CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT VEN SÔNG HỒNG-QUÀ TẶNG THĂNG LONG-HÀ HỘI 1000 NĂM
lượt xem 10
download
.Luôn tâm niệm muốn viết sâu về vấn đề gì thì chính bản thân mình phải học để hiểu và để có được cái nhìn, sự cảm nhận của người trong nghề và người trong cuộc. Thời gian làm ở Tạp chí Mỹ thuật (1996-2001), với tốc độ ban đầu là 2 tháng một số, sau là một tháng một số có khoảng 1-2 bài viết của mình , tôi đã có thời gian học vẽ sơn dầu, sơn mài, đồ hoạ ở xưởng hoạ của các hoạ sĩ Phạm Viết Song, Trịnh Tuân-Công Kim Hoa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT VEN SÔNG HỒNG-QUÀ TẶNG THĂNG LONG-HÀ HỘI 1000 NĂM
- CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VEN SÔNG HỒNG-QUÀ TẶNG THĂNG LONG-HÀ HỘI 1000 NĂM
- Luôn tâm niệm muốn viết sâu về vấn đề gì thì chính bản thân mình phải học để hiểu và để có được cái nhìn, sự cảm nhận của người trong nghề và người trong cuộc. Thời gian làm ở Tạp chí Mỹ thuật (1996-2001), với tốc độ ban đầu là 2 tháng một số, sau là một tháng một số có khoảng 1-2 bài viết của mình , tôi đã có thời gian học vẽ sơn dầu, sơn mài, đồ hoạ ở xưởng hoạ của các hoạ sĩ Phạm Viết Song, Trịnh Tuân-Công Kim Hoa, Phạm Viết Hồng Lam- Tạ Phương Thảo và trại sáng tác đồ hoạ dành cho CLB Hoạ sĩ trẻ ở trung tâm Mỹ thuật đương đại do hoạ sĩ Lê
- Huy Tiếp phụ trách. Triển lãm nối tiếp triển lãm, những ý tưởng sáng tạo dần đưa tôi đến việc chiếm lĩnh những không gian ngày một lớn hơn. Khoảng cuối năm 2006, trong một lần đi chụp ảnh chợ gốm ven sông Hồng trên mạn đường Âu Cơ, tôi đã sững sờ khi lần đầu tiên nhìn thấy một “cánh đồng gốm” bên bờ sông Hồng với đủ các sản phẩm gốm từ Bát Tràng (Hà Nội) , Chu Đậu (Hải Dương) ngược sông Hồng theo thuyền chở lên, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) xuôi sông Cầu và sông Đuống chở xuống. Tôi đã chợt nghĩ đến những công trình kiến trúc của Antonio Gaudi ở Barcelona (Tây Ban Nha), của Hundert Wasser ở Damstard (Đức) và đặc biệt là bức tường thành Babilon vĩ đại với những viên gạch gốm xanh coban huyền ảo mà men màu vẫn tươi nguyên sau hàng bao thế kỷ (Thành Babilon được xây dựng từ thế kỷ 6 - 3 trCN) được trưng bày một phần trong bảo tàng khảo cổ học Pergamon ở Berlin. Vậy là từ hôm đó, khi trên đường đi làm từ nhà tới tòa soạn theo cung đường Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, mắt tôi luôn dán vào dải đường đê với màu xám tối xi măng nặng nề và phát hiện ra nhiều chỗ bị bôi bẩn, viết bậy, trông rất mất mỹ quan. Trong đầu tôi hình thành ý tưởng kêu gọi các họa sĩ Việt Nam và quốc tế cùng tham gia sáng tác bằng chất liệu gốm để trang trí dải đường đê này như một món quà dành tặng thủ đô nhân đại lễ 1000 năm định đô. Đặc biệt những mảng bê tông lớn ở nút giao thông cầu vượt Chương Dương cùng những hàng cột lớn dưới gầm cầu sẽ trở thành điểm nhấn đẹp của công trình nghệ thuật ngoài trời Con
- đường gốm sứ. Chắc chắn nếu dự án được thực hiện thành công, đây sẽ là một hình ảnh nghệ thuật mới của Hà Nội. Chuyến đi tu nghiệp 2 tháng tại Viện Báo chí Quốc tế Berlin giữa năm 2006 với những cuộc tham quan các bảo tàng và các công trình kiến trúc tại 7 nước châu Âu càng làm sáng rõ hơn những ý tưởng sáng tạo trong tôi. Tôi đã bắt tay vào chụp ảnh dải tường đê bê tông ven sông Hồng, mua những chậu gốm về đập vỡ và tự tay gắn gốm làm phác thảo mẫu để minh hoạ cho ý tưởng sáng tạo. Khi công bố những phác thảo đó tại cuộc triển lãm Làm đẹp thành phố Hà Nội do tạp chí Kiến trúc tổ chức vào tháng 3-2007 (ở nhà triển lãm 45 Tràng Tiền), ngay lập tức Con đường Gốm sứ ven sông Hồng đã nhận được sự cổ vũ của đông đảo công chúng, các nghệ sĩ, kiến trúc sư và giới truyền thông. Trong lời phát biểu khai mạc triển lãm, thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính đã đánh giá cao tác phẩm Con đường gốm sứ : “ Nếu ý tưởng này được thực hiện, Hà Nội sẽ có thêm những hình ảnh nghệ thuật hoành tráng mới dựa trên nền tảng những công trình có sẵn, không gây tốn kém và mang giá trị thẩm mỹ cao.” . Đại sứ quán CH Panama trao tôi Tặng thưởng cho ý tưởng độc đáo và mang tính khả thi cao. PGS.KTS Đặng Thái Hoàng viết trong sổ cảm tưởng : “ Hiện nay, trên thế giới tồn tại và phát triển một loại hình nghệ thuật gọi là nghệ thuật công cộng hay nghệ thuật đô thị, mảng nghệ thuật này ở ta và ở Hà Nội còn thiếu vắng nghiêm trọng, dự án Con đường Gốm sứ ven sông Hồng chính là một đóng góp vào sự phát triển loại hình nghệ thuật này ở nước ta.”.
- Để đưa ý tưởng trở thành hiện thực, tôi đã viết thành dự án với nội dung thực hiện chi tiết để trình lên UBND Thành phố phê duyệt. Tên dự án là Con đường Gốm sứ ven sông Hồng- Quà tặng Thăng Long Hà Nội 1000 năm (1010-2010). Trải qua khoảng 4-5 buổi thuyết trình ở sở Văn hoá Thông tin HN và một buổi ở UBND thành phố Hà Nội với các hình ảnh trên máy chiếu projector, các bản phác thảo, tranh gốm minh hoạ. Tôi đã trả lời nhiều câu hỏi phản biện từ đại diện các sở Quy hoạch Kiến trúc, Giao thông Công chính, Văn hoá Thông tin, Chi cục Đê điều, và các nhà chuyên môn. Đa số ý kiến đều rất ủng hộ sau khi nghe tôi trình bày về những tấm gương nghệ thuật công cộng ở các nước trên thế giới hiện nay. Các bạn hoạ sĩ Vũ Hồng Nguyên, Trần Đình Khương, Ngô Bá Hoàng, Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Doãn Sơn, Bùi Viết Đoàn đã luôn sát cánh để cổ vũ tôi trong những cuộc thuyết trình này. Một quyết định sáng suốt được đưa ra là chúng tôi tự tổ chức trại sáng tác gốm ở Bát Tràng với sự tham gia của 15 nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ gốm người Mỹ Joel Bennett (Phó Giáo sư trường ĐH Mỹ thuật Santa Rosa California). Kết quả là cuộc triển lãm tranh gốm ngoài trời tại Bảo tàng Dân tộc học (19 - 29/5/2007) đã mang lại một cái nhìn cụ thể và khả thi hơn cho mọi người về Con đường Gốm sứ. Ngày 23/10/2007 UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định chính thức giao cho Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội triển khai dự án, sở Văn hoá Thông tin HN là đơn vị chủ quản. Một hội đồng nghệ thuật gồm 9 thành viên
- do UBND TP Hà Nội ra quyết định thành lập đã mời hoạ sĩ Trần Khánh Chương làm chủ tịch. Khi viết dự án trình UBND thành phố tôi đã trình bày 6 mảng nội dung lớn sẽ được thể hiện trên Con đường Gốm sứ : trường đoạn đầu tiên sẽ tôn vinh những nét đẹp trong di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các hoạ tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử : những hoa văn Đông Sơn thời các vua Hùng, những họa tiết trên gốm trang trí kiến trúc Thăng Long thời Lý-Trần, trên gốm men ngọc thời Lý, trên gốm hoa nâu thời Trần, trên điêu khắc gỗ dân gian thế kỷ 17-18,... ý tưởng cho đoạn đầu này tiếp nối những suy nghĩ của tôi trong loạt bài viết về Di sản văn hoá Vật thể và Phi vật thể của dân tộc Việt Nam (Đoạt giải Nhì Giải Báo chí Toàn quốc năm 2005). Tiếp sau trường đoạn tôn vinh lịch sử, sẽ là trường đoạn tranh gốm đương đại của các nghệ sĩ ba miền Bắc-Trung- Nam, tranh gốm đương đại của các nghệ sĩ gốm quốc tế và một đoạn tranh gốm thiếu nhi với chủ đề Hà Nội- Thành phố vì Hoà bình. Bức tranh gốm trên bức tường bê tông cao 6m tại nút cầu vượt Chương Dương sẽ là một điểm nhấn hoành tráng. Chính vì muốn tạo nên ý nghĩa là món quà tặng của đông đảo nhân dân thủ đô, cả nước và bạn bè quốc tế dành tặng Hà Nội, nên chúng tôi quyết định thực hiện dự án theo phương thức xã hội hoá và chỉ đề nghị thành phố hỗ trợ một khoản kinh phí ban đầu là 200 triệu đồng. Viết xong dự án bằng tiếng Việt để xin được quyết
- định của UBND TP cho phép triển khai thực hiện, tôi quay sang viết dự án bằng tiếng Anh để xin tài trợ của quỹ Ford Foundation và quỹ phát triển văn hoá Đan Mạch. Tôi thực sự may mắn khi nhận được sự ủng hộ từ hai quỹ văn hoá nghệ thuật này. Vậy là tổng số 550m2 tranh gốm đầu tiên đã được nhận tài trợ và các nghệ sĩ gốm từ Mỹ và Đan Mạch sẽ tới Hà Nội tham gia dự án. Trên thực tế nhóm nghệ sĩ Nghệ thuật Tân Hà Nội đã hoàn thành hơn 100m2 tranh gốm đầu tiên tại ngã ba đường Thanh Niên-Nghi Tàm-Yên Phụ. Hy vọng trong hai năm tới, dự án Con đường Gốm sứ sẽ hoàn thành đoạn trung tâm từ ngã ba đường Thanh Niên- Nghi Tàm - Yên Phụ đến nút cầu vượt Chương Dương, tạo nên một món quà tặng đồng thời là dấu ấn nghệ thuật đẹp nhân dịp kỷ niệm lần thứ một nghìn của thủ đô văn hiến. Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục kéo dài Con đường Gốm sứ này cùng với các sự kiện văn hoá như các trại sáng tác gốm dành cho các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế trổ tài khi sáng tác tại các làng gốm khác nhau trên dải đất Việt Nam. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất mà chúng tôi phải đương đầu là vận động tài chính cho dự án. Tiến độ của dự án sẽ không chỉ phụ thuộc vào sức làm việc và những cống hiến sáng tạo của các nghệ sĩ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan tâm của xã hội đến công trình nghệ thuật công cộng này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT
0 p | 107 | 27
-
Thêm một “con đường nghệ thuật” cho Hà Nội
4 p | 91 | 13
-
NGHĨ VỀ DỰ ÁN NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNG MANG TÊN "CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VEN SÔNG HỒNG"
4 p | 104 | 10
-
TRÂU TRÊN GỐM CỔ
3 p | 93 | 9
-
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT-TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN HIỆN THỰC
7 p | 74 | 9
-
CHƠI GỐM MỸ THUẬT
5 p | 87 | 7
-
THĂNG LONG - HÀ NỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ - MỸ THUẬT
8 p | 105 | 7
-
CHIẾC BÁT GỐM MEN NGỌC MỸ THUẬT THỜI TRẦN
6 p | 110 | 6
-
PHILADELPHIA THỦ ĐÔ TRANH BÍCH HỌA THẾ GIỚI
6 p | 84 | 6
-
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 p | 68 | 6
-
NGHỆ THUẬT CÔNG CỘNGKHÔNG GIAN GẦN GŨI CỘNG ĐỒNGỒNGTHE DEKALB-Tranh tường do
7 p | 65 | 6
-
TẢN MẠN VÀI SUY NGHĨ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CON ĐƯỜNG GỐM SỨ MỸ THUẬT
6 p | 58 | 6
-
TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC II - ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2008
3 p | 90 | 6
-
Nhà điêu khắc Bùi Viết Đoàn
11 p | 98 | 5
-
KIẾN TRÚC SƯ ANTONIO GAUDI VỚI NGHỆ THUẬT GẮN GỐM
4 p | 79 | 4
-
PHILADELPHIA THỦ ĐÔ TRANH BÍCH HỌA THẾ GIỚI
5 p | 75 | 4
-
TẢN MẠN VÀI SUY NGHĨ CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CON ĐƯỜNG GỐM SỨ
5 p | 74 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn