intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số ngành logistics - Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực logistics

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số ngành logistics - Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực logistics" trình bày về chuyển đổi số ngành Logistics là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu quá trình sản xuất, cung ứng cũng như vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp ngành Logistics chuyển đổi số bằng việc tiến hành số hóa dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và Big Data để phân tích dữ liệu từ đó giúp cắt giảm chi phí vận chuyển, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tăng doanh thu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số ngành logistics - Một số vấn đề đặt ra đối với nhân lực logistics

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÂN LỰC LOGISTICS Phạm Quỳnh Mai1 Tóm tắt: So với trước đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nhiều doanh nghiệp vận tải, logistics đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho riêng mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đối số doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ, chất lượng quản lý được nâng cao và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Song chuyển đổi số cũng đặt ra một số vấn đề đối với đội ngũ nhân lực của ngành. Đó là các vấn đề thiếu hụt số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo và tâm lý e ngại thực hiện chuyển đổi số. Từ khóa: Chuyển đổi số, Logistics, nhân lực logistics. 1. GIỚI THIỆU Logistics là ngành trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam noói riêng và kinh tế thế giới nói chung, là nền tảng cho thương mại hàng hóa trong và ngoài nước. Trong hơn 10 năm qua khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển của ngành logistics ngày càng nhanh và có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế và về giá trị GDP, đóng góp cho ngân sách và giải quyết vấn đề việc làm. Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở tốp đầu trong các thị trường mới nổi. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt hoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm.  Thời gian gần đây, thương mại thế giới và trong nước găp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cũng như những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics vốn được coi là “xương sống” của chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics để vừa khắc phục được những vấn đề nảy sinh trong đại dịch vừa qua, vừa có thể tận dụng được lợi thế hiện nay của cách mạng số và thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này vừa đem lại những thách thức và cũng tạo cơ hội cho các 1 Học viện Tài Chính
  2. 394 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM doanh nghiệp chuyển đổi phương pháp tổ chức sản xuất truyền thống. Đây cũng là dịp để tất cả doanh nghiệp cùng khám phá, nắm bắt cơ hội và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM Chuyển đổi số ngành Logistics là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu quá trình sản xuất, cung ứng cũng như vận chuyển hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp ngành Logistics chuyển đổi số bằng việc tiến hành số hóa dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và Big Data để phân tích dữ liệu từ đó giúp cắt giảm chi phí vận chuyển, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu rủi ro và tăng doanh thu.   2.1. Các công nghệ trong chuyển đổi số ngành Logistics hiện nay Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học 4.0, nhiều công nghệ ra đời thúc đẩy việc chuyển đổi số ngành Logistics. Một số công nghệ bao gồm: e-AWB E-AWB (Electronic Air Waybill) là phiên bản số của vận đơn hàng không điện tử, được xem là một trong những giải pháp chuyển đổi số hiệu quả trong ngành Logistics. E-AWB giúp tiêu chuẩn hóa và thay thế vận đơn hàng không bằng giấy thông qua việc sử dụng công nghệ. Với E-AWB, việc theo dõi và xử lý dữ liệu hàng hóa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó cải thiện tính minh bạch, đảm bảo an ninh, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian chậm trễ trong quá trình giao hàng. Đây là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công trong quá trình chuyển đổi số. Dự kiến ​​ trong tương lai, có khoảng 80% doanh nghiệp trong