung cấp các công cụ, tính năng để họ có thể tương 396
  5. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ tác bằng âm thanh, hình ảnh, chữ viết…, và có thể tạo ra các phòng ảo để làm việc nhóm khi lớp học được chia thành các nhóm. Tại Học viện Ngân hàng, ứng dụng được sử dụng cho lớp học trực tuyến là Google Classroom kết hợp với Zoom Cloud Meeting (tương đối phổ biến ở các trường khác), tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là Microsoft Teams. Nhìn vào Hình 1, có thể thấy cùng lúc tồn tại bốn mối quan hệ hạt nhân có tính hai chiều sau đây: Giảng viên ↔ sinh viên. Sinh viên ↔ sinh viên. Giảng viên ↔ nhà quản lý, kỹ thuật viên. Nhà quản lý, kỹ thuật viên ↔ sinh viên. Theo đó, căn cứ vào mức độ tác động đối với hiệu quả của việc dạy học trực tuyến, thì các mối quan hệ 1 và 2 là chủ yếu, trực tiếp, còn các mối quan hệ 3 và 4 là thứ yếu, gián tiếp. Dạy học trực tuyến ở trường đại học không chỉ biểu hiện thông qua bốn mối quan hệ hạt nhân trong Hình 1 trên đây mà rộng hơn, còn thông qua các mối quan hệ giữa lớp học trực tuyến (trong đó có giảng viên, sinh viên, nhà quán lý và kỹ thuật viên) với kho dữ liệu số và các ứng dụng khác. Kho dữ liệu số, hay thư viện số, thường được các trường đại học xây dựng trên cơ sở nguồn dữ liệu tự có của mình và nguồn dữ liệu khai thác từ bên ngoài. Kho dữ liệu số cung cấp tài liệu số dưới dạng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, bảng biểu… cho các thành viên trường đại học, trước hết là giảng viên và sinh viên, để có thể khai thác từ xa vào bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, là các ứng dụng bên ngoài, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo). AI là trí tuệ do con người lập trình nên với mục tiêu giúp máy vi tính có được trí tuệ của con người như biết học (Machine learning) và mô phỏng, biết suy nghĩ và lập luận, biết giao tiếp (hiểu được ngôn ngữ, chữ viết, hành vi) (Barrat, 2013). Trong lĩnh vực giáo dục, AI đem lại những sự hỗ trợ nhất định cho cả người học và người dạy. Nó thường biểu hiện dưới hình thức trợ lý ảo, giúp tìm kiếm và truy cập tài liệu, quản lý khóa học, giải đáp thắc mắc, ví dụ như: Apple Siri, Google Assistant, Amazon Alexa, Microsoft Cortana… Đối với các bài thi/kiểm tra trắc nghiệm, AI có thể hỗ trợ chấm điểm nhanh và khách quan, ví dụ như: Mona eLMS, Google Form, Smart Test. AI cũng giúp cho việc cá nhân hóa học tập, phù hợp với tiến độ và trình độ của người học, ví dụ như: VioEdu của FPT, onluyen.vn của Edmicro. Ngoài ra, còn có thể sử dụng kết hợp với các mạng xã hội tương đối phổ biến như: Facebook, nhóm Zalo, nhóm Viber khi dạy học trực tuyến trường đại học. Thông qua các mạng xã hội này, giảng viên, sinh viên, và nhà quản lý có thể tương tác với nhau dễ dàng kể cả ngoài giờ học. Theo đó, có thể tiếp tục sơ đồ hóa mối quan hệ rộng hơn này khi dạy học trực tuyến như dưới đây (xem Hình 2). 397
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 2. Mối quan hệ bên ngoài của lớp học trực tuyến Ở đây, có ba mối quan hệ: 1. Lớp học trực tuyến ↔ kho dữ liệu số. 2. Lớp học trực tuyến ↔ ứng dụng bên ngoài. 3. Kho dữ liệu số ↔ ứng dụng bên ngoài. Trong đó, mối quan hệ 1 và 2 đóng vai trò quan trọng hơn mối quan hệ 3 trong quá trình dạy học trực tuyến. 3.4. Yêu cầu đối với giảng viên, nhà trường, và sinh viên khi dạy học trực tuyến Do đặc thù của việc dạy học trực tuyến ở trường đại học, nên bên cạnh những điểm tương đồng với việc dạy học truyền thống, còn có những điểm cần nhấn mạnh hơn, với tư cách là các yêu cầu đối với cả giảng viên, sinh viên và nhà trường, chúng thường xuất hiện trước, trong, và sau khi dạy học trực tuyến. Trước hết là đối với giảng viên và nhà trường, để đạt được hiệu quả khi dạy học trực tuyến, cần đáp ứng được một số yêu cầu chủ yếu, về sự tin cậy, sự phản hồi, sự đảm bảo, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình, cảm