intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số: Chiến lược xanh hóa marketing định hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sử dụng phương định tính: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các dữ liệu thứ cấp (dựa trên các nghiên cứu trước, các bài viết có liên quan đến hoạt động marketing, chuyển đổi số tại doanh nghiệp, đặc biệt là những nghiên cứu xoay quanh các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương) làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số: Chiến lược xanh hóa marketing định hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp tại Bình Dương

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ: CHIẾN LƯỢC XANH HÓA MARKETING ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DOANH NGHIỆP TẠI BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Kim Tín1 1. Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai; email: nguyenthikimtin@dntu.edu.vn TÓM TẮT Dưới tác động của đại dịch Covid- 19 và sự phát triển vượt bậc của nền tảng khoa học công nghệ đã đưa các doanh nghiệp bước vào công cuộc chuyển mình mang tên chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đối số trong marketing – một xu hướng tất yếu để tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai Mục đích của nghiên cứu nhằm tổng hợp những kiến thức về marketing xanh và chuyển đổi số, thực trạng marketing xanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp ứng dụng chuyển đổi số vào marketing xanh giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển bền vững trong bối cảnh mới. Nghiên cứu sử dụng phương định tính: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các dữ liệu thứ cấp (dựa trên các nghiên cứu trước, các bài viết có liên quan đến hoạt động marketing, chuyển đổi số tại doanh nghiệp, đặc biệt là những nghiên cứu xoay quanh các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương) làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số trong hoạt động marketing là cơ hội và cũng là thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: chuyển đổi số, Bình Dương, marketing xanh, green marketing, phát triển bền vững Abstract DIGITAL TRANSFORMATION: GREEN MARKETING STRATEGY THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT DIRECTION OF BINH DUONG ENTERPRISES Under the impact of the Covid-19 pandemic and the outstanding development of the science and technology platform, businesses have entered a transformation called digital transformation, especially digital transformation in marketing - a trend that inevitable direction to create momentum for the future. The purpose of the study is to synthesize the knowledge about green marketing and digital transformation, the current status of green marketing of businesses in Binh Duong province in the past time, thereby proposing some solutions to apply digital transformation. Green marketing helps businesses in Binh Duong province develop sustainably in the new context. Research using qualitative methods: statistical methods, comparison, analysis of secondary data (previous studies, articles related to marketing activities, digital transformation at enterprises, especially studies revolving around enterprises in Binh Duong province) as a basis for analysis and evaluation. Research results show that digital transformation in marketing activities is an opportunity and also a challenge for Vietnamese businesses in general and businesses in Binh Duong province in particular in the current context. Keyword: digital transformation, Binh Duong, green marketing, sustainable development 266
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2021, Bình Dương trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 7,12 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 1,8 lần mức bình quân chung của cả nước. Chính điều này đã đặt Bình Dương đứng trước thách thức phải sớm đương đầu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Đó không chỉ là bài toán về năng suất lao động, phát triển kinh tế, mà còn là bài toán phát triển bền vững. (Đinh Thị Bích Liên, Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại – VIOIT, 2023). Trong bối cảnh hiện nay, tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm bùng nổ thị trường mua sắm trực tuyến, thay đổi hành vi thói quen của con người. Sự biến chuyển của xu hướng tiêu dùng buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng để bắt kịp nhu cầu khách hàng và phát triển bền vững trong giai đoạn "hậu covid-19". Do đó, chuyển đổi số: chiến lược xanh hóa hoạt động Marketing là giải pháp được ưu tiên giải quyết bài toán cho Bình Dương hiện nay. Tuy nhiên, chuyển đổi số hiện đang là thách thức đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương: nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số rõ ràng; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin chưa đồng bộ,.. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các dữ liệu thứ cấp nhằm tổng quan các lý thuyết liên quan đến marekting xanh và chuyển đổi số. 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Tác giả tiến hành công việc thu thập các dữ liệu thứ cấp, bao gồm: giáo trình, các nghiên cứu trước, các bài viết có liên quan đến hoạt động marketing, chuyển đổi số trong doanh nghiệp và đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Tác giả chọn lọc những thông tin phù hợp, sắp xếp theo từng nội dung. Sau đó so sánh, đối chiếu thông tin về thói quen, hành vi người tiêu dùng; về chuyển đổi số trong hoạt động marekting tại các doanh nghiệp giai đoạn trước, trong và sau đại dịch Covid-19 thông qua các nghiên cứu trước. Cuối cùng, tác giả đưa ra những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu theo quan điểm cá nhân dựa trên định hướng phát triển chung của tỉnh Bình Dương và cả nước. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng hoạt động Marketing xanh tại tỉnh Bình Dương Bình Dương là tỉnh có tốc độ kinh tế phát triển đáng ngưỡng mộ và thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của tỉnh cao nhất cả nước đạt 7,12triệu đồng/người/tháng. Trong những năm gần đây Chiến lược phát triển xanh, xanh hóa nền kinh tế được được tỉnh chú trọng. Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu Tăng trưởng xanh. Một trong số đó là việc ban hành Kế hoạch hành động số 1847/KH-UBND ngày 04/5/2018 về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020. Trong giai đoạn 2016-2020, Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án… thực hiện tăng trưởng xanh trên địa bàn, trong đó đề ra 04 chủ đề chính gồm: Xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải 267
  3. khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất; Thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt, hoạt động tăng trưởng xanh tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Nhận thức của cộng đồng về tăng trưởng xanh ngày càng được nâng lên. Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Bình Dương, tính đến tháng 10/2020, trên địa bàn tỉnh đã có 2.097 dự án điện mặt trời mái nhà (bao gồm người dân và doanh nghiệp) được triển khai với tổng công suất khoảng 109.166,8 kWp. Ngành Công Thương đã triển khai thực hiện đánh giá tổng thể sản xuất sạch hơn cho 31 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đồng thời tổ chức 02 Hội thảo phổ biến đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến phương pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. (Kim Bình – Văn phòng Sở Công Thương Bình Dương, 2021) Nhiều phong trào đã được triển khai và lan tỏa trong toàn dân trên địa bàn tỉnh, như: ra quân các ngày Chủ nhật xanh, hưởng ứng chiến dịch “Giờ trái đất”; nhân rộng các mô hình tổ tự quản về bảo vệ môi trường, xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”; tuyên truyền và vận động bảo vệ môi trường về tác hại của túi ni lông; Các gian hàng giới thiệu các loại sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường, cuộc thi sản phẩm tái chế, vẽ tranh cổ động; thi viết hành động vì môi trường; thành lập mới các tổ “Thu gom phế liệu”, câu lạc bộ “Phụ nữ vì môi trường xanh, sạch, đẹp” và “Phụ nữ nói không với túi nilong”; phát miễn phí tờ rơi, túi sinh thái cho người dân khi mua sắm tại các chợ trung tâm của 9 huyện, thị xã thành phố; tuyên truyền về cách nhận diện những sản phẩm thân thiện môi trường, sản xuất hữu cơ cho người tiêu dùng, sử dụng các chai, lọ thủy tinh thay vì chai nhựa để dựng đồ, hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hạt vi nhựa; hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng nhựa dùng một lần, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường để đóng gói, bọc hàng hóa thay các túi nilong; tổ chức truyền thông trực tiếp đến cán bộ và người dân về thiên tai và biến đổi khí hậu… đã nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong toàn dân trên địa bàn. Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bình Dương chú trọng “Thực hiện xanh hóa sản xuất” Tỉnh khuyến khích hỗ trợ phát triển nhanh các ngành sản xuất sản phẩm sinh thái thông qua công tác tuyên truyền phổ biến về các sản phẩm sinh thái cho các đối tượng doanh nghiệp trong các nội dung tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Khuyến khích doanh nghiệp đăng ký dán nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Đồng thời tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt pháp lý, trình tự thủ tục trong quá trình tham gia và công nhận, dán nhãn sinh thái; (Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, 2021). Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững luôn được quan tâm chú trọng: phổ biến phong trào 3T (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng), tuyên truyền lựa chọn phương tiện giao thông công cộng đến các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp, công nhân, sinh viên, học sinh…triển khai Đề án tuyên truyền vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một trong năm 2019 góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong nhân dân. Ngày nay nhờ ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với các công nghệ số hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây, công nghệ tương tác thực tế ảo…xu hướng, trào lưu Marketing cũng không ngừng thay đổi. Vì thế, yêu cầu Doanh nghiệp phải nắm được xu hướng nhằm phát triển vững mạnh hơn. (Châu Nguyên,2022) 268
  4. 3.2. Chuyển đổi số trong hoạt động Marketing: những thách thách của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng trong bối cảnh hiện nay Sự phát triển của môi trường số dẫn tới sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức marketing tại các doanh nghiệp. Nhìn từ đại dịch Covid-19, chuyển đổi số chính là chìa khóa mang lại giá trị giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại sau dịch mà còn là cơ hội để thay đổi mô hình kinh doanh phục vụ, quảng cáo và trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên, chuyển đổi số hiện đang là thách thức đối với các doanh nghiệp. Ở nhiều doanh nghiệp, nhiều hoạt động và quy trình vẫn chưa được số hóa, tự động hóa; nhiều phương pháp và hoạt động làm việc vẫn là truyền thống đan xen với số. Nhiều doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số hoạt động marketing, còn rất nhiều việc cần giải quyết như: vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số...Phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số để tìm ra phương thức cũng như mô hình, kênh và nền tảng phù hợp để có thể phát triển hoạt động Marketing và phối hợp chúng với các hoạt động Marketing truyền thống. Dưới đây là một số những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang phải đối mặt: Thứ nhất: Thách thức đến từ nhận thức của các doanh nghiệp Theo nghiên cứu của VINASA - Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam- tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện có 4 quan điểm chưa chính xác về chuyển đổi số là: chuyển đổi số phải tốn rất nhiều tiền; chuyển đổi số chỉ dành cho doanh nghiệp lớn; triển khai hoạt động chuyển đổi số càng nhiều, càng nhanh càng tốt. Mặt khác lại có những doanh nghiệp cho rằng việc chuyển đổi số là chưa cần thiết, dẫn tới việc bị thụt hậu. Thứ hai: Thách thức đến từ năng lực của doanh nghiệp Chuyển đổi số là cả một hành trình chứ không phải là đích đến. Do đó doanh nghiệp cần đầu tư từ nhận thức, chiến lược tới nguồn lực con người và cơ sở hạ tầng. Sau đại dịch, nền kinh tế bị suy thoái, nhiều doanh nghiệp chỉ đang hoạt động cầm chừng, việc tiếp cận các nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Thiếu vốn để tái đầu tư sản xuất cũng như đầu tư chuyển đổi số cho hoạt động marketing là vấn đề nan giải. Bên cạnh thiếu vốn, nguồn nhân lực có kỹ năng số cũng đang là vấn đề mà doanh nghiệp phải quan tâm. Để có thể chuyển đổi số trong hoạt động marketing, doanh nghiệp không chỉ cần nguồn nhân lực với hiểu biết về marketing hiện đại mà còn phải biết ứng dụng công nghệ vào trong quá trình thực hiện các hoạt động marketing. Thứ ba: Thách thức đến từ công nghệ Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện trong thời đại bùng nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống internet mạnh mẽ. Thứ tư: Áp lực cạnh tranh tăng cao vì khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn Thứ năm: tốc độ phát triển công nghệ mạnh mẽ làm chu kỳ sống sản phẩm ngắn lại. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp duy trì, kéo dài vòng đời sản phẩm 269
  5. 4. KẾT LUẬN 4.1. Các đề xuất từ nghiên cứu 4.1.1 Giải pháp về các yếu tố bên trong doanh nghiệp Về nhận thức: Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình vận hành công việc đòi hỏi, yêu cầu những người quản lý cần phải thực sự thay đổi tư duy, nhận thức. Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu xu thế, nhận thức đúng về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động marketing. Từ đó có tư duy đúng đắn và chủ động tiếp cận, tìm tòi các phương pháp, công nghệ mới. Xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số trong marketing phù hợp cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có nguồn lực nhất định. Do đó, xây dựng lộ trình và lập kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hoạt động marketing xanh là cực kỳ quan trọng. Có hai hướng ứng dụng chuyển đổi số mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn theo từng giai đoạn hoặc có thể kết hợp cả hai nếu nguồn lực của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng: (i)Theo mục tiêu tăng tưởng: phát triển về thị trường mới, sản phẩm mới,…(ii) Theo mục tiêu tối ưu vận hành: hoạch định nguồn lực hiệu quả hơn, thay đổi mô hình kinh doanh. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực số Các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực: (i) Nguồn nhân lực sẵn có: doanh nghiệp cần đầu tư chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số, nâng cao khả năng tổ chức và trình độ của các thành viên trong chính doanh nghiệp; xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nghệ thông tin; Đào tạo theo lộ trình đội ngũ nhân lực có năng lực và kỹ năng vận hành các công nghệ trong công việc chuyên môn mà họ phụ trách tại doanh nghiệp. (ii) Đối với nguồn lực mới: Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực sẵn có, trong chính sách tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần có chế độ thu hút những nhân tài về công nghệ số; đưa ra các tiêu chí về năng lực công nghệ phù hợp với các vị trí tuyển dụng. Nếu việc tuyển dụng thông qua các công ty trung gian thì cần đưa ra tiêu chí tuyển dụng cụ thể và giám sát cũng như đánh giá chất lượng nhân lực mới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng thì doanh nghiệp cũng cần chú trọng số lượng đội ngũ nhân lực số. Để đáp ứng nguồn lực cho mình, doanh nghiệp cần xây dựng mối liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tăng cường hợp tác quốc tế trong chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ số để có nguồn lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghệ phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ( công cụ) Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp về cả phần cứng và phần mềm. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng số trên nền tảng dữ liệu và đảm bảo kết nối, an toàn, hiệu quả. Cụ thể, doanh nghiệp nên phát triển hạ tầng mạng bảo đảm khả năng kết nối cho các bộ phận và hệ thống thiết bị khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo khả năng xử lý, lưu trữ, bảo mật của trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Sử dụng nền tảng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp trong quá trình vận hành: từ sản xuất đến kinh doanh, thông qua thư điện tử để trao đổi và giao dịch hàng hóa. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự đầu tư và linh hoạt trong việc áp dụng những công nghệ mới. Doanh nghiệp nên tập trung vào việc phát triển nền tảng quản lý dữ liệu, nền tảng dữ liệu khách hàng, tự động hóa tiếp thị, trợ lý số cá nhân, sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo. Sử dụng ứng dụng Chatbot (Hana, Ahachat, Subiz,…) để tự động trả lời, liên lạc, chăm sóc khách hàng. Sử dụng các công cụ để phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu Traffic (Google Trends, Google Analytics, Google Insight for search, FFF, Simply Measured, Similar Web,….). 270
  6. 4.1.2. Giải pháp Chuyển đổi số: xanh hóa hoạt động marketing mix cho doanh nghiệp Chính sách sản phẩm Tùy theo đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra chiến lược số hóa sản phẩm phù hợp ở khâu thiết kế, bao bì, thông tin sản phẩm. Thông qua hoạt động chuyển đổi số các doanh nghiệp có thể kiểm soát được những thông số của sản phẩm nhằm đảm bảo tính an toàn, vệ sinh, chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, khách hàng cũng có thể kiểm tra tính xác thực của sản phẩm, quy trình sản xuất được cập nhật trên thời gian thực nhờ vào Blockchain. Chính sách giá Công nghệ giúp những người làm marketing thu thập giá của đối thủ cạnh tranh đồng thời nắm bắt được mức giá mong muốn của khách hàng nhanh và chính xác. Thông qua đó, các doanh nghiệp xây dựng chính sách giá linh hoạt cho từng đối tương khách hàng. Tùy vào hình thức mua hàng hoặc hình thức thanh toán mà doanh nghiệp có chính sách giá khác nhau. Ví dụ: Giá bán hàng hóa/dịch vụ thông qua các kênh online cần được chiết khấu nhiều hơn, giảm thuế dịch vụ cho khách hàng. Giảm đổi giá hoặc áp dụng chương trình khuyến mãi khi khách hàng thanh toán trực tuyến thông qua các công cụ như: thẻ tín dụng, ví momo, zalopay,.. Chính sách phân phối Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phù hợp để phân phối sản phẩm: siêu thị, các trung tâm thương mại lớn, các cửa hàng có uy tín... Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng những kênh phân phối riêng hoặc hợp tác với các đối tác khác có cam kết bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chú trọng và phát triển kênh online thông qua các sàn thương mại điện tử. Với mô hình này, doanh nghiệp cần liên kết và tham gia bán hàng trên nhiều kênh bán hàng trực tuyến khác nhau, như: các sàn thương mại điện tử như: Shoppe, Lazada, Tiki, Sendo, Hotdeal, Amazon,… Cũng thông qua việc chuyển đổi số, các doanh nghiệp không cần phải phụ thuộc vào hệ thống phân phối truyền thống như trước nữa. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể phân phối trực tiếp sản phẩm tới khách hàng. Những nền tảng công nghệ mới đã hỗ trợ điều này như là: Các tổ chức giao hàng (Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm,…), Grab, Ahamove,… Áp dụng công nghệ tham gia vào quá trình vận chuyển, giám sát, kiểm tra chất lượng nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, quảng bá thương hiệu và hình ảnh tới khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp chuyển đổi số có thể để khách hàng có thể tự kiểm tra, giám sát quá trình di chuyển của sản phẩm mà họ đã đặt hàng… Đồng thời, tạo ra các quy trình giao hàng tối ưu về mặt thời gian, quãng đường, tự động tính toán tồn kho nhằm rút ngắn thời gian giao hàng. Chính sách xúc tiến Sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,… để tương tác với người dùng Doanh nghiệp cần tạo sự hiện diện trên mạng xã hội thông qua công cụ quảng cáo. Tương tác với người dùng thông qua nền tảng như websites, google, ứng dụng và các mạng xã hội: linkedIn, facebook, Instagram, Zalo, Titok,.. Tạo các content Marketing (tạm dịch: tiếp thị nội dung): Video Marketing, công nghệ thực tế ảo VR, Social Media (mạng xã hội) và chuyển tải các thông điệp lên kênh Facebook, Youtube, TikTok…giúp mang lại hiệu ứng tốt cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần liên kết với các trung gian Marketing - doanh nghiệp chuyên cung cấp thông tin khách hàng thông qua phân tích hình ảnh, từ khóa tìm kiếm như google ads, zalo form,… để thực hiện quảng cáo trên facebook, youtube, tiktok,… 271
  7. Sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của doanh nghiệp (Marketing Automation). Một trong các ứng dụng được dùng khá phổ biến là HubSpot – một phần mềm chuyên về Marketing và Sales được xây dựng trên nền tảng của Inbound Marketing. Phần mềm HubSpot giúp doanh nghiệp tìm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong qua trình mua sắm và tìm kiếm thông tin. Áp dụng công cụ Email trực tiếp để tiếp cận được chính xác đối tượng khách hàng để giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đối (tăng quyết định mua hàng). Ngoài ra doanh nghiệp còn có thế áp dụng: Chatbot, Voice Search và Smart Speaker, Bán Hàng Với Website, Mobile Marketing để tăng tương tác và trải nghiệm cho khách hàng. 4.2. Kết luận Chuyển đổi số trong hoạt động marketing là cơ hội và cũng là thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện để chỉ ra rằng xanh hóa hoạt động marketing thông qua các công cụ trong chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp và là nhu cầu cấp thiết của người dùng. Chuyển đổi số là một hành trình kết hợp cả ba vấn đề: công cụ (công nghệ), nguồn nhân lực, quy trình. Ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động marketing giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Tuy nhiên để chuyển đổi số mang lại thành công, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắng, xây dựng lộ trình, đưa ra chiến lược và đầu tư đúng mực. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương trong hành trình chuyển đổi số để phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, việc tìm hiểu và đề xuất giải pháp áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động marketing chỉ giới hạn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thứ hai, phương pháp tiếp cận chưa phong phú: qua các nghiên cứu trước, báo đài. Những hạn chế của nghiên cứu chính là định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Ngoài ra các nghiên cứu tiếp theo có thể dựa vào chỉ dẫn của nghiên cứu này để phát triển các hướng nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa CĐS và marketing xanh hoặc đưa ra hướng nghiên cứu cho các tỉnh thành khác góp phần phát triển kinh tế số theo định hướng của Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Nguyên (2022). Chuyển đổi số trong xu hướng marketing của doanh nghiệp.Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị. Địa chỉ: https://doanhnghieptiepthi.vn/chuyen-doi-so-trong-xu-huong- marketing-cua-doanh-nghiep-161220812221510151.htm [ truy cập ngày 13/8/2022] 2. Đinh Thị Bích Liên, Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại – VIOIT (2023), Kinh tế tỉnh Bình Dương khởi sắc duy trì đà tăng trưởng. Địa chỉ: https://vioit.org.vn/vn/tin-hoat-dong-nganh/kinh-te- tinh-binh-duong-khoi-sac-duy-tri-da-tang-truong-5096.4056.html [ truy cập 2023] 3. Kim Bình – Văn phòng Sở Công Thương Bình Dương (2021), Ngành công thương Thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Địa chỉ: http://socongthuong.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/nganh-cong-thuong-thuc-hien-chien-luoc- tang-truong-xanh-tren-ia-ban-tinh-binh-duong?inheritRedirect=false [ truy cập ngày 16/12/2021] 4. Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (2021): Tăng trưởng xanh để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu. Địa chỉ: http://sokhcn.binhduong.gov.vn/New/binh-duong-tang-truong-xanh-de-gop- phan-ung-pho-bien-doi-khi-hau-5667 [ truy cập ngày 27/12/2021] 272
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2