Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
CHUYỂN NGỮ BẢNG CÂU HỎI CHUYÊN BIỆT KHẢO SÁT<br />
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ADDISON<br />
AddiQoL-30<br />
Trần Thị Ngọc Anh*, Trần Quang Khánh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát gây suy giảm tình trạng sức khỏe chủ quan<br />
của người bệnh. Sự ra đời của bảng câu hỏi AddiQoL-30 giúp đánh giá các thay đổi về chât lượng cuộc<br />
sống trên các đối tượng bệnh nhân Addison.<br />
Mục tiêu: Chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc<br />
sống trên bệnh nhân Addison AddiQoL-30.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bảng câu hỏi AddiQoL-30 gốc được chuyển ngữ theo<br />
hướng dẫn của Guillemin và Beaton. Giai đoạn 1 dịch xuôi bảng câu hỏi từ Tiếng Anh sang Tiếng<br />
Việt. Giai đoạn 2 tổng hợp bản dịch để thống nhất một bản dịch xuôi sử dụng cho giai đoạn 3 dịch<br />
ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu. Giai đoạn 4, một hội đồng tổng hợp, so sánh bản gốc và các bản dịch<br />
để thống nhất ra bản dịch thử nghiệm (Bản Prefinal). Bản prefinal được thử nghiệm trong giai đoạn 5<br />
trên 20 bệnh nhân suy thượng thận do thuốc để hoàn thiện bản dịch.<br />
Kết quả: Gia đoạn dịch xuôi đạt được đồng thuận cao trong ngôn từ giữa hai bản dịch. Giai đoạn<br />
tổng hợp giúp thống nhất các khác biệt giữa hai bản dịch. Dịch ngược góp phần khuếch đại những từ<br />
ngữ chưa rõ ràng. Hội đồng đánh giá làm nhiệm vụ hiệu chỉnh và thống nhất các bản dịch để tạo<br />
thành bản Prefinal. Phiên bản Prefinal thử nghiệm trên 20 bệnh nhân suy thượng thận mạn do thuốc.<br />
70% bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi dễ hiểu và không cần chỉnh sửa. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30<br />
câu hỏi là 60% (12 người). Câu hỏi bị bỏ trống nhiều nhất là câu 10 (35%).<br />
Kết luận: Quá trình chuyển ngữ bảng câu hỏi AddiQoL-30 được thực hiện theo quy trình được<br />
khuyến cáo. Giai đoạn thử nghiệm cho kết quả tốt, bảng câu hỏi Việt hóa được đánh giá dễ hiểu, dễ<br />
thực hiện bởi 70% đối tượng tham gia.<br />
Từ khóa: AddiQoL, suy thượng thận, chất lượng cuộc sống, chuyển ngữ thích ứng văn hóa<br />
ABSTRACT<br />
CROSS – CULTURAL ADAPTATION OF THE DISEASE – SPECIFIC QUESTIONNAIRE<br />
AddQoL-30<br />
Tran Thi Ngoc Anh, Tran Quang Khanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 65 - 72<br />
<br />
Background: Primary and secondary adrenal insufficiency decrease subjective well-being of the<br />
patients. The AddiQoL-30 questionnaire plays a role in estimating changes in quality of life of<br />
Addison patients.<br />
Objective: To cross – culturally adapt the AddiQoL-30 questionnaire.<br />
Method: Five stage cross – cultural adaptation according to Guillemin and Beaton’s guidance. In<br />
the first stage, the questionnaire will be translated from English to Vietnamese by two different<br />
<br />
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, **Bộ môn Nội Tiết, Đại Học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Ngọc Anh ĐT: 0919498844 Email: ngocanhtran16788@yahoo.com<br />
<br />
Nội Tiết 65<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
bilingual translators whose mother tongue is the target language. In the second stage, the forward<br />
translated questionnaire is synthesized to be back – translated in stage 3. In the forth stage, an expert<br />
committee will review all the translations and develop the prefinal version of the questionnaire for field<br />
testing. This prefinal version will be tested in 20 drug-induced adrenal insufficient patients in order to<br />
improve the translation.<br />