nhận, như nội dung tham khảo dưới đây (xem Bảng 1). Bảng 1. Thang đo và ký hiệu biến quan sát Thành phần Tên biến quan sát thang đo Sự tin cậy TINCAY1 Nhà trường luôn lên kế hoạch giảng dạy trực tuyến và thực hiện đúng với kế hoạch. TINCAY2 Nhà trường hỗ trợ sinh viên và hướng dẫn cụ thể trước khi tham gia học trực tuyến. TINCAY3 Nhà trường cung cấp phòng học trực tuyến đảm bảo chất lượng. TINCAY4 Giảng viên giảng dạy trực tuyến luôn đảm bảo ra vào lớp đúng quy định. TINCAY5 Nhà trường luôn kiểm tra, giám sát việc giảng trực tuyến của giảng viên. Sự phản hồi PHANHOI1 Nhà trường luôn cung cấp lịch giảng dạy trực tuyến tới từng sinh viên. 398
  7. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Thành phần Tên biến quan sát thang đo PHANHOI2 Nhà trường mở các lớp trực tuyến học kỳ phụ hỗ trợ cho sinh viên có nhu cầu. PHANHOI3 Cán bộ, giảng viên luôn hỗ trợ giải đáp các nội dung khi giảng dạy trực tuyến. PHANHOI4 Khi sinh viên có yêu cầu hỗ trợ các vấn đề giảng dạy và học trực tuyến, cán bộ giảng viên luôn hỗ trợ kịp thời. Sự đảm bảo DAMBAO1 Giảng viên giảng dạy trực tuyến cung cấp kiến thức đầy đủ cho sinh viên. DAMBAO2 Nhà trường đảm bảo các phòng học trực tuyến không bị tấn công mạng. DAMBAO3 Giảng viên luôn hỗ trợ nhiệt tình trong các tình huống giảng dạy trực tuyến. DAMBAO4 Giảng viên giảng trực tuyến hiểu biết và có chuyên môn tốt, phương pháp giảng hay. Sự đồng cảm DONGCAM1 Nhà trường luôn lắng nghe phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy trực tuyến. DONGCAM2 Phòng ban liên quan luôn hỗ trợ quá trình học trực tuyến. DONGCAM3 Nhà trường luôn đặt lợi ích của sinh viên khi quyết định giảng dạy trực tuyến. DONGCAM4 Nhà trường luôn tìm hiểu nhu cầu của sinh viên trước khi tạo kế hoạch giảng dạy trực tuyến. DONGCAM5 Giờ giảng trực tuyến của nhà trường là những khung giờ thuận tiện cho sinh viên. Phương tiện hữu hình HUUHINH1 Phòng học trực tuyến của nhà trường kết nối ổn định. HUUHINH2 Nhà trường trang bị nhiều phòng học trực tuyến để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên. HUUHINH3 Giảng viên giảng trực tuyến ăn mặc đúng quy định công sở. HUUHINH4 Nhà trường có tạo các hướng dẫn đăng nhập học trực tuyến hỗ trợ sinh viên. Cảm nhận CAMNHAN1 Tiếp thu kiến thức thông qua giảng dạy trực tuyến không gặp khó khăn. CAMNHAN2 Chất lượng giảng dạy trực tuyến đáp ứng được mong đợi của sinh viên CAMNHAN3 Sinh viên hài lòng với kế hoạch giảng dạy của nhà trường trước ảnh hưởng của COVID -19 Nguồn: Nguyễn Nguyên Zen và cộng sự (2021) Tiếp theo là đối với sinh viên, trong quá trình tham gia học trực tuyến cần thực hiện được một số yêu cầu chủ yếu với phương châm cơ bản là phát huy tinh thần tự học, như nội dung tham khảo dưới đây (xem Bảng 2). 399
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 2. Bảng cấu trúc năng lực tự học trực tuyến Thành tố Chỉ số hành vi 1. Nghiên cứu mục tiêu học tập 1.1. Tính logic và có hệ thống của mục tiêu 1.2. Tính khoa học và toàn diện của mục tiêu 2. Tìm kiếm thông tin học tập trên mạng 2.1. Tìm kiếm cơ bản 2.2. Tìm kiếm nâng cao 3. Xử lý thông tin học tập 3.1. Định hướng hoạt động học tập 3.2. Tự học trên website 3.3. Thảo luận, hợp tác 3.4. Tóm tắt kết quả học tập 3.5. Vận dụng, liên hệ thực tế 3.6. Lập báo cáo kết quả học tập 4. Tự kiểm tra, đánh giá 4.1. Tự đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu học tập 4.2. Điều chỉnh được kế hoạch học tập Nguồn: Nguyễn Thị Thuần và Bùi Thị Phương Thúy (2021) Trong dạy học truyền thống, bên cạnh vai trò quan trọng của giảng viên thì sinh viên luôn là nhân vật trung tâm, nhưng với dạy học trực tuyến, sinh viên không chỉ là nhân vật trung tâm, mà còn cần phải có tính chủ động tự giác bản thân cao hơn. Bởi không có sự kiểm soát trực tiếp toàn diện của giảng viên và nhà trường, sự tương tác trực tiếp của bạn học, mà chỉ có cá nhân sinh viên đối diện trước màn hình, nên sinh viên có thể bị phân tâm hoặc làm việc riêng trong giờ học. Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa giảng viên với sinh viên, giữa các bộ phận chức năng của trường đại học với giảng viên và sinh viên, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt công nghệ kỹ thuật, cơ sở vật chất, dữ liệu học tập số. 4. KẾT LUẬN Chuyển đổi số cung cấp cả cơ hội lẫn thách thức cho mỗi cá nhân, tổ chức, và quốc gia. Nó gây ra các biến đổi sâu sắc trên quy mô rộng và trong thời gian ngắn đối với gần như tất cả chúng ta. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, việc dạy học trực tuyến đem lại cho cả giảng viên và sinh viên những công cụ hỗ trợ rất tốt và rất thuận tiện, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhưng nó cũng phần nào làm giảm sút tính độc lập sáng tạo, cảm xúc tương tác, và cảm xúc cá nhân của các bên. Việc dạy học trực tuyến khiến giảng viên chuyển từ việc truyền đạt tri thức sang truyền đạt thông tin, khiến sinh viên chuyển từ việc tiếp nhận tri thức sang tiếp nhận thông tin, cả hai đều tiến hành xử lý thông tin thay vì suy nghĩ về thông tin. Bản thân thông tin, với quy mô ngày càng rộng lớn và chiều kích đa dạng của nó, cũng đang đặt tư duy khái niệm, tư duy khoa học trước thách thức: có còn cần đến tư duy và cảm xúc trong dạy học trực tuyến không, hay chỉ cần thông tin? Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ hiện đại và giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, thì dạy học trực tuyến vẫn cứ là một xu thế mà chúng ta phải chấp nhận. Vấn đề là để phát huy 400
  9. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ hiệu quả của việc dạy học trực tuyến, một mặt, cả giảng viên lẫn sinh viên và nhà trường cần phải không ngừng tiếp cận và nâng cao trình độ CNTT; mặt khác, giảng viên và nhà trường cần phải phối hợp để thay đổi phương pháp dạy học, trong khi sinh viên cần phải tăng cường năng lực tự học tự giác, nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arya, Rina (2019), Virtual Space. In book A Companion to Contemporary Design since 1945, John Wiley & Sons Ltd, New Jersey. USA. 2. Barrat, James (2013), Our Final Invention: Artificial Intelligence and the End of the Human Era, Thomas Dunne Books, New York. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. 4. Burrell, Andrew (2021), Between the physical and the virtual: The present tense of virtual space, Virtual Creativity, Vol. 11 (1). 5. Ferrar, Steve (2001), The Nature of Non-Physical Space - Or how I learned to love cyberspace wherever it may be. Architectural Information Management [19th eCAADe Conference Proceedings/ISBN 0-9523687-8-1] Helsinki (Finland). 6. Friedman, Thomas (2000), Chiếc Lexus và cây ô liu, Lê Minh dịch, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005. 7. Hartwick, Peggy and Nowlan, Nuket (2019), Integrating Virtual Spaces. In book Virtual Reality in Education, IGI Global, Pennsylvania. USA. 8. Nashef, Hania A. M. (2020), Virtual Space. In book Reimagining Communication: Experience, Routledge, London. UK. 9. Nguyễn Thị Thuần và Bùi Thị Phương Thúy (2021), “Công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý”. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Xây dựng nền giáo dục thực chất: Định hướng và giải pháp, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, tr. 398 - 405. 10. Nguyễn Nguyên Zen, Lê Thị Hương Trầm, Nguyễn Thị Hữu Ái, và Lê Thị Xuân Hương (2021), “Đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến, nghiên cứu tại Trường Đại học Lao động - Xã hội”. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Xây dựng nền giáo dục thực chất: Định hướng và giải pháp, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, tr. 450 - 459. 401
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2