intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CLOROTHIAZID (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chống chỉ định Suy gan, suy thận nặng (vô niệu). Biểu hiện bệnh gút. Mẫn cảm với các thiazid và với các dẫn chất sulfonamid. Thận trọng Tất cả những người bệnh dùng clorothiazid phải được theo dõi định kỳ chất điện giải trong huyết thanh và nước tiểu (Na, Cl, K, Ca, Mg), nhất là người dùng corticosteroid, ACTH, digitalis, quinidin. Thận trọng trong suy thận, vì có thể làm suy thêm chức năng thận. Thận trọng trong suy gan: Dễ bị hôn mê gan. Người bị gút: Bệnh nặng lên. Ðái tháo đường: Chú ý điều chỉnh thuốc (insulin, thuốc hạ glucose...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CLOROTHIAZID (Kỳ 2)

  1. CLOROTHIAZID (Kỳ 2) Chống chỉ định Suy gan, suy thận nặng (vô niệu). Biểu hiện bệnh gút. Mẫn cảm với các thiazid và với các dẫn chất sulfonamid. Thận trọng Tất cả những người bệnh dùng clorothiazid phải được theo dõi định kỳ chất điện giải trong huyết thanh và nước tiểu (Na, Cl, K, Ca, Mg), nhất là người dùng corticosteroid, ACTH, digitalis, quinidin. Thận trọng trong suy thận, vì có thể làm suy thêm chức năng thận.
  2. Thận trọng trong suy gan: Dễ bị hôn mê gan. Người bị gút: Bệnh nặng lên. Ðái tháo đường: Chú ý điều chỉnh thuốc (insulin, thuốc hạ glucose huyết) vì clorothiazid có thể gây tăng đường huyết. Tác dụng hạ huyết áp của clorothiazid tăng trên người bệnh sau cắt bỏ thần kinh giao cảm. Tăng cholesterol và triglycerid trong máu khi dùng clorothiazid. Chú ý khi dùng ở người cao tuổi. Thời kỳ mang thai Ðã có nhiều báo cáo chứng minh rằng: Các thuốc lợi tiểu thiazid và các thuốc giống thiazid cũng như các thuốc lợi tiểu quai đều qua nhau thai vào thai nhi, gây ra rối loạn điện giải, giảm tiểu cầu và chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cần tránh các thuốc này. Thời kỳ cho con bú Clorothiazid có thể vào được sữa mẹ với lượng có thể gây hại cho trẻ. Vì vậy, phải cân nhắc giữa việc không dùng thuốc hoặc ngừng cho con bú, tùy theo mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
  3. Tác dụng không mong muốn (ADR) Clorothiazid có thể gây mất nhiều kali. Tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng, nên nguy cơ tác dụng có hại có thể giảm bớt khi giảm liều. Sử dụng liều thấp 125 mg/ngày, thường là liều thích hợp cho điều trị chống tăng huyết áp, giảm được nguy cơ mất quá mức kali, cũng giảm nguy cơ tăng acid uric máu và giảm nguy cơ tác dụng có hại trong chuyển hóa glucid. Tác dụng có hại hay gặp ở người bệnh suy chức năng gan, suy tim nặng và người cao tuổi. Thường gặp, ADR > 1/100 Toàn thân: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Chuyển hóa: Giảm kali máu, tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng lipid máu. Tuần hoàn: Giảm thể tích ngoại bào Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim. Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy, co thắt ruột. Da: Mày đay, nhiễm cảm ánh sáng, ban.
  4. Chuyển hóa: Giảm magnesi, giảm natri, giảm kali, giảm clo kiềm hóa máu, giảm phosphat máu. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Toàn thân: Phản ứng mẫn cảm, giảm tình dục, sốt. Máu: Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu. Thần kinh: Dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm. Da: Viêm mạch, ban xuất huyết. Tiêu hóa: Viêm gan, vàng da, ứ mật, viêm tụy. Hô hấp: Khó thở, viêm phổi, phù phổi. Sinh dục tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ. Mắt: Mờ mắt. Hướng dẫn cách xử trí ADR Hạ kali máu: Có thể tránh và điều trị bằng cách dùng thuốc lợi tiểu giảm bài xuất kali hoặc bằng bổ sung kali. Không cần thiết phải bổ sung kali tức thì khi nồng độ kali - huyết thanh lớn hơn 3,0 micromol/lít. Cần thiết bổ sung kali ở
  5. người bệnh có nguy cơ lớn mất nhiều kali, như suy tim nặng, đang dùng digitoxin hoặc đang dùng liều cao thuốc lợi tiểu và ở người suy gan nặng. Chỉ bổ sung kali riêng thôi không đủ để điều trị hạ kali máu ở người bị thiếu cả magnesi máu. Giảm clo máu thường nhẹ, ít khi phải xử trí, trừ khi bị suy gan nặng, suy thận nặng. Cần thiết phải bổ sung clorua khi điều trị chứng nhiễm kiềm chuyển hóa. Giảm natri máu do máu bị pha loãng: Ðiều trị tốt nhất là hạn chế đưa nước vào cơ thể. Nếu thực sự giảm natri máu, thì bổ sung natri là cách điều trị thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2