Cổ chướng (báng bụng)
lượt xem 5
download
Cổ chướng (báng bụng) là tình trạng tích tụ dịch (thường là thanh dịch, là chất dịch trong và có màu vàng xanh) bên trong ổ bụng (ổ phúc mạc). Ổ bụng nằm phía dưới lồng ngực và được phân cách với lồng ngực bởi cơ hoành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cổ chướng (báng bụng)
- Cổ chướng (báng bụng) Cổ chướng (báng bụng) là tình trạng tích tụ dịch (thường là thanh dịch, là chất dịch trong và có màu vàng xanh) bên trong ổ bụng (ổ phúc mạc). Ổ bụng nằm phía dưới lồng ngực và được phân cách với lồng ngực bởi cơ hoành. Dịch cổ chướng có thể có nhiều nguồn gốc chẳng hạn như do bệnh gan, do ung thư, suy tim xung huyết, hoặc suy thận
- Nguyên nhân Nguyên nhân gây cổ chướng thường gặp nhất là bệnh gan hoặc xơ gan. Gần 80% trường hợp bệnh nhân bị cổ chướng được cho là do xơ gan. Mặc dù cơ chế chính xác gây ra tình trạng cổ chướng vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng những giả thuyết thường gặp nhất cho là thủ phạm chính là do tăng áp cửa (tăng áp lực của dòng máu bên trong gan). Nguyên lý cơ bản cũng tương tự như tình trạng phù nề ở những nơi khác trong cơ thể do sự mất cân bằng giữa áp lực bên trong hệ tuần hoàn (nơi có áp lực cao) và bên ngoài hệ tuần hoàn, trong trường hợp này là áp lực ở bên trong ổ bụng (nơi có áp lực thấp). Sự gia tăng áp lực máu của hệ cửa và giảm albumin (một loại protein di chuyển trong máu) có thể là những yếu tố chịu trách nhiệm chính trong việc tạo lập ra độ chênh lệch về áp lực dẫn đến cổ chướng. Những yếu tố khác có thể góp phần hình thành cổ chướng bao gồm tình trạng giữ muối và nước. Các bộ phận cảm ứng của thận có thể nhận ra được những biến đổi khi thể tích máu tuần hoàn giảm xuống do sự hình thành của dịch báng làm rút đi một phần thể tích từ máu. Những tín hiệu này sẽ khiến cho thận tái hấp thu lại nhiều muối và nước hơn để bù đắp lại phần thể tích đã mất. Một số nguyên nhân khác gây ra cổ chướng có liên quan đế sự gia tăng độ chênh lệch áp lực bao gồm bệnh suy tim xung huyết và suy thận nặng do dịch bị tích tụ lại ở khắp cơ thể. Trong một số hiếm trường hợp, áp lực gia tăng ở hệ cửa có thể gây ra bởi sự tắc nghẽn từ bên trong hoặc bên ngoài các mạch máu cửa dẫn đến tăng áp cửa không do xơ gan. Chẳng hạn như có thể có một khối u đè ép vào các mạch máu cửa từ bên trong ổ bụng hoặc các cục máu đông hình thành bên trong các mạch cửa gây tắc nghẽn dòng lưu thông bình thường của máu và gia tăng áp lực bên trong các mạch máu (chẳng hạn như hội chứng Budd-Chiari). Ngoài ra cổ chướng cũng có thể được gây ra bởi ung thư, và loại cổ chướng này được gọi là cổ chướng ác tính. Những loại cổ chướng này thường là những biểu hiện của các ung thư giai đoạn tiến triển của các cơ quan trong ổ bụng, chẳng hạn như ung thư đại tràng, ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư bạch huyết, ung thư phổi, hoặc ung thư buồng trứng. Dịch cổ chướng do tụy có thể gặp ở những bệnh nhân bị viêm tụy mạn tính. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tụy mạn tính là nghiện rượu kéo dài. Dịch cổ chướng do tụy cũng có thể gặp ở những bệnh nhân viêm tụy cấp cũng như bị chấn thương tụy.
