intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cô giáo liệt dạy học sinh mù

Chia sẻ: Co Don | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơn bạo bệnh lúc 2 tuổi đã làm thân hình cô bé xinh xắn ngày nào trở nên cong queo, bại liệt… Cuộc đời tưởng chừng khép lại, nhưng từ tận cùng nỗi bất hạnh, cô bé đã vươn lên chiến thắng chính bản thân mình. Và tiếp tục trên đôi nạng gỗ, cô giáo khuyết tật Nguyễn Thị Hải Ly ngày ngày đưa "ánh sáng" tin học đến cho học sinh khiếm thị tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên – Huế. Không gục ngã trước số phận Vịn tay vào lan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cô giáo liệt dạy học sinh mù

  1. Cô giáo liệt dạy học sinh mù Cơn bạo bệnh lúc 2 tuổi đã làm thân hình cô bé xinh xắn ngày nào trở nên cong queo, bại liệt… Cuộc đời tưởng chừng khép lại, nhưng từ tận cùng nỗi bất hạnh, cô bé đã vươn lên chiến thắng chính bản thân mình. Và tiếp tục trên đôi nạng gỗ, cô giáo khuyết tật Nguyễn Thị Hải Ly ngày ngày đưa "ánh sáng" tin học đến cho học sinh khiếm thị tại Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  2. Không gục ngã trước số phận Vịn tay vào lan can cầu thang, kẹp chiếc nạng gỗ bên sườn, thấp thểnh những bước chân khập khiễng, cô nhẫn nại trong từng bước đi khó nhọc. Hơn 30 bậc thang, giọt mồ hôi cô lẫm thẫm trên khuôn mặt dù Huế đang chớm lạnh. "Mệt nhưng vui chú ạ! cứ nghĩ đến các em học sinh đang chờ mình ở trên thì dù có khó khăn mấy tôi cũng cố gắng để đến kịp vào các tiết học", cô Ly tâm sự khi vừa đặt được chân lên bậc thang cuối. Cô vội vàng vịn vào tường rồi tất tả đến lớp học, cứ như cái cảm giác này luôn thường trực từ ngày cô đến với trung tâm và cũng là động lực thúc đẩy cô để chiến thắng những khó khăn thường gặp. Cứ thế, ngày ngày cô giáo đến với lớp học bằng niềm đam mê, chia sẻ. Với cô, các em có ý nghĩa đặc biệt, đến với các em cũng chính là để cô chiêm nghiệm lại những tháng ngày cơ cực của mình. Giọng cô trầm buồn với ánh mắt gợi miền ký ức xa xôi, gian khổ. Là con út trong gia đình nghèo có tới 10 anh chị em, khi lên 2 tuổi, Hải Ly bị sốt bại liệt. Gia đình đã chạy thầy chạy thuốc nhiều nơi nhưng cũng chỉ giúp được nửa
  3. phần thân trên của Hải Ly có thể cử động được. Mọi sinh hoạt của Hải Ly đều nhờ đến sự trợ giúp của những người thân trong gia đình và bạn bè. y (bên phải) đang hướng dẫn cho học trò thực hành trên máy tính. Ảnh: PV. Khi Hải Ly lên 8 tuổi, ba của cô qua đời sau một cơn bạo bệnh. Gánh nặng cơm áo gia đình đè nặng lên đôi vai gầy của người mẹ. Thương mẹ, Hải Ly đêm ngày tập luyện để có thể tự lo cho bản thân, và cuối cùng cô cũng có thể tự đi lại được dưới sự hỗ trợ của đôi nạng sắt. Cũng chính hoàn cảnh đó đã hun đúc trong cô bé khuyết tật ý chí vươn lên bằng chính con đường học vấn. Hải Ly kể
  4. lại: "Mỗi khi nghe mấy đứa bạn ở nhà bên cạnh học bài mình càng thấy tủi thân. Nhìn mẹ quẩy gánh hàng rong đi sớm về khuya mình tự nhủ: "Phải học, học để có nghề, có nghiệp, học để mai này mẹ đỡ khổ" và mình đã đầu tư hết cho việc học". Ý chí là thế nhưng khi đến trường, Hải Ly vẫn không tránh khỏi những mặc cảm. Nhiều khi ngồi trong phòng học, nhìn các bạn cùng trang lứa tự do vui đùa, trong cô lại trào lên những ước muốn và cả sự tủi thân. Dằn lòng, rồi quyết tâm, cuối cùng Hải Ly cũng là sinh viên Khoa Ngữ Văn (khóa 24) Trường Đại học Khoa học Huế. Năm 2004, Hải Ly ra trường với tấm bằng cử nhân. Điểm đến xin việc làm đầu tiên của cô chính là Trung tâm Giáo dục – Hướng nghiệp trẻ em mù của tỉnh. May mắn được Trung tâm đón nhận, rồi được cử đi học lớp đào tạo giáo viên dạy vi tính cho người mù, từ một cử nhân ngành Văn, Hải Ly đã sớm bước vào nghề giáo viên dạy tin học cho trẻ em mù và khiếm thị tại Trung tâm. Gieo "ánh sáng" tin học cho trẻ em mù
  5. Căn phòng tin học đang í ới tiếng nói cười, bỗng im phăng phắc khi nghe thấy tiếng bước chân quen thuộc và tiếng chào của cô. Nghe! Vì các em chẳng thể nhìn như những người bình thường. Cả cô trò đều chung một hoàn cảnh tật nguyền và đều cùng sự cảm thông, chia sẻ. Lớp học cho các em khiếm thị nằm trên tầng 2 của dãy nhà mới xây chuẩn bị bước vào một giờ học quan trọng và khó khăn. "Dạy máy tính cho các em bình thường đã khó, ở đây còn khó hơn vì các em bị khiếm thị… Phải chỉ bảo từng chút, đặt tay, hướng dẫn các em mới có thể hiểu được", cô Ly cho biết. Chăm chỉ, nhẫn nại, cả cô và trò đều say sưa với bàn phím máy tính và gửi gắm một niềm ước mơ phía "ánh sáng" tâm hồn. Những ngày đầu, việc dạy học cho các em thật không dễ chút nào. Từ việc tập cho các em làm quen với bàn phím, thanh công cụ, Hải Ly lại phải lo dạy tiếng Anh, rồi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt… Nhưng với nghị lực sống, lòng tận tụy đến quên mình của cô giáo 26 tuổi này, giờ đây nhiều em đã sử dụng thành thạo máy tính.
  6. Cô tâm sự: "Thú thật hồi mới dạy mình cũng nản nhưng rồi thấy các em khiếm thị ham vi tính nên mình đã gắng hết sức và bây giờ các bạn thấy đó…". Cô Bùi Thị Xím, 36 tuổi, giáo viên khiếm thị tại Trung tâm cũng không hết lời khen cô bạn đồng nghiệp: "Hải Ly là một người thực sự có tâm với nghề. Đến với Trung tâm này chỉ có những người giàu nghị lực, yêu nghề, yêu học sinh mới có thể sống được với nghề và Hải Ly là một trong số những giáo viên tại đây đã làm được điều đó". Rời Trung tâm, đọng lại trong chúng tôi là hình ảnh cô giáo ngồi xe lăn đang tận tụy hướng dẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2