intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con đường thăng tiến nào phù hợp nhất với bạn?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

205
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn là người trẻ tuổi, năng động và được sếp đánh giá cao về thành tích làm việc. Bạn cháy bỏng những ước vọng thành đạt và đang ấp ủ những kế hoạch thăng tiến sự nghiệp lớn lao. Thế nhưng, bạn đã xác định được cho mình con đường đi đến nấc thang thăng tiến cao nhất hay chưa? Và đâu là vị trí thăng tiến cao nhất phù hợp với bạn? “Mình đang cân nhắc xem nên chọn vị trí của một chuyên gia trẻ hay một quản lý trung cấp. Càng lên cao, chuyên gia và quản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con đường thăng tiến nào phù hợp nhất với bạn?

  1. Con đường thăng tiến nào phù hợp nhất với bạn? Bạn là người trẻ tuổi, năng động và được sếp đánh giá cao về thành tích làm việc. Bạn cháy bỏng những ước vọng thành đạt và đang ấp ủ những kế hoạch thăng tiến sự nghiệp lớn lao. Thế nhưng, bạn đã xác định được cho mình con đường đi đến nấc thang thăng tiến cao nhất hay chưa? Và đâu là vị trí thăng tiến cao nhất phù hợp với bạn? “Mình đang cân nhắc xem nên chọn vị trí của một chuyên gia trẻ hay một quản lý trung cấp. Càng lên cao, chuyên gia và quản lý càng khác nhau về tính chất công việc và mỗi vị trí đều có ưu và khuyết điểm riêng…” Đó là tâm sự của Hải Anh, một trưởng nhóm 26 tuổi. Anh vừa được sếp ưu ái dành cho hai cơ hội thăng tiến: trở thành một chuyên gia kiêm cố vấn dự án hoặc trở thành một nhà quản lý trung cấp. Tuy nhiên, anh không vội mừng vì có hai cơ hội thăng tiến cùng đến với anh. Anh cần cân nhắc kỹ lưỡng vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của mình. Ngoài ra anh sẽ phải trình
  2. bày thuyết phục với cấp trên về lý do lựa chọn một trong hai vị trí mới này và kế hoạch cụ thể của anh trong vai trò mới. Nếu bạn là người trưởng nhóm trẻ tuổi này, bạn sẽ quyết định chọn con đường sự nghiệp nào cho mình? Có ba đỉnh cao sự nghiệp mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa để xây dựng nấc thang vươn tới. Đó là trở thành một chuyên gia/cố vấn, nhà quản lý cấp cao hoặc chủ doanh nghiệp. Ba vị trí “đỉnh” này khác nhau như thế nào? Hiên nay vẫn còn quan niệm cho rằng chỉ cần thạo việc là nhân viên trẻ sẽ được cất nhắc lên vị trí quản lý, từ sơ cấp rồi lên dần trung cấp và cao cấp. Thật ra, càng lên vị trí quản lý cấp cao người lao động càng cần kỹ năng lãnh đạo, quản trị hơn là chuyên môn nghiệp vụ vì người lãnh đạo giỏi là
  3. người biết dùng đúng người đúng việc, kể cả quản lý được người giỏi chuyên môn hơn mình nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Người quản lý trung cấp chủ yếu chỉ cần có khả năng theo dõi công việc và “quản chặt” nhân viên, lập và thực hiện tốt các kế hoạch. Trong khi đó, nhà quản lý cấp cao cần có nghệ thuật thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự đổi mới mang tính đột phá trong công việc, lập chiến lược, quyết đoán và linh hoạt trong xử lý công việc… Hiện tại mức lương dành cho các vị trí quản lý cấp cao như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc dự án, giám đốc sản xuất… đạt không dưới 2.500 đô la/tháng và thậm chí mức lương 7.000 đô la/tháng vẫn chưa là “đỉnh” trên thị trường. Đỉnh cao sự nghiệp không chỉ là các vị trí quản lý cấp cao mà còn là các vị trí chuyên gia như nhà nghiên cứu, cố vấn…. Một chuyên gia phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng, luôn cập nhật thông tin mới nhất, có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao tay nghề. Nếu một chuyên gia là một cố vấn thì sẽ cần thêm kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục… Nếu không chọn con đường trở thành người làm thuê cấp cao, bạn có thể phấn đầu trở thành chủ doanh nghiệp bằng cách tự mình lập công ty riêng.
  4. Để đạt được điều đó, ngoài am hiểu về lĩnh vực kinh doanh, có năng lực lãnh đạo…, bạn còn phải là mẫu người nhạy bén và dám mạo hiểm, biết quản lý rủi ro và những thay đổi ngoài dự tính. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến thực tế là không ít công ty đã phải giải tán vì lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm nên sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Lãnh đạo cũng có thể không chuyên nghiệp trong quản lý nhân sự khiến các cộng sự mất lòng, không hợp tác. Như vậy, bạn không nên vội lập công ty riêng trước khi có năng lực vững vàng, nhất là về mặt quản lý. Chuyên gia, quản lý cấp cao, chủ doanh nghiệp là 3 đỉnh cao thông thường của sự nghiệp. Chúng như 3 đỉnh của hình tam giác mà người lao động trẻ đang đứng ở giữa. Để thành công, bạn cần xác định trước đích đến sự nghiệp để có kế hoạch phấn đấu cụ thể lâu dài. Điều đó đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của bạn như tâm sự của một nhà quản lý trẻ “Để thành công trong sự nghiệp, bạn cần xác định được mình là ai, mình muốn gì, và làm sao để đạt được điều mình muốn thông qua xây dựng các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2