intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi mô hình quản lý và chuyển đổi sở hữu công ty kiểm toán

Chia sẻ: Nguyen Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chuyển đổi mô hình quản lý và chuyển đổi sở hữu công ty kiểm toán', tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi mô hình quản lý và chuyển đổi sở hữu công ty kiểm toán

  1. Chuyển đổi mô hình quản lý và chuyển đổi sở hữu công ty kiểm toán Khi bàn về các hình thức sở hữu và mô hình hoạt động của các công ty kiểm toán ở Việt Nam, có thể nhận xét rằng qua gần 13 năm hoạt động (1991-2003) của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam chưa có quy định nào cụ thể và riêng biệt về các hình thức sở hữu của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán
  2. độc lập ở Việt Nam: Được thành lập từ năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán đầu tiên có sở hữu vốn của Nhà nước. Sau đó là một số công ty kiểm toán nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài với mô hình trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhiều công ty kiểm toán sở hữu tư nhân theo mô hình TNHH được thành lập sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Một số công ty cổ phần kiểm toán có sở hữu tư nhân cũng đã được thành lập từ mấy năm trước đây theo nhu cầu hợp tác
  3. của các công ty kiểm toán tư nhân. Trong xu thế chung về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các công ty thuộc Bộ Tài chính quản lý nói riêng, gần đây Bộ Tài chính đã cổ phần hóa 02 công ty, chuyển đổi 01 công ty thành công ty TNHH một thành viên. Tính đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam, các công ty kiểm toán đang tồn tại 7 hình thức sở hữu và mô hình quản lý là: TNHH tư nhân, TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, TNHH có sở hữu của Nhà nước, công ty cổ phần sở hữu tư
  4. nhân, công ty cổ phần nhà nước, công ty hợp danh và công ty nhà nước. Tại Điều 20 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Nghị định 133/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105 do Chính phủ ban hành có quy định rõ là các công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động theo một trong bốn mô hình sau: công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Với quy định này, được hiểu là các công ty kiểm toán có sở hữu nước ngoài sẽ luôn được thành
  5. lập và hoạt động theo mô hình TNHH theo quy định của Luật Đầu tư; đồng thời, sẽ không có mô hình công ty kiểm toán là công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước. Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty nhà nước và công ty TNHH một thành viên) cần phải chuyển đổi xong trước ngày 21/4/2007. Như vậy, việc chuyển đổi mô hình quản lý (đối với các công ty cổ phần kiểm toán) và chuyển đổi sở hữu (đối với các công ty cổ phần kiểm toán có sở hữu của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước) được coi là
  6. một bắt buộc mang tính pháp lý. Đồng thời, đây cũng là một nhu cầu rất bức thiết của các công ty này vì yêu cầu của sự phát triển, vì yêu cầu của việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh. Các lý do chủ yếu được phân tích là: 1. Thông lệ và xu thế tất yếu phát triển ngành nghề kế toán, kiểm toán trên thế giới. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Dù các quy định này được ban hành hơi chậm, nhưng các công ty kiểm toán của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi, và coi việc chuyển đổi này như là một trong những cơ hội tốt để các công ty tiếp tục phát triển và
  7. thành công. 2. Với cam kết gia nhập WTO và với chiến lược sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, không thể có sự tiếp tục tồn tại các công ty kiểm toán có sở hữu Nhà nước. Thêm nữa, các Tổ chức tài trợ quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê các công ty kiểm toán danh tiếng, có chất lượng đã được khẳng định và đặc biệt là phải có tính độc lập, minh bạch rất cao để kiểm toán, phù hợp với yêu cầu của Công ty mẹ cũng như của các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
  8. 3. Đối với các công ty kiểm toán có sở hữu vốn của nhà nước, việc chuyển đổi sở hữu còn có tác động tích cực và mạnh mẽ trên một số mặt quan trọng sau: - Chủ động hoàn toàn trong chính sách trả lương cho nhân viên - không bị khống chế tỷ lệ quỹ lương; không bị trừ quỹ lương theo cơ chế “Lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước và không được thấp hơn lợi nhuận kế hoạch”. Điều này thực sự quan trong vì nó cho phép các công ty được trả lương cao để thu hút các nhân viên giỏi, đồng thời cho phép
  9. công ty chủ động đầu tư chi phí vào đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ; - Tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Giám đốc trong việc điều hành công ty, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ gắn với trách nhiệm vật chất; - Các thành viên của Ban Giám đốc các công ty sau khi chuyển đổi cũng phải có trách nhiệm trong việc nâng cao năng lực cá nhân cả về diều hành và kiến thức chuyên môn để duy trì ổn định hoạt động
  10. và tiếp tục phát triển công ty cao hơn; - Giải quyết hoàn toàn tính độc lập nghề nghiệp do ảnh hưởng bởi sở hữu Nhà nước. - Tuy nhiên, việc chuyển đổi các công ty kiểm toán cũng sẽ gặp không ít khó khăn do các qui định pháp lý về chuyển đổi chưa đầy đủ, chưa sát với thực tế hoạt động của các công ty đã có thời gian hoat động dài trên 10 năm (và 15 năm), trong khi đó mỗi công ty lại đang ở một mô hình quản lý khác nhau.
  11. - Chúng tôi xin có hai ý kiến liên quan đến quy định về việc thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán hoạt động theo mô hình công ty TNHH tại Thông tư 60/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại, đó là: - Theo quy định tại Phần II mục 1b của Thông tư 60: Thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức, và tổ chức có thể lại là một doanh nghiệp nhà nước cử đại diện tham gia. Như vậy, yêu cầu về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kiểm toán tách ra khỏi sở hữu Nhà
  12. nước để đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch lại không đạt được; - Theo quy định tại điểm 4 mục II Thông tư 60: Chúng tôi hiểu là các thành viên được phép tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên nếu đạt được các tiêu chuẩn, điều kiện như phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, có tham gia góp vốn, có chứng chỉ hành nghề. Đây chính là một yếu tố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định, phát triển của một công ty kiểm toán. Điều này cũng không phù hợp với thông lệ hoạt động của các công ty kiểm toán trên thế giới. Với
  13. một nghề nghiệp có tính chuyên môn và chuyên nghiệp cao, hoạt động có điều kiện như kiểm toán, trình độ và năng lực của con người là yếu tố quan trong hàng đầu chứ không phải là vốn thì quy định này cần phải được xem lại. Việc thay đổi chủ sở hữu của công ty sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới định hướng phát triển của công ty, chính sách quản trị, chiến lược khách hàng cũng như chất lượng dịch vụ của công ty. Ngoài ra, đây có thể sẽ là một kẽ hở để các công ty cạnh tranh thực hiện các họat
  14. động cạnh tranh không phù hợp luật pháp bằng cách góp vốn vào một công ty thông qua các trung gian, từ đó phá vỡ chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chất lượng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Kết luận: Việc chuyển đổi lọai sở hữu của các doanh nghiệp kiểm toán dù có nhiều khó khăn nhưng được đánh giá là một bước tiến quan trọng cho mỗi công ty và cho sự phát triển chung của nghề kiểm toán tại Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng các công ty kiểm toán sẽ chuyển đổi thành công. Việc chuyển đổi này sẽ làm tăng thêm tính độc lập,
  15. khách quan, minh bạch và đáp ứng yêu cầu đổi mới của pháp luật kiểm toán cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2