- Các loại cổ chướng Thông thường, cổ chướng được chia ra làm 2 loại: cổ chướng dịch thấm và cổ chướng dịch tiết. Sự phân loại được dựa vào lượng protein có trong dịch. Có một hệ thống hữu dụng hơn được thiết kế dựa trên sự so sánh giữa lượng albumin có trong dịch cổ chướng so với albumin huyết thanh (lượng albumin có trong máu). Hệ thống này được gọi là SAAG (Serum Ascites Albumin Gradient, có nghĩa là độ chênh lệch giữa Albumin trong huyết thanh với dịch cổ chướng). Dịch cổ chướng do tăng áp cửa (xơ gan, suy tim xung huyết, Budd-Chiari) thông thường lớn hơn 1.1. Dịch cổ chướng gây ra do nguyên nhân khác (ác tính, viêm tụy) thấp hơn 1.1. Các yếu tố nguy cơ của cổ chướng Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cổ chướng là xơ gan. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây cổ chướng tương tự như các yếu tố nguy cơ gây xơ gan. Các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất bao gồm: bệnh viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, và nghiện rượu kéo dài. Những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác liên quan đến các bệnh lý nền khác, chẳng hạn như bệnh suy tim xung huyết, các bệnh lý ác tính, và bệnh thận. Các triệu chứng của cổ chướng Có thể cổ chướng không gây ra triệu chứng, đặc biệt là nếu như lượng dịch ít (thường khoảng dưới 100-400 ml ở người lớn). Khi dịch tích tụ nhiều hơn, thường sẽ thấy tăng kích thước vòng bụng. Đau bụng, khó chịu, chướng bụng cũng thường gặp khi dịch cổ chướng nhiều hơn. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó thở khi lượng dịch tích tụ nhiều do có sự gia tăng áp lực lên cơ hoành và sự di chuyển của dịch xuyên qua cơ hoành vào lồng ngực để gây tràn dịch màng phổi. Bụng phình lớn biến dạng do dịch cổ chướng cũng thường gặp ở nhiều bệnh nhân. Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
- Những bệnh nhân bị cổ chướng nên được theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ thuộc những chuyên khoa có liên quan. Các bác sĩ về tiêu hóa và gan mật thường sẽ theo dõi những bệnh nhân bị cổ chướng do bệnh lý của gan. Những bác sĩ chuyên khoa khác cũng có thể điều trị cho những bệnh nhân bị cổ chướng do những nguyên nhân hoặc bệnh lý thuộc chuyên khoa của mình. Nếu cổ chướng gây ra các triệu chứng như khó thở, khó chịu ở bụng, hoặc không thể thực hiện được những công việc hằng ngày (chẳng hạn như đi bộ), bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ biết. Chẩn đoán Chẩn đoán tình trạng cổ chướng được dựa vào thăm khám lâm sàng kết hợp với một bệnh sử chi tiết để xác định được những nguyên nhân gây ra do cổ chướng thường được xem là một triệu chứng không đặc hiệu của những bệnh khác nhau gây ra. Nếu dịch cổ chướng lớn hơn 500ml, nó có thể được biểu hiện trên lâm sàng bởi hình ảnh hai bên hông phình to ra và có những làn sóng dịch khi bác sĩ thực hiện các động tác thăm khám trên bụng. Siêu âm bụng có thể phát hiện ra dịch cổ chướng với lượng thấp hơn. Đôi khi dịch cổ chướng được phát hiện một cách tình cờ khi siêu âm hoặc CT để đánh giá một bệnh khác. Chẩn đoán (các) bệnh lý nền gây ra cổ chướng là phần quan trọng nhất của quá trình tìm hiểu nguyên nhân cổ chướng. Bệnh sử có thể cung cấp các đầu mối dẫn đến những nguyên nhân nền và thường nó sẽ bao gồm những câu hỏi về những bệnh lý của gan đã được chẩn đoán trước đó, viêm gan siêu vi và các yếu tố nguy cơ của nó, nghiện rượu, tiền sử gia đình có liên quan đến bệnh gan, suy tim, tiền sử ung thư, và tiền sử dùng thuốc. Xét nghiệm máu đóng một vai trò thiết yếu trong việc đánh giá nguyên nhân gây cổ chướng. Một bảng chức năng chuyển hóa hoàn chỉnh có thể khảo sát được những tổn thương của gan, tình trạng chức năng của gan và thận, nồng độ các chất điện giải. Công thức máu cũng có ích trong việc cung cấp những đầu mối dẫn đến các bệnh lý nền. Chức năng đông máu (thời gian prothrombin) có thể bất thường do suy chức năng gan và không sản xuất đủ các protein đóng vai trò đông máu. Đôi khi, nguyên nhân gây ra cổ chướng có thể không xác định được nếu chỉ dựa trên bệnh sử, thăm khám, và các kết quả xét nghiệm và hình ảnh học. Khi đó có thể cần phải phân tích dịch cổ chướng để thu nhận thêm được những dữ liệu chẩn đoán sâu hơn nữa. Để có
- thể phân tích dịch cổ chướng ta cần phải thực hiện thủ thuật chọc dò màng bụng. Thủ thuật này được thực hiện như sau: ban đầu là sát trùng khu vực sẽ chọc dò ở trên bụng, rồi sau đó với sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ sẽ đâm kim vào trong ổ bụng và hút dịch ra ngoài rồi gửi đến phòng xét nghiệm phân tích. Nếu chọc dò ổ bụng với mục đích chẩn đoán thì chỉ cần một lượng nhỏ (khoảng 20cc) là đủ. Nếu chọc dò ổ bụng với mục đích làm giảm nhẹ các triệu chứng do cổ chướng gây ra thì có thể cần phải lấy ra một lượng dịch lớn hơn, lên đến vài lít. Dịch sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích ngay sau khi được hút ra ngoài. Thông thường, phòng xét nghiệm sẽ phân tích các chỉ số sau: số lượng và các thành phần của bạch cầu và hồng cầu, nồng độ albumin, cấy và nhuộm gram để tìm vi khuẩn, nồng độ amylase, glucose, protein toàn phần, và tế bào học (các tế bào ác tính hoặc ung thư). Các kết quả sau đó sẽ được các bác sĩ phân tích để đánh giá sâu hơn và xác định nguyên nhân khả dĩ có thể gây ra cổ chướng. Điều trị Điều trị cổ chướng tùy thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra nó. Chẳng hạn như nếu là carninoma ổ phúc mạc hoặc cổ chướng ác tính thì có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ không ung thư và hóa trị, nếu cổ chướng có nguyên nhân do suy tim thì các xử lý là điều trị trực tiếp bệnh tim bằng các biện pháp y học và chế độ dinh dưỡng. Do xơ gan là nguyên nhân chính gây ra cổ chướng nên nó sẽ là tiêu điểm mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần này. Chế độ ăn Trong chế độ ăn của những người bị cổ chướng do xơ gan thường giới hạn ăn muối và cần phải uống thêm thuốc lợi tiểu để phụ trợ. Giới hạn lượng muối tiêu thụ xuống còn thấp hơn 2g mỗi ngày là một cách rất thiết thực, có khả năng thành công và được khuyến khích rộng rãi cho những bệnh nhân bị cổ chướng. Trong phần lớn trường hợp, phương pháp này cần phải được kết hợp thêm với thuốc lợi tiểu do chỉ hạn chế muối đơn thuần thường không có hiệu quả trong điều trị cổ chướng. Thuốc Thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp thận tăng đào thải muối và nước.
- Công thức sử dụng thuốc lợi tiểu trong trường hợp điều trị cổ chướng có nguyên nhân từ gan là phối hợp giữa spironolactone (Aldactone) và furosemide (Lasix). Liều thông thường được sử dụng khi khởi trị là uống một liều dung nhất mỗi ngày gồm 100 mg spironolactone và 40 mg furosemide. Sau đó có thể tăng lên dần để đạt được đáp ứng phù hợp cho đến liều tối đa là 400 mg spironolactone và 160 mg furosemide, cho đến chừng nào bệnh nhân có thể dung nạp tốt với liều tăng lên mà không có tác dụng phụ nào. Nên uống tất cả các loại thuốc này chung với nhau vào buổi sáng để tránh tiểu nhiều vào ban đêm. Chọc dò ổ bụng điều trị Đối với những bệnh nhân không đáp ứng tốt hoặc không thể dung nạp với công thức điều trị trên thì cần phải chọc dò ổ bụng để rút một lượng dịch lớn ra ngoài nhằm mục đích điều trị. Mỗi lần có thể rút ra ngoài một cách an toàn khoảng vài lít (đến khoảng 4 đến 5 lít). Đối với những bệnh nhân bị cổ chướng ác tính, thủ thuật này còn có thể cho hiệu quả tốt hơn là sử dụng lợi tiểu. Phẫu thuật Đối với những trường hợp khó điều trị hơn có thể cần phải phẫu thuật để kiểm soát tình trạng cổ chướng. Phẫu thuật tạo shunt nối hệ cửa trong gan với tĩnh mạch cảnh là thủ thuật được thực hiện trên tĩnh mạch cảnh trong (một tĩnh mạch chính ở cổ) dưới gây tê cục bộ bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh can thiệp. Một shunt nối sẽ được đặt giữa hệ tĩnh mạch cửa và hệ tĩnh mạch hệ thống (các tĩnh mạch đưa máu quay ngược trở về tim), do đó có thể làm giảm bớt áp lực ở hệ tĩnh mạch cửa. Thủ thuật này được thực hiện ở những bệnh nhân chỉ có đáp ứng đôi chút với các phương pháp điều trị tích cực. Nó cho thấy có thể làm giảm cổ chướng và giới hạn lại hoặc loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng lợi tiểu trong phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các biến chứng đáng kể, chẳng hạn như bệnh não gan và thậm chí là tử vong. Những vị trí đặt shunt truyền thống (shunt tĩnh mạch-ổ bụngj và shunt cửa- chủ) hiện nay không được thực hiện do chúng có tỷ lệ gây biến chứng cao. Ghép gan Cuối cùng, đối với những trường hợp cổ chướng do suy gan, có thể xem xét ghép gan khi bệnh nhân bị xơ gan nặng. Quá trình ghép gan
- rất phức tạp và kéo dài, và nó đòi hỏi cần phải được theo dõi rất sát và được thực hiện bởi các chuyên gia. Biến chứng Một số biến chứng của cổ chướng liên quan đến kích thước của nó. Sự tích tụ dịch trong ổ bụng có thể gây khó thở do đè ép vào cơ hoành và gây tràn dịch màng phổi. Một biến chứng nghiêm trọng khác của cổ chướng là tình trạng nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân bị cổ chướng do tăng áp cửa, vi khuẩn từ ruột có thể tự động xâm nhập vào dịch ổ bụng (dịch cổ chướng) và gây nhiễm trùng. Trường hợp này được gọi là viêm phúc mạc tự phát do vi trùng. Trong dịch cổ chướng có rất ít kháng thể và do đó, đáp ứng miễn dịch trong dịch cổ chướng rất yếu. Chẩn đoán viêm phúc mạc tự phát do vi trùng được xác nhận bằng cách chọc dò dịch màng bụng rồi đem đi phân tích để đếm số lượng bạch cầu có trong đó hoặc tìm bằng chứng về sự hiện diện của vi khuẩn. Hội chứng thận gan hiếm gặp, nhưng nó có thể rất nặng nề và có thể gây tử vong (khả năng sống trung bình khoảng từ 2 tuần cho đến 3 tháng), nó là biến chứng của tình trạng cổ chướng do xơ gan dẫn đến suy thận tiến triển. Cơ chế chính xác của hội chứng này vẫn chưa được hiểu hết, nhưng nó có thể là do sự thay đổi của dịch, giảm lượng máu đến thận, dùng lợi tiểu quá nhiều, và tiêm những loại thuốc hoặc chất cản quang có thể gây nguy hại cho thận. Phòng ngừa Phòng ngừa dịch cổ chướng phụ thuộc phần lớn vào việc phòng tránh những yếu tố nguy cơ của các bệnh gây ra cổ chướng. Ở những bệnh nhân có bệnh gan nặng và xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào, việci tránh uống các chất có cồn có thể làm giảm một cách đáng kể nguy cơ gây ra cổ chướng. Những thuốc kháng viêm không steroid (Advil, Motrin, v.v...) cũng nên được hạn chế ở những bệnh nhân xơ gan do chúng có thể làm giảm bớt lượng máu đến thận, do đó làm giảm sự đào thải muối và nước. Tuân theo chế độ ăn hạn chế muối cũng là một cách phòng chống sự hình thành cổ chướng đơn giản. Tiên lượng Tiên lượng của những bệnh nhân cổ chướng phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra và độ nặng của nó. Thông thường, tiên lượng của những trường hợp cổ chướng ác tính
- rất xấu, Hầu hết các trường hợp có thời gian sống trung bình còn lại vào khoảng từ 20 đến 58 tuần tùy thuộc vào loại ác tính được xác định. Cổ chướng do xơ gan thường là một dấu hiệu của bệnh gan nặng và nó thường có tiên lượng khá (tỷ lệ sống sau 3 năm khoảng 50%). Cổ chướng do suy tim cũng có tiên lượng khá do bệnh nhân có thể sống thêm được vài năm nếu điều trị tốt (theo một nghiên cứu lớn cho thấy thời gian sống còn trung bình vào khoảng 1.7 năm đối với nam giới và khoảng 3.8 năm đối với nữ giới) Tóm tắt Cổ chướng (báng bụng) là tình trạng tích tụ dịch bất thường trong ổ bụng (ổ phúc mạc). Nguyên nhân gây ra cổ chướng thường gặp nhất là xơ gan. Cách điều trị cổ chướng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XQUANG BỤNG KHÔNG SỬA SOẠN
22 p | 281 | 37
-
Ngộ độc (Phần 1)
6 p | 151 | 35
-
ĐIỀU TRỊ XƠ GAN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
22 p | 207 | 34
-
Bài giảng nội khoa : TIÊU HÓA part 10
8 p | 125 | 19
-
CÁCH ĐIỀU TRỊ XƠ GAN VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
21 p | 108 | 8
-
Chữa bệnh bằng gạo nếp
5 p | 86 | 6
-
Chẩn đoán và điều trị các thoát vị thành bụng khác
4 p | 111 | 6
-
Chiếu xạ lương thực để loại bỏ chứng trướng bụng
6 p | 87 | 6
-
Thăng ma - Vị thuốc trị đau răng
3 p | 83 | 6
-
Không nên tráng miệng bằng hoa quả
5 p | 105 | 6
-
Giáo trình Điều trị đau – Cơ sở sinh học và bệnh học
361 p | 36 | 6
-
Hơi trong ruột (Phần 2)
10 p | 96 | 5
-
sổ tay phẫu thuật bằng hình vẽ (tập cổ - ngực - bụng): phần 2
189 p | 95 | 4
-
Chấn thương túi mật
14 p | 88 | 4
-
Trị chứng đầy bụng khó tiêu ngày lễ Tết
6 p | 52 | 3
-
sổ tay phẫu thuật bằng hình vẽ (tập cổ - ngực - bụng): phần 1
92 p | 49 | 3
-
Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu thành bụng trong đánh giá vạt ghép trước phẫu thuật tái tạo vú bằng vạt tự thân
7 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn