intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải: Nhân 5 trường hợp

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có nội dung nhằm báo cáo 5 trường hợp bụng chướng sau mổ V-P shunt được thay đổi thành chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải (V-A shunt) và đã giải quyết tốt vấn đề trên. Mời các bạn cùng tham khảo đề tài qua bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải: Nhân 5 trường hợp

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHUYỂN LƯU DỊCH NÃO TỦY TỪ NÃO THẤT<br /> XUỐNG TÂM NHĨ PHẢI: NHÂN 5 TRƯỜNG HỢP<br /> Trần Duy Hưng*. Phạm Thọ Tuấn Anh**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt) để<br /> từ đó được hấp thu qua màng bụng đã là phẫu thuật được chọn lựa đầu tiên do khả năng hấp thu rất tốt của<br /> màng bụng. nhưng trong vài trường hợp hiếm như viêm phúc mạc, dịch có chứa chất tiết từ u não... màng bụng<br /> mất khả năng hấp thu dẫn đến bụng chướng. Chúng tôi báo cáo 5 trường hợp bụng chướng sau mổ V-P shunt<br /> được thay đổi thành chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải (V-A shunt) và đã giải quyết tốt<br /> vấn đề trên.<br /> Đối tượng và phương pháp: Có 5 ca mổ V-P shunt. trong đó gồm 4 ca u sọ hầu đã được mổ u. và 1 ca đầu<br /> nước đơn thuần. Nhiều tháng sau mổ V-P shunt xuất hiện bụng chướng do lượng dịch không được hấp thu bởi<br /> màng bụng. kèm theo các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và tiêu hóa. Phối hợp mổ gồm 2 chuyên khoa: Ngoại<br /> thần kinh đặt catheter vào não thất sừng chẩm. Ngoại tim hở đặt catheter vào tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh.<br /> Kết quả: Sau khi rút bỏ V-P shunt và chuyển thành V-A shunt các vấn đề trên đã được giải quyết tốt. không<br /> còn bụng chướng và bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.<br /> Kết luận: Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất dãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt) là<br /> chọn lựa đầu tiên đối với đầu nước. Tuy nhiên trong vài trường hợp xuất hiện biến chứng bụng chướng do không<br /> hấp thu dịch của màng bụng. giải pháp tốt nhất hiện nay chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy vào tâm nhĩ phải<br /> là sự chọn lựa tốt nhất.<br /> Từ khóa: Chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm nhĩ phải. hệ thống não thất. tâm nhĩ phải.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> VENTRICULOATRIAL SHUNT: REPORT OF FIVE CASES<br /> Tran Duy Hung. Pham Tho Tuan Anh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 307-311<br /> Objective: Ventriculoperitonial shunt is first choice operation for hydrocephalus because the peritoneum was<br /> settled as the best resorptive site. but in some special cases as: Peritonitis cerebrospinal fluid contained substances<br /> from tumor… peritoneal membrane did not absorb fluid then abdomen received much fluid to become ascite. We<br /> report five cases of ascite which to be operated by ventriculoatrial shunt with good result.<br /> Patients and methods: We had 4 pediatric craniopharyngiomas subtotal tumor remove with V-P shunt and<br /> 1 simple V-P shunt. Combined operations: neurosurgery and open-heartsurgegy departments. Ventricular<br /> catheter is placed into occipital ventricle cardiac catheter put into right atrium from jugular vein.