Cỗ hậu sự
lượt xem 5
download
Thanh minh, Khải về quê. Rất đều đặn, năm nào Khải cũng gắng về, cả năm có một ngày con cháu viếng thăm, nhặt cỏ, vun đất mồ mả ông bà, tổ tiên. Một lẽ nữa, cứ tiết Thanh Minh, Khải lại nhớ tới bà cụ Và cùng lời bà lão mặc cả: “Sau này bà mất, Thanh Minh, cháu nhớ ra thắp hương mộ bà, cháu nhá! ” Về đến nhà, còn đang ngoài sân, Khải đã nghe âm thanh lạ tai - trống, phách, thanh la và tiếng người ê a từ nhà ai đó trong xóm vang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cỗ hậu sự
- Cỗ hậu sự Thanh minh, Khải về quê. Rất đều đặn, năm nào Khải cũng gắng về, cả năm có một ngày con cháu viếng thăm, nhặt cỏ, vun đất mồ mả ông bà, tổ tiên. Một lẽ nữa, cứ tiết Thanh Minh, Khải lại nhớ tới bà cụ Và cùng lời bà lão mặc cả: “Sau này bà mất, Thanh Minh, cháu nhớ ra thắp hương mộ bà, cháu nhá! ” Về đến nhà, còn đang ngoài sân, Khải đã nghe âm thanh lạ tai - trống, phách, thanh la và tiếng người ê a từ nhà ai đó trong xóm vang vọng. Vừa nói chuyện với bố mẹ, Khải vừa tò mò nghe âm thanh là lạ kia. Chả phải trống phách đám ma, chả ra đàn hát đám cưới. Không nén nổi tò mò, Khải hỏi mẹ về tiếng leng beng đó. Mẹ Khải trả lời: - Cúng kem. Nhà thằng Dần cúng kem bố nó đấy! - Cúng kem là gì hở mẹ?” Nghe con trai hỏi, bố Khải giọng mỉa mai: “Khốn nạn...! Cúng cho chết (!)” Còn mẹ Khải giọng ái ngại, giải thích cho con: “Ông ấy đã lạnh chân, lạnh ngực... Khổ, ngấp ngoái mãi mà chưa đi được. Thấy bảo thằng Dần mang cả bộ đồ nghề dao, liếc giết trâu của bố nó, chao trước mặt...” Tiếng bố Khải dài giọng, cắt ngang: - Hừ... ác giả ác báo. Cái lão Lem đó, muốn chết, thằng con trai phải xôi thịt tế khối kẻ sống, người chết ở cái làng này, may ra mới nhắm mắt được...” - Thôi, thôi, ông ơi!... người ta sắp mất rồi, còn nỡ chấp! Nghe bố mẹ đối đáp về ông Lem, Khải chợt nhớ đến câu chuyện có liên quan đến ông ta và hai con lợn còi nhà Khải ngày trước. Lúc đó Khải độ mười một, mười hai tuổi. Nhà Khải nuôi con lợn sề. Lứa ấy lợn đẻ được bảy con. Nái sề đã xấu sữa, lại vụng nuôi con. Lứa lợn chỉ bán được ba, hai con bị dẫm chết, hai con còi cọc quá, chả ai mua, nhà Khải đành để nuôi. Một con sau lớn vượt, xuất chuồng bán nghĩa vụ rồi, mà con kia vẫn còn còi rí còi rị, tám chín tháng, chỉ hơn hai chục cân.
- Dịp đó sắp tới ngày giỗ ông nội. Trước cả tuần, Khải thấy người lớn cứ thì thầm bàn bạc, hình như liên quan gì ấy đến việc cúng cấp. Khải chẳng để ý lắm, cậu chỉ mong nhanh nhanh đến ngày giỗ. Nó sẽ là ngày vui của anh em Khải. Các cô chú và cánh anh em họ tập trung, đám trẻ được bữa chơi bời, hò hét thoả sức. Song điều cậu thích nhất là chuyện ăn cỗ, Khải sẽ được đánh một bữa thoả thuê, thịt lợn luộc, thịt gà rang, bí nấu xương.... nghĩa là bọn trẻ cứ thoải mái ăn, thoải mái gắp múc, không phải định mức ăn như mọi ngày, cơm đã không độn, lại xôi đỗ, hay xôi gấc đỏ ối, ăn uống mấy bát tuỳ ý! Trẻ con nào để ý gì, sắp ngày giỗ mà trong chuồng, gà qué vắng tanh. Đợt dịch làm lũ gà toi sạch, trừ con mái già lụ khụ, đang mải mê ấp bóng. Bố Khải mấy lần lôi nó từ ổ, quẳng xuống ao, cho chừa cái thói lú lẫn, ấp bóng mãi. Mẹ Khải bảo, con gà gần bằng tuổi cậu. Nó già quá, tới mức trận dịch, gà trong xóm toi sạch, riêng nó vẫn không hề hấn gì. Trước hôm giỗ, buổi chiều, bố Khải mang con dao ra mài, mẹ thì sửa soạn, bỏ ra mấy cái nồi đồng to, bà còn dấm dúi mượn thêm bát đĩa nhà các chú, các dì. Buổi tối, ông chú tới chơi, khuya vẫn không thấy về. Rồi ông ngủ lại nhà Khải. Bọn trẻ ngủ cả, riêng Khải vẫn nằm, giả ngủ... Rồi cậu thiếp đi lúc nào không hay biết. Gà gáy canh một, canh hai... Cái lạnh làm Khải tỉnh giấc. Cậu kéo chăn và chợt nhớ đến chuyện người lớn xì xầm. Khải tỉnh hẳn. Nhà tối như bưng. Cậu quờ sang bên, mà không thấy ông chú đâu, chỉ có mình cậu còng queo nằm trên phản. Hình như có tiếng lào thào và bước chân người ngoài sân. Ngôi dậy, Khải mò mẫn ra cửa. Nhìn xuống bếp, cậu thấy ánh sáng nhờ nhờ hắt ra qua khe liếp cửa bếp. Cậu rón rén bước. Nghé mắt nhòm, Khải thấy bố, chú và mấy người nữa, đứng ngồi lố nhố. Họ làm gì thế nhỉ? Hình như chú của Khải lúc đó đang tỳ đầu gối lên vật gì đó, chú cố đè xuống giữ cho nó yên, mà không được – cứ cọ quậy. Khải hú hồn khi bất ngờ thấy bố huơ con dao lên, rồi phập xuống... Dù ngọn lửa bếp bập bùng, lúc sáng, lúc tối, Khải vẫn nhìn thấy tia máu vọt ra, máu phun xối xả. Đầu óc non nớt của Khải như thấy cảnh trong câu chuyện cổ tích, yêu tinh giết người, cậu rùng mình,
- vùng chạy. Bất chợt nghe tiếng chân người thình thịch, mấy người trong bếp giật mình, buông con lợn còi bị chọc tiết dở... Giữa đêm khuya làng quê thanh vắng, nổi lên tiếng lợn kêu eng éc, nghe thật ghê rợn. Hôm sau, chuyện giết lợn lậu làm giỗ của nhà Khải loang khắp làng. Lần ấy, bố mẹ Khải thật khốn khổ với lão Lem - ông đội trưởng đội sản xuất của hợp tác xã. Lại nói về bà cụ Và. Nhà Khải giết lợn lậu bị ông đội trưởng hành đã đi một nhẽ, chứ bà già bán trầu vỏ nhà ở mép sông, cũng bị lão Lem trù úm mới lạ? Không rõ quan hệ của bà cụ với nhà Khải thế nào, song chắc chắn bà không có họ hàng với nhà cậu. Bà già lắm, lưng còng, mặt mũi răn reo, sống một mình giữa nơi cánh bãi. Cứ xế trưa, chợ về, nhũng nhẵng gánh hàng giầu vỏ. Cứ dăm ba bữa, đi qua nhà Khải, bà rổn rảng gọi lũ anh em Khải ra, bà cho quà. Bận tấm bánh đa, lần đẵn mía, khi dúm lạc luộc. Dăm ba hôm, vào chập tối, bà lóc cóc chống gậy leo dốc đê vào nhà Khải chơi. Giờ đó, nếu tiết hè, thường dưới sân, cả nhà Khải quây quần quanh mâm cơm. Bà tới, ngồi tệt xuống đầu hè, phe phẩy chiếc quạt mo, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Khải chưa thấy lần nào thấy bà xuống mâm, dù bữa cơm có bát canh cua, hay mẻ tép rang nước dưa và bố mẹ Khải dù cố mời, bà đều từ chối. Bà bảo, ăn rồi. Nhà có một mình, cái niêu con, ù cái là xong bữa. Cả nhà ăn cơm xong, bố mẹ Khải mời bà cụ xuống chiếu, uống bát nước vối. Câu chuyện của người lớn chốn quê, quanh đi quẩn lại vẫn thế, nào giá thóc phiên chợ nay lẻ mấy; nào cái đĩ gái nhà nọ có cơi trầu rồi đấy; nào chuyện công điểm hợp tác xã... Và rất buồn cười rằng, cuối cùng, không bận nào, bà cụ Và không lái về chuyện cái chết. Câu bà cụ thường nhắc: “Kẻ sướng là người lo được cái chết cho mình”. Nghe câu nói ấy, Khải thấy thật buồn cười: Chết rồi còn gì mà sung sướng nữa! Làm gì có thứ chết sung, chết sướng! Một lần nghe Khải đùa, nhại cái cụm từ chết sướng của bà cụ Và, bố Khải nét mặt trầm tư, ông nói với con, mà như nói với mình: “Ai rồi cũng chết. Đấy, có người họ đi thanh thản, mặt tươi như hoa, nhưng có kẻ chết, mà mặt mũi dúm dó, mồm há hốc. Chết là hết, sao người thì cười, kẻ lại khóc?”
- Bà cụ Và nhờ vả bố Khải lo cho cái chết của mình với những lời dặn dò nhiều thứ lắm: Giúp chôn cất bà cụ ở ngoài cánh bãi. Cho nó tiện. Nơi ấy quang quẻ, gió sông mát mẻ, tuy mỗi năm vài tháng ngập lụt. Khi sang cát, thì chuyển cốt vào trong đồng, ở bãi chùa Hun, gối đầu về hướng chùa, Phật ngài che chở. Bà cụ chuẩn bị cho cái chết của mình rất chu đáo. Bà bảo, đã có hơn chục thước vải, loại phin trắng và riềm bâu, mua tích mấy năm theo tiêu chuẩn phiếu vải nhân dân. Đấy là vải liệm, vải bó khớp vai, khớp hông, túi bọc bàn tay, bàn chân - sau này sang cát, xương cốt được đầy đủ. Đến chiếc nồi chân đựng nước vang, rửa cốt khi bốc hót, cũng được bà mua rồi... Chính Khải có lần ra nhà bà chơi, tận mắt thấy những thứ ấy, bà đang lần mần soạn sửa chúng trên chõng. Anh em Khải hay kéo ra nhà bà chơi. Ngôi nhà hai gian, một chái, mái rạ, vách đất, nằm giữa khu vườn giáp sông. Bà rất chiều anh em Khải. Bọn trẻ thoải mái leo trèo, vặt ổi, hái sung... Có bận Khải bị ong đốt, mặt sưng vếu, bà phải lấy vôi trong ông bình vôi treo trên vách nhà, bôi vết đốt. Chơi chán ngoài vườn, lũ trẻ kéo nhau vào nhà quậy phá. Ngôi nhà chẳng rộng rãi, nhưng với đám trẻ, nó vẫn đủ để chúng bầy ra đủ trò tai quái. Anh em Khải chơi nhiều nhất là trò ú tim. Cỗ hậu sự mà bà cụ Và hay khoe và rất tự hào, ấy là nơi luôn được chúng trèo vào trú ẩn. Cỗ quan tài đặt ngay gian giữa, dưới giường thờ. Lúc đầu nhìn thấy, anh em Khải kinh, lâu rồi quen, chẳng sợ hãi nữa. Cứ như bà cụ Và: “Gỗ là gỗ dổi, tốt chẳng kém gì vàng tâm. Cỗ gỗ để mộc, không sơn. Sơn thì có bằng áo gấm đi đêm à!” - bà cụ vẫn nói thế. Trận lụt năm 1971, các cụ trong làng nói, chưa năm nào lũ to đến thế, to hơn cả trận lụt hồi Bốn lăm! Mới cuối tháng sáu, lũ đã mấp mé chân đê. Cỗ hậu sự của bà cụ Và được chuyển lên trên chõng, bốn chân chõng kê gạch cao lênh khênh, thế mà bà cụ vẫn lo. Một đêm mưa gió, bà lướt thướt chống gậy vào gõ cổng, hốt hoảng nhờ bố Khải và mấy người hàng xóm, ra chuyển giúp cỗ gỗ, nước đã lấp xấp nền nhà. Ngay đêm ấy, cỗ ván được chuyển lên đê. Dù già cả, bà cụ Và hiểu cái điều tế nhị - quan tài thì không gửi nhờ vào nhà ai được. Mà có ai đồng ý, chắc bà cũng không muốn phiền hà. Tối ấy, trên đê, bà lão
- khoác áo tơi, ngồi gác cỗ quan tài qua đêm. Sáng hôm sau, bà cụ nhờ người dựng túp lều che và nghỉ chợ cả tháng, trong ngôi lều tạm, bà ngồi gác ván. Trăng tháng bảy, nước sông lũ mênh mang. Trên đê, đặt cỗ quan tài, những người yếu bóng vía, đêm hôm có việc đi qua, phải tránh, vòng vào làng mà đi. Lần ấy, Khải bị bố cho một trận đòn nên thân. Bởi chuyện, một buổi chiều, Khải đầu têu lũ trẻ chơi trò đám ma. Đám ma đủ kèn lá chuối, thùm thụp trống lưng, gậy tre chống và lũ “con cháu” đầu vành rơm, rồng rắn khóc quanh cỗ quan tài, với bà già dở khóc dở cười ngồi gác ván. Về chuyện cỗ quan tài, từ lâu bà già vẫn ước mơ - một cỗ gỗ vàng tâm dày dặn. Để thực hiện ước mơ ấy, bà lão bán giầu vỏ âm thầm tích cóp. Ngày nào cũng vậy, ế chợ, hay đắt hàng, bà đều cho con lợn đất ăn, hôm bán hết hàng, thì một, hai hào, hôm ế ẩm, đổ cả mấy tay trầu, chỉ cho con lợn đất ăn được năm, ba xu. Sau mấy năm trời bà lão cóp nhặt được gần ba trăm đồng bạc. Không hiểu sao lão Lem biết được ước mơ kia của bà lão và còn đoán được bà đã cóp nhặt gần đủ tiền mua cỗ ván. Ngày ấy lão Lem chưa vào hợp tác xã. Trước đây lão vốn sống bằng nghề đồ tể. Rồi việc giết trâu bò không được tự do nữa, lão xoay sang nghề sông nước, buôn lậu gỗ. Nhà bà cụ Và sát bờ sông, lão Lem qua lại là chuyện thường. Lão nỉ non thế nào đó, bà cụ Và đã nhờ lão giúp. Khi các đồng xu, đồng hào bóng nhẫy mồ hôi của bà cụ đưa cho lão, tháng cách tháng, những chuyến bè nứa lão Lem chở gỗ lậu giấu phía dưới, qua đây, nhưng bà cụ vẫn không thấy mặt mũi súc gỗ vàng tâm của mình đâu. Một đêm, lão Lem với cuộn dây song và chiếc mảng bơi vào mép nước, ngay bến sông sát nhà bà cụ Và, bà già bàng hoàng nghe lão nói, bè nứa của lão và cả súc gỗ mua giúp bà cụ, bị người ta kiểm tra, thu giữ sạch rồi. May mà lão còn vớt vát được cuộn dây song và cái mảng, buông thoát. Chẳng biết lão mất bao nhiêu cây gỗ, cứ như lão nói, thì nhiều, nhiều lắm, tài sản vốn liếng nhà lão dồn cả vào đấy, nay mất tiệt cả rồi! Còn súc gỗ lão mua giúp bà cụ, cứ như lão tả, nó dày dặn, nục nạc... Bà cụ Và còn tâm trí đâu để nghe.
- Bà lão nghèo khó kia chỉ còn biết tức tưởi chùi những giọt nước mắt đang trào chảy ra nơi khoé mắt, ngẫm sao số kiếp mình khốn khổ đến thế. Nửa năm sau cái vụ mất chuyến gỗ lậu chỉ có hai người biết kia, lão Lem dựng ngôi nhà ba gian, gỗ mít vàng choé, mái ngói ta đỏ au. Hôm cỗ tân gia, không thấy bà cụ Và được mời. Giữa bữa cỗ, người trong làngbỗng nghe tiếng khóc não lòng của bà lão ngoài đê. Bà than khóc mình mất nhà, ngôi nhà vàng tâm dày dặn, nục nạc... Nghe tiếng khóc, dân làng có người nghĩ ngợi, chuyện ấy liên quan gì đến ngôi nhà gỗ mít lão Lem vừa dựng không? Việc xảy ra lâu lắm rồi, Khải còn nhỏ không biết. Và khi Khải lớn, thường hay vào nhà bà cụ Và chơi: “Bà đã có nhà rồi” - như lời bà cụ. Riêng lão Lem, lão không quên mối thù khóc mừng nhà mới của mụ già bán trầu vỏ kia. Chuyện lão Lem trả thù, thì Khải được chứng kiến. Ấy là việc bà cụ Và phải dời nhà - lão Lem lúc này đã vào hợp tác xã và lên đến chân đội trưởng đội sản xuất, chính lão đưa ra kế hoạch cơ giới hoá cánh bãi. Cánh bãi mấp mô vì phù sa nước sông bồi, lở hàng năm, nó sẽ thành bãi canh tác vừng lạc phẳng lì. Muốn cơ giới hoá, không thể để luỹ tre, cùng túp lều của bà già bán giầu vỏ, dân ngoài hợp tác xã, nằm đó. Nó chềnh ềnh, làm ngắt đôi cánh bãi. Chưa kể tính mỹ quan, tính khoa học kỹ thuật, tính... Tóm lại, nó cản trở quá trình đi lên của cánh bãi. Hôm chiếc xe ủi hợp tác xã thuê tiến ra bãi sông, tất nhiên lão Lem là người trực tiếp chỉ đạo buổi ra quân, bà cụ Và bỏ phiên chợ, ở nhà hờ khóc. Ông đội trưởng như không nghe thấy gì. Qua chiếc loa tay, ông oang oang đốc thúc đội quân san ủi. Người ta còn nghe cả tiếng lão Lem răn đe những phần tử chống đối kế hoạch sản xuất và đi lên của tập thể, của cánh bãi…. Tận xế trưa, tuy lão Lem đã nhiều lần đốc thúc, nhưng không anh em nào trong đội san bãi vào vườn nhà bà lão. Còn cái máy ủi, mới kịp ra oai trước mấy mô đất bồi, chưa kịp đưa lưỡi thép khổng lồ hất đám gốc tre, thì vòng bánh xích bị đứt, suýt nữa nó còn bị sa xuống sông, bởi đất bãi bồi quá lún ướt.
- Trên đê, càng lúc càng đông dân làng. Mới đầu họ xì xầm, sau nhiều người phản đối ra mặt, họ chỉ đích danh lão Lem, không phải mục đích cơ giới hoá cánh bãi, mà lão cốt phá túp nhà tranh của bà lão ngoài đê. Buổi san bãi đành bỏ dở, túp nhà, khu vườn vẫn bên mép nước... Thắp nén nhang trên nấm mồ bà cụ. Làn khói hương nhè nhẹ uốn lượn,…. mờ tan. Có cái chết sung sướng chăng? Bà cụ đi thanh thản lắm! Chập tối cụ còn sang nhà Khải chuyện vãn, hôm sau ra đi... Vọng tới tai Khải tiếng leng beng cúng kem. Con người kia, bao giờ mới đi nổi? Hay ông ta còn luyến tiếc điều gì nữa? Không rõ ông ta có nhận ra “nhà” của mình không? Tận khi lão Lem mê sảng, con cái lão mới vội phi công nông lên phố huyện, mua về cỗ ván. Quan tài đóng theo kiểu mới, vẽ rồng phượng, sơn son nhũ vàng óng ánh (!) Trọng Huân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hầu Quyền
2 p | 516 | 181
-
Cổ tích Việt Nam - Kho tàng truyện (Tập 1): Phần 1
333 p | 451 | 121
-
Một vài đòn thế cơ bản của Hầu Quyền
11 p | 248 | 74
-
sự tích dưa hấu
33 p | 133 | 25
-
Tài liệu ASEAN, Biến đổi khí hậu và Du lịch (tiếng Việt) - Vụ Khách sạn (2014)
55 p | 117 | 22
-
Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
10 p | 132 | 13
-
Hậu thân của Jujitsu
3 p | 87 | 10
-
Biến đổi khí hậu, những thách thức và cơ hội đối với ngành Du lịch Việt Nam
6 p | 128 | 7
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 7
4 p | 64 | 5
-
Truyện ngắn - Không nhan sắc: Phần 1
110 p | 82 | 5
-
Thằng Dốt Có Hậu
5 p | 58 | 4
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 1
4 p | 94 | 4
-
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa - Hồi Thứ Mười Bốn
5 p | 80 | 4
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 10
4 p | 116 | 3
-
PHI THĂNG CHI HẬU Phần 8
4 p | 97 | 3
-
Xác định mức độ thuận lợi của các yếu tố khí hậu tới hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh
9 p | 16 | 3
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn