Ls. Phạm Huy Phong cho rằng, doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường Mỹ trước khi đưa sản phẩm vào kinh doanh.Bạn có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh muốn xuất khẩu tới Mỹ, nhưng có thể điều đó là không dễ dàng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cơ hội nào cho hàng 'made in Vietnam' tại Mỹ?
- Cơ hội nào cho hàng
'made in Vietnam' tại
Mỹ?
- Ls. Phạm Huy Phong cho rằng, doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường Mỹ
trước khi đưa sản phẩm vào kinh doanh.Bạn có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh
muốn xuất khẩu tới Mỹ, nhưng có thể điều đó là không dễ dàng. Đây là một
thị trường khổng lồ với nhiều đối thủ cạnh tranh, họ đều đang cố gắng thâm
nhập và bán sản phẩm.
Sẽ rất hữu ích khi bạn phân biệt giữa "Selling to" (bán tới) Mỹ và "selling
in" (bán ở) Mỹ. "Selling to" là bán thẳng với giá FOB. Bạn thương lượng giá
cả, các điều kiện với người mua Mỹ giao hàng hóa của bạn tới bến cảng
hoặc sân bay, chuyển vận đơn tới ngân hàng và nhận tiền mặt theo L/C của
bạn.
"Selling in" có nghĩa là nhận thêm nhiều trách nhiệm, chi phí và rủi ro hơn.
Phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn là ở thị trường của nước bạn.
Phải thiết lập hệ thống phân phối, quan hệ với người bán lẻ hay người tiêu
dùng, triển khai và thực hiện kế hoạch tiếp thị, lập văn phòng, và cần phải
phải cố vấn về các quy định và luật lệ của Chính phủ Mỹ.
Đối với hầu hết nhà xuất khẩu, trước tiên phải thử nghiệm sự tiếp nhận của
thị trường đối với sản phẩm qua việc bán cho người mua. Sau đó, nếu sản
- phẩm được tiếp nhận tốt ở Mỹ, bạn có thể thăm dò khả năng phát triển vào
thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thuê những
chuyên gia phân phối và tiếp thị, qua những đại lý hoa hồng, liên doanh hay
những công ty có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Hãy để nhu cầu xác định
đường lối hành động và mức độ cam kết về tài chính của bạn.
Nghiên cứu thị trường Mỹ
Các nhà sản xuất hay nhà thương mại khôn ngoan đang quan tâm đến thị
trường Mỹ rộng lớn thường sử dụng một công ty tư vấn nghiên cứu tốt để
khảo sát tiềm năng. Nó có thể tiết kiệm một khối lượng lớn tiền bạc, thời
gian cho việc mở một chiến dịch thử nghiệm và điều chỉnh, rồi nhiều năm
sau mới nhận ra rằng không có một thị trường quan trọng cho hàng hóa ở
Mỹ.
Nhiều công ty Mỹ cung cấp các dịch vụ nghiên cứu toàn diện cho các công
ty nước ngoài, các công ty kế toán chính như Dun & Bradstreet có nhiều
nguồn để khảo sát triển vọng bán cho sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, những
rào cản phải đương đầu khi thâm nhập vào thị trường. Việc nghiên cứu tiếp
thị trước xuất khẩu luôn là một ý tưởng tốt. Không những nó có thể rọi sáng
một thị trường rộng lớn chưa được biết rõ, mà còn giúp cảnh giác với những
cạm bẫy bạn không bao giờ nghĩ đến. Việc nghiên cứu không phải rẻ, thậm
chí một khảo sát cơ bản phải chi phí nhiều nghìn USD; nhưng nó có thể
tránh cho bạn phải chi thêm hàng nghìn USD nữa.
Những mặt hàng nào của Việt Nam có thể bán cho Mỹ?
Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn với GDP khoảng
gần 8.000 tỷ USD, chiếm 22% GDP thế giới. Thực tế, các nước châu Á như
- Nhật, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc đều rất coi trọng thị trường Mỹ.
Nhu cầu hàng hóa Mỹ cũng rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, từ loại
phổ thông đến cao cấp.
Do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc nên giá trị và chủng loại hàng
hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ còn nhiều hạn chế. Đến nay Việt Nam mới
xuất được một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, gỗ gia dụng,
rau quả và hải sản... một số hàng như giày dép, dệt, may có vào Mỹ nhưng bị
đánh thuế cao từ 40% - 90% giá nhập và bị chính sách quota.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã trải qua một số vòng đàm phán
về hiệp định thương mại, đã ký hiệp định bản quyền. Tuy vậy quan hệ kinh
tế giữa hai nước vẫn chưa đầy đủ.
Vậy hàng hóa nào của Việt Nam đủ sức cạnh tranh tại Mỹ?
Thông thường chúng ta hay dựa vào thế mạnh hàng hóa riêng biệt của Việt
Nam để quyết định đưa vào thị trường mới. Các loại hàng quen thuộc được
đề cập đến là nông lâm sản, thủy hải sản, may mặc và thủ công mỹ nghệ.
Đối với nông sản:
Đây không phải là loại hàng mà Mỹ cần nhập khẩu. Ngược lại, Mỹ là một
trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu. Hơn nữa, FDA (Food and
Drug Administration) - Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc men của Mỹ -
kiểm tra khá nghiêm ngặt các loại hàng này vào Mỹ.
Đối với hàng may mặc:
- Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong những năm gần đây tăng
mạnh. Các bạn hàng chủ yếu về loại hàng này là Hong Kong, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan... chiếm tỷ lệ 50% trong tổng số hàng nhập loại này
vào Mỹ.
Thế nhưng Hiệp định quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu hàng
may mặc vào Mỹ là NAFTA (North American Free Trade Agreement) có
hiệu lực từ tháng 1/1994. Đường vận chuyển xa xôi, giá thành cao, chưa
được hưởng Tối huệ quốc và đặc biệt hiệp định NAFTA, đã làm cho hàng
may mặc Việt Nam vào Mỹ khó khăn không kém.
Các hàng thủ công mỹ nghệ:
Ngoài giá thành cao, chịu thuế nặng, vận chuyển xa, tính thẩm mỹ còn chưa
phù hợp với thị hiếu của Mỹ.
Mỹ là một thị trường khổng lồ, nhưng không kém phần khắc nghiệt đối với
hàng hóa "Made in Việt Nam." Nếu xu thế nhập khẩu của Mỹ không trùng
khớp với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì rõ rà hàng Việt Nam sẽ mất
đi tính cạnh tranh, ít nhất là trong vài năm tới.
Cải tổ chiến lược kinh doanh, một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện
nay?
Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thường không coi trọng việc tiếp thị
mặt hàng xuất khẩu. Thông thường, các công ty thụ động chờ các nhà nhập
khẩu nước ngoài tự tìm đến để giao dịch mua bán hoặc tổ chức những cuộc
triển lãm địa phương để chào đón bạn hàng từ nước ngoài.
- Khi có khách hàng liên hệ tìm hiểu để đặt hàng, các doanh nghiệp thường
chú trọng gia tăng số lượng đơn đặt hàng hơn là vấn đề hợp đồng thanh toán
hóa đơn. Chính điểm này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thủ
đoạn lừa gạt tinh vi của các tư nhân hoặc công ty nước ngoài.
Một điểm khác là các nhà xuất khẩu trong nước thường giao dịch với các
môi giới trung gian ngoài nước để kiếm đơn đặt hàng nhưng lại không tìm
hiểu kỹ lý lịch hoạt động của họ. Đa phần các môi giới trung gian làm ăn
theo phương pháp "mượn đầu heo nấu cháo".
Họ chào hàng với khách bằng các sản phẩm đã săn lùng từ nước ngoài. Sau
đó biến mất cùng với tiền khách hàng đã trả cho họ. Điều đáng lo ngại là luật
pháp Việt Nam ít có tác dụng trên thị trường Mỹ, doanh nghiệp trong nước
lại không đủ kinh nghiệm đối phó với các thủ đoạn quá tinh vi của giới mua
bán quốc tế.Trong giai đoạn hiện nay, không cần tiếp thị ở mãi bên kia nửa
vòng trái đất. Các hãng lớn của Mỹ chỉ thuần túy mua hàng các các nhà nhập
khẩu Mỹ, do đó sức cạnh tranh để được hợp đồng của các nhà nhập khẩu
này rất lớn. Các công ty thương mại Mỹ mua hàng trực tiếp tại Việt Nam
còn quá ít và quy mô không đáng kể.
Các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh để phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại. Cụ thể là cần mở rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị
trường Mỹ, kết hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa để thành lập các tập đoàn
kinh tế nhập khẩu trực tiếp hàng hóa vào Mỹ, mở rộng mạng lưới kinh
doanh nhắm trực tiếp vào giới tiêu thụ Mỹ. Đây là điều chúng ta còn thiếu
và cần điều chỉnh để phát triển kinh doanh trong những thời kỳ kinh tế
khủng hoảng hiện nay. Luật sư Phạm Huy Phong