Chuyển đổi số trong giáo dục: Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
lượt xem 3
download
Bài viết "Chuyển đổi số trong giáo dục: Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp" trình bày những nội dung chính về: một số nhận định về mô hình chuyển đối số trong giáo dục; tầm quan trọng của nguồn dữ liệu; kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục tại Cộng hòa Pháp;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giáo dục: Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 30. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC: KINH NGHIỆM CỦA CỘNG HÒA PHÁP TS. Ngô Hồ Anh Khôi* ThS. Trần Ngọc Trúc Linh** ThS. Nguyễn Đình Thúy Hường*** Tóm tắt Vấn đề chuyển đổi số dần trở thành trào lưu lớn trong chuyển đổi xã hội, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống, và tất nhiên cả trong giáo dục. Ở Pháp, chuyển đổi số đã được chú ý về lý thuyết ngay từ những năm 2000, và từ những năm 2010 đã có sự đáp ứng từ cấp Chính phủ trong việc hướng dẫn chuyển đổi số trong giáo dục một cách bài bản. Đến nay, Cộng hòa Pháp đã gần như thành công trong việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục và vẫn tiếp tục biến đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhất là sự biến đổi xã hội do đại dịch COVID-19. Những kinh nghiệm và cách thực hiện tại Pháp, được thúc đẩy bởi Chính phủ Pháp, có thể đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, một mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ. Từ khóa: Chuyển đổi số; giáo dục thời đại số; kinh nghiệm chuyển đổi; Cộng hòa Pháp 1. GIỚI THIỆU Giáo dục đại học Pháp đã chứng kiến sự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh nhất từ trước đến nay, đặc biệt là trong bối cảnh của khủng hoảng y tế. Bị cản trở bởi các quy định gần đây do dịch COVID-19 gây ra, giáo dục đại học đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp: khả năng giảm tuyển sinh, giảm ngân sách, cản trở sự di chuyển của sinh viên, lập kế hoạch phức tạp và quản lý quan hệ đối tác chậm chạp là một số vấn đề mà các trường đại học quan tâm. Ngoài những hậu quả về mặt tài chính, toàn bộ hệ thống giáo dục cũng có khả năng bị phá hoại. Cuộc khủng hoảng y tế đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực này, buộc nước Pháp phải đi nhanh hơn và tiếp cận toàn diện sự chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học * Đại học Nam Cần Thơ ** Hiệp hội Đại sứ Trẻ vùng Auvergne Rhône-Alpes tại Pháp (Association des Jeunes Ambassadeurs Auvergne Rhône-Alpes), Cộng hòa Pháp *** Đại học Hàng hải Việt Nam 270
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ nói riêng. Sự phát triển của đào tạo trực tuyến tại Pháp đã xác định lại vị thế của nước này trên bản đồ đại học quốc tế. Nước Pháp đã phát huy đầy đủ vai trò của mình, tương xứng với chất lượng giảng dạy và nghiên cứu để thiết lập một đề xuất đầy tham vọng về đào tạo trực tuyến và đã đạt được những thành công bước đầu. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số nhận định về mô hình chuyển đối số trong giáo dục Thuật ngữ “giáo dục” gắn liền với lĩnh vực thời thơ ấu một cách tự nhiên và thực sự rút ra từ nguyên của nó. Thuật ngữ “sư phạm” chỉ các phương pháp và thực hành giảng dạy và giáo dục cũng như tất cả các phẩm chất cần thiết để truyền tải kiến thức cho một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân (Durkheim, 1938). Giáo dục đại học chắc chắn có xu hướng lai tạp, giữa đào tạo trực diện và đào tạo từ xa, với tỷ lệ ngày càng tăng của các khóa học trực tuyến. Sự phát triển này có lợi thế là tăng tính linh hoạt gần như tự động về thời gian và địa điểm của các khóa học và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hậu cần và quản lý dòng chảy của “khối lượng” sinh viên (Chauvigné và Coulet, 2010). Giáo sư khoa học giáo dục Brigitte Albero nhấn mạnh sự thay đổi mô hình sau: thực hành truyền tải nội dung không còn là cách duy nhất để giảng dạy, các phương thức mới xuất hiện, dựa trên các tình huống học tập