<br /> Results: After months put ventriculopeitoneal shunt appeared ascite which caused patients feel<br /> uncomfortable. to have breathing difficulties digestive problems… headach nausea from hydrocephalus. After put<br /> ventriculoatrial shunt: free ascite patients feel better normal activities.<br /> Conclusions: Ventriculoperitonial shunt is first choice operation for hydrocephalus. Some rarely cases have<br /> complication with ascite there followed attempts to find a better absorption site other than the peritonium. It is<br /> ventriculoatrial shunt the best choice to find solution this problem.<br /> Key words: Ventriculoatrial shunt Ventricle right atrium.<br /> * Khoa Ngoại Thần kinh, ** Khoa hồi sức tim hở bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS Trần Duy Hưng; ĐT: 0903713447; Email: drduyhung@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 307<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Chuyển lưu dịch não tủy từ hệ thống não<br /> thất giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P<br /> shunt) để từ đó được hấp thu qua màng bụng<br /> trong các bịnh lý gây giãn não thất đã là phẫu<br /> thuật được chọn lựa đầu tiên do khả năng hấp<br /> thu rất tốt của màng bụng, nhưng trong vài<br /> trường hợp hiếm như viêm phúc mạc, dịch có<br /> chứa chất tiết từ u não... màng bụng mất khả<br /> năng hấp thu dẫn đến bụng chướng. Nhiều<br /> tháng sau mổ V-P shunt xuất hiện bụng chướng<br /> do lượng dịch không được hấp thu bởi màng<br /> bụng, kèm theo các triệu chứng về thần kinh, hô<br /> hấp và tiêu hóa(2,8).<br /> Vấn đề khó khăn này đã được quan tâm của<br /> nhiều phẫu thuật thần kinh trên thế giới từ trước<br /> đến ngày nay. Do tình thế bắt buộc phải rút bỏ<br /> toàn bộ hệ thống dây shunt để tránh lượng dịch<br /> trong ổ bụng ngày càng tăng lên không kiểm<br /> soát được và bệnh nhân sẽ dẫn đến tử vong<br /> không tránh khỏi. Sau khi rút bỏ toàn bộ dây<br /> shunt, tình trạng giãn não thất vẫn tồn tại, áp lực<br /> nội sọ tăng cao do vậy cần thiết bắt buộc phải<br /> giải quyết vấn nạn này.<br /> Có nhiều phương pháp cũ như dùng thuốc<br /> ức chế sự tiết của dịch não tủy hay đốt đám rối<br /> mạch mạc đã không còn phù hợp, nội soi phá<br /> sàn não thất III rất hạn chế chỉ áp dụng được<br /> trong đúng chỉ định, chuyển lưu dòng chảy dịch<br /> não tủy từ não thất xuống túi mật, ống tiêu hóa,<br /> màng phổi, tâm nhĩ phải, niệu quản, xoang tĩnh<br /> mạch…(3,10) đã được thực hiện trên thế giới với<br /> những ưu điểm và biến chứng đi kèm. Hiện nay<br /> chuyển lưu dịch não tủy từ não thất xuống tâm<br /> nhĩ phải (V-A shunt) là phương pháp phù hợp<br /> nhất được chọn lựa đầu tiên(1,7,5) và đã giải quyết<br /> tốt vấn đề trên, không còn bụng chướng và bệnh<br /> nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP<br /> Thực hiện 5 trường hợp chuyển lưu dịch não<br /> tủy từ hệ thống não thất xuống tâm nhĩ phải tại<br /> bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> 308<br /> <br /> Bệnh nhân được ghi nhận các triệu chứng<br /> lâm sàng, hình ảnh học giãn não thất và bịnh<br /> lý đi kèm, siêu âm bụng kiểm tra lượng dịch<br /> và phương pháp phẫu thuật, đánh giá kết quả<br /> tại thời điểm xuất viện và theo dõi nhiều<br /> tháng sau mổ.<br /> Phối hợp mổ gồm 2 chuyên khoa: Ngoại<br /> thần kinh đặt catheter vào não thất sừng chẩm.<br /> Ngoại tim hở đặt catheter vào tâm nhĩ phải qua<br /> tĩnh mạch cảnh.<br /> Tiến hành đồng thời tại phòng mổ: (1) Dẫn<br /> lưu dịch báng màng bụng ở vùng hố chậu phải<br /> bằng kim luồn số 20, lưu kim 24 giờ sau và rút bỏ<br /> tại lầu trại khi bụng xẹp không còn báng bụng.<br /> (2) Rút bỏ toàn bộ hệ thống dây shunt cũ, (3) Mổ<br /> đặt dây shunt từ sừng chẩm não thất đến tâm<br /> nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh cùng bên.<br /> <br /> KẾT QỦA<br /> Đặc điểm về dịch tễ<br /> - Bệnh nhi nhỏ nhất 4 tuổi, lớn nhất 10 tuổi.<br /> - 5 trường hợp đều được mổ V-P shunt trước<br /> đó, trong đó có 4 trường hợp là u sọ hầu đã mổ<br /> lấy u bán phần kèm xạ trị hỗ trợ sau mổ. Một<br /> trường hợp đầu nước đơn thuần.<br /> - 2 trường hợp được mổ kiểm tra V-P shunt<br /> trước đó do tắt nghẽn shunt.<br /> <br /> Đặc điểm về lâm sàng<br /> - Thời gian xuất hiện triệu chứng báng<br /> bụng sau mổ V-P shunt ngắn nhất 1 năm và<br /> dài nhất 4 năm.<br /> - Không có trường hợp nào có bịnh lý tim<br /> mạch hay phổi đi kèm.<br /> - Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân<br /> Triệu chứng<br /> Báng bụng<br /> Nhức đầu<br /> Liệt dây VI<br /> Mờ mắt<br /> Đái tháo nhạt<br /> Khó thở nhẹ<br /> Nôn ói<br /> Ít vận động<br /> Nằm tại gường<br /> <br /> Số lượng<br /> 5<br /> 5<br /> 3<br /> 4<br /> 2<br /> 4<br /> 5<br /> 4<br /> 2<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> Triệu chứng<br /> Ăn uống kém<br /> Phù 2 chân<br /> Không sốt<br /> Suy giảm tri giác<br /> <br /> Số lượng<br /> 5<br /> 1<br /> 5<br /> 5<br /> <br /> Đặc điểm về hình ảnh học và siêu âm bụng,<br /> siêu âm tim<br /> - Tất cả 5 trường hợp đều được chụp CT<br /> Scan sọ não: giãn não thất rõ rệt và 4 trường hợp<br /> còn sót u sọ hầu.<br /> - Tất cả 5 trường hợp đều được siêu âm<br /> bụng, kết quả lượng dịch ổ bụng rất nhiều.<br /> - Siêu âm tim trước mổ bình thường.<br /> - Ngoài ra các xét nghiệm tiền phẫu trước mổ<br /> đều trong giới hạn bình thường.<br /> <br /> Kết quả điều trị<br /> Không có trường hợp bệnh nhân tử vong<br /> sau mổ. Xuất viện trong tình trạng tỉnh táo<br /> hoàn toàn, bụng xẹp không còn báng bụng,<br /> sinh hoạt bình thường, ăn uống tốt, không khó<br /> thở, không nhiễm trùng, vết mổ lành tốt. Các<br /> triệu chứng do tăng áp lực nội sọ và do báng<br /> bụng gây ra không còn.<br /> Theo dõi lâu dài chưa ghi nhận biến chứng<br /> do hoạt động của V-A shunt cũng như về tim<br /> mạch đều ổn định. Có một trường hợp nhập<br /> viện 1 năm sau mổ V-A shunt được phẫu thuật<br /> vi phẫu lấy khối u sọ hầu tái phát nhưng tử vong<br /> sau hậu phẩu 2 ngày.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm về dịch tễ<br /> - Tỉ lệ bệnh nhân mắc phải bịnh lý màng<br /> bụng không hấp thu được dịch não tủy rất ít,<br /> không ghi nhận sự khác biệt về giới tính cũng<br /> như tuổi tác(2,3,10,8).<br /> - Nguyên nhân gây giãn não thất có thể được<br /> xác định rõ khi có khối u chèn ép gây tắc đường<br /> lưu thông bình thường của dịch não tủy, cũng có<br /> khi chỉ đơn thuần là đầu nước vô căn khó xác<br /> định. Giải quyết được nguyên nhân tái lập trở lại<br /> lưu thông bình thường của dịch não tủy là cách<br /> tốt nhất, một số trường hợp cần phải chuyển lưu<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> dịch não tủy đến vị trí cơ quan khác trong cơ thể<br /> để hấp thu, V-P shunt vẫn là chọn lựa đầu tiên.<br /> - 4 trong 5 trường hợp báng bụng nêu trên<br /> vẫn còn khối u sọ hầu kính thước lớn đi kèm dù<br /> đã được phẫu thuật lấy một phầu u trước đó và<br /> đặt V-P shunt. Ngoài ra theo tác giả cũng ghi<br /> nhận 2 trường hợp tương tự: một bệnh nhân xin<br /> xuất viện không can thiệp ngoại khoa và một<br /> trường hợp quyết định mổ lấy khối u sọ hầu tái<br /> phát rất lớn nhằm mục đích giải phóng sự tắc<br /> nghẽn dòng lưu thông của dịch não tủy, hy vọng<br /> không còn giãn não thất sau khi rút bỏ shunt gây<br /> ra báng bụng, kết quả tử vong sau mổ do tổn<br /> thương trục hạ đồi - tuyến yên vì số lượng khối<br /> u được cắt bỏ lớn. Như vậy có một ghi nhận dù<br /> tạm thời nhưng đáng chú ý dịch tiết ra của u sọ<br /> hầu có liên quan đến phản ứng hấp thu của<br /> màng bụng hay không? Các loại u não khác<br /> chúng tôi chưa ghi nhận.<br /> <br /> Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng<br /> - Ngoài các triệu chứng lâm sàng do bản<br /> thân khối u não gây ra, vị trí, kích thước khối u,<br /> xâm lấn cấu trúc bên cạnh như rối loạn nội tiết<br /> trong u sọ hầu. Triệu chứng lâm sàng do không<br /> hấp thu dịch não tủy của màng bụng là tăng áp<br /> lực nội sọ và tình trạng báng bụng(2,8).<br /> - Tăng áp lực nội sọ: hình ảnh dãn não thất<br /> rất rõ, nhức đầu kéo dài nhất là về sáng sớm, suy<br /> giảm tri giác, nôn ói, ít hoạt động. Mặc dù dịch<br /> não tủy vẫn chảy xuống ổ bụng và bụng lớn dần<br /> lên để chứa đựng khối lượng dịch hàng ngày<br /> không hấp thu, nhưng áp lực dội ngược lại luôn<br /> luôn có làm tăng áp lực nội sọ, bằng chứng rõ rệt<br /> nhất trên hình ành CT Scan và trong lúc mổ<br /> quan sát thấy tĩnh mạch cảnh có đường kính<br /> giãn rất lớn so với bình thường, cũng vì vậy thủ<br /> thuật đặt dây shunt vào rất thuận lợi dễ dàng.<br /> - Tình trạng bụng lớn dần do lượng dịch tích<br /> tụ ngày càng nhiều, bệnh nhân rất khó chịu với<br /> bụng báng, ăn uống không tiêu, chán ăn, giảm<br /> trọng lượng, nôn ói, trước đây khi chưa thực<br /> hiện V-A shunt đã ghi nhận tình trạng suy kiệt ở<br /> bệnh nhân báng bụng, khó thở đa số tình trạng<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 309<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> nhẹ do thích nghi dần với lượng dịch ổ bụng<br /> tăng từ từ, phù chân do ứ đọng tuần hoàn máu<br /> vùng chậu ghi nhận một trường hợp. Hầu hết<br /> thích nằm tại chỗ ít hoạt động do bụng quá lớn.<br /> <br /> Đặc điểm về hình ảnh học và siêu âm<br /> - Ngoài hình ảnh khối u được ghi nhận, tùy<br /> theo vị trí, tính chất, kích thước khối u sẽ được<br /> đánh giá xem xét khả năng phẫu thuật lấy u.<br /> Như một trường hợp u sọ hầu tái phát được đề<br /> nghị mổ lấy u vi phẫu sau 1 năm.<br /> - Dịch não tủy tích tụ trong não thất và<br /> khoang màng bụng trong đó có tồn tại dây shunt<br /> ở hai đầu luôn luôn thấy khi chụp CT Scan và<br /> siêu âm bụng. Siêu âm tim kiểm tra trước mổ<br /> thực sự không cần thiết theo ý kiến chuyên khoa<br /> tim mạch trừ trường hợp nghi ngờ bịnh lý trước<br /> đó tương tự như mọi cuộc phẫu thuật khác.<br /> - Chống chỉ định phẫu thuật V-A shunt nếu<br /> bệnh nhân có bịnh lý tim bẩm sinh, hay những<br /> bịnh lý bất thường tim-phổi nặng(2,6).<br /> <br /> Đặc điểm về phẫu thuật<br /> - Chuẩn bị tư thế bệnh nhân hết sức quan<br /> trọng do phối hợp nhiều thao tác kỹ thuật: Dẫn<br /> lưu dịch màng bụng vùng hố chậu phải, rút bỏ<br /> toàn bộ hệ thống dây shunt cũ, bộc lộ vùng tam<br /> giác cơ cổ để thấy rõ tĩnh mạch cảnh đưa lên, đặt<br /> một hệ thống dây shunt mới từ sừng chẩm não<br /> thất đến tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch cảnh, trong<br /> nhiều y văn một số phẫu thuật viên có khuynh<br /> hướng đưa dây shunt vào tĩnh mạch mặt có<br /> đường kính nhỏ đổ về tĩnh mạch cảnh, một số<br /> khác đưa trực tiếp vào tĩnh mạch cảnh, sự khác<br /> biệt không có ý nghĩa(2,7).<br /> - Luôn luôn rút bớt khối lượng dịch báng<br /> bụng qua dẫn lưu hố chậu phải đầu tiên, vì lý do<br /> rất rõ ràng là sau khi rút dây shunt cũ dịch ổ<br /> bụng theo đường hầm cũ của shunt sẽ trào<br /> ngược lên toàn bộ phẫu trường vùng cổ, cản trở<br /> rất lớn phải chờ đợi phẫu trường sạch khô trở<br /> lại. Chúng tôi đã thử nhiều lần rút dịch màng<br /> bụng từ dây shunt cũ sẵn có nhưng không thành<br /> công, có lẽ do cấu tạo của đầu dưới dây shunt chỉ<br /> thích hợp một chiều chảy. Ngày hôm sau mổ<br /> <br /> 310<br /> <br /> bệnh nhân tỉnh táo và thoải mái hoàn toàn do<br /> bụng xẹp và các triệu chứng gây khó chịu từ<br /> báng bụng biến mất, rút bỏ kim dẫn lưu.<br /> - Đầu dưới shunt nằm trong buồng tâm nhĩ<br /> phải được phẫu thuật viên tim mạch có kinh<br /> nghiệm xác định rất dễ dàng trên phim XQ phổi<br /> và bằng cách đo trước khoảng cách từ điểm mở<br /> tĩnh mạch cảnh đến khoang liên sườn 2. Để<br /> chính xác tuyệt đối phải dùng siêu âm tim tại<br /> phòng mổ, tuy nhiên nhiều tác giả cũng không<br /> cho là cần thiết. Dây shunt đầu dưới phải là loại<br /> xẻ khe để tránh máu đi vào, thực tế hầu như y<br /> văn không ghi nhận máu đi ngược từ tim vào<br /> não thất do cấu trúc valve một chiều (trừ khi<br /> valve bị hư) và áp lực nội sọ luôn luôn cao hơn<br /> áp lực tâm nhĩ phải(2,10,6).<br /> - Nguyên tắc vô trùng cũng được chú ý<br /> cẩn thận như mổ V-P shunt, khả năng nhiễm<br /> trùng huyết có thể xảy ra như y văn báo cáo.<br /> Các biến chứng sau phẫu thuật đối với V-A<br /> shunt cũng tương tự như V-P shunt. Ngoài ra<br /> y văn còn ghi nhận tuy hiếm xảy ra biến<br /> chứng thuyên tắc tĩnh mạch, huyết khối động<br /> mạch phổi, thủng tĩnh mạch, dây shunt đứt tụt<br /> vào tim hay động mạch phổi(4,10,6,9).<br /> - Khâu tĩnh mạch cảnh nơi shunt đặt bằng<br /> chỉ prolent 6.0. Cầm máu tuyệt đối phẫu<br /> trường vùng cơ cổ, vì nguy cơ tử vong rất cao<br /> nếu chảy máu tạo ra khối máu tụ gây chèn ép<br /> trực tiếp khí quản.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Vấn đề báng bụng, khoang ổ bụng lớn dần vì<br /> không hấp thu dịch não tủy chỉ chiếm tỉ lệ rất<br /> thấp do màng bụng của cơ thể có khả năng rất<br /> tốt thẩm thấu dịch. Tuy nhiên một vài trường<br /> hợp ngoại lệ xảy ra tình trạng báng bụng gây<br /> phức tạp khó khăn cho cả bệnh nhân lẫn thày<br /> thuốc khi đối mặt với vấn đề đặt biệt này. Cần<br /> phải tìm cách giải quyết.<br /> Dẫn lưu dịch não tủy từ hệ thống não thất<br /> giãn rộng xuống khoang phúc mạc (V-P shunt)<br /> là chọn lựa đầu tiên đối với đa số giãn não<br /> thất. Tuy nhiên trong vài trường hợp xuất hiện<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> biến chứng bụng chướng do không hấp thu<br /> dịch của màng bụng, giải pháp tốt nhất hiện<br /> nay chuyển hướng dòng chảy dịch não tủy<br /> vào tâm nhĩ phải là sự chọn lựa tốt nhất theo<br /> nhiều tác giả trên y văn(1,7,5).<br /> Trong 5 trường hợp trong báo cáo này,<br /> không có tử vong sau mổ và chưa ghi nhận các<br /> biến chứng liên quan đến kỹ thuật mổ V-A<br /> shunt. Sau mổ các bệnh nhân đều cải thiện lâm<br /> sàng rất tốt, đời sống sinh hoạt bình thường.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Tuy nhiên số lượng bệnh nhân ít (5 trường<br /> hợp) và vẫn còn theo dõi, nên chưa có thể đưa ra<br /> kết luận chính xác đối với phẫu thuật V-A shunt.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Borgbjer. B.. Gjerris. F.. Albeck. M.. Hauerberg. J.. & Borgesen.<br /> S. (1998). A Comparison between vetriculo-peritoneal and<br /> ventriculo-atrial cerebrospinal fluid shunts in relation to rate<br /> of revision and durability. Acta Neurochirurgica. 140(5). 45964.<br /> Britz. G.W.. Avellino. A.M.. Schaller. R.. & Loeser. J.D. (1998).<br /> Percutaneous placement of ventriculoatrial shunts in the<br /> pediatric population. Pediatric Neurosurgery. 29(3). 161-3.<br /> El-shafei. I.. & El-shafei. H. (2010). The retrograde<br /> ventriculovenous<br /> shunts:<br /> The<br /> El-shafei<br /> retrograde<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ventriculojugular and ventricolosinus shunts. Pediatric<br /> Neurosurgery. 46 (3). 160-71.<br /> James. C.A.. McFarland. D.R.. Wormuth. C.J.. & Teo. C.M.<br /> (1997). Snare retrieval of migrated ventriculoatrial shunt.<br /> Pediatric Radiology. 27(4). 330-2.<br /> Kariyattil R, Steinbok P, Singhal A, Cochrane DD. (2007).<br /> Ascites<br /> and<br /> abdominal<br /> pseudocysts<br /> following<br /> ventriculoperitonial shunt surgery: variations of the same<br /> theme. J Neurosurg (5 suppl Pediatrics) 106: 350-353.<br /> Keucher TR.., Mealey. J Jr.(1979). Long-term results after<br /> ventriculoatrial and ventriculoperitoneal shunting for infantile<br /> hydrocephalus. J neurosurg 50:179-186.<br /> Martin. J.E.. Keating. R.F.. Cogen. P.H.. & Midgley. F.M.<br /> (2003). Long-term follow up of direct heart shunts in the<br /> management of hydrocephalus. Pediatric Neurosurgery. 38<br /> (2). 94-7.<br /> Salomao. J.F.. & Leibinger. R.D. (1999). Abdoment<br /> pseudocysts complicating CSF in infants and childrent.<br /> Pediatric Neurosurgery. 31(5). 274-8.<br /> Tomita. T.. & McLone. D.G. (1998). Abdoment cerebrospinal<br /> fluid Pseudocyst: A complication of ventriculoperitoneal<br /> shunt in childrent. Pediatric Neurosurgery. 29(5). 267 - 73.<br /> Wilkinson N, Sood S, Ham SD, Gilmer-Hill H, Fleming P,<br /> Rajpurkar M (2008) .Thrombosis associated with<br /> ventriculoatrial shunts. J Neurosurg Pediatrics 2:286-291.<br /> <br /> Ngày nhận bài:<br /> <br /> 08/04/2013<br /> <br /> Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br /> <br /> 25/08/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 30/05/2014<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 311<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1