ngành logistic sẽ sử dụng công nghệ E-AWB. Điều này cho phép thúc đẩy và chuyển đổi của ngành logistic sang việc sử dụng vận đơn điện tử, tăng cường hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động logistics. AI và Máy học Trong quá trình chuyển đổi số ngành logistics, AI và máy học (Machine Learning) đóng vai trò không thể thiếu. Chúng hỗ trợ các công ty hậu cần trong việc sử dụng và phân tích dữ liệu liên quan một cách chính xác nhất, từ đó xác định và giải quyết các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra, nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động. AI thu thập dữ liệu, trong khi máy học có nhiệm vụ phát hiện các mẫu thông tin bất thường và tiềm năng gây lỗi. Điều này giúp loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp. Máy học có khả năng thu thập mẫu dữ liệu liên quan đến mức tồn kho, chất lượng nhà cung cấp, dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, quản lý vận chuyển,... Triển khai AI và Machine Learning mang lại cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu suất và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Triển khai Blockchain Blockchain là công nghệ vượt trội mà các công ty logistics không thể bỏ qua, bao gồm tính minh bạch và bảo mật cao với tính năng phân quyền.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 395 Trong việc đảm bảo tính minh bạch, Blockchain tự động điền thông tin chính xác và kịp thời cho mọi tài liệu, từ giấy gửi hàng đến danh sách và vận đơn. Điều này cho phép khách hàng của dịch vụ vận chuyển theo dõi toàn bộ quá trình giao hàng và đưa ra quyết định dựa trên giá trị, chất lượng, chọn lựa đơn vị vận chuyển uy tín và có thể hợp tác lâu dài trong tương lai. Blockchain cũng giúp các kiểm toán viên giám sát quá trình phân phối hàng hóa và tìm ra các biện pháp cải thiện khi có lỗi xảy ra. Mọi thay đổi trong tài liệu đều được ghi lại và tự động lưu trữ trên hệ thống. Blockchain cung cấp khả năng phân cấp thông tin và cung cấp cho từng thành viên trong chuỗi quyền truy cập vào dữ liệu cần thiết trong quá trình giám sát vận chuyển hàng hóa. Đảm bảo không có tài liệu nào bị mất, bị phá hủy hoặc bị thay đổi bất hợp lý. Công nghệ đám mây Tích hợp công nghệ đám mây là một phương pháp hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số của ngành Logistic. Công nghệ này giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa quá trình vận hành. Bằng cách sử dụng điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ các quy trình vận chuyển cụ thể trong hoạt động của mình. Thông qua công nghệ đám mây, các doanh nghiệp có thể theo dõi vị trí xe vận chuyển trong thời gian thực, quy hoạch không gian trong hậu cần, quản lý các đơn hàng đã được vận chuyển. Các công nghệ như xe tự lái và xe nâng tự động cũng đang trở nên phổ biến trong ngành logistic. Việc sử dụng xe nâng tự động, hệ thống băng chuyền tự động với sự hỗ trợ của các cánh tay robot giúp tăng cường hiệu quả trong quá trình bốc dỡ và lưu kho hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào các loại xe và thiết bị hiện đại này nhằm tiết kiệm chi phí thuê nhân viên và tài xế, đồng thời đảm bảo hiệu suất làm việc ở mức cao nhất. Như vậy việc ứng dụng công nghệ hướng tới tự động hóa các hoạt động Logistics, số hóa các thủ tục giấy tờ giảm chi phí và rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ. Các thông tin và việc quản lý cũng được thực hiện một cách chính xác và khoa học, giảm các chi phí dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng. 2.2. Ứng dụng công nghệ trong ngành Logistics tại Việt Nam So với trước đại dịch Covid-19, quá trình chuyển đối số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Nhiều doanh nghiệp vận tải, logistics đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho riêng mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đối số doanh nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đã làm quen với việc ứng dụng vào quản lý hoạt động của công ty và xem việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  4. 396 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Hình 1: Mức độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp giai đoạn trước và sau Covid-19 Nguồn: Hiệp hội Logistics Việt Nam Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao năng suất cung cấp dịch vụ. Khảo sát của S&P Global 2023, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp dịch vụ vận tải giảm sự chậm trễ (50% doanh nghiệp dịch vụ vận tải hàng không, đường thủy và đường sắt); giảm chi phí nhiên liệu (với xe tải và xe chở bưu kiện là 69%). Đại dịch Covid-19 đã gây ra những thay đổi lớn trong tiêu dùng, phương thức hoạt động và thương mại, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hình thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics). Thị trường logistics tại Việt Nam hiện đang có sự tham gia của hơn 3.000 doanh nghiệp, với sự phân bổ vốn và quy mô khác nhau. Trong số này, 89% là các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, với số vốn dưới 10 tỷ đồng. Khoảng 5% có vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng, 10% là các doanh nghiệp liên doanh và chỉ 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (khoảng 30 doanh nghiệp) chuyên cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Các thương hiệu lớn phải kể đến như DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,.... Tuy nhiên, chỉ có một nhóm nhỏ các công ty lớn có thể đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của quá trình chuyển đổi số. Chẳng hạn như DHL, FedEx cùng với các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam như Viettel Post và Vietnam Post. Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử tăng trưởng 35%/năm; doanh số bán lẻ thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Những thay đổi trong thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam đã thúc đẩy ngành logistics đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 397 Ví dụ điển hình của chuyển đổi số ngành Logistics phải kể đến Cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép, trong năm 2021, bất chấp khó khăn trong đại dịch Covid-19, cảng đã ghi nhận một kỷ lục mới với sản lượng xếp dỡ container từ 14.235 TEU gia tăng lên 15.615 TEU và công suất xếp dỡ đạt 238,08 container/giờ. Ngoài ra, tàu One Columba cũng đã vượt qua mốc 2 triệu TEU về lượng hàng hóa. Tàu này cũng đóng góp hơn 55% thị phần trong việc vận chuyển container xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển trên toàn quốc. Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS Chuyển đổi số mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho ngành logistics, tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó có các vấn đề đối với nhân lực của ngành. Cụ thể: Thứ nhất, thiếu hụt nhân lực: Nhu cầu về nhân lực Logistics ngày càng tăng, trong khi nguồn cung lại không đáp ứng kịp. Trong kế hoạch hành động năng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiệm vụ “đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực”. Cụ thể là đẩy mạnh đào tạo logistics ở bậc đại học và đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức đào tạo logistics, kết nối các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp logistics trong nước cũng như quốc tế, hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030, nhu cầu nhân lực Logistics Việt Nam sẽ đạt khoảng 200.000 người, trong khi hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực sẽ đặt ra thách thức với việc phát triển logistics, làm giảm chất lượng dịch vụ cũng như năng lực cung ứng dịch vụ. Thứ hai, trình độ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Nhiều khảo sát cho thấy 60-80% các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng năng lực của đội ngũ nhân lực logistics, bao gồm cả nhân lực trực tiếp và cán bộ quản lý chỉ ở mức trung bình. Dù nhiều doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm và sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, song kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics Việt Nam cũng cho thấy sự chênh lệch rõ rệt so với nhu cầu của doanh nghiệp logistics. Lực lượng logistics trong nước chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu như: kỹ năng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khả năng sử dụng các phần mềm logistics; kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, quản trị vận tải, quản trị kho hàng. Nghiệp vụ chuyên môn về logistics còn yếu, bên cạnh đó thì phần lớn nhân lực logistics hiện nay chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số. Đội ngũ nhân lực thiếu kiến thức và kỹ năng về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), dữ liệu lớn (big data),... Điều này cản trở việc ứng dụng công nghệ, thực hiện số hóa các dịch vụ logistics.
  6. 398 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Thứ ba, tâm lý e ngại thay đổi: Nhân lực trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản còn rất hạn chế. Phần lớn lao động trong ngành đã quen với cách làm thủ công và truyền thống. Một số lãnh đạo cũng như nhân viên logistics còn e ngại thay đổi, ngại học hỏi các công nghệ mới. Lo ngại về thiếu sự đồng nhất trong việc áp dụng tiêu chuẩn và giao thức chung có thể làm giảm khả năng tương tác, tích hợp giữa các hệ thống, nền tảng của các doanh nghiệp logistics. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin, quản lý dữ liệu và tối ưu hóa quy trình. Các doanh nghiệp logistics có thể sử dụng các hệ thống và công nghệ khác nhau, từ quy trình thủ công đến hệ thống quản lý kho hoặc phân phối tự động. Sự khác biệt này làm cho việc tích hợp và chia sẻ thông tin trở nên phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức để đạt được sự tương thích. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại về tính bảo mật, tính an toàn cũng như tính hiệu quả của các công nghệ mới vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước. Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp logistics có thể có xu hướng giữ thông tin và dữ liệu cho riêng mình, không muốn chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể gây ra tình trạng vuột mất cơ hội trong việc tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc chia sẻ thông tin và tương tác đa phương. Những nguyên nhân trên dẫn đến việc lãnh đạo cũng như nhân lực trong ngành logistics không tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Một số lãnh đạo không sẵn sàng đầu tư nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị và áp dụng công nghệ mới vào việc cung cấp dịch vụ logistics, nhưng nhân viên vẫn thực hiện theo phương pháp truyền thống, do đó năng suất không được cải thiện, đồng thời gây ra sự lãng phí về nguồn lực của doanh nghiệp. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Hiện nay, chuyển đổi số trong ngành logistics đang đứng trước rất nhiều cơ hội bứt phá. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mở rộng quy mô hay chuỗi cung ứng phức tạp và khoảng cách cạnh tranh gia tăng buộc các nhà lãnh đạo logistics phải nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động để khác biệt với đối thủ và thành công trên thị trường. Một số giải pháp cụ thể để đảm bảo nhân lực cho quá trình chuyển đối số ngành logistics bao gồm: Thứ nhất, từ phía cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics nói chung và đặc biệt đội ngũ nhân lực có kiến thức và trình độ về thực hiện chuyển đổi số, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của ngành trong bối cảnh mới. Thứ hai, đối với các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo logistics gắn liền với chuyển đổi số, trang bị cho người học kiến thức nghiệp vụ logistics cũng như các kiến thức công nghệ phục vụ cho chuyển đổi số ngành logistics. Cập nhật chương trình đào tạo theo hướng tích hợp các nội dung, các hoạt động nâng cao nhận thức và năng lực cho sinh viên về logistics và chuyển đổi số. Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh hợp tác trong việc tăng cường cơ sở vật chất; đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đáp ưng yêu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về chuyển đổi số và logistics.
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 399 Phối hợp nghiên cứu, xây dựng các bộ chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn nghề nghiệp đối với vị trí công việc trong ngành. Trong đó hướng tới nhân lực có đủ kiến thức, năng lực và thái độ đáp ứng yêu cầu của ngành trong điều kiện mới. Xây dựng các khóa học chuyên sâu, bổ sung, cập nhật cho các đối tượng theo nhiệm vụ cụ thể để triển khai chuyển đối số trong ngành logistics. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội để gắn hoạt động đào tạo, thực hành, thực tập, tuyển dụng với thực tiễn một cách thực chất, tăng cường vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp với hoạt động phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đào tạo, tiếp cận nguồn lực chuyên gia từ các quốc gia tiên tiến, các nguồn tài trợ phát triển cơ sở vật chất, nguồn học bổng phát triển nhân lực giảng viên, các cơ hội chuyển giao công nghệ và các hợp tác nghiên cứu khoa học. Thứ ba, về phía doanh nghiệp logistics, cần thay đổi tư duy tầm nhìn về thực hiện chuyển đổi số trong cung ứng dịch vụ. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics cần nhận thức rõ về tính cấp bách của chuyển đổi số và coi đây là yếu tố tất yếu nếu muốn duy trì được vị thế trên thị trường. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất của đại cuộc này nằm ở con người, tư duy và văn hóa. Việc thay đổi tư duy về chuyển đổi số phải được khởi đầu từ cấp lãnh đạo. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp logistics, hiệp hội và các trường đại học để cung cấp nền tảng kiến thức cho nhân lực trong ngành cũng rất quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyển đổi số ngành logistics: Thực trạng, cơ hội và giải pháp, https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuyen-doi-so-logistics#viet-nam 2. Cơ hội và thách thức cho ngành logistics Việt Nam, https://baodautu.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cho-nganh-logistics-viet-nam-d190587.html 3. Nhân lực logistics của Việt Nam vừa thiếu vừa yếu, https://vneconomy.vn/nhan-luc-logistics-cua-viet-nam-vua-thieu-vua-yeu.htm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2