intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc

Chia sẻ: Nguyen Hung Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc trình bày về cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Âu; cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Mỹ; cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Phi; cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc

CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN<br /> <br /> Thứ Năm, 27/11/2014 14:35'(GMT+7)Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy <br /> cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp quốc<br /> <br /> Hội thảo quốc gia “Vai trò và chức năng của cơ quan nhân quyền quốc gia” là <br /> sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Viện Nghiên cứu Quyền Con người, <br /> Học viện Chính trị ­ Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Raoul <br /> Wallenberd về Nhân quyền và Luật nhân đạo thuộc Đại học Lund, Thụy <br /> Điển. Nhân dịp Hội thảo, Phòng Thông tin điện tử xin trân trọng giới thiệu <br /> bài viết “Cơ chế nhân quyền khu vực: Thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung <br /> của Liên hợp quốc” của TS. Hoàng Văn Nghĩa ­ Viện Nghiên cứu Quyền con <br /> người, Học viện Chính trị ­ Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Bài viết đã <br /> được đăng trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, số 11­2012). <br /> <br /> Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người khu vực là các thể chế, thiết <br /> chế và hệ thống pháp luật cùng quy tắc, tiêu chuẩn và nguyên tắc nhằm bảo <br /> vệ và thúc đẩy quyền con người ở phạm vi khu vực. Các cơ chế này thường <br /> bao gồm: Hiến chương, Công ước Nhân quyền khu vực, Tòa án Nhân quyền <br /> khu vực, các tổ chức giám sát thực hiện nhân quyền ở khu vực…<br /> <br /> Hệ thống bảo vệ và thúc đẩy quyền con người mang tính khu vực phát triển <br /> khá sớm. Ưu điểm của các hệ thống nhân quyền khu vực là bên cạnh việc <br /> phối hợp hành động trong việc giải quyết nhiều vấn đề nhân quyền chung <br /> của khu vực, khả năng xem xét, giải quyết các khiếu kiện của cơ chế này <br /> nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các hệ thống khu vực có thể đưa ra những tiêu <br /> chuẩn nhân quyền và biện pháp thực thi cao hơn[1] hệ thống nhân quyền của <br /> Liên hợp quốc. Trường hợp cơ chế châu Âu về quyền con người là một ví dụ <br /> điển hình.<br /> <br /> Khi vụ việc được đưa ra toà án, các phán quyết nhìn chung được các quốc gia <br /> đặc biệt coi trọng. Một số phán quyết được xem như “án lệ” cho những vụ <br /> kiện tương tự, làm rõ các điều khoản bảo vệ quyền con người, các quy định <br /> trong pháp luật quốc gia phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. <br /> Ngoài ra, các hệ thống khu vực có xu hướng gần gũi hơn với các quan niệm <br /> về văn hóa và tín ngưỡng…<br /> <br /> Sau khi Tuyên ngôn Nhân quyền ra đời, các khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu <br /> Phi đã lần lượt hình thành được các cơ chế nhân quyền khu vực. Các cơ chế <br /> nhân quyền khu vực này luôn được bổ sung, hoàn thiện nhẳm thích ứng với <br /> sự biến đổi chung về kinh tế, chính trị, xã hội.<br /> <br /> Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền Châu Âu<br /> <br /> Khu vực Châu Âu, do tương đồng về nhiều mặt, nên cơ chế bảo vệ quyền <br /> con người phát triển khá mạnh, bao gồm: Hệ thống của Hội đồng Châu Âu <br /> (hiện tại có 47 thành viên[2], của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu <br /> (OSCE) (56 thành viên) và của Liên minh Châu Âu (EU) (27 thành viên).<br /> <br /> Châu Âu là nơi hình thành đầu tiên cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con <br /> người ở cấp độ khu vực; được tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả và <br /> hiệu lực hơn cả trong các khu vực có cơ chế tương tự này. Cơ chế bảo vệ và <br /> thúc đẩy quyền con người ở châu Âu được cấu thành từ hệ thống các văn <br /> kiện khu vực về quyền con người cùng các bộ máy thực thi, bao gồm: Công <br /> ước châu Âu về Bảo vệ quyền con người và Tự do cơ bản được Hội đồng <br /> châu Âu thông qua năm 1950, có hiệu lực năm 1953; Ủy ban Quyền con người <br /> trực thuộc Hội đồng châu Âu (thành lập năm 1954); Tòa án Quyền con người <br /> châu Âu (1959); Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu (gồm ngoại <br /> trưởng hoặc đại diện của các quốc gia thành viên).<br /> <br /> Cơ chế châu Âu bao gồm 3 cấp độ và hình thức: Hội đồng châu Âu, Liên <br /> minh châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Một trong <br /> những cơ quan thiết chế quan trọng của cơ chế châu Âu đó chính là Ủy ban <br /> châu Âu về Nhân quyền, Tòa án Nhân quyền châu Âu…<br /> <br /> Cơ chế giải quyết các khiếu kiện về tình trạng vi phạm quyền con người ở <br /> châu Âu được thực hiện thông qua cơ chế giải quyết trực tiếp theo thẩm <br /> quyền của Công ước châu Âu về quyền con người (ECHR)[3], hoặc trực tiếp <br /> tại Tòa án Nhân quyền châu Âu được thành lập theo Nghị định thư số 11 của <br /> Công ước. Tòa án này được đặt tại thành phố Strassbourg, Cộng hòa Pháp, <br /> hàng năm tiếp nhận hàng chục ngàn hồ sơ khiếu nại của công dân của hầu <br /> hết các quốc gia thuộc Hội đồng châu Âu. Mức độ thụ lý và giải quyết các <br /> vụ việc này, mặc dù so với yêu cầu thực tế chưa đáp ứng được mong đợi của <br /> người dân châu Âu, nhưng đi đầu trong các khu vực có cơ chế tương tự. <br /> Trong 10 năm hoạt động (1998 ­ 2008), Tòa án đã thụ lý và ra phán quyết <br /> được hàng ngàn vụ việc. Số đơn khiếu nại gửi đến Tòa án ngày càng tăng, <br /> phần lớn đền từ các quốc gia mới gia nhập Hội đồng châu Âu. Riêng trong <br /> năm 2008, Tòa án tiếp nhận 49.850 so với năm 2007 là 41.650 đơn. Tính đến <br /> ngày 1­1­2010 đã có 119.300 đơn khiếu kiện đang nằm chờ được xử lý, giải <br /> quyết bởi một cơ quan quyết định. Hơn một nửa trong số các đơn khiếu kiện <br /> này đã được đệ trình lên với những cáo buộc vi phạm từ các nước Nga, Thổ <br /> Nhĩ Kỳ, Ukraine hoặc Romania[4]. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hầu hết <br /> các đơn khiếu kiện này đều không hợp lệ để xem xét vì chúng không thuộc <br /> quyền tài phán của Tòa án Nhân quyền châu Âu. Con số 119.300 các vụ việc <br /> nêu trên đã được xem xét và chờ phán quyết cho thấy mức độ vi phạm quyền <br /> con người diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia thuộc Hội đồng châu Âu.<br /> <br /> Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Mỹ<br /> <br /> Cơ chế châu Mỹ được cấu thành từ những văn kiện chính trị và pháp lý cùng <br /> các thể chế thực thi trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bao <br /> gồm: Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người được Tổ <br /> chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) thông qua năm 1948; Ủy ban Liên Mỹ về <br /> quyền con người thành lập năm 1959 (IACHR); Công ước Liên Mỹ về quyền <br /> con người được thông qua năm 1969; Tòa án Liên Mỹ về quyền con người <br /> Mỹ.<br /> <br /> Tòa án Quyền con người châu Mỹ cùng với Ủy ban Quyền con người châu <br /> Mỹ (IACHR) là hai bộ phận quan trọng và cốt lõi nhất của cơ chế bảo vệ và <br /> thúc đẩy quyền con người ở khu vực này. Giống như cơ chế nhân quyền châu <br /> Âu, Ủy ban và Tòa án Nhân quyền có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc <br /> bảo đảm quyền con người. Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Liên Mỹ về <br /> quyền con người bao gồm 7 ủy viên được bầu chọn bởi Đại hội đồng Tổ <br /> chức các quốc gia châu Mỹ với nhiệm kỳ hoạt động là 4 năm, được lựa chọn <br /> từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và đạo đức tốt trên lĩnh vực tư pháp, pháp <br /> luật và hoạt động nhân quyền của các quốc gia thành viên của tổ chức này. <br /> Tuy nhiên, các ủy viên này làm việc hoàn toàn với tư cách cá nhân, chuyên gia <br /> chứ không phải là đại diện cho các quốc gia thành viên. Ủy ban có một Chủ <br /> tịch và hai Phó Chủ tịch.<br /> <br /> Tòa án Liên Mỹ về Quyền con người gồm 7 thẩm phán, là công dân các quốc <br /> gia thành viên OAS, do Đại hội đồng OAS bầu theo nhiệm kỳ 6 năm, được <br /> tuyển chọn dựa trên các tiêu chí chuyên môn, nghề nghiệp và đạo đức phù <br /> hợp cho vị trí là thẩm phán, thực hiện các chức năng chủ yếu là xét xử và tư <br /> vấn.<br /> Trong việc xét xử các đơn khiếu kiện về tình trạng vi phạm nhân quyền của <br /> các cá nhân hoặc tổ chức, Tòa án Liên Mỹ về quyền con người tiếp nhận hồ <br /> sơ thông qua Ủy ban Liên Mỹ về quyền con người. Ủy ban Liên Mỹ về <br /> Quyền con người sẽ xem xét các hồ sơ khiếu kiện về tình trạng vi phạm <br /> nhân quyền do các công dân hoặc tổ chức thuộc các quốc gia thành viên đệ <br /> trình. Nếu thuộc thẩm quyền và phạm vi giải quyết của Ủy ban, Ủy ban sẽ <br /> xem xét, giải quyết. Tùy theo mức độ và tính chất của các vụ việc mà Ủy ban <br /> sẽ chuyển các hồ sơ đến Tòa án Liên Mỹ về Quyền con người để thụ lý và <br /> xét xử.<br /> <br /> <br /> <br /> Bên cạnh các chức năng xét xử, Tòa án Liên Mỹ về quyền con người có chức <br /> năng tư vấn cho Ủy ban Liên Mỹ về Quyền con người và các quốc gia thành <br /> viên OAS về các vấn đề liên quan đến thực hiện các văn kiện quốc tế và khu <br /> vực (đặc biệt là Công ước Liên Mỹ) về Quyền con người.<br /> <br /> <br /> <br /> Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Phi<br /> <br /> <br /> <br /> Các quốc gia châu Phi cũng hướng tới việc xây dựng mô hình bảo đảm quyền <br /> con người ở cấp khu vực tương tự như châu Âu và châu Mỹ. Cơ chế châu Phi <br /> trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người bao gồm hệ thống văn kiện <br /> khu vực về quyền con người ở châu Phi cùng các thể chế tương ứng, bao <br /> gồm: Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền các dân tộc, <br /> được Tổ chức Liên minh châu Phi thông qua năm 1981; Ủy ban Quyền con <br /> người và Quyền các dân tộc châu Phi năm 1981; Tòa án châu Phi về Quyền <br /> con người và Quyền các dân tộc được thành lập theo Nghị định thư bổ sung <br /> của Hiến chương châu Phi về Quyền con người và Quyền của các dân tộc <br /> được thông qua năm 1998, năm 2004 mới có hiệu lực.<br /> <br /> <br /> <br /> Ủy ban Quyền con người và Quyền các dân tộc châu Phi bao gồm 11 thành <br /> viên được bầu chọn bằng cách bỏ phiếu kín bởi Đại hội đồng châu Phi. Ủy <br /> ban có các chức năng: Bảo vệ các quyền con người và quyền của dân tộc; <br /> thúc đẩy các quyền của con người và quyền của dân tộc; giải thích Hiến <br /> chương châu Phi về quyền con người và quyền của dân tộc (theo Điều 45 <br /> của Hiến chương); chuẩn bị các vụ khiếu kiện liên quan đến quyền con <br /> người do các công dân của các quốc gia thành viên gửi và chuyển cho Tòa án <br /> châu Phi về Quyền con người.<br /> <br /> <br /> <br /> Tòa án Quyền con người châu Phi (hay còn gọi là Tòa án châu Phi về Quyền <br /> con người và Quyền các dân tộc) được sát nhập với Tòa Công lý châu Phi vào <br /> tháng 7­2004 trở thành Tòa án châu Phi về Quyền con người. Cơ cấu tổ chức <br /> của Tòa án bao gồm 11 thẩm phán, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm, hoạt động <br /> kiêm nhiệm, được lựa chọn là các công dân giàu kinh nghiệm trên lĩnh vực xét <br /> xử và quyền con người của các quốc gia thành viên. Thẩm quyền và phạm vi <br /> áp dụng của các phán quyết của Tòa án này còn rất hạn chế so với cơ chế <br /> của khu vực châu Âu và châu Mỹ. Chức năng chính của Tòa án châu Phi về <br /> Quyền con người chủ yếu là tham vấn.<br /> <br /> <br /> <br /> Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền châu Á<br /> <br /> <br /> <br /> Châu Á hiện chưa xây dựng được cơ chế nhân quyền liên chính phủ như <br /> nhiều khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng và nỗ lực vận <br /> động cho một cơ chế nhân quyền chung đang được thúc đẩy.<br /> <br /> <br /> <br /> Trong khi chưa có hệ thống nhân quyền khu vực, một số tổ chức ở châu Á đã <br /> nỗ lực hoạt động nhằm khắc phục những thiếu hụt trên lĩnh vực nhân quyền. <br /> Năm 2005, tại Pataya, Thái Lan, Hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện <br /> châu Á vì hòa bình (AAPP) lần thứ 6 đã thông qua Hiến chương Nhân quyền <br /> của các dân tộc châu Á. Trước đó, năm 1998, tại Hồng Công, 200 tổ chức phi <br /> chính phủ đã nỗ lực cho ra mắt Hiến chương châu Á về quyền con người. <br /> Tuy không gây nhiều ảnh hưởng, nhưng những nỗ lực trên cho thấy nhu cầu <br /> về việc hình thành một hệ thống nhân quyền khu vực châu Á.<br /> Trong khi các quốc gia châu Á chưa đi đến đồng thuận về quan điểm và việc <br /> hình thành cơ chế khu vực châu Á về quyền con người, nhiều tiểu vùng châu <br /> Á khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đã và đang xây dựng, hoàn thiện <br /> một cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.<br /> <br /> <br /> <br /> Dấu mốc quan trọng của quá trình ấy là sự ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông <br /> Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 và Hiến chương ASEAN vào năm 2008. Cùng <br /> với Hiến chương ASEAN, hàng loạt các văn kiện quan trọng khác đã góp <br /> phần vào việc hoàn thiện khung pháp luật và thể chế cho việc bảo vệ và thúc <br /> đẩy quyền con người ở khu vực được xem là năng động nhất trên thế giới <br /> hiện nay. Tại Điều 14 của Hiến chương đã xác lập nguyên tắc về việc thành <br /> lập cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người liên chính phủ. Các văn <br /> kiện quan trọng liên quan, bao gồm: Chương trình hành động Hà Nội (1997 ­ <br /> 2004); Chương trình hành động Vientiane (2004 ­ 2010); Tuyên bố về xóa bỏ <br /> bạo lực chống lại phụ nữ ở khu vực ASEAN (2004); Tuyên bố chống lại <br /> việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở ASEAN (2004); <br /> Khuôn khổ hợp tác ASEAN ­ UNIFEM (2006); Hợp tác ASEAN ­ UNIFEM <br /> về trẻ em; Kế hoạch hành động ASEAN về trẻ em (1993); Tuyên bố ASEAN <br /> về những cam kết về trẻ em ở ASEAN (2001); Tuyên bố ASEAN về bảo vệ <br /> và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú (2007); Tuyên bố Nhân <br /> quyền ASEAN (2012)…<br /> <br /> <br /> <br /> Trong nỗ lực hướng tới một cộng đồng chung về kinh tế, chính trị vào năm <br /> 2015, tháng 9­2009, ASEAN đã ra mắt Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về <br /> nhân quyền (AICHR). Tháng 4­2010, tại Hà Nội, Ủy ban ASEAN về thúc đẩy <br /> và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC) ra đời, đồng thời thảo luận <br /> sớm thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền của Hiệp hội. Những năm gần đây, <br /> bên lề các cuộc hội nghị thượng đỉnh các quốc gia ASEAN đều có một hình <br /> thức tập hợp và hoạt động của các tổ chức xã hội dưới hình thức diễn đàn. <br /> Tại đây, mọi vấn đề nhân quyền bức xúc đều được đưa ra thảo luận nhằm đi <br /> đến kiến nghị tập thể đối với các chính phủ.<br /> Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) là một cơ quan thúc <br /> đẩy và bảo vệ quyền con người cấp tiểu khu vực, được thành lập ngày 23­<br /> 10­2009 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 họp tại Cha Am Hua <br /> Hin, Thái Lan theo Điều 14 của Hiến chương ASEAN: “Phù hợp với mục <br /> đích và các nguyên tắc của Hiến chương ASEAN liên quan đến việc thúc đẩy <br /> và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản, ASEAN sẽ thành lập một cơ quan nhân <br /> quyền ASEAN”.<br /> <br /> <br /> <br /> Tuyên bố Cha Am Hua Hin về việc thành lập AICHR ghi nhận rằng AICHR <br /> là một bộ phận không thể tách rời của cơ cấu tổ chức của ASEAN, của hợp <br /> tác liên chính phủ giữa 10 quốc gia thành viên nhằm xây dựng cơ chế hợp tác <br /> khu vực về nhân quyền. Nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động của AICHR là <br /> thông qua tham vấn và đồng thuận trong quá trình hoạch định chính sách liên <br /> quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở mỗi quốc gia thành <br /> viên và toàn bộ khối ASEAN.<br /> <br /> <br /> <br /> AICHR tiến hành hai cuộc họp thường xuyên hàng năm và các cuộc họp bất <br /> thường khi cần thiết. Kể từ năm 2010 đến nay AICHR tiến hành nhiều cuộc <br /> họp và đối thoại và đối thoại với Cao ủy Nhân quyền của Liên hợp quốc, <br /> Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), Ủy ban Liên minh châu Âu, <br /> Hội đồng châu Âu và Tòa án Nhân quyền châu Âu.<br /> <br /> <br /> <br /> Chức năng và nhiệm vụ của AICHR được quy định rõ trong Điều khoản <br /> Tham chiếu (TOR) của AICHR bao gồm 14 nhiệm vụ/ thẩm quyền: Xây <br /> dựng các chiến lược thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản bổ <br /> sung vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; Xây dựng Tuyên bố Nhân quyền <br /> ASEAN; Tăng cường nhận thức về nhân quyền giữa các dân tộc ASEAN <br /> thông qua giáo dục, nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền thông tin; Thúc đẩy <br /> việc xây dựng năng lực hiệu quả của việc thực hiện các nghĩa vụ điều ước <br /> quyền con người quốc tế bởi các quốc gia thành viên ASEAN; khuyến khích <br /> các quốc gia thành viên ASEAN xem xét việc gia nhập và phê chuẩn các văn <br /> kiện nhân quyền quốc tế; Thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các văn kiện <br /> ASEAN về quyền con người; Cung cấp các dịch vụ tham vấn và hỗ trợ kỹ <br /> thuật về các vấn đề nhân quyền cho các Cơ quan của ASEAN theo yêu cầu; <br /> Tham gia vào đối thoại và tham vấn với các Cơ quan ASEAN và các Thể chế <br /> gắn với ASEAN, bao gồm các tổ chức xã hội dân sự; Tham vấn, khi cần <br /> thiết, với các thể chế quốc tế, khu vực và quốc gia và các cơ quan hữu quan <br /> về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; Thu nhận thông tin từ các quốc <br /> gia thành viên ASEAN về việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; Xây dựng các <br /> cách tiếp cận và quan điểm chung về các vấn đề quan tâm nhân quyền của <br /> ASEAN; Nghiên cứu các vấn đề dựa trên chủ đề về nhân quyền ở ASEAN; <br /> Đệ trình một báo cáo hàng năm về các hoạt động và các báo cáo khác khi cần <br /> thiết lên Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN; Thực hiện bất cứ nhiệm vụ khác <br /> nào được giao cho từ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.<br /> <br /> <br /> <br /> Mặc dù đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quy chế về tổ chức và <br /> hoạt động, AICHR bước đầu đóng góp tích cực vào quá trình bảo vệ và thúc <br /> đẩy quyền con người ở khu vực ASEAN cũng như tăng cường đối thoại, <br /> hiểu biết lẫn nhau về quyền con người giữa các quốc gia thành viên cũng như <br /> giữa ASEAN và các tổ chức, thể chế khu vực, quốc gia và quốc tế trên phạm <br /> vi toàn thế giới. Ngoài các tiểu khu vực Nam Á và Đông Nam Á có các cơ chế <br /> bảo đảm quyền con người, các tiểu khu vực khác như khu vực các quốc gia <br /> Arab ở Trung Đông cũng đã xây dựng được Hiến chương và đang xúc tiến <br /> thành lập Ủy ban nhân quyền. Sự phát triển của các cơ chế nhân quyền khu <br /> vực góp phần bổ sung và thúc đẩy cơ chế nhân quyền chung của Liên hợp <br /> quốc.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> [1] Chẳng hạn, Công ước nhân quyền châu Mỹ xác định: “Mọi người có <br /> quyền được tôn trọng sự sống của mình. Quyền này được pháp luật bảo vệ <br /> và nói chung, từ thời điểm thụ thai. Không ai có thể bị tước đoạt sự sống một <br /> cách trái pháp luật”.<br /> [2]Một trong những điều kiện để gia nhập Liên minh châu Âu đó chính là <br /> quốc gia đó phải trở thành thành viên của Công ước nhân quyền châu Âu.<br /> <br /> <br /> <br /> [3]Ủy ban này chấm dứt hoạt động vào năm 1990.<br /> <br /> <br /> <br /> [4]Xem Trích lục từ Cẩm nang Tòa án Nhân quyền châu Âu, <br /> http://www.echr.coe.int/ECHR/en/Header/Press/Information+sheets/Factsheets<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2