intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cổ tự giữa miệt vườn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với không ít người, khi nói đến chùa cổ thường liên tưởng đến những chốn sơn thâm cùng cốc, hay chí ít cũng những miền phố thị. Còn khi nói đến miệt vườn Nam bộ là nghĩ ngay đến một vùng sông nước mênh mông bốn mùa cây trái đơm hoa trổ lộc. Vậy mà giữa miệt vườn miền Tây có một ngôi cổ tự tên là Oát-xê-rây-tê-chô Ma-ha-túp (Wathsêrâytecho Mahatup) – chùa Mã Tộc, thường được gọi là chùa Dơi. Chùa Dơi đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cổ tự giữa miệt vườn

  1. Cổ tự giữa miệt vườn Đối với không ít người, khi nói đến chùa cổ thường liên tưởng đến những chốn sơn thâm cùng cốc, hay chí ít cũng những miền phố thị. Còn khi nói đến miệt vườn Nam bộ là nghĩ ngay đến một vùng sông nước mênh mông bốn mùa cây trái đơm hoa trổ lộc. Vậy mà giữa miệt vườn miền Tây có một ngôi cổ tự tên là Oát-xê-rây-tê-chô Ma-ha-túp (Wathsêrâytecho Mahatup) – chùa Mã Tộc, thường được gọi là chùa Dơi. Chùa Dơi đã có trên 400 năm tuổi, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1999 và là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca Mâu Ni của đồng bào Khmer Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Khuôn viên chùa Dơi ở tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: PV
  2. Đất lành chim đậu Chùa Mã Tộc chỉ là cách phiên âm từ Mahatup. Còn Chùa Dơi mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1569, tính đến nay đã là 441 năm, tọa lạc tại số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có thâm niên xếp vào hàng thứ 3 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, sau chùa Oát Xrui-tum Chắc (Wat Chruitưm Chăs) xây dựng năm 1464. Lâu đời nhất phải kể đến chùa Oát Pra-sát Công (Wat Prasath Kong) ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, xây dựng năm 1224 (786 năm tuổi). Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chính điện, Xa-la (Sala – Nhà sinh hoạt cộng đồng) và nhà thờ cố lục trong đó có Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Ngôi chùa nằm trong một khu vườn rộng khoảng 3 ha, cây cối xanh tốt bốn mùa. Các loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt quanh năm cho hoa thơm, trái ngọt… Sở dĩ có tên Chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của hàng triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5m và nặng tới 1,5kg. Dơi con mới đẻ cũng đã có sải cánh dài 0,5m. Ban ngày dơi treo mình trên các cành cây ngủ yên lành. Đàn dơi treo dốc đầu ngủ kín cây. Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa sinh sản, mỗi con dơi mẹ ôm một dơi con mà ngủ. Chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể làm dơi mẹ giật mình, đánh rơi con, nên khách đến vãn cảnh chùa cũng phải hết sức nhẹ nhàng trong từng bước đi, lời nói của mình. Đã từ hàng trăm năm nay, đàn dơi chọn vườn chùa làm nơi cư trú và nghỉ ngơi ban ngày. Hoàng hôn xuống, chúng thức giấc bay lên, ríu rít gọi nhau, lượn qua lượn lại mấy vòng như để gọi bạn, rồi mới từ giã ngôi chùa đi kiếm ăn. Có một điều rất lạ là dơi ở đây không hề ăn một trái chín nào ở vườn chùa. Chúng tung cánh bay đi xa, kiếm ăn trên những miệt vườn khắp vùng sông Tiền, sông Hậu, để rồi sáng sớm lại trở về ngủ trong vườn chùa. Có những cành cây ăn trái của nhà dân ngả sang vườn chùa thì đàn dơi cũng tránh, không con nào chịu ngủ trên những cành cây đó.
  3. Một công trình kiến trúc độc đáo Ở đồng bằng sông Cửu Long có tất cả trên dưới 600 ngôi chùa của đồng bào Khmer. Riêng tỉnh Sóc Trăng cũng có tới gần 200 ngôi, trong đó chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc đáo vào bậc nhất. Cũng cần nói thêm rằng, đây là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca Mâu Ni của đồng bào Khmer Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng. Diện tích ban đầu là 7ha, nhưng nay chỉ còn tập trung khoanh vùng khu vực chùa quản lý 4 ha, còn lại dành cho dân canh tác. Du khách vãn cảnh chùa Dơi. Ảnh: TL Ngay từ cổng vào cho đến kiến trúc mái chùa đã cho thấy nét tinh xảo đặc trưng. Những họa tiết vẽ trên cột, trần khu nhà có tượng Phật nằm tuy không có nhiều
  4. tiểu tiết, nhưng cũng đủ mô phỏng tín ngưỡng của người Khmer. Những bức họa lớn do các phật tử từ nhiều nơi thực hiện gần kín hết các bức tường phía ngoài. Mái chùa có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau. Những hàng cột phía ngoài chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô-ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krút (Krud) mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa. Bốn đầu mái phía hồi được chạm trổ tinh xảo hình rắn Na-ga 5 đầu, cong vút, vì người Khmer quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Trên đỉnh chùa là một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kem-nar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời chào đón du khách viếng thăm. Trong chính điện có một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá nguyên khối tọa lạc trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Mu-cha-lin-đa (Muchalinda). Trong khuôn viên khá rộng của chùa còn có nhiều bảo tháp quàn di hài các nhà sư quá cố, có lò hỏa táng, nhà ở của các sư,… Ngoài các tượng Phật ra, trong chùa hiện còn giữ bộ Kinh Phật viết trên lá cây thốt nốt. Đỉnh cao nghệ thuật thể hiện ở những họa tiết độc đáo n ơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh bốn mặt Ma-ra-prum (Maraprum) là tiền thân của Bra-ma (Brahma), vị thần sáng tạo ra thế giới, nữ thần Ka-y-nô (Kayno), chim thần Ma-ra-krít (Marakrit). Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với phật tử trên bước đường tu thành chính quả. Bên trong chính điện, du khách choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy với nhiều màu sắc, đậm chất văn hoá Khmer. Trên nóc chùa còn được trang trí hình ảnh đền Ăng – co Vát (Angkor Wat), nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer.
  5. Hơn 2 năm sau vụ hỏa hoạn xảy ra chùa được xây dựng, trùng tu lại gần giống hệt như trước. Tất cả đều theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long để bà con có nơi tu hành, vãn cảnh, học tập và sinh hoạt cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2