intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cổ phiếu “ma”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mã HSC (CTCP Hacinco) là một trong 6 mã CP đầu tiên được giao dịch tại HNX vào năm 2005, nhưng cũng đồng thời là CP có thanh khoản kém nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam. Năm 2008 CP này có 11 phiên giao dịch; trong năm 2009 chỉ có 1 phiên giao dịch. Ngày 15/12/2009, HSC đã chính thức hủy niêm yết tại HNX, lúc đó số cổ đông của HSC chưa đủ 100 - điều kiện tối thiểu của công ty đại chúng. Thời điểm HSC ra đi, CP này có thị giá xấp xỉ 18.0, mức cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cổ phiếu “ma”

  1. Cổ phiếu “ma” Mã HSC (CTCP Hacinco) là một trong 6 mã CP đầu tiên được giao dịch tại HNX vào năm 2005, nhưng cũng đồng thời là CP có thanh khoản kém nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam. Năm 2008 CP này có 11 phiên giao dịch; trong năm 2009 chỉ có 1 phiên giao dịch. Ngày 15/12/2009, HSC đã chính thức hủy niêm yết tại HNX, lúc đó số cổ đông của HSC chưa đủ 100 - điều kiện tối thiểu của công ty đại chúng. Thời điểm HSC ra đi, CP này có thị giá xấp xỉ 18.0, mức cao nhất trên thị trường. Một nhân viên môi giới nhớ lại: “Thời điểm TTCK điều chỉnh giảm mạnh năm 2008, một trong những thú vui của tôi là đặt lệnh mua HSC và tôi gọi đây là “câu cá” cảm giác mạnh. Khác với câu cá thật, khi cá cắn câu tạo ra sự vui mừng, thích thú, còn mua được HSC chỉ là rước của nợ khi phải toát mồ hôi hột mới có thể bán ra trở lại”. Sau khi HSC xuống sàn, vài ngày sau, một mã CP khác cũng có vấn đề về thanh khoản là SQC (CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn) lên sàn. Ngày 17/12/2009, SQC chính thức xuất hiện trên bảng điện của HNX với khối lượng niêm yết 100 triệu CP. Những ngày sau đó, SQC liên tục tăng trần từ mức giá 8.0 lên đến gần 16.0. Khối lượng CP niêm yết lớn, lại có thị giá cao nên việc tăng giá của SQC đã hỗ trợ đáng kể cho HNX Index. Mặc dù vậy, khối lượng giao dịch (KLGD) của SQC lại cực kỳ thấp, không tương xứng với những CP có giá trị vốn hóa lớn khác, có phiên chỉ đạt vỏn vẹn 500 CP.
  2. Lý do vì khối lượng CP bị hạn chế chuyển nhượng lên đến hơn 88%. Điều này đã vô tình tạo ra cơ hội tác động đến HNX-Index thông qua việc đánh lên hoặc đánh xuống SQC. Hệ quả HNX đã tiến hành điều chỉnh giảm khối lượng của SQC trong rổ CP để tính chỉ số HNX-Index xuống chỉ còn hơn 11 triệu đơn vị. Việc này được đa số nhà đầu tư (NĐT) tán thành vì không thể để biến động một CP có khối lượng “voi” nhưng thanh khoản “chuột” có thể “nhát ma” cả thị trường. Bất chấp TTCK diễn biến không thuận lợi trong những tháng qua, mã HTV (CTCP Vận tải Hà Tiên) vẫn tăng giá cực mạnh. Đầu tháng 6/2010, CP này chỉ mới quẩn quanh tại mức giá 1.5 nhưng vào đầu tuần rồi đã tăng lên gần 4.7. Như vậy, nếu ai mua vào HTV hơn 3 tháng trước, nay đã có thể đạt được tỷ suất sinh lời hơn 2 lần. Nhưng nếu chỉ là một NĐT cá nhân thông thường, chắc chắn sẽ khó đạt được mức siêu lợi nhuận như vậy. Với diễn biến không thuận lợi của thị trường chung, chỉ cần một CP tăng giá tầm 20% - 30%, hầu hết NĐT đều chọn giải pháp bán ra chốt lời. Trong giải trình của HTV về việc CP tăng trần liên tiếp, phía công ty cũng cho biết hoạt động kinh doanh chỉ ở mức bình thường. Một CP bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường, nhưng lại tăng giá bất thường thì nhiều khả năng có sự tham gia của các đội lái. Trong những đợt tăng giá của HTV, nhìn chung KLGD của CP này cũng không đến nỗi nào, khá nhiều phiên giao dịch CP này khớp đến 400.000 - 500.000 đơn vị, thậm chí hơn nữa. Điều này tạo ra cảm giác về một sức cầu thực đối với HTV, CP có người mua, kẻ bán và NĐT có thể tham gia đua lệnh. Nhưng theo nhiều nguồn tin, thanh khoản của HTV thực chất chỉ là
  3. động thái mua qua bán lại nên mới đạt mức cao như vậy. Một số phiên HTV điều chỉnh giảm, KLGD cũng trở về mức khá thấp, điều này khiến nhiều người nghĩ đến việc đội lái tiến hành xả hàng nhưng không ai muốn mua. Điều này buộc các đội lái phải đánh lên để xả hàng kèm theo. Nhưng thực tế với mạng lưới thông tin như hiện nay, NĐT thừa sức nhận ra được những CP có “mùi khét”, nên nếu có chơi hàng nóng, cũng chỉ vào hàng 2.000 - 3.000 CP, và đội lái nếu muốn xả cũng không dễ. Với mức giá cao chót vót hiện nay, chỉ cần dấu hiệu xả hàng tại HTV xuất hiện, chắc chắn không NĐT nào dại dột mua vào. Nhưng đội lái cũng không thể mãi đẩy CP lên cao hơn nữa. Nếu quả thực HTV do các đội lái đánh lên, chính các đội lái này đang phải “ôm xô” với tác phẩm của mình. Để xả hàng, các sói già phải tìm cừu non, nhưng nếu không có cừu non thì chính sói già sẽ trở thành cừu non với đống CP giá cao nhưng không thể chuyển hóa thành tiền và điều này không khác gì sự thua lỗ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2