tích cực và tự đào tạo (Albero, 2014), trong đó sẽ kể đến kỹ thuật số. Các bài báo về “kỹ thuật số” trong giáo dục thường quy hai loại mục đích cho sự phát triển của nó. Một mặt, nó sẽ là một câu hỏi về “đưa trường học vào thời đại kỹ thuật số” (Ministère de l’Éducation nationale, 2012). Mặt khác, “kỹ thuật số” sẽ là phương tiện và cơ hội để xây dựng lại trường học hoặc trường đại học: “Chuyển đổi xã hội thông qua công nghệ kỹ thuật số là đòn bẩy cho cuộc đại tu trường học” ((Ministère de l’Éducation nationale, 2015). Đây là một tiến trình hiện đại hóa giáo dục bằng cách làm cho nó trở nên tương tác hơn thông qua công nghệ mới. Ý tưởng về một môi trường giáo dục này một mặt bắt nguồn từ một học thuyết đi kèm với sự ra đời của bất kỳ công nghệ mới nào trong giáo dục, đó là thuyết về tính tất định của công nghệ (Baron, 2014). Thuyết tất định công nghệ là một suy nghĩ mang tính đương đại mà theo đó, một mặt, người ta cho rằng, thay đổi kỹ thuật là một yếu tố độc lập với xã hội, nó mang tính tự chủ. Mặt khác, một sự thay đổi kỹ thuật sẽ gây ra một sự thay đổi xã hội. Câu hỏi về thuyết tất định đã gây ra tranh cãi đáng kể trong một số ngành khoa học xã hội. Đầu tiên, trong số các nhà kinh tế học, những người tự hỏi liệu cung kỹ thuật có tạo ra sự đổi mới hay ngược lại là nhu cầu xã hội? Các nhà nghiên cứu về kỹ thuật cũng đã đặt câu hỏi liệu các phát minh có phải là không thể tránh khỏi và liệu cỗ máy có làm nên lịch sử hay không? Các nhà xã hội học về công việc đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa tự động hóa và chủ nghĩa Taylor (thể hiện trong Phong trào quản lý theo khoa học). Cuối cùng, các nhà sử học và xã hội học về truyền thông đã tranh luận rất lâu về tác động của các phương tiện nghe - nhìn. J. M. Utterback viết: “Thị trường dường như có ảnh hưởng quyết định từ 60% đến 80% các đổi mới quan trọng, trong nhiều lĩnh vực”. Công nghệ kỹ thuật số ra đời và được phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường (François Bernard, 2019). Chính vì thế, giáo dục cũng là nền kinh tế phải thích nghi với yêu cầu này và cần phải đổi mới trong chính bản thân nó. 271
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Nền giáo dục tương tác thông qua công nghệ cũng bắt nguồn một phần từ mối quan hệ “ma thuật” với các đối tượng kỹ thuật (Rinaudo, 2011) và từ trí tưởng tượng “không tưởng”, sáng tạo gắn liền với Internet (Flichy, 2001). Một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ sự chuyển đổi kỹ thuật số này là giáo viên. Chúng ta cần đạt ra một số câu hỏi cụ thể như: cách thức thực hành nghề nghiệp của giáo viên với trung gian là công nghệ thông tin và truyền thông; sự điều chỉnh mối quan hệ của họ với thời gian và không gian như thế nào; sự phát triển của các phương pháp kỹ thuật số, trong lĩnh vực chuyên môn của giảng dạy góp phần vào việc mở rộng lĩnh vực hành động giáo dục như thế nào? Sự phát triển của các mạng truyền thông và các ứng dụng cho phép ngày càng dễ dàng truy cập vào các mạng kỹ thuật số, đã tạo điều kiện cho những biến động lớn trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Lĩnh vực giáo dục tất nhiên không còn xa lạ với hiện tượng này, cụ thể là các mối quan hệ chủ quan về thời gian và không gian dường như bị thay đổi bởi các hoạt động với trung gian là công nghệ thông tin và truyền thông. Pierre Musso1 đã tóm gọn về sự thay đổi này: “Tốc độ say mê của sự đổi mới kỹ thuật, sự chậm chạp tương đối trong việc sử dụng của các cá nhân hoặc nhóm và tính ổn định ảo của tưởng tượng và thần thoại là vô thức của xã hội” (Musso, 2010). 2.2. Tầm quan trọng của nguồn dữ liệu Theo mô hình được đề xuất bởi De Ketele (2010), tập trung vào quá trình dạy và học, có vẻ như các hoạt động giáo dục đại học không thể được coi là tách rời khỏi các yếu tố bối cảnh (chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, học thuật... cho sinh viên). Sự chuyển đổi mối quan hệ của giáo viên với kỹ thuật theo thời gian mang lại sự mở rộng phạm vi của lớp học, của hoạt động sư phạm hoặc giáo dục. Năng lực phân tích, năng lực đánh giá sản xuất của chính mình hoặc của người khác bằng cách áp dụng các tiêu chí liên quan và cuối cùng là năng lực tạo ra một ý tưởng hoặc phương pháp ban đầu trong một tình huống mới là mục tiêu học tập của các cấp độ cao (Bloom đã phân loại chúng vào năm 1956). Do đó, chuyển đổi kỹ thuật số ngụ ý một sự thay đổi thực sự đối với giáo viên (và sinh viên). Đối với việc quản lý giáo dục, dữ liệu lớn trong học thuật và sự chuyển đổi đột ngột sang học tập điện tử cung cấp cho các nhà lãnh đạo giáo dục đại học một luồng dữ liệu mới về mọi khóa học và sự tương tác giữa sinh viên - giảng viên - dữ liệu có thể cung cấp thông tin họ cần để cải thiện hiệu quả học tập và tài chính cũng như sự quan tâm do các phân môn giảng dạy được cung cấp. Ở phạm vi rộng hơn, các trường đại học, ở trung tâm của các hệ thống xã hội phải thích ứng và đón nhận những làn sóng công nghệ và những cách thức, phương pháp sử dụng mới. Để thích ứng với môi trường học thuật về dữ liệu, các giải pháp được thiết kế riêng bằng cách hiện đại hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu. Việc “dân chủ hóa” các công cụ kỹ thuật số và giúp nhân viên trường đại học có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các công cụ này để họ có thể hiểu được những mặt lợi của chúng. 1 Pierre Musso, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1951, là tiến sĩ khoa học chính trị, giáo sư khoa học thông tin và truyền thông tại Télécom ParisTech và tại Đại học Rennes-II, nhà nghiên cứu tại LTCI, tại Phòng thí nghiệm Nhân học và Xã hội học (LAS) từ Đại học Rennes 2, và liên kết với LIRE -ISH Đại học Lyon II. 272
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Sử dụng dữ liệu trong môi trường giáo dục giúp cải thiện việc tuyển dụng sinh viên, tăng cường gắn kết với các trường đại học, trường học, và dự đoán một tương lai bền vững thông qua các luồng thông tin. Các kết quả tuyển dụng cũng được cải thiện kết quả tuyển dụng cũng được cải thiện với phân tích dự đoán. Bên cạnh đó, các trường đại học Pháp cũng tăng cường xác định mục tiêu để cho phép sinh viên vào các trường đại học mà mong muốn và dễ dàng phát triển. Dữ liệu cung cấp sự tối ưu hóa của quá trình đăng ký và nhập học của sinh viên và đồng thời tăng cường sự kiên trì của học sinh trong quá trình học tập của họ. Tại Pháp, chỉ có 45% thanh niên từ 15 đến 29 tuổi tiếp tục khóa học được lựa chọn ban đầu theo báo cáo của Bộ Giáo dục cho năm 2019 - 2020: có 2,73 triệu sinh viên đăng ký học đại học, số lượng này đang gia tăng kể từ năm 2008 và sau khi tăng trưởng mạnh liên quan đến nhân khẩu vào năm 2018, lực lượng lao động này tiếp tục tăng (+ 1,6%). Sự gia tăng đặc biệt rõ rệt ở các trường kinh doanh và đào tạo kỹ sư. Giáo dục tư thục nhận vào 20,6% học sinh, cao hơn 0,4 điểm so với năm 2018 (Ministère de l’Enseignement supérieur, de la recherche et de l’innovation, 2020). Do đó, nước này duy trì mong muốn tiếp tục học tập của sinh viên trong trường bằng cách nhấn mạnh sự hiểu biết về nhu cầu của họ để hỗ trợ họ tốt hơn trong quá trình đào tạo. Việc xử lý và phân tích dữ liệu giúp dự đoán tốt hơn hành vi và kết quả học tập của học sinh, từ đó cải thiện trải nghiệm và duy trì mong muốn của học sinh để tiếp tục hành trình giáo dục trong cơ sở đào tạo (Savy, 2021). 2.3. Kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục tại Cộng hòa Pháp Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới đặt kỹ thuật số làm trọng tâm trong hoạt động của mình. Chiến lược số (Le S.3.I.T., 2013) cho giáo dục đại học và nghiên cứu phản ánh 4 tham vọng lớn: tăng cường sức hấp dẫn của trường đại học nhờ vào cơ sở hạ tầng và đổi mới phương pháp sư phạm, đồng thời mở rộng cửa hơn với thế giới bên ngoài, tạo sức hấp dẫn của đại học Pháp ở châu Âu và quốc tế; thúc đẩy sự thành công của sinh viên, đồng thời nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng của họ. Việc chuyển đổi ngành sư phạm sử dụng công nghệ kỹ thuật số được các trường đại học Pháp coi là một phương tiện để ứng phó với những thách thức khác nhau mà họ đang phải đối mặt. Đặc biệt, những điều này liên quan đến sự phát triển và đa dạng của lực lượng sinh viên, sự cạnh tranh quốc gia và quốc tế, khả năng tiếp cận bình đẳng với giáo dục đại học ở các vùng lãnh thổ và chi phí gia tăng, trong bối cảnh ngân sách hạn chế. Thực hành sư phạm mới có những hình thức rất đa dạng trong các cơ sở giáo dục đại học có chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số về đào tạo của họ. Đây có thể là các tài nguyên giáo dục có sẵn rộng rãi trên mạng, công việc thực tế kỹ thuật số, các bài kiểm tra hoặc câu đố cho phép sinh viên định vị bản thân và xác minh kiến thức của họ. Luật ngày 22 tháng 7 năm 2013 (Governement Français, 2013) về giáo dục đại học và nghiên cứu đã tạo ra một sự thúc đẩy quyết định, bằng cách đưa công nghệ kỹ thuật số vào làm đòn bẩy cho một trường đại học đang phát triển. Một chiến lược kỹ thuật số cho giáo dục đại học, trong đó xác định một khuôn khổ gắn kết toàn cầu cho các cơ sở của Pháp, xung quanh những tham vọng chung cũng được xác định. Một số chuyển đổi số mà Pháp đã áp dụng, theo Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới: 273
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Nền tảng công khai FUN-MOOC, một nền tảng hàng đầu của chiến lược kỹ thuật số, có 762.000 người đăng ký, có thể truy cập ưu đãi của hơn 100 MOOC (Massive Open Online Courses). FUN-MOOC cũng tạo ra các tài nguyên cho các giáo viên quan tâm đến việc sử dụng và sản xuất MOOC. - 8 trường đại học kỹ thuật số chuyên đề (U.N.T.) bao gồm: L’université numérique en économie et gestion AUNEGE; L’IUT en ligne; l’Université Numérique en santé et Sport; L’université des sciences en ligne; l’Université Ouverte des Humanités; L’Université Virtuelle Environnement et Développement durable; Collège de France; Thot Cursus và Canal-U cung cấp gần 30.000 tài nguyên kỹ thuật số. U.N.T. hỗ trợ giáo viên trong việc tạo lập và sử dụng các nguồn tài nguyên. - Cổng thông tin “France Université Numérique” cung cấp một công cụ quốc gia cho phép truy cập vào các tài nguyên giáo dục của các trường học và các trường đại học thông qua nền tảng kỹ thuật số. - Ứng dụng học tập được phát triển tại Đại học Angers trong lĩnh vực khoa học, giúp phát hiện những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất và cung cấp cho họ cách dạy kèm phù hợp. - Các giảng đường mới với các phương pháp có thể thay thế các bài giảng trong các giảng đường quá đông đúc bằng cách giảng dạy tương tác hơn và cá nhân hóa hơn được triển khai bởi Đại học Joseph Fourier Grenoble 1 với các lĩnh vực về y học, dược phẩm. - Các vật liệu mô phỏng, chẳng hạn như ma-nơ-canh kỹ thuật số từ Đại học Paris Descartes, cho phép thực hiện các phương pháp y khoa cần thiết mà không gây rủi ro cho bệnh nhân. - Việc đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy được thực hiện tại Đại học Bordeaux, nơi những người muốn lấy bằng tốt nghiệp đại học có thể tham gia đào tạo trực tiếp, từ xa hoặc bằng cách kết hợp các khóa học trực tiếp và từ xa với tỷ lệ thành công cao. - 2/3 các trường đại học đã tạo ra một cấu trúc dành riêng để hỗ trợ giáo viên phát triển các phương pháp mới, chẳng hạn như các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số (TICE) hoặc sư phạm đại học... - Nhóm các trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có vai trò chiến lược về tài nguyên số: 2/3 trong số các nhóm này có vai trò điều phối các chính sách kỹ thuật số vì lợi ích của các tổ chức thành viên. Quản trị là một vấn đề quan trọng đối với sự thành công của phương pháp sư phạm kỹ thuật số trong giáo dục đại học. - Đại học Rouen là một trong những trường tiên phong trong việc sử dụng video với việc lắp đặt cổng video vào năm 2011. Kể từ đó, trường đại học đã tự trang bị và cải tiến công nghệ này: các phòng được trang bị giải pháp quay phim, có thể dễ dàng tạo ra các nội dung giáo dục có sẵn một cách đồng bộ và không đồng bộ, theo mong muốn của giáo viên và nhu cầu của học sinh. Hệ thống này cung cấp tính linh hoạt cao và dễ dàng truy cập vào nội dung giáo dục. Video là định dạng phương tiện được tiêu thụ nhiều nhất trong lưu lượng truy cập Internet ngày nay. Do đó, điều quan trọng là phải học cách nắm vững nó để thu được những lợi ích tốt nhất từ nó. 274
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 2.4. Một số lưu ý trong chuyển đổi số ở Việt Nam Việc chuyển đổi giáo dục và kỹ thuật số đòi hỏi các khoản đầu tư và thiết bị tốn kém, có thể rất nhanh chóng trở nên lỗi thời tùy thuộc vào sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Các yêu cầu về lưu trữ, kết nối và tốc độ đòi hỏi các giải pháp chia sẻ, vì các khoản đầu tư không còn có thể được thực hiện một cách riêng biệt bởi mỗi cơ sở giáo dục. Phát triển hạ tầng công nghệ cũng phải được thiết kế theo sự chuyển đổi kỹ thuật số của đào tạo. Các công nghệ thường được mô tả là tốn nhiều thời gian. Sự lỗi thời nhanh chóng của các công cụ kỹ thuật số đòi hỏi những người muốn tiếp tục sử dụng chúng phải dành thời gian để duy trì trình độ chuyên môn của mình. Nó gần như là một điều phổ biến không bắt nguồn từ những phát triển gần đây nhất của mạng kỹ thuật số: Ví dụ, một giáo viên cố gắng làm chủ máy, chuẩn bị bài tập, quản lý các trang web Internet, sản xuất đa phương tiện, tài liệu từ công việc của học sinh và chỉnh sửa chúng trên đĩa CD-ROM. Sự tham gia đáng kể của giáo viên này vào hoạt động nghề nghiệp dẫn đến việc giáo viên này vượt ra ngoài khuôn khổ nghề nghiệp nghiêm ngặt để vươn xa và xâm nhập vào lĩnh vực riêng tư, phá hoại các liên kết trong xã hội (Rinaudo, 2002). Khi so sánh hiệu quả của việc học cách sử dụng và không sử dụng các công cụ kỹ thuật số thông qua các phân tích tổng hợp, có một số kết luận rằng, không có sự khác biệt đáng kể (Lebrun, 2011). Đổi mới công nghệ không nhất thiết dẫn đến đổi mới giáo dục và thậm chí có thể củng cố các thực tiễn truyền thống (Tricot, 2017). 3. KẾT LUẬN Các công ty công nghệ và nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, cũng như các công ty tư vấn, cơ quan và các nhà hoạch định chính sách, đang thúc đẩy một chương trình chuyển đổi kinh tế - công nghệ kỹ thuật số dự kiến sẽ làm tăng sự phụ thuộc của các trường đại học vào các nền tảng và cơ sở hạ tầng tư nhân, mở rộng giám sát sinh viên và nhân viên thông qua dữ liệu và điều khiển, đồng thời chèn các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo tự động vào các quy trình giảng dạy. Việc tăng cường sử dụng công nghệ trong giáo dục đại học có thể mang lại lợi ích nếu nó được thương lượng với nhân viên và sinh viên đại học trên cơ sở các mục tiêu và giá trị giáo dục thực sự. Tương lai tư nhân hóa và vốn hóa cao của giáo dục đại học đòi hỏi những nỗ lực phối hợp giữa các công đoàn giáo dục đại học, nhân viên trường đại học và sinh viên để đảm bảo rằng, họ có tiếng nói của mình trong bất kỳ đề xuất chuyển đổi kỹ thuật số nào của các cơ sở giáo dục. Việc chuyển đổi kỹ thuật số có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giảng dạy và học tập tại các trường đại học, vượt xa giai đoạn phục hồi sau tình trạng khẩn cấp hiện nay do đại dịch. 275
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albero, B. (2014), La pédagogie à l’université entre numérisation et massification. Apports et risques d’une mutation. Lameul, G., & Loisy, C. (coord.). La pédagogie universitaire à l’heure du numérique. De Boeck Supérieur, Chapitre 1, 27 - 53. 2. André Tricot, L’innovation pédagogique : Mythes et réalités, 2017. 3. Baron, G. -L. (2013), Enseignants, technologie éducative et techno-réformateurs. Vers une société sans écoles ? Recherches En Didactiques. Cahiers Théodile, 16, 59 - 74. 4. Chauvigné, C., & Coulet, J. C. (2010), L’approche par compétences: un nouveau paradigme pour la pédagogie universitaire? Revue française de pédagogie. Recherches en éducation, (172), 15 - 28. 5. Durkheim, E. (1938), L’évolution pédagogique en France, Paris, PUF, (p.10) 6. François Bernard, Cédric Fluckiger, Innovation technologique, innovation pédagogique, Éclairage de recherches empiriques en sciences de l’éducation, Spirale - Revue de recherches en éducation 2019/1 (N° 63), pages 3 à 10. 7. Governement Français (2013), LOI n° 2013-660 du 22 juillet 2013 relative à l’enseignement supérieur et à la recherche, Nor: ESRJ1304228L JORF n°0169 du 23 juillet 2013, Legifrance, 2013. 8. Jean-Marie De Ketele, (2010), La pédagogie universitaire : un courant en plein développement, 2010. 9. Le S.3.I.T. (2013), Une stratégie numérique pour l’enseignement supérieur et la recherche, Schéma Stratégique des Systèmes et Technologies de l’Information et de la communication (S.3.I.T), octobre 2013. 10. Lebrun, M. (2011), Impacts des TIC sur la qualité des apprentissages des étudiants et ledéveloppement professionnel des enseignants: vers une approche systémique. Revue Sticef. org 11. Ministère de l’Éducation nationale (2012), Faire entrer l’école dans l’ère du numérique, Brochure de Ministère de l’Éducation nationale, Governement Français, 2012. 12. Ministère de l’Éducation nationale (2015), “Plan numérique pour l’éducation” de 2015, Ministère de l’Éducation nationale, Governement Français, 2015. 13. Ministère de l’Enseignement supérieur, de la recherche et de l’innovation, (2020), L’enseignement supérieur en chiffres, Les effectifs dans l’enseignement supérieur en 2019 - 2020, Note Flash n°14 - Juillet 2020, Ministère de l’Enseignement supérieur, de la recherche et de l’innovation, 2020. 14. Musso Pierre (2010), Modélisations des imaginaires, innovation et création, HAL Id : halshs-01285878, version 1, octobre 2010 15. Patrice Flichy (2002), L’Imaginaire d’Internet, La Découverte. 16. Rinaudo Jean-Luc, (2013), Extension du domaine de la classe. Technologies numériques et rapport au temps des enseignants. Connexions, n° 100, 89 - 98. 17. Savy Raphaël (2020), La transformation numérique de l’enseignement supérieur à l’ère de la Covid-19, Journal du Net, 2020. 276
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
8 p | 39 | 9
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Lý luận và thực tiễn
6 p | 24 | 7
-
Nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ: Chủ đề "Khai phá dữ liệu - Kiến tạo giá trị" - Kỷ yếu hội thảo
360 p | 12 | 7
-
Chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p | 51 | 7
-
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học
9 p | 15 | 6
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học cho một số chuyên ngành lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam
14 p | 13 | 5
-
Những thách thức về chuyển đổi số trong giáo dục đại học
6 p | 26 | 4
-
Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi
9 p | 11 | 4
-
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, nhà trường của quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục của Quốc gia hiện nay
9 p | 5 | 4
-
Công tác chuyển đổi số trong giáo dục tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
8 p | 5 | 3
-
Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo: Kinh nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
11 p | 34 | 3
-
Định hướng chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo ở các trường đại học quân đội hiện nay
4 p | 5 | 3
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp
8 p | 6 | 2
-
Những rào cản của chuyển đổi số trong giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
8 p | 5 | 2
-
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục - Thực trạng và giải pháp
5 p | 9 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Bài học kinh nghiệm từ xu thế và thực tiễn
8 p | 11 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – cơ hội và thách thức đối với học viên, sinh viên
3 p | 5 | 1
-
Chuyển đổi số trong giáo dục góp phần phát triển kinh tế, phát triển con người và ổn định chính trị xă hội ở Việt Nam hiện nay
11 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn