intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con béo phì, lỗi tại… mẹ!

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bậc cha mẹ thường cho con ăn thật no, thật nhiều mới thấy yên tâm. Kì thực cách chăm sóc như vậy chưa chắc đã tốt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bệnh béo phì có không có lợi cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lí của trẻ em, gây tổn hại đến năng lực học tập làm việc, thể trạng, thậm chí còn rút ngắn tuổi thọ. Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em không dễ vì các bé thiếu động lực giảm cân và phương pháp “ăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con béo phì, lỗi tại… mẹ!

  1. Con béo phì, lỗi tại… mẹ! Nhiều bậc cha mẹ thường cho con ăn thật no, thật nhiều mới thấy yên tâm. Kì thực cách chăm sóc như vậy chưa chắc đã tốt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Bệnh béo phì có không có lợi cho sự phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lí của trẻ em, gây tổn hại đến năng lực học tập làm việc, thể trạng, thậm chí còn rút ngắn tuổi thọ. Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em không dễ vì các bé thiếu động lực giảm cân và phương pháp “ăn ít, vận động nhiều” rất khó duy trì trong thời gian dài. Vì thế phòng bệnh béo phì cho trẻ em là rất quan trọng và nên bắt đầu ngay từ ngay giai đoạn thai kì thì việc chữa trị trong giai đoạn sơ sinh, nhi đồng và độ tuổi thanh thiếu niên sẽ có hiệu quả cao hơn. Phòng bệnh trong giai đoạn thai kì Trong thời kì mang thai, bà bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải cứ nhiều dinh dưỡng là tốt. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh sẽ làm trọng lượng em bé khi ra đời cũng lớn hơn, khiến khả năng mắc bệnh béo phì ngày cao hơn. Vì thế, để ngăn ngừa bệnh béo phì trong giai đoạn này, trước hết bà bầu phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì để xem trọng lượng cơ thể có tăng ở mức hợp lí không. Bình thường trong 3 tháng đầu thai kì, bà bầu sẽ tăng thêm 1,5 – 3 kg, mỗi tuần sau đó tăng thêm 400g để đến cuối thai kì, bà bầu sẽ
  2. tăng tổng cộng 12,5 kg so với trước khi mang thai. Bà bầu cần căn cứ vào tình hình tăng cân của mình mà điều chỉnh chế độ ăn cho thích hợp. Ngoài ra, cũng phải duy trì vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của mẹ khi mang thai ảnh hưởng tích cực đến cân nặng của bé sau này. Giai đoạn sơ sinh: Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho các bé sơ sinh, sữa ngoài dù tốt đến đâu cũng không bằng sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh béo phì thấp hơn những trẻ ăn sữa ngoài, hơn nữa thời gian bú sữa mẹ càng lâu thì xác suất
  3. mắc bệnh béo phì càng giảm. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng nuôi con bằng sữa mẹ sẽ kiểm soát tốt hơn thời gian và lượng dinh dưỡng, tránh hấp thụ quá nhiều calorie vào cơ thể khiến bé dễ bị thừa cân. Trẻ bú sữa mẹ giảm được nguy cơ béo phì Giai đoạn nhi đồng, thanh thiếu niên: Chế độ ăn uống cân bằng, vận động cơ thể và thường xuyên kiểm tra cân nặng Các chuyên gia y tế cho rằng hình thành thói quen ăn uống hợp lí và chế độ vận động phù hợp ngay từ khi còn nhỏ sẽ đem lại những lợi ích thiết thực về sức khỏe cho cả cuộc đời sau này. Trước hết, cần phải tập cho trẻ có thói quen ăn uống tốt. Cha mẹ nên biết rằng trẻ con có khả năng tự điều chỉnh năng lượng dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể dựa trên nhu cầu phát triển của bản thân.
  4. Cha mẹ chỉ cần “cung cấp” nhiều loại thực phẩm và để bé tự mình quyết định ăn hay không ăn, ăn nhiều hay ít. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng phải lấy mình làm gương bằng lời nói và việc làm để tập cho trẻ thói quen ăn uống tốt. Cho bé thường xuyên vận động Ngoài ra, tăng cường vận động cơ thể làm tiêu hao năng lượng là một phương pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh béo phì, không chỉ cho trẻ em mà còn cả người lớn. Ngay cả trong giai đoạn sơ sinh cũng không nên thường xuyên bế hay ôm bé trong tay mà nên giúp bé lật giở thân mình và làm một số động tác vận động phù hợp. Khi bé được 5 – 6 tháng tuổi bắt đầu tập cho bé tự ngồi, bò trên sàn, đứng bằng chân… Khi bé lớn hơn, khoảng từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ phải khuyến khích bé tự đi, chạy, leo trèo, chơi trò chơi. Thời kì đi học phổ thông, mỗi ngày cần dành ra cho bé ít nhất 30 phút để vận động cơ thể.
  5. Bên cạnh đó, phải định kì kiểm tra sức khỏe cho bé, nếu phát hiện cân nặng tăng nhanh bất thường thì phải chú ý quan tâm và điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0