Results: In the forward translation, we had a high agreement in wording choices. The stage of<br />
synthesis of translations minimized the difference between two forward-translated questionnaires. The<br />
backward translation helped magnify unclear, misleading words. The expert committee’s role was to<br />
consolidate all the versions of the questionnaire and develop what would be considered the prefinal<br />
version of the questionnaire for field testing. The prefinal version was tested in 20 drug-induced<br />
adrenal insufficiency patients. 70% of these patients answered this version easily. 60% patients<br />
answered all of 30 questions in the questionnaire. In 30 questions, question 10 was left unanswered in<br />
the highest rate (35%).<br />
Conclusion: The cross – cultural adaptation of AddiQoL-30VN was conducted according to<br />
Guillemin and Beaton protocol. The pretest in 20 drug-induced adrenal insufficiency patients showed<br />
good results. Vietnamese version was considered plain and easily understandable.<br />
Keywords: AddiQoL, Adrenal insufficiency, quality of life, cross – cultural adaptation<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ về da, dị ứng,…số lượng bệnh nhân đến<br />
khám và nhập viện khoa Nội Tiết vì vấn đề<br />
Glucocorticoid (GC) bắt đầu được sử STT mạn tính do thuốc gia tăng đáng kể.<br />
dụng rộng rãi từ những năm 1940 để điều<br />
Gần đây, người ta chứng minh được<br />
trị các bệnh lí viêm nhiễm, bệnh tự miễn và<br />
rằng có sự suy giảm đáng kể tình trạng sức<br />
các bệnh ác tính. Tần suất sử dụng GC<br />
khỏe chủ quan trên các bệnh nhân STT<br />
đường uống trong dân số chung thay đổi<br />
nguyên phát và thứ phát bất chấp tuổi, giới,<br />
theo tuổi, giới và theo quốc gia(1). Tỷ lệ hiện<br />
bệnh đi kèm và nguyên nhân gây<br />
hành sử dụng GC tại các nước Châu Âu và<br />
STT(11,16).Đặc biệt, tỷ lệ tử vong trên các đối<br />
Mỹ dao động trong khoảng 0,5% đến 1,2%<br />
(6,9,15,17) . Nghiên cứu tại Đài Loan năm 2010 (5)<br />
tượng này cũng tăng đáng kể(8).<br />
đã báo cáo tỷ lệ suy thượng thận (STT) do Ngoài ra, người ta còn ghi nhận rằng các<br />
mọi nguyên nhân trong dân số lớn tuổi cao phác đồ bổ sung Corticoid hiện nay đều thất<br />
gấp 6 lần dân số chung. Trong đó, nguyên bại trong việc duy trì tình trạng sức khỏe<br />
nhân STT thứ phát chủ yếu là do ngưng đột chủ quan bình thường cho các đối tượng<br />
ngột việc điều trị GC, đặc biệt trên các nhóm bệnh nhân STT mạn(7,11). Lovas và các cộng<br />
đối tượng bệnh nhân lớn tuổi sử dụng kéo sự(12) cùng nhiều báo cáo khác đã cho thấy<br />
dài GC điều trị bệnh phổi tắc nghẽn có tình trạng giảm sinh khí và nhận thức ở<br />
mạn tính (COPD). các bệnh nhân mắc bệnh Addison (bệnh lý<br />
STT nguyên phát) và các bệnh nhân STT thứ<br />
Tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có số<br />
phát đang điều trị hormone thay thế. Trong<br />
liệu thống kê chính xác về việc sử dụng GC<br />
đó tình trạng mệt mỏi có thể là dấu hiệu đặc<br />
trong điều trị cũng như tỷ lệ STT do thuốc.<br />
trưng của STT, và dấu hiệu này vẫn tồn tại<br />
Tuy nhiên, với tình trạng sử dụng bừa bãi<br />
kéo dài cho dù đang bù hormone thay thế.<br />
các thuốc không rõ nguồn gốc của bệnh<br />
nhân và sự lạm dụng thái quá các thuốc có Vì vậy, việc ra đời bảng câu hỏi chuyên<br />
chứa Corticoid của bác sĩ trong điều trị các biệt cho các bệnh nhân Addison (AddiQoL-<br />
bệnh như viêm đường hô hấp, các bệnh lý 30) vào năm 2010(13) được xem như là một<br />
<br />
<br />
66 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
công cụ hữu ích giúp đánh giá các thay đổi bảng câu hỏi AddiQoL-30 từ tiếng Anh sang<br />
về chất lượng cuộc sống (CLCS) trên người tiếng Việt.<br />
trong các thử nghiệm lâm sàng tương lai PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
cũng như trong quá trình theo dõi thường<br />
quy cho bệnh nhân Addison. Việc chuyển ngữ để thích ứng văn hóa<br />
bảng câu hỏi AddiQoL-30 từ Tiếng Anh<br />
Áp dụng vào thực tế Việt Nam, chúng<br />
sang Tiếng Việt được thực hiện theo hướng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu chuyển ngữ bảng<br />
dẫn của Guillemin(10), Beaton (2,3) và của Tổ<br />
câu hỏi chuyên biệt khảo sát CLCS trên các<br />
chức Y Tế thế giới(14). Quy trình chuyển ngữ<br />
bệnh nhân Addison AddiQoL-30 nhằm mục<br />
được tiến hành theo Hình 1.<br />
đích cung cấp công cụ để từ đó đánh giá<br />
CLCS trên các đối tượng STT mạn do thuốc Giai đoạn 1: Dịch xuôi bảng câu hỏi AddiQoL-<br />
tại Việt Nam; qua đó cung cấp một cái nhìn 30 từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt.<br />
tổng quát về tình trạng CLCS trên nhóm đối Bản AddiQoL-30 gốc sẽ được dịch xuôi<br />
tượng bệnh nhân này và dựa trên đó phần thành hai bản T1 và T2 bởi hai người biết<br />
nào đánh giá hiệu quả của các phác đồ bù song ngữ với ngôn ngữ mẹ đẻ là Tiếng Việt<br />
hormone thay thế hiện nay. và thông thạo Tiếng Anh, bao gồm một<br />
Mục tiêu nghiên cứu giảng viên bộ môn Nội Tiết và một cử nhân<br />
Tiếng Anh.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với<br />
mục tiêu chuyển ngữ để thích ứng văn hóa<br />
<br />
<br />
<br />
Hai người dịch (T1 và T2)<br />
Một người được giới thiệu về BCH và một người thì không<br />
Dịch sang ngôn ngữ đích<br />
<br />
<br />
Tổng hợp T1 và T2 thành T-12<br />
Giải quyết những từ ngữ khôang nhất quán<br />
<br />
<br />
Hai người nói tiếng Anh, Không biết về BCH<br />
Dịch ngược từ bản T-12 thành 2 bản dịch riêng<br />
biệt BT1 và BT2.<br />
<br />
Gồm: nhà phương pháp học, chuyên gia ngôn ngữ, các<br />
người dịch, chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe<br />
Đồng thuận, cùng tạo ra bản dịch thử nghiệm (Pre-final)<br />
<br />
n = 30 – 40 trả lời BCH;<br />
thăm dò ý kiến về BCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Quy trình chuyển ngữ thích ứng văn hóa(2)<br />
<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 67<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch. câu hỏi, và tự trả lời. Sau đó chúng tôi tiến<br />
hành phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân để<br />
Hai người dịch cùng với một thư ký<br />
thăm dò bệnh nhân cảm thấy như thế nào về<br />
cùng ngồi tổng kết hai bản dịch xuôi thành<br />
bảng câu hỏi, cấu trúc bảng câu hỏi có dễ<br />
mộtbản dịch thống nhất (T-12).<br />
hiểu, dễ trả lời hay không? Các câu hỏi hay<br />
Giai đoạn 3: Dịch ngược từ Tiếng Việt sang các cụm từ nào bệnh nhân thấy khó hiểu<br />
Tiếng Anh. hay khó trả lời hoặc bệnh nhân thấy không<br />
Bản dịch xuôi T-12 sau đó được sử dụng phù hợp? Bệnh nhân có đề xuất thay đổi gì<br />
để dịch ngược trở lại ngôn ngữ ban đầu để bảng câu hỏi dễ hiểu hơn hay không?<br />
thành hai bản dịch BT1 và BT2 bởi hai người Sau giai đoạn này, bản dịch Prefinal sẽ<br />
Úc gốc Việt. được điều chỉnh lại (nếu cần) để dễ hiểu, dễ<br />
Giai đoạn 4: Hội đồng đánh giá. chấp nhận hơn. Cuối cùng, chúng tôi thu<br />
Các bản dịch xuôi – ngược và bản gốc sẽ được bản dịch Việt ngữ, bản dịch AddiQoL-<br />
được đánh giá, so sánh và đối chiếu với 30 tiếng Việt, viết tắt là AddiQoL-30VN.<br />
nhau bởi người nghiên cứu và người hướng KẾT QUẢ<br />
dẫn. Các tiêu chí dùng để so sánh bao gồm:<br />
(1) Tương đương ngữ nghĩa; (2) Tương Giai đoạn 1: Dịch xuôi bảng câu hỏi<br />
đương thành ngữ; (3) Tương đương kinh AddiQoL-30 từ Tiếng Anh sang Tiếng<br />
nghiệm; và (4) Tương đương khái niệm. Dựa Việt<br />
trên đóhội đồng sẽ đề xuất cách hiệu chỉnh Cả hai người dịch đều công nhận bảng<br />
đối với các từ hoặc các cụm từ khó dịch để câu hỏi tương đối đơn giản và dễ dịch. Khi<br />
thống nhất cho ra bản dịch trước khi thử so sánh hai bản dịch, chúng tôi đạt được sự<br />
nghiệm, gọi là bản dịch Việt ngữ thử đồng thuận cao trong đa số ngôn từ khi<br />
nghiệm hay phiên bản Prefinal. chuyển ngữ, một số cụm từ có khác biệt<br />
Giai đoạn 5: Kiểm tra phiên bản Prefinal nhưng vẫn chỉ cùng một ý.<br />
Bản dịch Prefinal được thử nghiệm trên Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch<br />
20 đối tượng bệnh nhân mới được chẩn Qua thảo luận giữa 2 người dịch, cùng<br />
đoán hoặc đã được chẩn đoán, đang điều trị với người nghiên cứu và người hướng dẫn,<br />
suy thượng thận mạn do thuốc để thăm dò ý bản dịch Việt ngữ T-12 được thống nhất<br />
kiến về bản dịch từ đó hoàn thiện bản như bảng 1.<br />
dịch.Các bệnh nhân được giới thiệu về bảng<br />
Bảng 1. Các thống nhất sau giai đoạn tổng hợp bản dịch xuôi T1 và T2<br />
Câu hỏi Cụm từ tiếng Anh Bản dịch T1 Bản dịch T2 Thống nhất<br />
“feel good about my “cảm thấy trong người<br />
1 “thấy mình khỏe” “cảm thấy sức khỏe tốt”<br />
health” khỏe”<br />
“keep going during the<br />
2 “đi lại suốt ngày” “hoạt động suốt ngày” “làm việc cả ngày”<br />
day”<br />
“những thói quen sinh “các hoạt động bình<br />
“normal daily activities “tôi thấy mệt khi làm các<br />
3 hoạt hằng ngày khiến tôi thường mỗi ngày cũng<br />
make me tired” công việc hằng ngày”<br />
mệt mỏi” làm tôi mệt”<br />
“cố gắng nhiều để hoàn “gắng sức lắm mới làm “cố gắng lắm mới làm<br />
4 “struggle to finish jobs”<br />
thành các công việc” xong các công việc” xong các công việc”<br />
“lose track of what I “hay quên những điều muốn “hay quên những gì mình “hay quên lửng những<br />
6<br />
want to say” nói” định nói” điều mình đang nói”<br />
“I feel rested when I “Tôi cảm thấy thoải mái “Tôi cảm thấy thoải mái<br />
“Tôi cảm thấy khỏe khi thức<br />
8 wake up in the khi thức dậy vào mỗi buổi khi thức dậy vào mỗi<br />
dậy vào buổi sáng”<br />
morning” sáng” buổi sáng”<br />
<br />
<br />
<br />
68 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Câu hỏi Cụm từ tiếng Anh Bản dịch T1 Bản dịch T2 Thống nhất<br />
“Tôi thấy người không<br />
“I feel unwell first thing “Tôi cảm thấy không khỏe “Buổi sáng thức dậy tôi<br />
9 khỏe khi bắt đầu mỗi buổi<br />
in the morning” vào buổi sáng” thấy không khỏe”<br />
sáng”<br />
“cảm thấy buồn bã hay chán “cảm thấy mệt mỏi và<br />
12 “feel low or depressed” “thấy chán nản”<br />
nản” buồn chán”<br />
13 “irritable” “dễ cáu gắt” “dễ kích động” “dễ kích động”<br />
“I find it difficult to “tôi rất khó mà suy nghĩ thấu “tôi rất khó nghĩ thông “tôi khó nghĩ thấu đáo<br />
14<br />
think clearly” đáo” suốt điều gì” mọi chuyện”<br />
15 “feel lightheaded” “cảm thấy ngầy ngật” “thấy người lâng lâng” “cảm thấy lâng lâng”<br />
“cảm thấy thân thể mình “cảm thấy thể trạng<br />
27 “feel physical fit” “thấy cơ thể khỏe”<br />
rất khỏe” mình khỏe mạnh”<br />
“I cope well with “Tôi ứng phó tốt với những “Tôi có thể kiểm soát “Tôi thích ứng tốt với<br />
30<br />
emotional situations” biến cố về cảm xúc” được cảm xúc của mình” những biến động tâm lí”<br />
<br />
Giai đoạn 3: Dịch ngược từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh.<br />
Các vấn đề trong quá trình dịch ngược được thể hiện trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Các vấn đề trong quá trình dịch ngược<br />
Câu Câu tiếng Anh<br />
Bản dịch T-12 Bản dịch BT1 Bản dịch BT2 Vấn đề<br />
hỏi gốc<br />
“I feel rested “Tôi cảm thấy thoải “I wake up feeling<br />
“I wake up feeling Từ “thoải mái” chưa<br />
8 when I wake up in mái khi thức dậy vào good every<br />
good every morning” sát với từ “rested”<br />
the morning” mỗi buổi sáng” morning”<br />
“I feel unwell first “I wake up in the “I wake up in the<br />
“Buổi sáng thức dậy Chưa thể hiện được ý<br />
9 thing in the morning feeling morning feeling not<br />
tôi thấy không khỏe” “unwell first thing”<br />
morning” sick” well”<br />
“I get emotional Từ “dễ kích động” dễ<br />
13 “I am irritable” “Tôi dễ kích động” “I get angry easily”<br />
easily.” gây khó hiểu<br />
“I feel “Tôi cảm thấy lâng “I feel high (during Từ “lâng lâng” gây<br />
15 “I feel dizzy”<br />
lightheaded” lâng” drug use)” hiểu lầm<br />
“Tôi cảm thấy thể<br />
“I feel physically “I feel my health is “I feel my wellbeing Từ “thể trạng” gây<br />
27 trạng mình khỏe<br />
fit” good” is healthy” hiểu lầm, chưa rõ ràng<br />
mạnh”<br />
“I cope well in “Tôi thích ứng tốt với “I adapt easily with “I can control my<br />
Từ “biến động tâm lí”<br />
30 emotional những biến động tâm changing of life emotion in difficult<br />
chưa sát với bản gốc<br />
situations.” lí” condition” situations”<br />
<br />
Giai đoạn 4: Hội đồng đánh giá đề xuất cách hiệu chỉnh cho bộ câu hỏi<br />
(Bảng 3) với mục đích không làm thay đổi<br />
Sau khi so sánh các bản dịch Anh-Việt và<br />
nghĩa so với bản gốc và thích ứng với văn<br />
Việt-Anh với bảng câu hỏi gốc, hội đồng<br />
hóa Việt Nam.<br />
nhận thấy một số vấn đề khi chuyển ngữ và<br />
Bảng 3. Các thống nhất sau giai đoạn hội đồng đánh giá<br />
Câu hỏi Vấn đề Cách giải quyết<br />
Cụm từ “thoải mái” không tương đương về ngữ nghĩa với bản<br />
8 Thay bằng “thư thái”<br />
gốc<br />
Sửa lại cả câu: “Điều đầu tiên mà tôi cảm<br />
9 Từ “first thing” trong câu chưa được thể hiện trong bản dịch<br />
thấy khi thức dậy là tôi không khỏe”<br />
Từ “dễ kích động” mang ý nghĩa tiêu cực, nặng nề, chưa<br />
13 Thay bằng “dễ cáu gắt”<br />
tương đương kinh nghiệm với bản gốc<br />
“Lightheaded” mang ý nghĩa cảm giác váng đầu, không<br />
15 Thay bằng “xây xẩm”<br />
vững.Từ “lâng lâng” gây hiểu lầm<br />
Từ “thể trạng” tương đương về ngữ nghĩa với “physically fit”<br />
27 Thay bằng “cơ thể”<br />
nhưng chưa tương đương về kinh nghiệm<br />
Thay bằng “các tình huống dễ gây xúc<br />
30 Từ “biến động tâm lí” chưa tương đương ngữ nghĩa<br />
động”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 69<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 5: Kiểm tra phiên bản BÀN LUẬN<br />
Prefinal: Theo một báo cáo tổng hợp của<br />
Đặc điểm chung của 20 đối tượng trong Catherine Acquadro và cộng sự(4), hiện nay<br />
nghiên cứu thử nghiệm được thể hiện trong có đến 17 hướng dẫn khác nhau về việc thực<br />
bảng 4. hiện một quy trình thích ứng bộ câu hỏi chất<br />
Bảng 4. Đặc điểm các đối tượng giai đoạn thử lượng cuộc sống từ ngôn ngữ gốc sang ngôn<br />
nghiệm ngữ đích. Trong đó, nhóm tác giả nhấn<br />
Đặc điểm TB ± ĐLC* Tần số (%) mạnh đến 3 hướng dẫn nổi bật, bao gồm<br />
Tuổi 70,4 ± 6,5 hướng dẫn của Guillemin và Beaton mà<br />
Giới Nam 6 (30) chúng tôi chọn lựa.<br />
tính Nữ 14 (70)<br />
Quá trình dịch xuôi được thực hiện bởi<br />
Không biết chữ 3 (15)<br />
Cấp 1 13 (65)<br />
hai người dịch hoàn toàn riêng biệt, cho ra<br />
Học vấn Cấp 2 3 (15) hai bản dịch T1 và T2. Trong quá trình này,<br />
Cấp 3 1 (5) theo hướng dẫn của WHO(18), chúng tôi<br />
Đại học/sau đại học 0 (0) nhấn mạnh với cả hai người dịch về việc<br />
Tự điền 10 (50) chú trọng về ngữ nghĩa nhiều hơn là từ ngữ,<br />
Hình<br />
Tự điền có hỗ trợ 10(50)<br />
thức cũng như việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông,<br />
trả lời Thời gian trả lời<br />
15,1 ± 5,7 được chấp nhận bởi đại đa số quần chúng.<br />
(phút)<br />
*Trung bình + Độ lệch chuẩn. Quá trình này kéo dài 1 tuần với nhận xét<br />
Khi được hỏi về mức độ khó hiểu của nhận được từ hai người dịch là tương đối<br />
bảng câu hỏi, 70% bệnh nhân trả lời bảng đơn giản. Đa số các câu trong bảng câu hỏi<br />
câu hỏi dễ hiểu và không cần chỉnh sửa. Có đều dễ hiểu, dễ dịch.Tuy nhiên, họ vẫn gặp<br />
2 đối tượng nhận xét bảng câu hỏi rất khó một số cụm từ khó diễn giải sát với nội<br />
hiểu và không biết cách trả lời vào bảng câu dung câu hỏi (Bảng 1). Trong nghiên cứu<br />
hỏi. Tuy nhiên, sau khi được giải thích thêm thẩm định tính giá trị của bảng câu hỏi<br />
về bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời, đối AddiQoL (2012)(14), các tác giả cũng gặp phải<br />
tượng này đã trả lời được và kết luận từ ngữ vấn đề tương tự khi đánh giá câu hỏi “I feel<br />
sử dụng trong bảng câu hỏi khá dễ hiểu. lightheaded” rất khó dịch.<br />
<br />
Bảng 5. Tỷ lệ trả lời thiếu của từng câu hỏi Quá trình dịch ngược được tiến hành<br />
trên bản dịch T-12, thực hiện bởi hai người<br />
trong bảng câu hỏi<br />
Câu hỏi thiếu Tần số Tỷ lệ (%)<br />
dịch riêng biệt. Tác giả Beaton(2) nhấn mạnh<br />
2 3 15 đây là một tiến trình kiểm tra tính giá trị để<br />
3,4,5 1 5 đảm bảo rằng bản dịch phản ánh đúng nội<br />
10 7 35 dung của bản gốc. Quá trình này đã chỉ ra<br />
Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30 câu những từ ngữ tối nghĩa, gây hiểu lầm trong<br />
trong bảng câu hỏi là 60% (12 người). bản dịch xuôi. Từ “cảm thấy thoải mái”<br />
trong câu 8 không tương đương về ngữ<br />
Trong số 30 câu hỏi, câu hỏi bị bỏ trống nghĩa với từ “feel rested” trong bản gốc; do<br />
nhiều nhất là câu 10 với tỷ lệ 35%. Câu hỏi đó khiến hai người dịch ngược chỉ dịch ở<br />
số 2 bị trả lời thiếu nhiều thứ 2, chiếm tỷ lệ mức độ “feeling good”. Trong câu 15, từ<br />
15%. Các câu hỏi 3,4,5 bị trả lời thiếu trong “lightheaded” mang ý nghĩa váng đầu, cảm<br />
5% trường hợp. giác không vững, khi dịch từ “lâng lâng” lại<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
70 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gây hiểu lầm sang cảm giác phê thuốc “feel học cấp 3 và không có đối tượng nào ở mức<br />
high (during drug use)”. đại học hoặc sau đại học.<br />
Thực tế, các câu trong bản dịch ngược Thời gian trả lời toàn bộ bảng câu hỏi<br />
không hoàn toàn sát với bản gốc. Tuy nhiên, trung bình là 15,1 ± 5,7 phút. Khi phỏng vấn<br />
theo Beaton(2), sự thống nhất giữa bản gốc các đối tượng về mức độ khó hiểu của bảng<br />
và bản dịch ngược không đảm bảo được bản câu hỏi, 70% người cho rằng bảng câu hỏi dễ<br />
dịch xuôi đã hoàn toàn đáp ứng được yêu hiểu, dễ trả lời. Điều này cho thấy bảng câu<br />
cầu thích ứng văn hóa vì nó vẫn có thể sai. hỏi AddiQoL-30 việt hóa (AddiQoL-30VN)<br />
Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 4<br />
dù hai bản dịch BT1 và BT2 đều không bệnh nhân cho rằng bảng câu hỏi hơi khó<br />
giống hẳn về mặt từ ngữ so với bản gốc, hiểu và 2 bệnh nhân đánh giá bảng câu hỏi<br />
nhưng không khác biệt nhiều về nội dung rất khó hiểu và họ không biết làm thế nào<br />
và khái niệm so với bản gốc. Việc các câu để trả lời vào bảng câu hỏi.<br />
không theo cấu trúc văn phạm chuẩn cũng Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đầy đủ 30 câu<br />
được hai người dịch trả lời rằng đây là cách trong bảng câu hỏi đạt 60% (12 người).<br />
dân bản địa vẫn sử dụng trong văn nói Trong số 30 câu hỏi, câu hỏi bị bỏ trống<br />
thường ngày. nhiều nhất là câu 10 với tỷ lệ 35% (Bảng 5).<br />
Một hạn chế trong nghiên cứu của chúng Tương tự như trong nghiên cứu của tác giả<br />
tôi đó là chúng tôi không nhận được bảng Marianne trên bệnh nhân Addison (14), câu<br />
câu hỏi gốc từ tác giả Marianne Oksnes(14), hỏi thuộc về vấn đề đời sống tình dục của<br />
do đó chúng tôi phải sử dụng một bảng câu bệnh nhân này cũng bị bỏ sót với tỷ lệ cao<br />
hỏi AddiQoL-30 đầy đủ với ngôn ngữ tiếng nhất (7%). Đối với nghiên cứu của chúng tôi,<br />
Đức. Theo Beaton(2), các phần khác trong tỷ lệ này cao hơn rất nhiều có lẽ vì tuổi<br />
bảng câu hỏi như phần hướng dẫn, các chọn trung bình của nhóm đối tượng đã trên 70<br />
lựa trong từng câu hỏi cũng cần phải được tuổi, và nhiều đối tượng đã mất vợ hoặc<br />
thực hiện theo quy trình đầy đủ như trên. chồng, do đó đa số các bệnh nhân không còn<br />
Tuy nhiên, trong khả năng của chúng tôi, quan tâm đến vấn đề này nữa.<br />
chúng tôi đã không thể thực hiện đầy đủ Câu hỏi số 2 bị trả lời thiếu nhiều thứ 2,<br />
quy trình chuyển ngữ đối với bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ 15%. Các câu hỏi 3,4,5 bị trả lời<br />
AddiQoL-30 tiếng Đức này mà chỉ gửi nó thiếu trong 5% trường hợp. Khi được hỏi về<br />
cho một du học sinh người Việt tại Đức để lí do không trả lời các câu hỏi trên, các bệnh<br />
tiến hành dịch xuôi toàn bộ bảng câu hỏi từ nhân đều trả lời do đã lớn tuổi nên ở nhà<br />
tiếng Đức sang tiếng Việt. Sau đó, chúng tôi bệnh nhân thường không làm gì, do đó<br />
sử dụng phần hướng dẫn và cấu trúc chọn không thể trả lời các câu hỏi về khả năng<br />
lựa trả lời trong bản dịch Đức – Việt này cho gắng sức trong bảng câu hỏi. Tuy nhiên, khi<br />
bản dịch Prefinal. được giải thích kĩ hơn về ý các câu hỏi này,<br />
Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành các đối tượng đều có thể dựa theo hoạt động<br />
trên 20 đối tượng là các bệnh nhân mới chẩn hằng ngày của bản thân để đánh giá và trả<br />
đoán hoặc đã được chẩn đoán STT do thuốc. lời câu hỏi.<br />
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng này là Sau giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm,<br />
70,4 ± 6,5; trong đó nữ chiếm đến 70%. Đa số chúng tôi nhận thấy rằng cần bổ sung thêm<br />
đối tượng (80%) có trình độ học vấn ở mức vào bảng câu hỏi phần hướng dẫn cách trả<br />
cấp 1 và không biết chữ, chỉ có khoảng 5% lời một cách cụ thể hơn bằng việc nêu ví dụ<br />
<br />
<br />
<br />
Nội Tiết 71<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017<br />
<br />
để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn khi sử adrenal insufficiency - a worldwide patient survey".<br />
BMC Endocrine Disorders, 12, 1-8.<br />
dụng. Ngoài ra chúng tôi cũng nhấn mạnh 8. Grossman Ashley, Johannsson Gudmundur, Quinkler<br />
thêm trong hướng dẫn về việc cần hoàn Marcus, Zelissen Pierre (2013), "THERAPY OF<br />
ENDOCRINE DISEASE: Perspectives on the<br />
thành đầy đủ tất cả các câu hỏi trong bảng<br />
management of adrenal insufficiency: clinical insights<br />
câu hỏi. from across Europe". European Journal of Endocrinology,<br />
169(6), R165-R175.<br />
KẾT LUẬN 9. Gudbjornsson B, et al (2002), "Prevalence of long term<br />
steroid treatment and the frequency of decision<br />
Quá trình chuyển ngữ thích ứng văn hóa making to prevent steroid induced osteoporosí<br />
bảng câu hỏi AddiQoL-30 được thực hiện practice". Ann Rheum Dis, 61, 6 - 32.<br />
tuần tự theo quy trình được khuyến cáo bởi 10. Guillemin F, Bombardier C, Beaton D (1993), "Cross-<br />
cultural adaptation of health-related quality of life<br />
Guillemin và Beaton. Bảng câu hỏi thử measures: Literature review and proposed guidelines".<br />
nghiệm trên 20 đối tượng suy thượng thận Journal of Clinical Epidemiology, 46(12), 1417-1432.<br />
do thuốc cho kết quả tốt, được đánh giá là 11. Hahner S, et al (2007), "Impaired subjective health<br />
status in 256 patients with adrenal insufficiency on<br />
dễ hiểu, dễ thực hiện bởi đa số đối tượng standard therapy based on cross-sectional analysis".<br />
tham gia (70% bệnh nhân). Các đối tượng Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 92,<br />
3912 - 3922.<br />
đánh giá bảng câu hỏi khá và rất khó hiểu, 12. Lovas K, Loge JH, Husebye SE (2002), "Subjective<br />
cùng với việc trả lời sót một số câu hỏi trong Health Status in Norwegian patients with Addison's<br />
bảng câu hỏi đã giúp chúng tôi sửa đổi thêm disease". Clinical Endocrinology, 56, 581 - 588.<br />
13. Lovas K, CurranS, Øksnes M, HusebyeES, HuppertFA,<br />
để hoàn chỉnh bảng câu hỏi AddiQoL-30VN. Krishna V, Chatterjee K (2010), "Development of a<br />
Disease-Specific Quality of Life Questionnaire in<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Addison’s Disease". The Journal of Clinical<br />
1. Baek JH, et al (2016), "Recovery of Adrenal Function in Endocrinology & Metabolism, 95(2), 545-551.<br />
Patients with Glucocorticoids Induced Secondary 14. Oksnes M, BensingS, HultingAL, Kampe O(2012),<br />
Adrenal Insufficiency". Endocrinol Metab, 31(1), 153- "Quality of Life in European Patients with Addison's<br />
160. Disease: Validity of the Disease-Specific Questionaire<br />
2. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB AddiQoL". J Clin Endocrinol Metab, 97(2), 568 - 576.<br />
(2000), "Guidelines for the process of cross-cultural 15. Overman RA, et al (2013), "Prevalence of Oral<br />
adaptation of self-report measures". Spine (Phila Pa Glucocorticoid usage in the United States: a general<br />
1976), 25, 3186 - 3191. population perspective.". Arthritis Care Res, 65, 8 - 294.<br />
3. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB 16. Thomsen AF, et al (2006), "The risk of affective<br />
(1998). Recommendation for the Cross-Cultural Adaptation disorders in patients with adrenocortical<br />
of Health Status Measures. American Academy of insufficiency". Psychoneuroendocrinology, 31, 614 - 622.<br />
Orthopaedic Surgeons Institute for Work and Health. 17. Walsh LJ, Wong CA, Pringle M (1996), "Use of Oral<br />
4. Catherine A, Katrin C, Asha H, Neil A (2008), Corticosteroids in the community and the prevention<br />
"Literature Review of Methods to translate Health- of secondary osteoporois: a cross sectional study".<br />
Related Quality of Life Questionaires for Use in BMJ, 313(6 - 344).<br />
Multinational Clinical Trials". Value in health, 11(3), 18. World Health Organization. Process of Translation<br />
509 - 521. and Adaptation of instrument.<br />
5. Chen YC, Chou LF, Chen TJ, Hwang SJ (2010), http://www.who.int/substance_abuse/research_tools/tr<br />
"Adrenal Insufficiency in the Elderly: A Nationwide anslation/en/.<br />
Study of Hospitalizations in Taiwan". The Tohoku<br />
Journal of Experimental Medicine, 221(4), 281-285.<br />
6. Fardet L, Petersen I, Nazareth I (2011), "Description of Ngày nhận bài báo: 18/11/2016<br />
Oral Glucocorticoid prescriptión in general<br />
population". Rev Med Interne, 32, 9 - 594. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/01/2017<br />
7. Forss M, Batcheller G, Skrtic S, Johannsson G (2012), Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br />
"Current practice of glucocorticoid replacement<br />
therapy and patient-perceived health outcomes in<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72 Chuyên Đề Nội Khoa<br />