Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
109(09): 3 - 8<br />
<br />
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU,<br />
TỔ CHỨC SƯU TẦM VÀ XUẤT BẢN SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC<br />
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM<br />
Lê Tiến Dũng1*, Trần Thị Việt Trung2<br />
Lê Thị Như Nguyệt2, Đào Thị Lý2<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên, 2Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác nghiên cứu về tình<br />
hình nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số Việt<br />
Nam ở khu vực miền núi phía Bắc. Những cơ sở khoa học cho thấy vấn đề trên mang tính cấp<br />
bách, thời sự, mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh<br />
tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh<br />
và mạnh mẽ.<br />
Từ khóa: sưu tầm, xuất bản, văn hóa, văn học, dân tộc thiểu số.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong hội nhập quốc tế, việc bảo tồn, gìn giữ<br />
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc<br />
(BSVHDT) luôn là vấn đề quan trọng và cấp<br />
thiết đối với nền độc lập của mỗi quốc gia.<br />
Tuy nhiên, vấn đề trên phụ thuộc vào nhiều<br />
yếu tố chủ quan, khách quan và cần được tiến<br />
hành đồng bộ từ chủ trương, chính sách của<br />
Đảng, Nhà nước đến việc triển khai cụ thể<br />
của các ban, ngành, địa phương, và quan<br />
trọng hơn cả là phải phù hợp với nguyện vọng<br />
và nhận thức của cộng đồng các dân tộc (DT).<br />
Với vị trí chức năng, nhiệm vụ: “Là một hoạt<br />
động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông<br />
qua việc sản xuất phổ biến những xuất bản<br />
phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri<br />
thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá<br />
trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân<br />
loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của<br />
nhân dân, nâng cao dân trí xây dựng đạo đức và<br />
lối sống tốt đẹp của người Việt Nam…”, công<br />
tác xuất bản (XB) nói chung và XB sách, tài<br />
liệu về dân tộc và miền núi (DT&MN) nói riêng<br />
đóng vai trò rất quan trọng.<br />
Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên (NXB<br />
ĐHTN) được thành lập năm 2008, có chức<br />
năng: “Tổ chức, quản lý XB và phát hành các<br />
XB phẩm: sách, tài liệu chính trị, pháp luật về<br />
giáo dục và dân tộc miền núi; sách giáo trình,<br />
sách tham khảo cho các bậc đào tạo và bậc<br />
học phổ thông, tài liệu, công trình nghiên cứu<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912.551.592<br />
<br />
khoa học, chuyển giao công nghệ, từ điển,<br />
sách văn hoá - xã hội, nghệ thuật, văn học…<br />
và các XB phẩm khác phù hợp với tôn chỉ,<br />
mục đích của NXB ĐHTN”, và nhiệm vụ<br />
chính trị: “Tuyên truyền và phổ biến chủ<br />
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp<br />
luật của Nhà nước, góp phần giữ gìn và phát<br />
triển những di sản, BSVHDT. Đồng thời,<br />
nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương hướng<br />
phát triển, tổ chức thực hiện các chương trình,<br />
kế hoạch xuất bản trong các lĩnh vực được<br />
quy định trong Giấy phép thành lập NXB;<br />
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về số<br />
lượng, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ,<br />
để đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi giai<br />
đoạn của NXB”.<br />
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị,<br />
chúng tôi nhận thấy cần tìm hiểu về tình hình<br />
nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và xuất bản sách<br />
văn hóa, văn học các DTTS (khu vực miền núi<br />
phía Bắc Việt Nam) thời kì gần đây. Bởi vấn đề<br />
này mang tính cấp bách, thời sự, có ý nghĩa cả<br />
về lý luận và thực tiễn, gắn với công tác<br />
MN&DT trong giai đoạn công cuộc công<br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ.<br />
Bài báo này trình bày những cơ sở lí luận và<br />
thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức sưu<br />
tầm và XB sách văn hóa, văn học các DTTS.<br />
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nhằm xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của<br />
công tác nghiên cứu, tổ chức sưu tầm và XB<br />
sách văn hóa, văn học các DTTS, chúng tôi đã<br />
3<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ<br />
biến đối với ngành xã hội nhân văn: sưu tầm<br />
(các văn bản, tư liệu, tài liệu thống kê) liên<br />
quan về đường lối, chủ trương, chính sách của<br />
Đảng, Nhà nước; phân loại, phân tích, tổng<br />
hợp các tài liệu. Tìm hiểu, chọn lọc những<br />
thông tin về tình hình, kết quả, thành tích, hạn<br />
chế, đánh giá mặt được và chưa được của việc<br />
thực thi các chính sách MN&DT của các cấp<br />
chính quyền từ Trung ương đến địa phương.<br />
Xác minh thực tế một số tư liệu cần thiết.<br />
Những công việc trên được tiến hành ở nhiều<br />
cơ sở lưu trữ, phát hành thông tin, một số<br />
UBND các cấp trong khu vực, trong các tài<br />
liệu sách, báo chí, các văn bản về chỉ thị, nghị<br />
quyết của Đảng, Nhà nước thuộc các cơ quan<br />
XB, cơ quan ngôn luận, tổ chức chính trị, tổ<br />
chức xã hội liên quan của trung ương và địa<br />
phương, như: Hội Văn học các DTTS Việt<br />
Nam, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật toàn<br />
quốc, Hội văn học nghệ thuật các tỉnh....<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC<br />
NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM, XUẤT BẢN<br />
SÁCH VỀ VĂN HÓA, VĂN HỌC CÁC DÂN<br />
TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
Cơ sở lí luận<br />
Việt Nam là quốc gia đa DT, ngoài DT Kinh là<br />
đa số còn 53 DT ít người khác. Sự đa dạng,<br />
phong phú về sắc màu DT đã tạo nên bức<br />
khảm rực rỡ nền văn hóa Việt Nam. Đảng và<br />
Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt tới đời sống<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, công tác<br />
văn hóa, nghệ thuật và giáo dục trong cộng<br />
đồng các DTTS nói riêng, nhằm từng bước<br />
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng<br />
bào các DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền<br />
xuôi, xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên<br />
tiến, đậm đà BSDT. Điều này thể hiện qua việc<br />
ban hành, thực hiện hàng loạt văn bản, đặc biệt<br />
là các Nghị quyết và Chỉ thị của BCH Trung<br />
ương Đảng khóa IX về chủ trương, chính sách<br />
và về công tác văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và<br />
XB liên quan đến vấn đề DT&MN. Hệ thống<br />
văn bản được xây dựng trên cơ sở tổng kết<br />
kinh nghiệm thực tiễn triển khai những vấn đề<br />
cụ thể của các cấp chính quyền, thể hiện ý chí,<br />
tư tưởng lãnh đạo công tác DT&MN của<br />
Đảng. Sau đây là một số văn bản chính chúng<br />
tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu:<br />
<br />
109(09): 3 - 8<br />
<br />
- Chỉ thị 156-CT/TW ngày 25/8/1959 của Ban<br />
Bí thư về việc tiến hành hợp tác hóa nông<br />
nghiệp kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ ở<br />
miền núi miền Bắc nước ta;<br />
- Nghị định số 206/CP ngày 27/11/1961 của<br />
HĐ Chính phủ phê chuẩn các phương án chữ<br />
Tày – Nùng, chữ Mèo, chữ Thái cải tiến, quy<br />
định phạm vi, mức độ sử dụng ba thứ chữ đó;<br />
- Nghị quyết 71-NQ/TW ngày 22/02/1963<br />
của BCT về phát triển nông nghiệp miền núi;<br />
- Chỉ thị số 73-CT/TW ngày 24/01/1964 của<br />
Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo công tác<br />
tuyên giáo đối với các DTTS miền Bắc;<br />
- Chỉ thị số 84-CT/TW ngày 03/9/1964 của<br />
Ban Bí thư về nhiệm vụ công tác giáo dục ở<br />
miền núi trong 2 năm 1964-1965;<br />
- Chỉ thị 20-CT/TTg/Vg ngày 10/3/1069 của<br />
Phủ TT về công tác giáo dục ở miền núi;<br />
- Quyết định số 153-CP ngày 20/8/1969 của<br />
Hội đồng Chính phủ về việc xây dựng, cải<br />
tiến và sử dụng chữ viết của các DTTS;<br />
- Chỉ thị số 216-CT/TW ngày 30/01/1975 của<br />
Ban Bí thư về chính sách cán bộ miền núi;<br />
- Chỉ thị của Ban Bí thư số 23-CT/TW ngày<br />
15/11/1977 về công tác dân tộc ít người ở các<br />
tỉnh miền Nam trong tình hình hiện nay;<br />
- Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 53 –<br />
CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 Về chủ trương<br />
đối với chữ viết của các DTTS;<br />
- Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989<br />
của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính<br />
sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi.<br />
- Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của<br />
Ban Bí thư về công tác ở vùng DT Khơ-me;<br />
- Thông tri số 03-TT/TW ngày 17/10/1991 về<br />
công tác đối với đồng bào Chăm;<br />
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002<br />
của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội<br />
và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây<br />
Nguyên thời kì 2001 – 2010<br />
- Chỉ thị số 38/ 2004/CT-TTg ngày<br />
09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc<br />
đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS đối<br />
với cán bộ công chức công tác ở vùng DT,<br />
miền núi.<br />
- Hướng dẫn số: 676 /2006/TTLT-UBDTKHĐT- TC-XD- NNPTNT, về việc thực hiện<br />
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã<br />
<br />
4<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DT & MN<br />
giai đoạn 2006 – 2010 của Ủy ban dân tộc,<br />
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.<br />
- Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 08/5/2009 của<br />
Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Đại biểu các<br />
DTTS Việt Nam.<br />
Ngoài ra còn nhiều văn bản về chính sách,<br />
quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực XB<br />
nhằm đẩy mạnh việc XB, phát hành tận tay<br />
đồng bào DTTS vùng cao, biên giới các XB<br />
phẩm về DT, miền núi, biên giới, hải đảo ở<br />
các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, kinh tế - xã<br />
hội, khoa học công nghệ… Cụ thể:<br />
- Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987<br />
của Bộ Chính trị về Đổi mới và nâng cao trình<br />
độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và<br />
văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn<br />
học, nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một<br />
bước mới. Chú trọng xây dựng đời sống văn<br />
hóa ở cơ sở, đưa văn hóa văn nghệ đến các<br />
vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ,<br />
vùng DTTS và các vùng xa xôi, hẻo lánh, quan<br />
tâm các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi…<br />
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW<br />
(khoá VIII) ngày 16/7/1998, nêu mục tiêu và<br />
những nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt<br />
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong<br />
đó văn học, nghệ thuật là một bộ phận rất<br />
quan trọng.<br />
- Chỉ thị 42/CT - TW ngày 25/8/2004 của Ban<br />
Bí thư TW Đảng, về việc nâng cao chất lượng<br />
toàn diện của hoạt động XB: “Chăm lo phát<br />
triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp<br />
nhân dân, tổ chức phát triển các lực lượng,<br />
mạng lưới phát hành XB phẩm đảm bảo đáp<br />
ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc<br />
biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu vùng<br />
xa và miền núi. Phát triển hệ thống sách song<br />
ngữ, XB nhiều sách bằng tiếng DT với trình độ<br />
thích hợp, đáp ứng nhu cầu của đồng bào các<br />
DTTS. Đến năm 2010, phấn đấu đưa sách về<br />
cấp huyện và đưa sách đến phần lớn các xã để<br />
đạt chỉ tiêu 6 bản sách/người/ năm”.<br />
- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008<br />
của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát<br />
triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kì mới.<br />
- Thông báo số 396-TB/TW ngày 23/11/2010:<br />
Kết luận của Ban Bí thư đồng ý tiếp tục triển<br />
<br />
109(09): 3 - 8<br />
<br />
khai thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở<br />
xã, phường, thị trấn.<br />
- Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi<br />
hành Luật Xuất bản.<br />
- Nghị quyết của HĐ Bộ trưởng số 195HĐBT ngày 19/12/1983 về công tác văn hóa<br />
thông tin trong thời gian trước mắt nêu rõ:<br />
bảo đảm cho phần lớn đơn vị cơ sở đều có<br />
hoạt động văn hoá, nhân dân lao động được<br />
đọc báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật.<br />
Đặc biệt chú ý các vùng nông thôn, vùng DT<br />
ít người ở vùng cao, biên giới; Với công tác<br />
XB, in, phát hành, thư viện: nâng cao chất<br />
lượng và số lượng sách, báo, chấn chỉnh việc<br />
phân phối cho hợp lý, đúng đối tượng và sử<br />
dụng hiệu quả hơn. Xây dựng những bộ sách<br />
cần đọc ở các thư viện tỉnh, huyện và cơ sở về<br />
các lĩnh vực chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn<br />
nghệ, sách dành cho thiếu nhi. In lại các tác<br />
phẩm cổ điển, công trình khoa học, văn học<br />
có giá trị lớn...<br />
- Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 3/12/1998<br />
của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh<br />
công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và<br />
vùng đồng bào các DTTS.<br />
- Quyết định số 151/QĐ-TTg ngày 13/02/2003<br />
của Thủ tướng CP về hỗ trợ hoạt động sáng tạo<br />
tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật, báo<br />
chí theo cơ chế Nhà nước đặt hàng.<br />
- Nghị định số 31/2005-CP ngày 11/3/2005<br />
của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản<br />
phẩm, dịch vụ công ích.<br />
- Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BTTTTBTC hướng dẫn thực hiện đặt hàng XB phẩm<br />
sử dụng ngân sách Nhà nước, quy định thể loại<br />
XB phẩm đặt hàng, trong đó có XB phẩm phục<br />
vụ thiếu niên nhi đồng, đồng bào DTTS, miền<br />
núi, hải đảo, người khiếm thị.<br />
+ Quyết định số 2277/QĐ - BTTTT ngày<br />
28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông về việc phê duyệt dự án tăng<br />
cường nội dung thông tin về cơ sở, miền núi,<br />
vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo về hỗ<br />
trợ XB sách trong Chương trình mục tiêu<br />
quốc gia.<br />
Cơ sở thực tiễn<br />
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới,<br />
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ khi có<br />
Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1989 của<br />
5<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách<br />
lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; được<br />
sự tổ chức, tạo điều kiện thực thi các chính<br />
sách của các cấp chính quyền, công tác<br />
DT&MN nước ta đã thu được nhiều kết quả tốt<br />
đẹp, tình hình miền núi và các vùng đồng bào<br />
DTTS có những bước chuyển biến quan trọng.<br />
Quyền bình đẳng giữa các DT cơ bản đã được<br />
Hiến pháp xác định, được thể hiện và thực thi<br />
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, về<br />
chính trị thể hiện trước hết ở việc đồng bào các<br />
DT đã thực hiện quyền tham chính thông qua<br />
thực thi dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp...<br />
Đoàn kết giữa các DT tiếp tục được củng cố...<br />
Về kinh tế: các thành phần, ngành nghề kinh<br />
tế ở vùng DT&MN đã phát triển. Theo kết<br />
quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo<br />
năm 2012 được Bộ Lao động - Thương binh<br />
và Xã hội công bố, ở miền núi Đông Bắc tỷ lệ<br />
hộ nghèo giảm từ 21,01% xuống còn 17,39%;<br />
miền núi Tây Bắc từ 33,02% còn 28,55%;<br />
Tây Nguyên từ 18,62% còn 15%, đời sống<br />
của đại bộ phận đồng bào các DT được cải<br />
thiện rõ rệt..., hầu hết các địa phương đã hình<br />
thành mạng lưới điện, giao thông từ tỉnh đến<br />
huyện, xã...<br />
Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục: Mặt<br />
bằng dân trí được nâng cao, đã hoàn thành<br />
phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, mô<br />
hình trường PTTH nội trú được hình thành từ<br />
trung ương đến cụm xã. Đời sống văn hóa của<br />
đồng bào được nâng cao một bước, phong phú<br />
hơn, văn hóa truyền thống được tôn trọng, giữ<br />
gìn và phát huy.<br />
Công tác xây dựng, tăng cường và củng cố<br />
hệ thống chính trị ở vùng DT&MN luôn được<br />
chú trọng. Các tổ chức đảng, hệ thống chính<br />
quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội từng<br />
bước được củng cố, đổi mới phương thức và<br />
tăng cường hoạt động theo hướng thiết thực,<br />
tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời<br />
sống văn hóa mới, giác ngộ giúp đồng bào<br />
đấu tranh loại bỏ luận điệu xuyên tạc của các<br />
lực lượng thù địch, góp phần ổn định trật tự<br />
an toàn xã hội. Trình độ cán bộ có nhiều tiến<br />
bộ, tất cả các xã đều có tổ chức cơ sở Đảng.<br />
Song bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế,<br />
yếu kém.<br />
<br />
109(09): 3 - 8<br />
<br />
Về kinh tế: Nhìn chung, kinh tế ở miền núi và<br />
các vùng DT vẫn trong tình trạng chậm phát<br />
triển, nhiều nơi lúng túng trong chuyển dịch<br />
cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác lạc hậu vẫn<br />
tồn tại... Tỉ lệ đói nghèo còn cao so với bình<br />
quân chung cả nước...<br />
Về giáo dục, văn hóa: Chất lượng, hiệu quả<br />
công tác giáo dục và đào tạo còn thấp, đào tạo<br />
nghề chưa được quan tâm đúng mức. Công<br />
tác chăm sóc sức khỏe đồng bào gặp nhiều<br />
khó khăn. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn<br />
hóa các DT đang bị mai một. Mức hưởng thụ<br />
văn hóa của đồng bào thấp, một số tập quán<br />
lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển<br />
trở lại. Văn hóa đọc xuống cấp. Nhiều thư<br />
viện ở MN hoạt động không hiệu quả. Sách<br />
về vùng sâu, vùng xa ít do kinh tế, đời sống,<br />
giao thông khó khăn, vất vả, dân trí thấp...<br />
Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi còn yếu.<br />
Trình độ cán bộ hạn chế, số người tốt nghiệp<br />
đại học, cao đẳng trở lên, nhất là ở các khu<br />
vực đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, thuần<br />
DTTS thấp hơn so với khu vực khác. Công<br />
tác phát triển Đảng chậm, số đảng viên<br />
người DTTS tỉ lệ còn thấp, nhiều thôn, bản<br />
vùng sâu, vùng xa chưa có đảng viên... Hoạt<br />
động cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhiều<br />
nơi chưa hiệu quả, không sát dân, không tập<br />
hợp được đồng bào. Nhiều cán bộ MN không<br />
biết tiếng DT, không hiểu dân, không yên<br />
tâm gắn bó với địa phương.<br />
Một số nơi tôn giáo phát triển không bình<br />
thường, trái pháp luật, truyền thống và phong<br />
tục tập quán, một số nơi các thế lực thù địch<br />
và kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo đồng bào vào các<br />
hoạt động kích động, gây chia rẽ khối đại<br />
đoàn kết dân tộc...<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua phân tích ở trên, có thể thấy cơ sở lí luận<br />
và thực tiễn của công tác nghiên cứu, tổ chức<br />
sưu tầm và XB sách văn hóa, văn học các<br />
DTTS thực chất nằm ở chủ trương, chính<br />
sách, quan điểm và sự triển khai công tác<br />
DT&MN. Vấn đề DT&MN không chỉ mang<br />
tính chất quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế,<br />
có tính thời sự sâu sắc, thậm chí là một trong<br />
những nguyên nhân gốc rễ tạo nên tình trạng<br />
mất ổn định an ninh chính trị ở một số nước<br />
và khu vực trên thế giới... Do đó, với mục tiêu<br />
<br />
6<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Tiến Dũng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
góp phần hiệu quả thực hiện chủ trương,<br />
chính sách, công tác DT&MN, trong lĩnh vực<br />
hoạt động XB, cần quán triệt những quan<br />
điểm cơ bản sau:<br />
Một là, DT và đoàn kết DT là vấn đề chiến<br />
lược cơ bản, lâu dài, và cấp bách hiện nay của<br />
cách mạng Việt Nam.<br />
Hai là, các DT Việt Nam là cộng đồng bình<br />
đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ và cùng<br />
nhau phát triển, cùng phấn đấu thực hiện<br />
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam<br />
xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với<br />
mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.<br />
Ba là, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế,<br />
văn hóa, xã hội và an ninh – quốc phòng trên<br />
địa bàn vùng DT & MN; gắn tăng trưởng kinh<br />
tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện<br />
tốt các chính sách DT; quan tâm phát triển,<br />
bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng<br />
đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy<br />
những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống<br />
các DTTS trong quá trình phát triển chung<br />
của cộng đồng DT Việt Nam.<br />
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã<br />
hội các vùng DT&MN; khai thác có hiệu quả<br />
tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi<br />
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái;<br />
phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường<br />
của đồng bào các DT, đồng thời tăng cường<br />
sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự<br />
tương trợ, giúp đỡ của các địa phương trong<br />
cả nước.<br />
Năm là, công tác DT và thực hiện chính sách<br />
dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,<br />
toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn<br />
bộ hệ thống chính trị.<br />
Năm quan điểm trên là sự tổng kết thực tiễn<br />
quá trình thực hiện đường lối, chính sách DT<br />
và công tác DT của Đảng và Nhà nước, vừa<br />
cơ bản, có giá trị chỉ đạo lâu dài công tác DT<br />
của cách mạng, lại vừa mang ý nghĩa thực<br />
tiễn, gắn với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp<br />
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.<br />
Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn<br />
của việc nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức XB<br />
sách về DT&MN và cho vùng DT&MN. Bài<br />
báo sau, chúng tôi sẽ tiếp tiếp tục trình bày<br />
kết quả nghiên cứu chính, trong đó có các giải<br />
pháp đề xuất và đã áp dụng để xây dựng kế<br />
<br />
109(09): 3 - 8<br />
<br />
hoạch, đẩy mạnh sưu tầm và khai thác văn<br />
hoá, văn nghệ của các DTTS, khuyến khích<br />
nhiều thành phần tham gia sáng tác văn nghệ<br />
bằng cả tiếng và chữ DT với nội dung ca ngợi<br />
thành tích, đóng góp của đồng bào các DTTS<br />
đối với cách mạng và đổi mới của đất nước,<br />
những nét đẹp của thiên nhiên, con người,<br />
cuộc sống của đồng bào... XB và phổ biến các<br />
XB phẩm về những nội dung trên trong khu<br />
vực MN&DT nhằm góp phần thiết thực vào<br />
nhiệm vụ tập trung xây dựng vùng DT&MN<br />
phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội,<br />
vững mạnh về an ninh, quốc phòng, xứng<br />
đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng<br />
của cả nước, là nhân tố quyết định bảo đảm<br />
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ban Bí thư TW Đảng, các Chỉ thị: Số: 156CT/TW ngày 25/8/1959; Số: 73-CT/TW ngày<br />
24/01/1964; Số 84-CT/TW ngày 03/9/1964; Số:<br />
216-CT/TW ngày 30/01/1975; Số: 23-CT/TW<br />
ngày 15/11/1977; Số 68-CT/TW ngày 18/4/1991;<br />
Số: 42/CT - TW ngày 25/8/2004; Số: 35-CT/TW<br />
ngày 08/5/2009.<br />
2. BCH TW, BCT, các Nghị quyết: Số 71-NQ/TW<br />
ngày 22/02/1963; Số: 05-NQ/TW ngày<br />
28/11/1987; Nghị quyết HN lần thứ 5 BCH TƯ<br />
(khoá VIII) ngày 16/7/1998; Số: 22-NQ/TW ngày<br />
27/11/1989; Số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002; Số<br />
23-NQ/TW ngày 16/6/2008; Thông báo số 396TB/TW ngày 23/11/2010; Thông tri số 03-TT/TW<br />
ngày 17/10/1991.<br />
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Quyết định số<br />
2277/QĐ - BTTTT ngày 28/11/2012;<br />
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt<br />
Nam, Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009<br />
– 2010 về Giáo dục Mầm non, Giáo dục phổ<br />
thông,... H, 2009.<br />
5. Bộ TT và Truyền thông, Bộ Tài chính, Thông tư<br />
liên tịch số 04/2011/TTLT-BTTTT-BTC.<br />
6. Bùi Thị Bình, (2010), “Một số chính sách cần<br />
quan tâm đối với vùng dân tộc, miền núi khi tham<br />
gia quyết định chính sách kinh tế - xã hội”, Hội<br />
thảo “Vai trò của nữ đại biểu quốc hội trong việc<br />
tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của<br />
đất nước”, .<br />
7. Trần Trí Dõi, (2003), Chính sách ngôn ngữ văn<br />
hóa dân tộc ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia,<br />
Hà Nội.<br />
8. Vũ Bá Hòa, Vũ Viết Chính, Hà Thị Hải Yến,<br />
Bùi Tất Tươm (2009), NXB Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />